Thị trường OTC "ấm" lại
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Bên cạnh thị trường niêm yết với những phiên tăng giá mạnh và sự phục hồi của nhiều loại cổ phiếu (CP), tin vui đối với các nhà đầu tư chứng khoán trong tuần qua là dấu hiệu ấm lại của thị trường OTC.
Cuộc trở lại ngoạn mục nhất trong "giấc ngủ" kéo dài gần 10 tháng nay trên thị trường OTC chính là các CP ngân hàng. Đây cũng là những CP có mức giảm "khủng"nhất trong thời gian thị trường này đóng băng.
Chỉ trong mấy ngày qua, giá nhiều loại CP ngân hàng đã tăng trở lại. Cụ thể như CP Eximbank tăng từ 6,5 triệu đồng/CP (mệnh giá 1 triệu đồng/CP) lên khoảng 7,5 triệu đồng/CP. CP OCB (Ngân hàng Phương Đông) giữa tháng 9 làm xôn xao giới đầu tư khi sụt xuống mức 3,6 triệu đồng/CP thì trong vài ngày qua đã tăng lên khoảng 4,5 triệu đồng/CP. CP VP Bank cũng từ 35.000 đồng/CP (mệnh giá 10.000 đồng/CP) tăng lên 47.000 - 48.000 đồng/CP. CP AB Bank tăng lên 370.000 - 380.000 đồng/CP (mệnh giá 100.000 đồng/CP); CP MB Bank (Ngân hàng Quân đội), Habubank (Ngân hàng cổ phần nhà Hà Nội)... đều tăng vọt chỉ trong vài ngày.
Lý giải sự tăng giá này, ông Huy Nam, chuyên gia tài chính chứng khoán cho rằng, các CP ngân hàng trong thời gian qua đã giảm tới mức khó có thể giảm hơn được nữa, trung bình mức giảm lên tới 50%. Đến thời điểm này, mọi phân tích cơ bản đều cho thấy không có lý do gì để các CP này có thể tiếp tục sụt giảm. Mức giá hiện nay được xác định là phù hợp, thậm chí hấp dẫn nên nhiều người đã chớp thời cơ mua vào, đẩy giá tăng trong thời gian ngắn.
Theo đánh giá của một nhà đầu tư chuyên nghiệp, dấu hiện tan băng trên thị trường OTC đã manh nha khoảng nửa tháng trở lại đây. Lý do chủ yếu là các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào mức lợi nhuận trong quý 3, quý 4 của khối ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, những nhận định về sự phục hồi của thị trường chứng khoán vào cuối năm khiến cho "chợ OTC" sôi động hẳn lên.
Tuy nhiên, lúc này trên thị trường lại xảy ra sự "giằng co" là những người trót ôm hàng ở mức giá cao cũng không muốn bán vì có tâm lý chờ đợi giá tăng nữa. Chính vì vậy, dù đang có dấu hiệu "ấm" lại nhưng các giao dịch thành công cũng không nhiều.
Không chỉ CP ngân hàng, giá rất nhiều CP OTC thuộc các ngành khác cũng đang bật lên một cách đáng kể như: dầu khí, đầu tư hạ tầng và xây dựng, thủy hải sản, bảo hiểm... Trên các diễn đàn mua bán chứng khoán, việc rao mua, rao bán các loại chứng khoán với mức giá khả quan hơn rất nhiều so với cách đây không lâu.
Cụ thể, giá CP của Công ty Intresco (Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà TP.HCM) được rao bán với giá 134.000 đồng/CP (tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/CP); Công ty phân đạm hóa chất dầu khí (PVFCCO) cũng tăng khoảng 5.000 - 7.000 đồng/CP, rao bán ở giá khoảng 65.000 đồng/CP; CP Hòa Phát được rao bán với giá 80.000 - 82.000 đồng/CP, tăng khoảng 10.000 đồng/CP.
Trước đó không lâu, thông tin một quỹ đầu tư nước ngoài gom tới vài trăm ngàn CP Hòa Phát cũng làm cho giới đầu tư trên thị trường OTC xôn xao. Khá nhiều các CP OTC khác cũng được các nhà đầu tư săn lùng như Cao su Đồng Phú, Công ty cổ phần công nghiệp thương mại Masan, Gỗ Trường Thành... Đó là chưa kể đến hiện tượng nhiều loại CP ngành thủy sản, khai khoáng... cũng đang được sự quan tâm của khối đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây.
Theo một chuyên gia tài chính, dấu hiệu tan băng đã xuất hiện nhưng chỉ ở những công ty thường xuyên công bố các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh; tiến độ các dự án đang thực hiện; mức lợi nhuận trong các tháng, các quý và dự kiến trong năm... Nói chung các CP có sự minh bạch về thông tin được các nhà đầu tư quan tâm.
Bên cạnh đó, sự quan tâm của nhà đầu tư cũng hướng tới những CP đang chuẩn bị lên sàn bởi độ công khai, minh bạch của các công ty này cũng được đánh giá rất cao thông qua các chỉ số tài chính cụ thể.
Điều này cũng dễ hiểu bởi chỉ khi nắm chắc thông tin, các nhà đầu tư mới phân tích được mức giá hiện tại so với tiềm năng sinh lời đã thích hợp để mua vào hay chưa. Giám đốc một quỹ đầu tư tại TP.HCM nhận định, tại thời điểm này, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến CP thị trường OTC nhưng họ lại có ít thông tin về các CP này. Còn các nhà đầu tư trong nước lại ủng hộ các CP mà công ty giữ vững mục tiêu chiến lược kinh doanh và kế hoạch phát hành...
