Giao dịch không sàn: "Lời cảnh báo" đối với các CTCK
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Kế hoạch ứng dụng thí điểm giao dịch không sàn đối với 1 - 2 công ty chứng khoán (CTCK) vào tháng 10/2007 của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã khẳng định quyết tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng được coi là "lời cảnh báo" đối với các CTCK, bởi nguy cơ đầu tư lãng phí vào công nghệ thông tin hay bị loại khỏi "cuộc đua" giành khách hàng đã thấy rõ.
Ông Trần Đắc Sinh, Tổng giám đốc HOSE cho biết, việc triển khai giao dịch không sàn là yếu tố tất yếu để thị trường phát triển. Cách làm này trước mắt sẽ giải quyết được việc thiếu chỗ ngồi tại HOSE hiện nay cho các CTCK mới, đồng thời là bước chuẩn bị cho việc tiến tới giao dịch trực tuyến. Để kết nối được với hệ thống của HOSE khi giao dịch trực tuyến, các CTCK phải có cổng front-office mới phù hợp, nếu không, chỉ có thể tiếp tục giao dịch thủ công như hiện nay.
Theo các CTCK, việc ứng dụng giao dịch trực tuyến đang là "kim chỉ nam" để họ thu hút khách hàng. Vì thế, "động thái" của HOSE về ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là hình thức giao dịch không sàn có ảnh hưởng rất lớn, trở thành "thước đo" hiện tại về khả năng phục vụ khách hàng giữa các CTCK. Đã có không ít CTCK có thâm niên hoạt động tại thị trường tỏ ra e ngại nếu HOSE lựa chọn mình, bởi cơ sở hạ tầng và đặc biệt là phần mềm công nghệ thông tin của họ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của HOSE. Cụ thể, hệ thống phần mềm giữa HOSE và các CTCK khó có thể tương thích.
Ông Lê Nguyễn Huy Tâm, Giám đốc Phòng Thương hiệu và truyền thông doanh nghiệp, Công ty Chứng khoán Gia Quyền (EPS) xác nhận, dù là đơn vị có một hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin hiện đại, nhưng do phần mềm của Công ty được tự viết, nên "ngôn ngữ" khác với phần mềm của HOSE. Hiện EPS chỉ có thể hướng việc viết phần mềm cho mình sao cho "gần gũi" với phần mềm của HOSE, để khi gắn kết với nhau chỉ phải chỉnh sửa chút ít.
Theo ông Tâm, tuy chưa chính thức, nhưng giới đầu tư chứng khoán kháo nhau, CTCK của Vietcombank là đơn vị được chọn. Đây là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực khớp lệnh trực tuyến. Tuy nhiên, để quá trình giao dịch không sàn hoạt động được tốt, chắc chắn cần sự nỗ lực của cả HOSE và CTCK này, để tìm được "tiếng nói chung" cho hệ thống phần mềm của hai bên. Ngoài ra, thách thức đặt ra cho kế hoạch của HOSE còn là yếu tố thời gian. Theo kế hoạch, từ tháng 10 tới, HOSE sẽ bắt đầu chuyển màn hình nhập lệch (DCTerm) về cho các CTCK, để tiến tới giao dịch trực tuyến từ tháng 3/2008.
Thực tế, sự thiếu đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin của đa số các CTCK hiện nay là "rào cản" lớn đối với việc áp dụng hình thức giao dịch trực tuyến. Điều này trở nên khó khăn hơn khi chính HOSE cũng chưa đưa ra được chuẩn cho hệ thống phần mềm của mình. Theo ước tính, có khoảng 40 CTCK đang sử dụng phần mềm của Công ty Hệ thống thông tin FPT và cũng chưa được hoàn thiện. Còn các CTCK khác tự viết hoặc mua phần mềm của nhiều nước khác nhau như Australia, Thái Lan... Nhiều CTCK cho rằng, khi HOSE tiến hành nâng cấp hệ thống giao dịch, ngoài đòi hỏi phần mềm tương thích, họ sẽ phải gấp rút chuẩn bị cả hạ tầng công nghệ thông tin.
Ông Tâm cho biết, để xây dựng một hệ thống phần mềm, cần chi phí tối thiểu khoảng 300.000 USD. Cụ thể, giá phần mềm do FPT xây dựng đã lên tới 1 triệu USD. Vì thế, không phải công ty nào cũng có thể tự xây dựng phần mềm. Hiện nhiều công ty chấp nhận việc mua sẵn phần mềm trong nước với giá khoảng 35.000 USD để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, vì khả năng tương thích, đặc biệt là việc hạn chế các khả năng ứng dụng của phần mềm nội, những công ty này chỉ chấp nhận đây là giải pháp tạm thời.
