Đấu thầu TPCP không thành công, vì sao?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Những con số khá ấn tượng được đưa ra tại Hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện Quyết định 2276/QĐ-BTC ngày 20/6/2006 của Bộ Tài chính về tập trung đấu thầu trái phiếu chính phủ (TPCP) tại TTGDCK Hà Nội (HASTC) ngày 3/8 đã qua đi nhanh chóng, khi tâm điểm chú ý dồn về kết quả các đợt đấu giá TPCP thời gian gần đây không mấy khả quan.
Tính đến ngày 5/9, HASTC đã tổ chức được 26 phiên đấu thầu trái phiếu, huy động được 12.005 tỷ đồng/khối lượng gọi thầu 15.500 tỷ đồng. Đặc điểm nổi bật của tình hình đấu thầu trái phiếu thời gian gần đây là khối lượng đăng ký đấu thầu tương đối cao, bình quân gấp 3,65 lần khối lượng gọi thầu, nhưng tỷ lệ thành công lại có xu hướng giảm dần, dù lãi suất có xu hướng tăng. Cụ thể, quý I/2007 tỷ lệ thành công đạt 99%; quý II/2007 giảm xuống 82,46% và đến cuối quý III/2007 giảm còn 58,39%. Lãi suất trúng thầu bình quân trong quý I/2007 đối với trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm là 7,3%/năm; trong quý II/2007 là 7,1%/năm và trong quý III/2007 là 7,8%/năm.
Đặc biệt, tại phiên đấu thầu TPCP ngày 5/9 vừa qua, tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt 100 tỷ đồng trên tổng khối lượng gọi thầu 700 tỷ đồng. Đây được coi là phiên đấu thầu TPCP có kết quả thấp nhất trong năm 2007 (chỉ đạt 14,2%).
Những kết quả trên đã khiến nhiều người nhanh chóng quên đi số tiền huy động được là 12.005 tỷ đồng trong báo cáo của HASTC trước đó, thay vào đó là nỗ lực tìm nguyên nhân lý giải hiện tượng không đạt kết quả như mong đợi này song song với việc tìm hướng khắc phục.
Thế nào là không thành công
Mặc dù tiêu chí để đánh giá sự không thành công của một cuộc đấu thầu TPCP vẫn chưa cụ thể, song theo đa số thành viên thị trường thì cơ sở để đánh giá là căn cứ vào tỷ lệ trúng thầu. Nếu tỷ lệ trúng thầu ở mức thấp, thường dưới 50% so với khối lượng gọi thầu thì được coi là không thành công. Như vậy, nhìn vào bảng kết quả đấu thầu TPCP do HASTC đưa ra có thể thấy, nhiều phiên đấu thầu gần đây rơi vào tình trạng báo động về tỷ lệ trúng thầu, như phiên ngày 3/7 chỉ đạt 25%, phiên ngày 10/8 chỉ đạt 28,57%, phiên ngày 16/8 chỉ đạt 33,33% (đối với TPCP kỳ hạn 5 năm).
Trong khi đó, khối lượng đăng ký đấu thầu luôn lớn hơn khối lượng gọi thầu (gấp 3-6 lần), ngoại trừ phiên ngày 3/7. Điều này cho thấy nhu cầu đầu tư vào thị trường trái phiếu vẫn cao mà nguyên nhân là các ngân hàng thương mại vẫn còn đọng vốn do không tăng được hoạt động cho vay, các quỹ đầu tư nước ngoài đọng vốn chờ giải ngân vào thị trường cổ phiếu, nhiều tổ chức kinh tế trong nước còn dư lượng lớn tiền mặt.
Nguyên do
Đa số thành viên thị trường đều cho rằng, nguyên nhân không thành công của các đợt đấu thầu trái phiếu gần đây xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại liên quan đến hoạt động đấu thầu TPCP và có thể được lý giải như sau:
Thứ nhất, đó là do việc đưa ra mức lãi suất trần thấp, chỉ 7,05 - 7,8%/năm (có đợt chỉ là 6,5%/năm) đối với trái phiếu kỳ hạn 5 năm; 7,95% - 8,6%/năm đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm; 8 - 8,8%/năm đối với trái phiếu kỳ hạn 15 năm. Điều này dẫn đến việc một số phiên đấu thầu đã không huy động đủ 100% khối lượng gọi thầu, trong khi số lượng thành viên tham gia ngày càng nhiều. Theo tìm hiểu của ĐTCK, đằng sau mỗi thành viên đấu thầu (thường là thành viên có thị phần lớn trong các phiên đấu thầu) còn có lượng khách hàng riêng. Đặc biệt, sự quay trở lại của một số ngân hàng nước ngoài có uy tín như: Citibank, HSBC, Deustche Bank, Standard Chartered Bank… sau một thời gian vắng bóng đã cho thấy triển vọng không nhỏ từ hoạt động này.
