Vì sao các công ty chứng khoán liên tục đổi tổng giám đốc?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Hàng loạt các công ty chứng khoán (CTCK) như Chợ Lớn, TP Hồ Chí Minh, Gia Anh, An Bình, Quốc Tế... ra thông báo thay đổi tổng giám đốc (TGĐ) trong thời gian gần đây. Vì sao lại có "làn sóng" thay đổi TGĐ này?
Trong số các lý do, dễ nhìn thấy nhất là một số TGĐ của các CTCK cũ chuyển sang làm TGĐ của CTCK mới như TGĐ CTCK TP Hồ Chí Minh - ông Nguyễn Hữu Nam sang CTCK Gia Quyền, TGĐ CTCK Ngân hàng Đầu tư - ông Hồ Công Hưởng sang CTCK Hoàng Gia... Tại một số CTCK khác, việc thay đổi TGĐ là hệ quả của việc "nhờ đứng tên" để thành lập khẩn cấp vào cuối năm 2006. Đây chính là lý do mà rất nhiều người thấy những cái tên "lạ hoắc" được công bố là "thôi giữ chức TGĐ nữa" để một TGĐ mới lên thay.
Phó TGĐ một CTCK mới tiết lộ: "Việc thay đổi TGĐ liên tục trong thời gian gần đây bắt nguồn từ chính bản thân hoạt động của TGĐ tại CTCK". Ông này cho biết, do nhân sự cấp cao về chứng khoán quá thiếu, hoặc cần khẩn cấp TGĐ cho việc thành lập, khá nhiều CTCK đã "chọn đại" một người chỉ có chuyên môn ở mức trưởng phòng tại các CTCK khác hoặc ở các ngân hàng, công ty kiểm toán... Sau một thời gian điều hành, ngoài việc chưa quen hoặc chưa đủ tầm để đảm đương công việc của một TGĐ, việc thị trường suy giảm nghiêm trọng cũng khiến cho chiếc ghế TGĐ được thuê về bị lung lay. Đây là một trong những lý do quan trọng khiến nhiều TGĐ phải ra đi trong thời gian gần đây.
Tại một CTCK có trụ sở tại Hà Nội, chức danh TGĐ liên tục được thay đổi. Những người được mời về giữ chức danh TGĐ tại đây được hưởng chế độ đãi ngộ cực tốt nhưng phải chịu những áp lực cực lớn về kết quả hoạt động cũng như cải tổ lại CTCK đó. Một nguồn tin thân cận với CTCK này tiết lộ, nguyên nhân của áp lực này đến từ một thành viên quan trọng trong HĐQT của CTCK. Ông này đã từng là nhân vật then chốt đưa một ngân hàng cổ phần từ chỗ "không có cái vị gì" (lời của nguồn tin này - PV) vào năm 2003 trở thành một ngân hàng thuộc "Top 5" trong số các ngân hàng cổ phần, với cơ cấu tổ chức của ngân hàng được xây dựng theo hướng mô hình của một ngân hàng nước ngoài - mô hình tốt nhất hiện nay trong số các ngân hàng cổ phần. Cũng chính vì nguyên nhân này, chiếc ghế TGĐ tại đây được coi là chiếc "ghế nóng" mà vị TGĐ mới về chưa biết có phải là ứng cử viên lâu dài hay không.
Ngoài ra, tại một số CTCK, bên cạnh các áp lực về kết quả hoạt động, sự bất đồng về mặt triển khai các hoạt động đầu tư cũng như nghiệp vụ cũng là nguyên nhân khiến người điều hành ra đi. Ở một CTCK, khi ký một hợp đồng tư vấn rất quan trọng - thậm chí "gây sốc", TGĐ và giám đốc tài chính không hề biết cho tới tận ngày họp báo diễn ra. Ở một CTCK khác, vị chủ tịch HĐQT còn đích thân xem xét cả việc đặt lệnh của các nhân viên khiến cho Ban điều hành cảm thấy mình không có quyền điều hành gì. Lãnh đạo cấp cao của một CTCK mới thành lập tiết lộ: "Nhiều TGĐ tại các CTCK chỉ chiếm một tỷ lệ biểu quyết rất nhỏ và là một người làm thuê thực sự nên thực quyền ít. Do thực quyền ít, cộng với việc HĐQT tại nhiều CTCK lại không hiểu biết nhiều về lĩnh vực chứng khoán nên các mâu thuẫn trong việc điều hành phát sinh rất nhiều. Có những vị TGĐ bị ức chế do những khoản đầu tư cần thiết không được phê duyệt, các quy trình chuẩn không được thực hiện mà lại làm theo cách không giống ai nên họ đã ra đi".
Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận: "Một số TGĐ ra đi vì không đủ năng lực. Chỉ ít ngày trước đó, họ mới chỉ giữ chức Trưởng phòng tại CTCK khác hoặc tại một ngân hàng khác với những nhiệm vụ và áp lực nhỏ hơn rất nhiều, nên việc bị "khớp" với trách nhiệm quá nặng nề là điều dễ hiểu. Thế nhưng, do nhân sự cấp cao về chứng khoán quá thiếu nên HĐQT của các CTCK mới thành lập vẫn đang loay hoay trong việc tìm kiếm những người có đủ khả năng giữ chức TGĐ".