Theo các chuyên gia nước ngoài, khi đầu tư vào phần mềm trong nước, các CTCK chỉ giải quyết được nhu cầu trước mắt. Để hoạt động lâu dài và ổn định, họ cần đầu tư một lần và lựa chọn phần mềm của nước ngoài. Ưu điểm của những phần mềm này là có thể ứng dụng được nhiều dịch vụ mới mà trong tương lai Việt Nam sẽ phải thực hiện. Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư, ủy thác, future/option; đáp ứng yêu cầu về quản lý nội bộ của các CTCK; hỗ trợ các giao dịch qua Internet, mobile; kết nối CTCK với ngân hàng... sẽ đồng loạt xuất hiện sau khi HOSE nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin. Cũng theo các chuyên gia nước ngoài, việc HOSE chậm công khai tiêu chuẩn về hạ tầng công nghệ thông tin sẽ khiến các CTCK tiếp tục "loay hoay" với các thông số kỹ thuật chi tiết và khó lòng tính toán được mức đầu tư.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Ông Trần Đắc Sinh, Tổng giám đốc HOSE cho biết, việc triển khai giao dịch không sàn là yếu tố tất yếu để thị trường phát triển. Cách làm này trước mắt sẽ giải quyết được việc thiếu chỗ ngồi tại HOSE hiện nay cho các CTCK mới, đồng thời là bước chuẩn bị cho việc tiến tới giao dịch trực tuyến. Để kết nối được với hệ thống của HOSE khi giao dịch trực tuyến, các CTCK phải có cổng front-office mới phù hợp, nếu không, chỉ có thể tiếp tục giao dịch thủ công như hiện nay.
Theo các CTCK, việc ứng dụng giao dịch trực tuyến đang là "kim chỉ nam" để họ thu hút khách hàng. Vì thế, "động thái" của HOSE về ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là hình thức giao dịch không sàn có ảnh hưởng rất lớn, trở thành "thước đo" hiện tại về khả năng phục vụ khách hàng giữa các CTCK. Đã có không ít CTCK có thâm niên hoạt động tại thị trường tỏ ra e ngại nếu HOSE lựa chọn mình, bởi cơ sở hạ tầng và đặc biệt là phần mềm công nghệ thông tin của họ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của HOSE. Cụ thể, hệ thống phần mềm giữa HOSE và các CTCK khó có thể tương thích.
Ông Lê Nguyễn Huy Tâm, Giám đốc Phòng Thương hiệu và truyền thông doanh nghiệp, Công ty Chứng khoán Gia Quyền (EPS) xác nhận, dù là đơn vị có một hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin hiện đại, nhưng do phần mềm của Công ty được tự viết, nên "ngôn ngữ" khác với phần mềm của HOSE. Hiện EPS chỉ có thể hướng việc viết phần mềm cho mình sao cho "gần gũi" với phần mềm của HOSE, để khi gắn kết với nhau chỉ phải chỉnh sửa chút ít.
Theo ông Tâm, tuy chưa chính thức, nhưng giới đầu tư chứng khoán kháo nhau, CTCK của Vietcombank là đơn vị được chọn. Đây là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực khớp lệnh trực tuyến. Tuy nhiên, để quá trình giao dịch không sàn hoạt động được tốt, chắc chắn cần sự nỗ lực của cả HOSE và CTCK này, để tìm được "tiếng nói chung" cho hệ thống phần mềm của hai bên. Ngoài ra, thách thức đặt ra cho kế hoạch của HOSE còn là yếu tố thời gian. Theo kế hoạch, từ tháng 10 tới, HOSE sẽ bắt đầu chuyển màn hình nhập lệch (DCTerm) về cho các CTCK, để tiến tới giao dịch trực tuyến từ tháng 3/2008.
Thực tế, sự thiếu đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin của đa số các CTCK hiện nay là "rào cản" lớn đối với việc áp dụng hình thức giao dịch trực tuyến. Điều này trở nên khó khăn hơn khi chính HOSE cũng chưa đưa ra được chuẩn cho hệ thống phần mềm của mình. Theo ước tính, có khoảng 40 CTCK đang sử dụng phần mềm của Công ty Hệ thống thông tin FPT và cũng chưa được hoàn thiện. Còn các CTCK khác tự viết hoặc mua phần mềm của nhiều nước khác nhau như Australia, Thái Lan... Nhiều CTCK cho rằng, khi HOSE tiến hành nâng cấp hệ thống giao dịch, ngoài đòi hỏi phần mềm tương thích, họ sẽ phải gấp rút chuẩn bị cả hạ tầng công nghệ thông tin.
Ông Tâm cho biết, để xây dựng một hệ thống phần mềm, cần chi phí tối thiểu khoảng 300.000 USD. Cụ thể, giá phần mềm do FPT xây dựng đã lên tới 1 triệu USD. Vì thế, không phải công ty nào cũng có thể tự xây dựng phần mềm. Hiện nhiều công ty chấp nhận việc mua sẵn phần mềm trong nước với giá khoảng 35.000 USD để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, vì khả năng tương thích, đặc biệt là việc hạn chế các khả năng ứng dụng của phần mềm nội, những công ty này chỉ chấp nhận đây là giải pháp tạm thời.
Theo các chuyên gia nước ngoài, khi đầu tư vào phần mềm trong nước, các CTCK chỉ giải quyết được nhu cầu trước mắt. Để hoạt động lâu dài và ổn định, họ cần đầu tư một lần và lựa chọn phần mềm của nước ngoài. Ưu điểm của những phần mềm này là có thể ứng dụng được nhiều dịch vụ mới mà trong tương lai Việt Nam sẽ phải thực hiện. Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư, ủy thác, future/option; đáp ứng yêu cầu về quản lý nội bộ của các CTCK; hỗ trợ các giao dịch qua Internet, mobile; kết nối CTCK với ngân hàng... sẽ đồng loạt xuất hiện sau khi HOSE nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin. Cũng theo các chuyên gia nước ngoài, việc HOSE chậm công khai tiêu chuẩn về hạ tầng công nghệ thông tin sẽ khiến các CTCK tiếp tục "loay hoay" với các thông số kỹ thuật chi tiết và khó lòng tính toán được mức đầu tư.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Giao dịch không sàn: "Lời cảnh báo" đối với các CTCK
Something to say?