Giao dịch những ngày cuối năm vẫn trong thế cầm chừng, kết phiên hôm nay, Vn-Index chỉ còn 300,04 điểm sau khi bị trừ 2,82 điểm (0,93%) trong khi HaSTC-Index rớt khỏi mốc 100

Không khác biệt so với diễn biến những phiên qua, chỉ số chứng khoán sàn TP HCM khởi động trong không khí ảm đạm, với số cổ phiếu và chứng chỉ quỹ chuyển nhượng chỉ có 660.120 đồng, kéo giá trị ở mức 13,551 tỷ đồng.

3 phiên giao dịch đầu tuần, Vn-Index chỉ một chiều đi xuống, mất tổng cộng 6,08 điểm. Ảnh: Đức Quang.

Tuy chỉ mất 1,94 điểm sau đợt khớp lệnh đầu, nhưng Vn-Index không đủ sức đảo chiều. Người mua vẫn đứng ngoài cuộc khiến giao dịch hết sức trầm lắng. Không có lực cầu hỗ trợ, thanh khoản thị trường tiếp tục đạt mức thấp và một lần nữa, ngưỡng tâm lý 300 bị lung lay. Trong nhóm blue-chip, TDH, SGT, REE, PVF bật xanh, cộng với sự góp mặt của hơn 30 mã vừa và nhỏ cũng không giúp chỉ số thay đổi tình thế. Hết đợt 2, Vn-Index chốt ở 300,02 điểm, với số chứng khoán chuyển nhượng 87,7 tỷ đồng.

15 phút của đợt khớp lệnh cuối chỉ để khẳng định Vn-Index mất điểm phiên thứ ba liên tiếp và dấu hiệu khiến chỉ số này hãm phanh ở những phiên kế tiếp trở nên mong manh. Vn-Index lùi 0,93% về điểm số, tổng khối lượng và giá trị giao dịch xấp xỉ phiên hôm qua, đạt 5,2 triệu chứng khoán, ứng với 122,2 tỷ đồng.

Ông Ken Tai, chuyên gia phân tích kỹ thuật Công ty chứng khoán Kim Eng khuyên nhà đầu tư không nên quá hoang mang khi khối lượng giao dịch liên tục đi xuống. Theo ông, hầu như tất cả lực bán ra nhằm thoát khỏi sàn đã được hấp thu hết, nhiều nhà đầu tư đang giữ cổ phiếu với hy vọng dài hạn. Thị trường giai đoạn như vậy rất dễ đi lên.

Chung cuộc có 47 mã tăng, 45 cổ phiếu đứng giá và 84 mã đi xuống.

STB khớp lệnh nhiều nhất phiên với 748.640 cổ phiếu, kế đến là SSI (315.440 cổ phiếu), VIP (208.040 cổ phiếu).

HaSTC-Index một lần nữa chia tay mốc 100 sau gần 2 tháng chinh phục, hôm nay chỉ còn 99,75 điểm, bị trừ nhẹ 0,94 điểm (0,93%). Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,1 triệu chứng khoán, tương đương 46,6 tỷ đồng.

Bạch Hường-Vnexpress


 

Thứ ba, 20/1/2009, 11:40 GMT+7

Chứng khoán tái diễn cảnh chợ chiều

Tiếp đà giảm đầu tuần, chứng khoán hai sàn có thêm một phiên giao dịch ảm đạm. Các chỉ số chính Vn-Index và HaSTC-Index chốt phiên tại 302,86 điểm, và 100,69 điểm, ngấp nghé các mốc nhạy cảm 300 với HOSE và 100 của HaSTC.

Khi mà không khí Tết tràn ngập phố phường những ngày này, nhà đầu tư dường như không còn quan tâm nhiều tới diễn biến trên sàn chứng khoán. Hôm nay 20/1, chỉ số chính của HOSE mở cửa một cách ì ạch, sụt giảm 1,87 điểm, tương ứng 0,61%, xuống còn 303,11 điểm. Lượng giao dịch tiếp tục rơi rớt xuống chỉ còn 718 nghìn cổ phiếu, giá trị 15,14 tỷ đồng.

Nhà đầu tư tiếp tục bỏ rơi Vn-Index trong đợt hai, khi chứng khoán không có thêm thay đổi lớn nào cả về giá trị lẫn tính thanh khoản. Vn-Index dao động theo hình răng cưa quanh mức giá trên dưới 300 điểm. Với xu hướng như vậy, không có nhiều điều để nói về diễn biến giá của các blue-chip. Nhiều cổ phiếu lớn như SSI, STB, DPM, HAG, ITA , PVD, FPT, ... giữ nguyên giá dưới tham chiếu trong suốt phiên.

Thay đổi lớn nhất xuất hiện tại mã quy mô trung bình SDN. Cổ phiếu này mở cửa tại giá sàn, tăng trần, để rồi lại kết thúc phiên với mức giảm tối đa. Diễn biến tăng giảm liên tiếp cũng xuất hiện tại một số mã nhỏ như HDC, KHP, hay TMS. Trên toàn HOSE gần như không có mã nào tăng trần với lượng chờ mua đáng kể.

