Dự báo TTCK tuần (từ ngày 24-28/9): Xu hướng tăng giá
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Tại thời điểm hiện nay, chúng tôi cho rằng, các NĐT nên mua khẩn cấp ngay tại phiên giao dịch đầu tuần nếu như đó là một phiên điều chỉnh giảm giá của thị trường. Nên quyết đoán mua sớm để tránh mua vào khi thị trường đã lên giá
Thị trường tuần qua: Nhà đầu tư lớn đã bước chân mạnh hơn vào thị trường
Ngày thứ Ba, 18/9, đã thực sự là một ngày phán quyết quan trọng đối với TTCK toàn cầu, trong đó có thị trường non trẻ của Việt Nam. Phần lớn nhờ ảnh hưởng từ quyết định cắt giảm lãi suất của FED, thị trường Việt Nam đã có 2 phiên tăng giá mạnh vào thứ Tư và thứ Năm, qua đó đưa VN-Index đóng cửa cuối tuần ở mức 958,67 điểm, tăng 28,21 điểm, tương ứng 3,03%, so với cuối tuần trước. Thị trường đã vượt qua cột mốc 950 điểm một cách khá dễ dàng. Tâm lý NĐT đã ổn định và lạc quan hơn rất nhiều, thể hiện rõ ràng ở phiên điều chỉnh thứ Sáu cuối tuần, khi nhiều NĐT mua cổ phiếu giá rẻ đầu tuần đã quyết định không hiện thực hóa lợi nhuận ngay sau khi cổ phiếu về tài khoản. Như vậy, một số NĐT đang chuyển từ chiến thuật "lướt sóng" sang chiến thuật đầu tư trung hạn "buy and hold" .
Kết quả, VN-Index chỉ giảm nhẹ 4,94 điểm trong phiên điều chỉnh ngày thứ Sáu, trong khi nhiều NĐT có kinh nghiệm đã dự báo VN-Index phải mất trên 10 điểm trong phiên điều chỉnh này.
Một tín hiệu rất đáng chú ý khác là khối lượng giao dịch đã tăng rất mạnh trong các phiên giao dịch cuối tuần vừa qua. Khối lượng giao dịch đã đạt trên 10 triệu cổ phiếu vào ngày cuối tuần 21/9 vừa qua - mức kỷ lục từ ngày 13/3, ngày khởi đầu cho downtrend dữ dội của thị trường. Khi thị trường đang trong xu hướng đi lên, khối lượng giao dịch tăng đột ngột phản ánh khả năng NĐT bán tháo vì giá cổ phiếu đã đủ cao và xu hướng đi lên đến hồi kết. Ngược lại, khi thị trường đang trong xu hướng đi xuống, đặc biệt trong xu hướng đi xuống mạnh mẽ, khối lượng giao dịch gia tăng đột ngột chính là một chỉ báo đáng tin cậy về sự đảo chiều xu hướng của thị trường từ giảm giá sang tăng giá.
Tuần giao dịch vừa qua còn có một diễn biến vô cùng quan trọng khác, góp phần khẳng định quan điểm lạc quan về thị trường, đó là sự đi lên của thị trường đã được dẫn dắt bởi một số cổ phiếu blue-chip, đặc biệt là các cổ phiếu ngân hàng như STB, ACB. Các hàng hoá mới cũng đang có sức hấp dẫn cao đối với NĐT như Vincom (VIC), Petropetco (PET)… Điều này chứng tỏ, các tổ chức đầu tư lớn đã bước chân mạnh hơn vào thị trường, và đợt hồi phục lần này là bền vững hơn nhiều so với các đợt gia tăng ngắn trước đây, khi động lực gia tăng chỉ là các cổ phiếu nhỏ. Đặc biệt, khối NĐTNN đã tăng mạnh sức mua trên thị trường. Những phiên cuối tuần, giá trị mua vào của NĐTNN lên tới trên 200 tỷ đồng. Trong các tuần tới, khi các cổ phiếu lớn khác như FPT và VNM có dấu hiệu hồi phục, niềm tin thị trường sẽ vững chắc hơn nhiều.