Thứ hai, kỳ vọng về lãi suất ngày một cao, xuất phát từ việc tăng dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10% (làm tăng chi phí của ngân hàng thương mại) cũng như chủ trương chống lạm phát bằng cách tăng cường phát hành TPCP để giảm lượng tiền trong lưu thông, dẫn đến tâm lý chờ đợi về việc tăng lãi suất của nhà đầu tư. Trong khi đó, Bộ Tài chính vẫn chủ trương dùng cơ chế lãi suất để khống chế mức tăng lãi suất trái phiếu.
Thứ ba, việc chưa có hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp đã cản trở sự gắn kết thực sự giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp. Đây còn là nguyên nhân khiến cho các thành viên thị trường (hiện có 58 thành viên) tham gia chưa đều. Theo các thành viên đấu thầu, việc đưa vào vận hành hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp sẽ tạo được sự tập trung lớn của các thành viên, được coi là nhà tạo lập thị trường trái phiếu trong từng phiên đấu thầu, khi họ là đại diện của các khách hàng, đứng ra bỏ thầu và đưa ra mức lãi suất dự kiến gần với mức trúng thầu nhất, góp phần vào sự thành công của các đợt đấu thầu.
Thứ tư, Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN cũng được các thành viên thị trường cho là gây ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư, nhất là khi đầu tư vào trái phiếu là đầu tư dài hạn và được huy động không phải hoàn toàn từ nguồn vốn nhàn rỗi.
Ngoài ra, phải kể đến lý do chưa đa dạng hoá kỳ hạn trái phiếu (hiện chủ yếu là kỳ hạn 5 năm) và hình thức bán trái phiếu, do đó chưa thực sự hấp dẫn mọi đối tượng đầu tư với các nhu cầu khác nhau.
Giải pháp
Theo đại diện HASTC, để hoạt động đấu thầu trái phiếu đạt kết quả tốt hơn, cần sự nỗ lực của tất cả các bên. Bản thân HASTC cam kết sẽ hỗ trợ tổ chức phát hành cùng khách hàng đấu thầu có được sự nhanh chóng và thuận tiện nhất, trên cơ sở làm cầu nối giữa cơ quan quản lý, đơn vị phát hành với thành viên đấu thầu.
Về phía cơ quan quản lý, nên nghiên cứu cơ chế lãi suất trần phù hợp với những thay đổi lãi suất trên thị trường vốn song song với việc ban hành quy định cụ thể cho các loại hình giao dịch trái phiếu mới như giao dịch kỳ hạn, giao dịch mua lại (repo), giao dịch hợp đồng tương lai (future)... Còn đối với tổ chức phát hành, cần thực hiện đa dạng hoá kỳ hạn trái phiếu và đa dạng hoá các hình thức bán trái phiếu và tách biệt kỳ hạn trái phiếu bảo lãnh và trái phiếu đấu thầu để thành viên tham gia cực hơn.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Tính đến ngày 5/9, HASTC đã tổ chức được 26 phiên đấu thầu trái phiếu, huy động được 12.005 tỷ đồng/khối lượng gọi thầu 15.500 tỷ đồng. Đặc điểm nổi bật của tình hình đấu thầu trái phiếu thời gian gần đây là khối lượng đăng ký đấu thầu tương đối cao, bình quân gấp 3,65 lần khối lượng gọi thầu, nhưng tỷ lệ thành công lại có xu hướng giảm dần, dù lãi suất có xu hướng tăng. Cụ thể, quý I/2007 tỷ lệ thành công đạt 99%; quý II/2007 giảm xuống 82,46% và đến cuối quý III/2007 giảm còn 58,39%. Lãi suất trúng thầu bình quân trong quý I/2007 đối với trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm là 7,3%/năm; trong quý II/2007 là 7,1%/năm và trong quý III/2007 là 7,8%/năm.
Đặc biệt, tại phiên đấu thầu TPCP ngày 5/9 vừa qua, tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt 100 tỷ đồng trên tổng khối lượng gọi thầu 700 tỷ đồng. Đây được coi là phiên đấu thầu TPCP có kết quả thấp nhất trong năm 2007 (chỉ đạt 14,2%).
Những kết quả trên đã khiến nhiều người nhanh chóng quên đi số tiền huy động được là 12.005 tỷ đồng trong báo cáo của HASTC trước đó, thay vào đó là nỗ lực tìm nguyên nhân lý giải hiện tượng không đạt kết quả như mong đợi này song song với việc tìm hướng khắc phục.
Thế nào là không thành công
Mặc dù tiêu chí để đánh giá sự không thành công của một cuộc đấu thầu TPCP vẫn chưa cụ thể, song theo đa số thành viên thị trường thì cơ sở để đánh giá là căn cứ vào tỷ lệ trúng thầu. Nếu tỷ lệ trúng thầu ở mức thấp, thường dưới 50% so với khối lượng gọi thầu thì được coi là không thành công. Như vậy, nhìn vào bảng kết quả đấu thầu TPCP do HASTC đưa ra có thể thấy, nhiều phiên đấu thầu gần đây rơi vào tình trạng báo động về tỷ lệ trúng thầu, như phiên ngày 3/7 chỉ đạt 25%, phiên ngày 10/8 chỉ đạt 28,57%, phiên ngày 16/8 chỉ đạt 33,33% (đối với TPCP kỳ hạn 5 năm).