Nhiều nhà đầu tư lúc này chỉ muốn sớm rút khỏi chứng khoán, bỏ lại sau lưng một năm thất bát, để yên tâm nghỉ tết. Ảnh: Hoàng Hà.
Nhiều nhà đầu tư lúc này chỉ muốn sớm rút khỏi chứng khoán, bỏ lại sau lưng một năm thất bát, để yên tâm nghỉ tết. Ảnh: Hoàng Hà.

Đợt khớp lệnh dài nhất trong ngày khép lại với giá trị 303,33 điểm của chỉ số Vn-Index, giảm 0,54% tương ứng với 1,65 điểm. Lượng cổ phiếu sang tên tính tới hết đợt hai đạt 4,098 triệu, trị giá khoảng 87,33 tỷ đồng.

Đà giảm của Vn-Index được đẩy nhanh hơn chút ít trong đợt khớp lệnh định kỳ cuối ngày. Hàn thử biểu của chứng khoán Việt Nam từ đó kết thúc ngày giao dịch tại 202,86 điểm, bị trừ 2,12 điểm, ứng với mức giảm 0,7%.

Lượng trao tay, tích lũy qua giao dịch báo giá, đạt 5,24 triệu chứng khoán, giá trị 109,36 tỷ. Giao dịch thỏa thuận cũng không tránh khỏi cảnh "chợ chiều" khi chỉ có 40 nghìn cổ phiếu được sang tên, giá trị 2,28 tỷ đồng. Như vậy, mới chỉ trải qua 13 phiên trong năm 2009 nhưng đây đã là lần thứ 8 liên tiếp, khối lượng khớp lệnh tại HOSE đứng dưới 10 triệu chứng khoán và 9 lần Vn-Index giảm điểm.

Những con số thống kê trên kết hợp với triển vọng lợi nhuận quý IV/2008 không mấy sáng sủa và dự đoán khó khăn kinh tế còn tiếp diễn trong 2 quý đầu năm 2009 đang khiến giới đầu tư thờ ơ với chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư cho biết, lúc này họ chỉ muốn sớm rút khỏi thị trường, bỏ lại sau lưng một năm đầu tư thất bại để ăn Tết cho thảnh thơi.

Đứng đầu trong các mã được khớp nhiều nhất vẫn là cái tên quen thuộc STB với 706 nghìn cổ phiếu, tiếp đến là PVF với 340 nghìn cổ phiếu, và SSI với 266 nghìn cổ phiếu.

Toàn sàn có 50 mã tăng, 36 mã đứng giá và 90 cổ phiếu mất điểm.

Tại sàn Hà Nội, HaSTC-Index chốt phiên tại 100,69, giảm 1,26 điểm, tương ứng 1,24%. Tổng lượng thực hiện toàn sàn 2,865 triệu, giá trị 55,54 tỷ đồng.

Như vậy chỉ số chính của HaSTC hiện chỉ còn cách "phao" 100 vẻn vẹn 0,69 điểm. Lần gần đây nhất HaSTC-Index rơi xuống dưới mốc này là 26/11/2008.

Chứng khoán sẽ nghỉ Tết từ 26/1 đến hết 29/1.

Xuân Hòa-Vnexpress

 

Trong một ngày chứng khoán thế giới kém sôi động do phố Wall nghỉ lễ, thị trường châu Á có phiên khởi sắc mạnh mẽ trước những hy vọng dành cho chính quyền mới của Obama. Ngược lại, cổ phiếu châu Âu chìm trong sắc đỏ trước tin xấu từ ngành ngân hàng.

Hôm qua 19/1, Chỉ số Nikkei 255 của Nhật tăng 0,32% trước việc Obama sắp chính thức trở thành ông chủ nhà trắng. Giới kinh doanh nước này hy vọng, chính quyền mới của Obama sẽ giúp các nhà xuất khẩu Nhật vượt qua khó khăn hiện tại. Tuy nhiên, số điểm cộng của các chỉ số chính đã bị bào mòn phần nào bởi nỗi lo lợi nhuận của các tập đoàn sẽ sụt giảm trong thời gian tới. Trong tuần trước, Nikkie giảm gần 7%.

Cổ phiếu của Toshiba tăng 6% nhờ hãng này vừa trúng thầu hợp đồng xây dựng hai hạng mục cho một nhà máy điện hạt nhân tại Texas. Giá trị hợp đồng ước tính khoảng 600 đến 800 tỷ yen, tương ứng khoảng 6,6 tới 8,8 tỷ đôla.

Chứng khoán châu Á khởi sắc nhưng vẫn còn đó những nỗi lo từ ngành ngân hàng. Ảnh: daylife.com.
Chứng khoán châu Á khởi sắc nhưng với các nhà đầu tư, vẫn còn đó những nỗi lo từ khối ngân hàng. Ảnh: daylife.com.

Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu và công ty điện tử khởi sắc mạnh mẽ. Trong đó có Honda Motor lên 4%, Toyota Motor được cộng 0,7%. Tokyo Electron, nhà cung cấp thiết bị bán dẫn lớn thứ 2 thế giới, tăng 4,5%...

Theo ông Yumi Nishimura, Giám đốc tại Daiwa Securities SMBC, "Giao dịch sẽ thiếu định hướng trong hôm nay và ngày mai". Tuy nhiên, chứng khoán thế giới sẽ được làm nóng trở lại sau khi Obama nhậm chức vào thứ ba và mùa công bố lợi nhuận của các hãng tại Mỹ bước vào giai đoạn cao điểm.

Trung Quốc và Hong Kong chứng kiến hai chỉ số chính Shanghai Composite và Hang Seng được cộng lần lượt 1,64% và 0,64%. Động lực cho phiên tăng này vẫn đến từ những hy vọng được thay đổi mà chính quyền mới của Obama có thể tạo ra. Tuy nhiên, mây đen còn luẩn quẩn quanh khối tài chính khi Ngân hàng Anh HSBC (niêm yết chéo tại Hong Kong) vừa bị Morgan Stanley và Goldman Sachs hạ điểm tín dụng. Cổ phiếu của HSBC giảm 3%.

Chỉ số KOSPI của chứng khoán Hàn Quốc được cộng 1,36%. Thủ tướng nước này trong một động thái nhằm cải tổ kinh tế đã có những thay đổi lớn trong nội các. Cụ thể, 5 bộ trưởng có thể mất chức và 5 cái tên mới được sẽ được bổ nhiệm.

Chứng khoán châu Âu có phiên đầu tuần ảm đạm do thiệt hại tồi tệ từ khối ngân hàng. Trong đó, Royal Bank of Scotland (RBS) là tâm điểm của phiên giảm khi tập đoàn này công bố mức lỗ 28 tỷ bảng, tương đương 41 tỷ đôla sau năm 2008, kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử của mình. Trước thông tin trên, Chính phủ Anh cho biết sẽ phải bơm tiền vào RBS để tránh nguy cơ phá sản.

Cổ phiếu của RBS giảm 67% xuống mức thấp nhất trong hơn 25 năm qua. Các đại gia ngân hàng còn lại tại châu Âu như BNP Paribas, Deutsche Bank, và Lloyds cũng chứng kiến cổ phiếu của mình đồng loạt giảm mạnh.

Chỉ số FTSE 100 của Anh trượt dốc 0,93%. Chỉ số DAX của Đức bị trừ 1,15%. Chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa thấp hơn tham chiếu 0,9%.

Tới 9h45 sáng nay 21/1, thị trường châu Á lại quay về sắc đỏ. Chỉ số Nikkei 225 giảm 3,12%, chỉ số Hang Seng giảm 3,27%, chỉ số Shanghai Composite mất 0,91%, chỉ số KOSPI bị trừ 2,72%.

Chứng khoán Mỹ ngừng giao dịch trong ngày thứ hai 20/1, để kỷ niệm ngày mất của Martin Luther King.

Trước đó, vào chủ nhật, Mỹ và Anh ra tín hiệu sẽ thực hiện những biện pháp khẩn cấp và dứt khoát để khơi thông tình trạng tắc nghẽn tính dụng tại hai thị trường tài chính hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, Barack Obama đã chuẩn bị một bài phát biểu với các ngân hàng sau khi ông tiếp nhận vị trí Tổng thống Mỹ vào tuần này.

Xuân Hòa (Theo Reuters, Bloomberg)

 

282.743 cổ phần Vietinbank trúng giá đã không hoàn tất việc nộp tiền, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa có thông báo sẽ bán tiếp lượng hàng bị từ chối mua này.

Phó tổng giám đốc HOSE Thái Đắc Liệt chiều nay cho biết: "Căn cứ theo quy chế đấu giá, số cổ phần còn trống này sẽ dành cơ hội cho những nhà đầu tư đã tham gia đấu giá trong đợt IPO ngày 25/12 nhưng chưa thành công".

Tuy nhiên, giá đặt mua lần này là mức nhà đầu tư đã đăng ký trong lần chào bán trước đó; không được thấp hơn 20.256 đồng, tức mức đấu thành công bình quân trong đợt bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank).

Gía trúng bình quân cổ phiếu Vietinbank chỉ cao hơn mức giá khởi điểm 265 đồng. Ảnh: B.H.

Nhà đầu tư khi đến đăng ký phải mang theo chứng minh nhân dân, cộng với thông báo kết quả đấu giá Ngân hàng Công thương và đặt cọc 50% giá trị cổ phần đặt mua. Thời hạn thanh toán chậm nhất vào 15h ngày 23/1.