Những thông tin tác động thị trường
Tuần tới, TTCK thế giới và Việt Nam sẽ tiếp nhận một số tin tức quan trọng, và những tin tức này là tốt hay xấu vẫn đang nằm ngoài khả năng dự đoán của NĐT.
Tình hình kinh tế vĩ mô quốc tế tiếp tục diễn biến khó lường. Vàng tăng giá, dầu thô vượt ngưỡng 80 USD/thùng, USD giảm mạnh và lãi suất trái phiếu dài hạn gia tăng là những nhân tố có tiềm năng gây bất ổn với kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế Mỹ. Tuần tới cũng là tuần mà Chính phủ Mỹ sẽ công bố nhiều thông tin quan trọng như thất nghiệp, lạm phát, tăng trưởng GDP của quý III. Đồng USD yếu tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của các công ty đa quốc gia của Mỹ, nhưng lại khiến hàng hóa nhập khẩu đắt đỏ hơn, và gây ra sức ép lạm phát lớn hơn. Các công ty Mỹ cũng sẽ lần lượt công bố kết quả kinh doanh quý III trong tuần tới. Những thông tin quan trọng này sẽ có tầm ảnh hưởng quan trọng tới TTCK thế giới, trong đó có Việt Nam, vào những tháng cuối năm.
TTCK toàn cầu đã có đợt bùng phát ngắn hạn sau quyết định của FED. Tuy nhiên, tuần này và tuần sau mới là các tuần thị trường xử lý thông tin và đưa ra nhận định sau cùng. Kinh nghiệm quá khứ cho thấy, thị trường Mỹ thường cần khoảng 3 tuần sau mỗi quyết định giảm lãi suất của FED để đánh giá liệu sức nặng của quyết định đó?
Tại Việt Nam, tuần sau chưa có thông tin chính thức về kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp niêm yết, nhưng khả năng đã và sẽ có sự rò rỉ thông tin nhất định, tạo ra những làn sóng ngầm, những dòng tiền ngầm trên thị trường. Biểu lộ rõ nhất của điều này là sự gia tăng quy mô giao dịch ở một số cổ phiếu. NĐT cá nhân cần theo dõi sát diễn biến của thị trường và cân nhắc giải ngân đón đầu việc công bố kết quả kinh doanh quý III.
IPO Ngân hàng VCB bắt đầu hé mở hơn về thông tin, tuy nhiên khả năng vẫn chỉ ở mức tin đồn và phi chính thức. Theo chúng tôi, khả năng IPO Ngân hàng VCB thành công là khá lớn do các nhà tổ chức đã có nhiều kinh nghiệm từ những đợt IPO thiếu thành công vừa qua và bản chất rất hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng này. Tin đồn về việc mở room cho ngành ngân hàng từ 30% lên 49% vẫn xuất hiện trên thị trường, nhưng qua kiểm chứng thì tin đồn này chưa có cơ sở vững chắc.
Các NĐT tổ chức sẽ tiếp tục giải ngân mạnh vào thị trường niêm yết. Bây giờ là cuối tháng 9, và thời gian không chờ đợi ai cả cho đợt gia tăng được kỳ vọng cuối năm. Tuy nhiên, hạn chế về room sở hữu nước ngoài ở các cổ phiếu lớn sẽ buộc các NĐT tổ chức phải tìm hiểu và cân nhắc về cơ hội mua vào cổ phiếu của các công ty tầm trung và nhỏ.
Phân tích kỹ thuật
Thị trường vẫn tiếp tục nằm trong kênh tăng giá. Sự điều chỉnh của phiên giao dịch ngày thứ Sáu gần như là một lẽ tất yếu khi VN-Index gặp phải quá nhiều lực cản ở mức 950-960 điểm.