Trong khi đó, khối lượng đăng ký đấu thầu luôn lớn hơn khối lượng gọi thầu (gấp 3-6 lần), ngoại trừ phiên ngày 3/7. Điều này cho thấy nhu cầu đầu tư vào thị trường trái phiếu vẫn cao mà nguyên nhân là các ngân hàng thương mại vẫn còn đọng vốn do không tăng được hoạt động cho vay, các quỹ đầu tư nước ngoài đọng vốn chờ giải ngân vào thị trường cổ phiếu, nhiều tổ chức kinh tế trong nước còn dư lượng lớn tiền mặt.
Nguyên do
Đa số thành viên thị trường đều cho rằng, nguyên nhân không thành công của các đợt đấu thầu trái phiếu gần đây xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại liên quan đến hoạt động đấu thầu TPCP và có thể được lý giải như sau:
Thứ nhất, đó là do việc đưa ra mức lãi suất trần thấp, chỉ 7,05 - 7,8%/năm (có đợt chỉ là 6,5%/năm) đối với trái phiếu kỳ hạn 5 năm; 7,95% - 8,6%/năm đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm; 8 - 8,8%/năm đối với trái phiếu kỳ hạn 15 năm. Điều này dẫn đến việc một số phiên đấu thầu đã không huy động đủ 100% khối lượng gọi thầu, trong khi số lượng thành viên tham gia ngày càng nhiều. Theo tìm hiểu của ĐTCK, đằng sau mỗi thành viên đấu thầu (thường là thành viên có thị phần lớn trong các phiên đấu thầu) còn có lượng khách hàng riêng. Đặc biệt, sự quay trở lại của một số ngân hàng nước ngoài có uy tín như: Citibank, HSBC, Deustche Bank, Standard Chartered Bank… sau một thời gian vắng bóng đã cho thấy triển vọng không nhỏ từ hoạt động này.
Thứ hai, kỳ vọng về lãi suất ngày một cao, xuất phát từ việc tăng dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10% (làm tăng chi phí của ngân hàng thương mại) cũng như chủ trương chống lạm phát bằng cách tăng cường phát hành TPCP để giảm lượng tiền trong lưu thông, dẫn đến tâm lý chờ đợi về việc tăng lãi suất của nhà đầu tư. Trong khi đó, Bộ Tài chính vẫn chủ trương dùng cơ chế lãi suất để khống chế mức tăng lãi suất trái phiếu.
Thứ ba, việc chưa có hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp đã cản trở sự gắn kết thực sự giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp. Đây còn là nguyên nhân khiến cho các thành viên thị trường (hiện có 58 thành viên) tham gia chưa đều. Theo các thành viên đấu thầu, việc đưa vào vận hành hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp sẽ tạo được sự tập trung lớn của các thành viên, được coi là nhà tạo lập thị trường trái phiếu trong từng phiên đấu thầu, khi họ là đại diện của các khách hàng, đứng ra bỏ thầu và đưa ra mức lãi suất dự kiến gần với mức trúng thầu nhất, góp phần vào sự thành công của các đợt đấu thầu.
Thứ tư, Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN cũng được các thành viên thị trường cho là gây ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư, nhất là khi đầu tư vào trái phiếu là đầu tư dài hạn và được huy động không phải hoàn toàn từ nguồn vốn nhàn rỗi.
Ngoài ra, phải kể đến lý do chưa đa dạng hoá kỳ hạn trái phiếu (hiện chủ yếu là kỳ hạn 5 năm) và hình thức bán trái phiếu, do đó chưa thực sự hấp dẫn mọi đối tượng đầu tư với các nhu cầu khác nhau.
Giải pháp
Theo đại diện HASTC, để hoạt động đấu thầu trái phiếu đạt kết quả tốt hơn, cần sự nỗ lực của tất cả các bên. Bản thân HASTC cam kết sẽ hỗ trợ tổ chức phát hành cùng khách hàng đấu thầu có được sự nhanh chóng và thuận tiện nhất, trên cơ sở làm cầu nối giữa cơ quan quản lý, đơn vị phát hành với thành viên đấu thầu.
Về phía cơ quan quản lý, nên nghiên cứu cơ chế lãi suất trần phù hợp với những thay đổi lãi suất trên thị trường vốn song song với việc ban hành quy định cụ thể cho các loại hình giao dịch trái phiếu mới như giao dịch kỳ hạn, giao dịch mua lại (repo), giao dịch hợp đồng tương lai (future)... Còn đối với tổ chức phát hành, cần thực hiện đa dạng hoá kỳ hạn trái phiếu và đa dạng hoá các hình thức bán trái phiếu và tách biệt kỳ hạn trái phiếu bảo lãnh và trái phiếu đấu thầu để thành viên tham gia cực hơn.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Đấu thầu TPCP không thành công, vì sao?
Something to say?