Theo đó, Ban tổ chức đấu giá Sở giao dịch chứng khoán TP HCM sẽ xét theo thứ tự trả giá từ cao xuống thấp với mức nhà đầu tư đặt mua, để chọn ra những người trúng.

Ông Liệt cũng cho biết thêm, khả năng bán hết 282.743 cổ phần Vietinbank rất cao, do số phiếu đăng ký đấu giá nhưng chưa trúng vẫn còn nhiều. Đây cũng không phải là trường hợp đầu tiên, cổ đông bỏ cọc sau đợt IPO và Ban tổ chức thông báo chào bán tiếp.

Đợt phát hành lần đầu ra công chúng của Vietinbank ngày 25/12/2008 thu hút gần 56 triệu cổ phần. Kết quả bán được 53,6 triệu cổ phần, với tổng giá trị gần 1.086 tỷ đồng. Trong danh sách trúng giá, có 107 nhà đầu tư tổ chức, 12.839 cá nhân. Nhà đầu tư nước ngoài giành quyền mua 910.500 cổ phần nhưng chỉ "xí" được 874.397 cổ phần.

Bạch Hường


 

Giá cổ phiếu đã rẻ vẫn còn có thể rẻ hơn, giao dịch Vn-Index tuần qua nói lên điều đó khi khối lượng cùng giá trị sụt gần 30% so tuần trước.

So với tuần trước, khối lượng và giá trị của Vn-Index sụt tương ứng 30% và 20%. Ảnh: Đức Quang.

Tuần thứ ba của tháng 1 cũng là chặng đường đầu tiên thực hiện giao dịch trực tuyến, hiện áp dụng tại hơn 60 công ty chứng khoán thành viên của HOSE. Bỏ qua khâu đại diện sàn nhập lệnh, lệnh của nhà đầu tư sẽ "bắn" thẳng từ hệ thống của công ty chứng khoán đến HOSE với tốc độ xử lý 200 lệnh một giây, giảm áp lực quá tải khi cùng một lúc quá nhiều lệnh chờ được nhập vào tại các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, không gặp "thiên thời, địa lợi", giao dịch hai sàn trong cảnh đìu hiu, buồn tẻ với khối lượng không vượt nổi 10 triệu một phiên khiến hệ thống giao dịch trực tuyến chưa phát huy hết ưu điểm vượt trội về công nghệ so phương thức nhập lệnh thủ công.

Hoạt động mua bán của khối ngoại tuần này khá trầm lắng. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài gom tổng cộng 5,8 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, sụt một nửa so với tuần trước, tập trung mua ở các mã HSG, PPC, PVF, HPG, PVD, VPL... Ở chiều hướng bán ra, khối ngoại hướng vào MCP, SGT, DPM... với tổng lượng xả sụt gần 10% so tuần trước.

Trọn tuần lao dốc, HaSTC-Index sàn Hà Nội mất 3,33 điểm, tương đương 3,17%. So với tuần trước, chỉ số chứng khoán sàn Hà Nội sụt 27,8% về khối lượng và 23,8% về giá trị, tương ứng với 3,8 triệu chứng khoán và 96 tỷ đồng cho mỗi phiên giao dịch.

Bạch Hường-Vnexpress


 

Phiên hôm nay 16/1, kết thúc với diễn biến trái ngược tại HOSE và HaSTC. Trong khi Vn-Index vớt vát một tuần giao dịch ảm đạm bằng một phiên tăng thi HaSTC-Index lại có trọn tuần lao dốc, từ đó nối dài chuỗi ngày thất vọng sang con số 5.

Đợt mở cửa của phiên giao dịch cuối tuần diễn ra khá suôn sẻ khi chỉ số chính được cộng 1,72 điểm, tương ứng với 0,57%. Tuy nhiên, lượng cổ phiếu giao tiếp thấp khi chỉ có 742 nghìn cổ phiếu được khớp, giá trị tương ứng 18,4 tỷ đồng.

Nhóm mã blue-chip khởi đầu ngày giao dịch khá suôn sẻ khi gần như không có mã nào mất điểm. Trong đó, STB, VIC, VPL, PPC, và FPT đều tăng điểm. Tuy nhiên, tương tự như những phiên tăng trong khoảng 2 tuần gần đây, thị trường đi lên nhưng sức cầu tương đối yếu. Toàn sàn không có cổ phiếu nào thực sự tạo ra sự khác biệt lớn với phần còn lại của thị trường. Ngay cả các cổ phiếu hiếm như LBM, BMC, hay TCT, đã từng luôn tăng trần mỗi khi Vn-Index đi lên, cũng chỉ lình xình hoặc giảm điểm nhẹ.

Với sức cầu như vậy, việc đà tăng của chứng khoán sớm chững lại là điều có thể dự đoán được. Sau khi đợt khớp lệnh liên tục bắt đầu được gần 30 phút, Vn-Index chỉ tiến thêm khoảng hơn một điểm, lên mức xấp xỉ 307 điểm. Để rồi trong những phút còn lại của đợt hai, chỉ số chính giảm nhanh xuống sát mốc tham chiếu.