Con đường để VN-Index đi lên và vượt qua được đường xu hướng đi xuống màu đỏ (khoảng 1.030 điểm) là khá khó khăn và gặp phải nhiều mức kháng cự, tập trung mạnh ở vùng xung quanh 980 điểm (các đường kháng cự là khá dày đặc xung quanh ngưỡng này).
Câu hỏi đặt ra là liệu xu hướng hồi phục và đi lên có đủ sức mạnh để vượt qua những ngưỡng kháng cự đó hay không? Một trong những cách đo lường sức mạnh của xu hướng là sử dụng chỉ số ADX. Khi ADX gia tăng từ giá trị dưới 20 và tiệm cận tới mức 25-30 thì đó là dấu hiệu cho thấy, giai đoạn rập rình đã hết và xu hướng đang tăng cường lực. Đường ADX là đường màu đỏ biểu diễn trên khung trên cùng của đồ thị. Giá trị ADX đang phục hồi lên mức 22 điểm và có thể tiếp tục gia tăng trong những ngày tới. Điều đó cho thấy, xu hướng đi lên (uptrend) đang xuất hiện nhưng vẫn còn khá yếu. Trong đợt gia tăng bùng nổ cuối năm ngoái, giá trị ADX đã vượt mức 40.
Xu hướng tăng giá
Thị trường đang đứng trước một xu hướng tăng giá. Hiện nay, xu hướng này còn yếu, nhưng khả năng xu hướng này sẽ tích lũy đủ sức mạnh để đưa VN-Index vượt qua giá trị 1.000 điểm ngay trong 2 tuần đầu của tháng 10.
Ẩn số lớn nhất hiện nay là về việc IPO Ngân hàng VCB - sự kiện vô cùng quan trọng của TTCK Việt Nam và sẽ ảnh hưởng chi phối tới diễn biến thị trường cuối năm. Nếu IPO Ngân hàng VCB thành công tốt đẹp, VN-Index có thể vượt qua mức 1.200 điểm vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009.
Tuy nhiên, không thể chắc chắn về bất kỳ điều gì trên TTCK, những rủi ro vẫn luôn rình rập NĐT. Thị trường đang ngày càng khó khăn và vượt ngoài vòng phân tích của các NĐT nhỏ, khi những diễn biến kinh tế xảy ra cách Việt Nam nửa vòng trái đất đã bắt đầu tác động rất sát sườn tới thị trường Việt Nam. Những báo cáo thị trường có tính khách quan và chuyên gia đang ngày càng cần thiết cho các NĐT.
Tại thời điểm hiện nay, chúng tôi cho rằng, NĐT nên mua khẩn cấp ngay tại phiên giao dịch đầu tuần nếu như đó là một phiên điều chỉnh giảm giá của thị trường. Nên quyết đoán mua sớm để tránh mua vào khi thị trường đã lên giá mạnh và bắt đầu xu hướng đi xuống. Diễn biến thị trường cho thấy, một số NĐT nhỏ đã bắt đầu từ bỏ chiến thuật "lướt sóng" để chuyển sang việc nắm giữ lâu dài "buy and hold". Trong chừng mực nào đó, chúng tôi nhất trí với sự chuyển hướng chiến thuật này. Cán cân cổ phiếu - tiền mặt nên duy trì ở mức 60-40 hoặc 70-30.
Đối với các NĐT nhỏ, những cổ phiếu quy mô nhỏ và trung bình tiếp tục đáng được cân nhắc và xem xét. Với việc các cổ phiếu lớn đã hết room sở hữu nước ngoài, các NĐT tổ chức cũng sẽ phải cân nhắc và đãi cát tìm vàng đối với nhóm cổ phiếu penny stocks. Một số cổ phiếu tốt nhất trong nhóm này có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu blue-chip trong tương lai.