Dấu hiệu ấm lên của thị trường OTC khá rõ ràng nhưng theo nhận định của hầu hết các chuyên gia, giá các CP OTC khó thể làm nên một sự đột biến như mức giá trước đây.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Cuộc trở lại ngoạn mục nhất trong "giấc ngủ" kéo dài gần 10 tháng nay trên thị trường OTC chính là các CP ngân hàng. Đây cũng là những CP có mức giảm "khủng"nhất trong thời gian thị trường này đóng băng.
Chỉ trong mấy ngày qua, giá nhiều loại CP ngân hàng đã tăng trở lại. Cụ thể như CP Eximbank tăng từ 6,5 triệu đồng/CP (mệnh giá 1 triệu đồng/CP) lên khoảng 7,5 triệu đồng/CP. CP OCB (Ngân hàng Phương Đông) giữa tháng 9 làm xôn xao giới đầu tư khi sụt xuống mức 3,6 triệu đồng/CP thì trong vài ngày qua đã tăng lên khoảng 4,5 triệu đồng/CP. CP VP Bank cũng từ 35.000 đồng/CP (mệnh giá 10.000 đồng/CP) tăng lên 47.000 - 48.000 đồng/CP. CP AB Bank tăng lên 370.000 - 380.000 đồng/CP (mệnh giá 100.000 đồng/CP); CP MB Bank (Ngân hàng Quân đội), Habubank (Ngân hàng cổ phần nhà Hà Nội)... đều tăng vọt chỉ trong vài ngày.
Lý giải sự tăng giá này, ông Huy Nam, chuyên gia tài chính chứng khoán cho rằng, các CP ngân hàng trong thời gian qua đã giảm tới mức khó có thể giảm hơn được nữa, trung bình mức giảm lên tới 50%. Đến thời điểm này, mọi phân tích cơ bản đều cho thấy không có lý do gì để các CP này có thể tiếp tục sụt giảm. Mức giá hiện nay được xác định là phù hợp, thậm chí hấp dẫn nên nhiều người đã chớp thời cơ mua vào, đẩy giá tăng trong thời gian ngắn.
Theo đánh giá của một nhà đầu tư chuyên nghiệp, dấu hiện tan băng trên thị trường OTC đã manh nha khoảng nửa tháng trở lại đây. Lý do chủ yếu là các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào mức lợi nhuận trong quý 3, quý 4 của khối ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, những nhận định về sự phục hồi của thị trường chứng khoán vào cuối năm khiến cho "chợ OTC" sôi động hẳn lên.
Tuy nhiên, lúc này trên thị trường lại xảy ra sự "giằng co" là những người trót ôm hàng ở mức giá cao cũng không muốn bán vì có tâm lý chờ đợi giá tăng nữa. Chính vì vậy, dù đang có dấu hiệu "ấm" lại nhưng các giao dịch thành công cũng không nhiều.
Không chỉ CP ngân hàng, giá rất nhiều CP OTC thuộc các ngành khác cũng đang bật lên một cách đáng kể như: dầu khí, đầu tư hạ tầng và xây dựng, thủy hải sản, bảo hiểm... Trên các diễn đàn mua bán chứng khoán, việc rao mua, rao bán các loại chứng khoán với mức giá khả quan hơn rất nhiều so với cách đây không lâu.
Cụ thể, giá CP của Công ty Intresco (Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà TP.HCM) được rao bán với giá 134.000 đồng/CP (tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/CP); Công ty phân đạm hóa chất dầu khí (PVFCCO) cũng tăng khoảng 5.000 - 7.000 đồng/CP, rao bán ở giá khoảng 65.000 đồng/CP; CP Hòa Phát được rao bán với giá 80.000 - 82.000 đồng/CP, tăng khoảng 10.000 đồng/CP.
Trước đó không lâu, thông tin một quỹ đầu tư nước ngoài gom tới vài trăm ngàn CP Hòa Phát cũng làm cho giới đầu tư trên thị trường OTC xôn xao. Khá nhiều các CP OTC khác cũng được các nhà đầu tư săn lùng như Cao su Đồng Phú, Công ty cổ phần công nghiệp thương mại Masan, Gỗ Trường Thành... Đó là chưa kể đến hiện tượng nhiều loại CP ngành thủy sản, khai khoáng... cũng đang được sự quan tâm của khối đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây.
Theo một chuyên gia tài chính, dấu hiệu tan băng đã xuất hiện nhưng chỉ ở những công ty thường xuyên công bố các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh; tiến độ các dự án đang thực hiện; mức lợi nhuận trong các tháng, các quý và dự kiến trong năm... Nói chung các CP có sự minh bạch về thông tin được các nhà đầu tư quan tâm.
Bên cạnh đó, sự quan tâm của nhà đầu tư cũng hướng tới những CP đang chuẩn bị lên sàn bởi độ công khai, minh bạch của các công ty này cũng được đánh giá rất cao thông qua các chỉ số tài chính cụ thể.
Điều này cũng dễ hiểu bởi chỉ khi nắm chắc thông tin, các nhà đầu tư mới phân tích được mức giá hiện tại so với tiềm năng sinh lời đã thích hợp để mua vào hay chưa. Giám đốc một quỹ đầu tư tại TP.HCM nhận định, tại thời điểm này, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến CP thị trường OTC nhưng họ lại có ít thông tin về các CP này. Còn các nhà đầu tư trong nước lại ủng hộ các CP mà công ty giữ vững mục tiêu chiến lược kinh doanh và kế hoạch phát hành...
Dấu hiệu ấm lên của thị trường OTC khá rõ ràng nhưng theo nhận định của hầu hết các chuyên gia, giá các CP OTC khó thể làm nên một sự đột biến như mức giá trước đây.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Thị trường OTC "ấm" lại
Something to say?