Đợt hai kết thúc, chỉ số chính của HOSE đạt giá trị 305,2 điểm, cao hơn tham chiếu vẻn vẹn 1,19 điểm, tương ứng với 0,39%. Lượng cổ phiếu trao tay khoảng 4,8 triệu cổ phiếu, giá trị 117,08 tỷ đồng.

Nếu như nhiều người đã trải qua tâm trạng lo lắng trong gần như toàn bộ thời gian khớp lệnh liên tục thì những phút ngắn ngủi của đợt khớp lệnh định kỳ cuối ngày lại mang đến niềm vui bất ngờ cho giới đầu tư. 15 phút của đợt khớp lệnh đóng cửa đã giúp hàn thử biểu tích lũy được 2,11 điểm, tương đương 0,69%, để kết thúc phiên tại 306,12 điểm. Đây cũng đợt tăng mạnh nhất của Vn-Index trong hôm nay.

Tổng thực hiện qua giao dịch báo giá là 6,8 triệu chứng khoán, giá trị 165,03 tỷ đồng. Trong đó đợt 3 đóng góp gần 30% tổng lượng giao dịch, dù chỉ chiếm 1 phần 8 tổng thời gian khớp lệnh. Giao dịch thỏa thuận góp thêm 769 nghìn cổ phiếu, giá trị 35,47 tỷ đồng cho tổng khối lượng giao dịch.

Đây là lần thứ 2 trong tuần qua, chỉ số chính tại hai sàn có diễn biến trái ngược nhau. Ảnh: Hoàng Hà.
Đây là lần thứ 2 trong tuần qua, chỉ số chính tại hai sàn có diễn biến trái ngược nhau. Ảnh: Hoàng Hà.

Hiện tại thời điểm các doanh nghiệp đưa ra báo cáo kết quả kinh doanh quý IV đã cận kề. Tuy nhiên, tính thanh khoản thấp trong những ngày gần đây cho thấy, nhà đầu tư chưa sẵn sàng quay lai thị trường do e ngại lơi nhuận của các doanh nghiệp sẽ không mấy khả quan. Theo nhận định của Công ty Chứng khoán SME, Vn-Index có thể cần tới 6 tháng nữa mới có thể thực sự khởi sắc trở lại. Dẫu sao, từ nay đến đó, sẽ luôn có cơ hội đầu cơ ngắn hạn cho các nhà đầu tư.

Sau phiên hôm nay, toàn sàn có 66 mã tăng, 50 mã đứng giá và 60 mã giảm giá. Cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất là HSG với lượng sang tên 518 nghìn, tiếp đó là STB với 503 nghìn và SSI với 377 nghìn cổ phiếu.

Tại sàn Hà Nội, chỉ số HaSTC-Index giảm nhẹ 0,27 điểm, tương ứng 0,27%, hiện còn 102,84 điểm. Tổng lượng khớp lệnh đạt 2,66 triệu, giá trị tương ứng khoảng 58 tỷ đồng.

Đây là lần thứ 2 liên tiếp trong tuần qua, HaSTC-Index mất điểm trong khi Vn-Index kết thúc phiên với số điểm dương. Từ đó, chỉ số chính của sàn Hà Nội đã có trọn một tuần giảm điểm.

Xuân Hòa-Vnexpress

 

Tin xấu từ ngành ngân hàng, bán lẻ, và các báo cáo kinh tế bủa vây phố Wall trong phiên giao dịch hôm qua 15/1. Từ đó, khiến các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm mạnh trước nỗi lo suy thoái sẽ còn kéo dài.

Chỉ số Dow Jones kết thúc ngày giao dịch tại 8.200,14 điểm, trượt dốc 2,94%. Chỉ số công nghệ Nasdaq đóng cửa tại 1.489,64 điểm, bị trừ 3,67%. Chỉ số Standard & Poor cũng giảm 3,35%, hiện chỉ còn 842,62 điểm.

Phiên giảm vừa qua đã nối dài chuỗi ngày mất điểm cho chứng khoán Mỹ trong hai tuần đầu năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là tin kinh tế bất lợi cả về vĩ mô cũng như từ các tập đoàn.

Tập đoàn Viễn thông Motorola vừa cho biết sẽ cắt giảm thêm 4000 việc làm. Đợt cắt giảm này được đưa ra chỉ một thời gian ngắn sau tuyên bố sa thải 3000 nhân viên, thông báo vào cuối năm 2008.

Ngân hàng Deutsche Bank báo lỗ tới 6,4 tỷ đôla trong quý IV/2008. Trong khi đó, theo Morgan Stanley, Ngân hàng lớn nhất châu Âu HSBC sẽ cần cắt giảm một nửa cổ tức đồng thời tăng thêm lượng vốn khổng lồ, lên tới 30 tỷ đôla.

Kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ suy thoái kéo dài. Ảnh: carolynbaker.net.
Kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ suy thoái kéo dài. Ảnh: carolynbaker.net.

Bộ Thương mại Mỹ hôm qua cho biết, doanh số bán lẻ tháng 12 đi xuống 2,7%, tồi tệ hơn nhiều những gì các chuyên gia kinh tế đã dự báo. Mức giảm trên cũng nhanh hơn đà đi xuống 2,1% của tháng 11. Nếu loại bớt biến động đến từ mua bán xe hơi, số liệu này hạ thấp 3,1%, tệ hơn nhiều so với ước tính xuống 1,4% của giới phân tích cũng như kết quả giảm 2,5% của tháng 11.

Nhóm các tập đoàn bán lẻ hàng đầu cho biết thêm, doanh số của họ thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 2,8%, bi quan hơn so với mức dự đoán xuống 2,2%, do suy thoái kinh tế.

Ngành công nghiệp bán lẻ tiếp tục gặp hạn khi vào hôm qua, Gottschalks đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Một công ty khác là Goody's cho hay thanh khoản của hãng đang sụt trầm trọng.

Trong một diễn biến khác, Nortel Networks, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất Bắc Mỹ, vừa nộp đơn xin phá sản.

Đầu giờ chiều qua, báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang (FED) chỉ ra sự trì trệ trong hoạt động kinh tế tại phần lớn các khu vực trên toàn nước Mỹ. Bên cạnh đó, số liệu tích trữ kinh doanh sau khi giảm 0,6% trong tháng 10, tiếp tục mất thêm 0,7% trong tháng 11. Dự đoán của các nhà kinh tế chỉ là hạ 0,5%.

Sau giờ đóng cửa, Tổng Giám đốc của Tập đoàn Công nghệ hàng đầu Apple thông báo sẽ tạm rời xa công việc kinh doanh từ nay cho đến hết quý II để chữa bệnh. Tin này khiến cổ phiếu của hãng mất 10% giá trị.

Theo thống kê từ Trim Tab, nhà đầu tư tiếp tục rút tiền 6 tỷ đôla ra khỏi các quỹ đầu tư chứng khoán trong tuần qua.

Ông Drew Kanaly, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tại Kanaly Trust Company, không mấy người ngạc nhiên khi phố Wall tụt dốc. Tuy nhiên điều được quan tâm sẽ là giai đoạn giảm sẽ kéo dài trong bao lâu với mức độ như thế nào.

Nhà chiến lược thị trường tại Weeden & Co, ông Steven Goldman, phiên giảm hôm nay đến từ phản ứng của nhà đầu tư với sự suy yếu của khối ngân hàng.

Trong ngày thứ năm, số liệu thất nghiệp tuần, tình hình sản xuất tại hai khu vực, và chỉ số giá thành sản xuất (PPI), một chỉ báo tình trạng lạm phát, sẽ được công bố. Một ngày sau, giới chứng khoán sẽ được biết lời lãi của Citigroup trong quý cuối năm 2008. Bên cạnh đó, JP Morgan Chase cũng sẽ đưa ra kết quả kinh doanh quý IV. Trong cuộc phỏng vấn với Financial Times, Giám đốc điều hành của công ty, ông Jamie Dimon nói tình hình kinh tế Mỹ nói chung và khối tài chính nói riêng sẽ tiếp tục tệ đi trong năm nay.

Dầu thô giao sau tháng 2 tại Thị trường New York giảm 50 cent xuống còn 37,28 đôla một thùng.

Thị trường châu Âu chao đảo trước tin xấu từ hai ngân hàng HSBC của Anh, Deutch Bank của Đức cũng như chỉ báo kinh tế ảm đạm trong khu vực. Chỉ số FTSE 100 của Anh xuống 4,97%. Chỉ số DAX của Đức mất 4,63%. Chỉ số CAC 40 của Pháp bị trừ 4,56%.

Trái với diễn biến tại châu Âu và Mỹ, chứng khoán châu Á có một phiên khởi sắc mạnh mẽ. Trong đó, đáng chú ý nhất là thị trường Trung Quốc, không chỉ bởi mức tăng 3,52% của chỉ số Shanghai Composite mà là ở thông tin GDP của nước này tăng trưởng 13% trong năm 2007, cao hơn mức dự đoán 11,7%. Với kết quả này, Trung Quốc đã chiếm vị trí của Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Nhật và Mỹ.

Mức tăng của các thị trường còn lại chỉ ở mức vừa phải. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật lên 0,29% nhờ cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn khởi sắc. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc được cộng 1,28%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tiến thêm được 0,27%.

Tính tới 10h10 sáng 15/1, chỉ số chính tại châu Á ngập trong sắc đỏ. Chỉ số Hang Seng giảm 4,81%. Chỉ số Nikkei giảm 3,98%. Chỉ số KOSPI giảm 4,91%. Chỉ số Shanghai Composite mất 0,47%.