Đồng thời, với nguồn thông tin hạn chế của mình, NĐT nhỏ nên đề phòng sự rò rỉ thông tin nội gián bằng cách theo dõi sát sự chuyển động của dòng tiền trên thị trường qua các công cụ phân tích kỹ thuật để tìm ra cổ phiếu đang bị thu gom do có sự rò rỉ thông tin kết quả kinh doanh tốt trong quý III.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Thị trường tuần qua: Nhà đầu tư lớn đã bước chân mạnh hơn vào thị trường
Ngày thứ Ba, 18/9, đã thực sự là một ngày phán quyết quan trọng đối với TTCK toàn cầu, trong đó có thị trường non trẻ của Việt Nam. Phần lớn nhờ ảnh hưởng từ quyết định cắt giảm lãi suất của FED, thị trường Việt Nam đã có 2 phiên tăng giá mạnh vào thứ Tư và thứ Năm, qua đó đưa VN-Index đóng cửa cuối tuần ở mức 958,67 điểm, tăng 28,21 điểm, tương ứng 3,03%, so với cuối tuần trước. Thị trường đã vượt qua cột mốc 950 điểm một cách khá dễ dàng. Tâm lý NĐT đã ổn định và lạc quan hơn rất nhiều, thể hiện rõ ràng ở phiên điều chỉnh thứ Sáu cuối tuần, khi nhiều NĐT mua cổ phiếu giá rẻ đầu tuần đã quyết định không hiện thực hóa lợi nhuận ngay sau khi cổ phiếu về tài khoản. Như vậy, một số NĐT đang chuyển từ chiến thuật "lướt sóng" sang chiến thuật đầu tư trung hạn "buy and hold" .
Kết quả, VN-Index chỉ giảm nhẹ 4,94 điểm trong phiên điều chỉnh ngày thứ Sáu, trong khi nhiều NĐT có kinh nghiệm đã dự báo VN-Index phải mất trên 10 điểm trong phiên điều chỉnh này.
Một tín hiệu rất đáng chú ý khác là khối lượng giao dịch đã tăng rất mạnh trong các phiên giao dịch cuối tuần vừa qua. Khối lượng giao dịch đã đạt trên 10 triệu cổ phiếu vào ngày cuối tuần 21/9 vừa qua - mức kỷ lục từ ngày 13/3, ngày khởi đầu cho downtrend dữ dội của thị trường. Khi thị trường đang trong xu hướng đi lên, khối lượng giao dịch tăng đột ngột phản ánh khả năng NĐT bán tháo vì giá cổ phiếu đã đủ cao và xu hướng đi lên đến hồi kết. Ngược lại, khi thị trường đang trong xu hướng đi xuống, đặc biệt trong xu hướng đi xuống mạnh mẽ, khối lượng giao dịch gia tăng đột ngột chính là một chỉ báo đáng tin cậy về sự đảo chiều xu hướng của thị trường từ giảm giá sang tăng giá.
Tuần giao dịch vừa qua còn có một diễn biến vô cùng quan trọng khác, góp phần khẳng định quan điểm lạc quan về thị trường, đó là sự đi lên của thị trường đã được dẫn dắt bởi một số cổ phiếu blue-chip, đặc biệt là các cổ phiếu ngân hàng như STB, ACB. Các hàng hoá mới cũng đang có sức hấp dẫn cao đối với NĐT như Vincom (VIC), Petropetco (PET)… Điều này chứng tỏ, các tổ chức đầu tư lớn đã bước chân mạnh hơn vào thị trường, và đợt hồi phục lần này là bền vững hơn nhiều so với các đợt gia tăng ngắn trước đây, khi động lực gia tăng chỉ là các cổ phiếu nhỏ. Đặc biệt, khối NĐTNN đã tăng mạnh sức mua trên thị trường. Những phiên cuối tuần, giá trị mua vào của NĐTNN lên tới trên 200 tỷ đồng. Trong các tuần tới, khi các cổ phiếu lớn khác như FPT và VNM có dấu hiệu hồi phục, niềm tin thị trường sẽ vững chắc hơn nhiều.