Nguồn tin: Thanh Niên
Trong số các lý do, dễ nhìn thấy nhất là một số TGĐ của các CTCK cũ chuyển sang làm TGĐ của CTCK mới như TGĐ CTCK TP Hồ Chí Minh - ông Nguyễn Hữu Nam sang CTCK Gia Quyền, TGĐ CTCK Ngân hàng Đầu tư - ông Hồ Công Hưởng sang CTCK Hoàng Gia... Tại một số CTCK khác, việc thay đổi TGĐ là hệ quả của việc "nhờ đứng tên" để thành lập khẩn cấp vào cuối năm 2006. Đây chính là lý do mà rất nhiều người thấy những cái tên "lạ hoắc" được công bố là "thôi giữ chức TGĐ nữa" để một TGĐ mới lên thay.
Phó TGĐ một CTCK mới tiết lộ: "Việc thay đổi TGĐ liên tục trong thời gian gần đây bắt nguồn từ chính bản thân hoạt động của TGĐ tại CTCK". Ông này cho biết, do nhân sự cấp cao về chứng khoán quá thiếu, hoặc cần khẩn cấp TGĐ cho việc thành lập, khá nhiều CTCK đã "chọn đại" một người chỉ có chuyên môn ở mức trưởng phòng tại các CTCK khác hoặc ở các ngân hàng, công ty kiểm toán... Sau một thời gian điều hành, ngoài việc chưa quen hoặc chưa đủ tầm để đảm đương công việc của một TGĐ, việc thị trường suy giảm nghiêm trọng cũng khiến cho chiếc ghế TGĐ được thuê về bị lung lay. Đây là một trong những lý do quan trọng khiến nhiều TGĐ phải ra đi trong thời gian gần đây.
Tại một CTCK có trụ sở tại Hà Nội, chức danh TGĐ liên tục được thay đổi. Những người được mời về giữ chức danh TGĐ tại đây được hưởng chế độ đãi ngộ cực tốt nhưng phải chịu những áp lực cực lớn về kết quả hoạt động cũng như cải tổ lại CTCK đó. Một nguồn tin thân cận với CTCK này tiết lộ, nguyên nhân của áp lực này đến từ một thành viên quan trọng trong HĐQT của CTCK. Ông này đã từng là nhân vật then chốt đưa một ngân hàng cổ phần từ chỗ "không có cái vị gì" (lời của nguồn tin này - PV) vào năm 2003 trở thành một ngân hàng thuộc "Top 5" trong số các ngân hàng cổ phần, với cơ cấu tổ chức của ngân hàng được xây dựng theo hướng mô hình của một ngân hàng nước ngoài - mô hình tốt nhất hiện nay trong số các ngân hàng cổ phần. Cũng chính vì nguyên nhân này, chiếc ghế TGĐ tại đây được coi là chiếc "ghế nóng" mà vị TGĐ mới về chưa biết có phải là ứng cử viên lâu dài hay không.
Ngoài ra, tại một số CTCK, bên cạnh các áp lực về kết quả hoạt động, sự bất đồng về mặt triển khai các hoạt động đầu tư cũng như nghiệp vụ cũng là nguyên nhân khiến người điều hành ra đi. Ở một CTCK, khi ký một hợp đồng tư vấn rất quan trọng - thậm chí "gây sốc", TGĐ và giám đốc tài chính không hề biết cho tới tận ngày họp báo diễn ra. Ở một CTCK khác, vị chủ tịch HĐQT còn đích thân xem xét cả việc đặt lệnh của các nhân viên khiến cho Ban điều hành cảm thấy mình không có quyền điều hành gì. Lãnh đạo cấp cao của một CTCK mới thành lập tiết lộ: "Nhiều TGĐ tại các CTCK chỉ chiếm một tỷ lệ biểu quyết rất nhỏ và là một người làm thuê thực sự nên thực quyền ít. Do thực quyền ít, cộng với việc HĐQT tại nhiều CTCK lại không hiểu biết nhiều về lĩnh vực chứng khoán nên các mâu thuẫn trong việc điều hành phát sinh rất nhiều. Có những vị TGĐ bị ức chế do những khoản đầu tư cần thiết không được phê duyệt, các quy trình chuẩn không được thực hiện mà lại làm theo cách không giống ai nên họ đã ra đi".
Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận: "Một số TGĐ ra đi vì không đủ năng lực. Chỉ ít ngày trước đó, họ mới chỉ giữ chức Trưởng phòng tại CTCK khác hoặc tại một ngân hàng khác với những nhiệm vụ và áp lực nhỏ hơn rất nhiều, nên việc bị "khớp" với trách nhiệm quá nặng nề là điều dễ hiểu. Thế nhưng, do nhân sự cấp cao về chứng khoán quá thiếu nên HĐQT của các CTCK mới thành lập vẫn đang loay hoay trong việc tìm kiếm những người có đủ khả năng giữ chức TGĐ".
Nguồn tin: Thanh Niên
0 Responses to Vì sao các công ty chứng khoán liên tục đổi tổng giám đốc?
Something to say?