Xuân Hòa (Theo CNN, Bloomberg)

 

Mới chớm hồi phục 0,85 điểm phiên 14/1, Vn-Index hôm nay lại quay về xu hướng giảm, lùi tiếp 3,97 điểm (1,28%) để chốt ở 304,01. Giá trị giao dịch sụt một nửa hôm qua.

Thông tin thuế thu nhập cá nhân, trong đó có hoạt động sinh lợi từ đầu tư chứng khoán sẽ được giãn cho đến hết tháng 5 đã không là liều thuốc hữu hiệu giúp chỉ số hai sàn thoát khỏi nỗi ám ảnh tuột dốc. Bởi lẽ, các công ty chứng khoán hiện vẫn khấu trừ 0,1% giá trị giao dịch cho một lần chuyển nhượng, như thường lệ, do chưa có văn bản giãn thuế chính thức và hướng dẫn thi hành của Tổng Cục thuế.

Mức suy giảm ngay trong đợt khớp lệnh đầu tiên hôm nay còn cao hơn điểm số tích lũy ngày hôm qua, mất 3,67 điểm, tương đương 1,19%. Giao dịch ảm đạm với lượng chứng khoán ít ỏi 661.400, trị giá 17,3 tỷ đồng.

10 phiên giao dịch đầu năm mới, Vn-Index mất 11,61 điểm, hiện dừng ở 304,01 điểm. Ảnh: Đức Quang.

Những "phát súng" đầu tiên về kết quả kinh doanh trọn năm 2008 của doanh nghiệp niêm yết đã bước đầu hé lộ, với những yếu tố khích lệ: FPT, BMI... vượt kế hoạch tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để phác họa lên gam màu sáng cho bức tranh sản xuất của doanh nghiệp trong năm Mậu Tý. Thị trường cũng đón nhận tín hiệu tích cực khi một số ngân hàng tính chuyện xem xét giảm lãi suất cho vay trước hạn, nới lỏng "vòng kim cô" chi phí vốn vay cho doanh nghiệp. Thế nhưng, những thông tin từng được xem là tích cực và hợp lý này đã không cản nổi đà giảm giá của các cổ phiếu niêm yết.

Giao dịch phủ không khí ảm đạm lên đợt giao dịch khớp lệnh liên tục khiến chỉ số sàn TP HCM đắm mình trong biển đỏ. PVF trở thành điểm sáng trong nhóm blue-chip khi vọt lên tăng điểm, bỏ mặc STB, VIC vẫn còn đứng mức giá tham chiếu. Kết cuộc đi xuống sau đợt 2 không có gì bất ngờ nhưng là điều đáng buồn khi đây là mức thấp nhất trong cùng đợt 9 phiên qua, chỉ có 4,1 triệu chứng khoán giao dịch, ứng với 100,9 tỷ đồng.

Như vậy, Vn-Index không giữ được chút khí thế hiếm hoi có được phiên 14/1 để trọn hôm nay chìm trong sắc đỏ và không có cơ hội đảo ngược thế trận. Thanh khoản ở mức thấp, đạt 6,3 triệu chứng khoán, tương đương 159 tỷ đồng.

Mức khớp lệnh nhiều nhất hôm nay chỉ có 387.710 cổ phiếu, thuộc về STB. Các mã FPT, SGT, PVF cùng giao dịch dưới 300.000 cổ phiếu.

Toàn sàn có 31 mã tăng, 36 cổ phiếu đứng giá và 109 mã giảm.

HaSTC-Index chốt phiên 15/1 mất 0,89 điểm (0,86%), còn 103,11 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường thấp nhất trong 9 phiên qua, đạt 2,95 triệu chứng khoán, trị giá 59,4 tỷ đồng.

Bạch Hường-Vnexpress


 

Chứng khoán chỉ tăng ở phía Nam

Posted In: , . By Công Ty Truyền Thông Số

Cùng trải qua nhiều phen thót tim khi chỉ số chính hết tăng rồi lại giảm điểm, nhưng tâm trạng nhà đầu tư tại hai sàn là trái ngược nhau khi ngày giao dịch hôm nay 14/1 kết thúc. Trong khi HaSTC-Index mất 0,22% giá trị thì Vn-Index lại xác lập mức tăng 0,28%.

Sau bốn lần giảm điểm liên tiếp, nhà đầu tư tại HOSE chờ đợi những diễn biến mới trong phiên giao dịch sáng nay 14/1. Tuy nhiên, không như những gì nhà thị trường kỳ vọng, đợt khớp lệnh mở cửa trôi đi với hình ảnh sắc đỏ tràn ngập bảng điện tử.