Những thông tin tác động thị trường
Tuần tới, TTCK thế giới và Việt Nam sẽ tiếp nhận một số tin tức quan trọng, và những tin tức này là tốt hay xấu vẫn đang nằm ngoài khả năng dự đoán của NĐT.
Tình hình kinh tế vĩ mô quốc tế tiếp tục diễn biến khó lường. Vàng tăng giá, dầu thô vượt ngưỡng 80 USD/thùng, USD giảm mạnh và lãi suất trái phiếu dài hạn gia tăng là những nhân tố có tiềm năng gây bất ổn với kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế Mỹ. Tuần tới cũng là tuần mà Chính phủ Mỹ sẽ công bố nhiều thông tin quan trọng như thất nghiệp, lạm phát, tăng trưởng GDP của quý III. Đồng USD yếu tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của các công ty đa quốc gia của Mỹ, nhưng lại khiến hàng hóa nhập khẩu đắt đỏ hơn, và gây ra sức ép lạm phát lớn hơn. Các công ty Mỹ cũng sẽ lần lượt công bố kết quả kinh doanh quý III trong tuần tới. Những thông tin quan trọng này sẽ có tầm ảnh hưởng quan trọng tới TTCK thế giới, trong đó có Việt Nam, vào những tháng cuối năm.
TTCK toàn cầu đã có đợt bùng phát ngắn hạn sau quyết định của FED. Tuy nhiên, tuần này và tuần sau mới là các tuần thị trường xử lý thông tin và đưa ra nhận định sau cùng. Kinh nghiệm quá khứ cho thấy, thị trường Mỹ thường cần khoảng 3 tuần sau mỗi quyết định giảm lãi suất của FED để đánh giá liệu sức nặng của quyết định đó?
Tại Việt Nam, tuần sau chưa có thông tin chính thức về kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp niêm yết, nhưng khả năng đã và sẽ có sự rò rỉ thông tin nhất định, tạo ra những làn sóng ngầm, những dòng tiền ngầm trên thị trường. Biểu lộ rõ nhất của điều này là sự gia tăng quy mô giao dịch ở một số cổ phiếu. NĐT cá nhân cần theo dõi sát diễn biến của thị trường và cân nhắc giải ngân đón đầu việc công bố kết quả kinh doanh quý III.
IPO Ngân hàng VCB bắt đầu hé mở hơn về thông tin, tuy nhiên khả năng vẫn chỉ ở mức tin đồn và phi chính thức. Theo chúng tôi, khả năng IPO Ngân hàng VCB thành công là khá lớn do các nhà tổ chức đã có nhiều kinh nghiệm từ những đợt IPO thiếu thành công vừa qua và bản chất rất hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng này. Tin đồn về việc mở room cho ngành ngân hàng từ 30% lên 49% vẫn xuất hiện trên thị trường, nhưng qua kiểm chứng thì tin đồn này chưa có cơ sở vững chắc.
Các NĐT tổ chức sẽ tiếp tục giải ngân mạnh vào thị trường niêm yết. Bây giờ là cuối tháng 9, và thời gian không chờ đợi ai cả cho đợt gia tăng được kỳ vọng cuối năm. Tuy nhiên, hạn chế về room sở hữu nước ngoài ở các cổ phiếu lớn sẽ buộc các NĐT tổ chức phải tìm hiểu và cân nhắc về cơ hội mua vào cổ phiếu của các công ty tầm trung và nhỏ.
Phân tích kỹ thuật
Thị trường vẫn tiếp tục nằm trong kênh tăng giá. Sự điều chỉnh của phiên giao dịch ngày thứ Sáu gần như là một lẽ tất yếu khi VN-Index gặp phải quá nhiều lực cản ở mức 950-960 điểm.
Con đường để VN-Index đi lên và vượt qua được đường xu hướng đi xuống màu đỏ (khoảng 1.030 điểm) là khá khó khăn và gặp phải nhiều mức kháng cự, tập trung mạnh ở vùng xung quanh 980 điểm (các đường kháng cự là khá dày đặc xung quanh ngưỡng này).
Câu hỏi đặt ra là liệu xu hướng hồi phục và đi lên có đủ sức mạnh để vượt qua những ngưỡng kháng cự đó hay không? Một trong những cách đo lường sức mạnh của xu hướng là sử dụng chỉ số ADX. Khi ADX gia tăng từ giá trị dưới 20 và tiệm cận tới mức 25-30 thì đó là dấu hiệu cho thấy, giai đoạn rập rình đã hết và xu hướng đang tăng cường lực. Đường ADX là đường màu đỏ biểu diễn trên khung trên cùng của đồ thị. Giá trị ADX đang phục hồi lên mức 22 điểm và có thể tiếp tục gia tăng trong những ngày tới. Điều đó cho thấy, xu hướng đi lên (uptrend) đang xuất hiện nhưng vẫn còn khá yếu. Trong đợt gia tăng bùng nổ cuối năm ngoái, giá trị ADX đã vượt mức 40.
Xu hướng tăng giá
Thị trường đang đứng trước một xu hướng tăng giá. Hiện nay, xu hướng này còn yếu, nhưng khả năng xu hướng này sẽ tích lũy đủ sức mạnh để đưa VN-Index vượt qua giá trị 1.000 điểm ngay trong 2 tuần đầu của tháng 10.
Ẩn số lớn nhất hiện nay là về việc IPO Ngân hàng VCB - sự kiện vô cùng quan trọng của TTCK Việt Nam và sẽ ảnh hưởng chi phối tới diễn biến thị trường cuối năm. Nếu IPO Ngân hàng VCB thành công tốt đẹp, VN-Index có thể vượt qua mức 1.200 điểm vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009.
Tuy nhiên, không thể chắc chắn về bất kỳ điều gì trên TTCK, những rủi ro vẫn luôn rình rập NĐT. Thị trường đang ngày càng khó khăn và vượt ngoài vòng phân tích của các NĐT nhỏ, khi những diễn biến kinh tế xảy ra cách Việt Nam nửa vòng trái đất đã bắt đầu tác động rất sát sườn tới thị trường Việt Nam. Những báo cáo thị trường có tính khách quan và chuyên gia đang ngày càng cần thiết cho các NĐT.
Tại thời điểm hiện nay, chúng tôi cho rằng, NĐT nên mua khẩn cấp ngay tại phiên giao dịch đầu tuần nếu như đó là một phiên điều chỉnh giảm giá của thị trường. Nên quyết đoán mua sớm để tránh mua vào khi thị trường đã lên giá mạnh và bắt đầu xu hướng đi xuống. Diễn biến thị trường cho thấy, một số NĐT nhỏ đã bắt đầu từ bỏ chiến thuật "lướt sóng" để chuyển sang việc nắm giữ lâu dài "buy and hold". Trong chừng mực nào đó, chúng tôi nhất trí với sự chuyển hướng chiến thuật này. Cán cân cổ phiếu - tiền mặt nên duy trì ở mức 60-40 hoặc 70-30.
Đối với các NĐT nhỏ, những cổ phiếu quy mô nhỏ và trung bình tiếp tục đáng được cân nhắc và xem xét. Với việc các cổ phiếu lớn đã hết room sở hữu nước ngoài, các NĐT tổ chức cũng sẽ phải cân nhắc và đãi cát tìm vàng đối với nhóm cổ phiếu penny stocks. Một số cổ phiếu tốt nhất trong nhóm này có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu blue-chip trong tương lai.
Đồng thời, với nguồn thông tin hạn chế của mình, NĐT nhỏ nên đề phòng sự rò rỉ thông tin nội gián bằng cách theo dõi sát sự chuyển động của dòng tiền trên thị trường qua các công cụ phân tích kỹ thuật để tìm ra cổ phiếu đang bị thu gom do có sự rò rỉ thông tin kết quả kinh doanh tốt trong quý III.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Dự báo TTCK tuần (từ ngày 24-28/9): Xu hướng tăng giá
Something to say?