Vn-Index xuống 0,96 điểm, tương ứng 0,31%, chốt đợt một tại 306,17 điểm. Tính thanh khoản tiếp tục ở mức thấp khi chỉ có 919 nghìn cổ phiếu được sang tên, giá trị tương ứng 22,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tình hình đảo ngược nhanh chóng ngay từ những phút đầu đợt hai. Lượng cầu đột biến đổ vào thị trường đã giúp chỉ số chính của HOSE đảo chiều tăng gần 1% so với mốc tham chiếu chỉ sau 15 phút khớp lệnh liên tục. Chênh lệch với giá mở cửa thậm chí còn lớn hơn, khoảng 1,3%.

Sau vài lần hụt hơi, Vn-Index mới mang lại niềm vui tăng điểm cho các nhà đầu tư. Ảnh: Hoàng Hà.
Hôm nay 14/1, sau vài lần hụt hơi, Vn-Index mới mang lại niềm vui tăng điểm cho các nhà đầu tư. Ảnh: Hoàng Hà.

Tuy nhiên, do sức cầu đã không được duy trì một cách ổn định nên Vn-Index chỉ trụ lại tại mức đỉnh của phiên, khoảng trên 310 điểm, trong gần 5 phút trước khi đổ nhào trước làn sóng bán ra của các nhà đầu tư. Cũng tương tự như xu hướng tăng nhanh đầu đợt 2, đà giảm của Vn-Index diễn ra rất chóng vánh khi chỉ số này sụt hơn 1% chỉ sau vài phút.

Diễn biến của thị trường một lần nữa trở nên khó đoán với việc Vn-Index ngay khi vừa chuyển sang sắc đỏ đã lại một lần nữa bứt lên trên giá tham chiếu. Trong khoảng nửa giờ cuối của đợt khớp lệnh liên tục, Vn-Index lình xình quanh mức 307,5 điểm.

Kết thúc đợt hai, hàn thử biểu có giá trị 307,62 điểm, tăng 0,49 điểm, tưong đương 0,16%. Lượng thực hiện sau hai đợt là 5,63 triệu chứng khoán, giá trị 140,67 tỷ đồng.

Cũng từ thời điểm này xu hướng tăng trở nên ổn định hơn, phiên giao dịch khép lại mà không có thêm diễn biến bất ngờ nào. Vn-Index chốt ngày giao dịch với mức tăng 0,85 điểm, tương đương 0,28%, lên thành 306,14 điểm. Số chứng khoán trao tay qua giao dịch báo giá là 6,84 triệu, giá trị khoảng 167,32 tỷ đồng.

Nếu gộp thêm mua bán thỏa thuận, tổng khối lượng giao dịch được nâng lên thành 8,68 triệu chứng khoán, ứng với giá trị 350,58 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng lớn trong giao dịch thỏa thuận hôm nay là giao dịch của 1,7 triệu trái phiếu.

Toàn sàn có 66 mã tăng, 43 mã đứng giá và 66 mã giảm giá. Cổ phiếu thanh khoản tốt nhất là SSI với 463 nghìn cổ phiếu được khớp. REE và STB chia sẻ vị trí thứ hai và ba với khoảng 399 nghìn cổ phiếu được khớp.

Hôm nay đã là ngày thứ ba giao dịch trực tuyến đước áp dụng tại HOSE. Theo ghi nhận từ phần lớn các công ty chứng khoán, việc kết nối diễn ra thông suốt và không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra ngoại trừ việc có hai công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương và Phú Gia bị HOSE cảnh cáo do lỗi đặt và hủy lệnh trong cùng một đợt khớp lệnh định kỳ.

Giám đốc một công ty chứng khoán tại Hà Nội cho biết, sau khi giao dịch trực tuyến được áp dụng, lượng nhà đầu tư đến sàn không thay đổi. Tuy nhiên, lệnh đặt qua điện thoại có xu hướng giảm trong khi lệnh chuyển qua Internet và tin nhắn SMS tăng khá mạnh.

Dù cũng trải qua vài lần trồi sụt như HOSE nhưng kết quả giao dịch tại sàn Hà Nội cuối cùng lại đi theo xu hướng không mong muốn. HaSTC-Index đóng cửa tại 104 điểm, bị trừ 0,23 điểm, ngang mức giảm 0,22%. Tổng số cổ phiếu sang tên là 3,4 triệu, giá trị khoảng 72,88 tỷ đồng.

Như vậy, đây là lần thứ 2 trong vào 4 ngày gần đây Vn-Index tăng trong khi chỉ số HaSTC nhuốm sắc đỏ. Kết quả này cũng tương tự như diễn biến tại phố Wall trong phiên hôm qua khi các chỉ số chính của thị trường lên xuống xen lẫn nhau.

Xuân Hòa-Vnexpress

 

Chỉ số chính của phố Wall tăng giảm xen kẽ trong phiên hôm qua 13/1 do những thông tin trái chiều từ triển vọng lợi nhuận của các tập đoàn, phát biểu của ông Ben Bernanke, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED), và thông tin từ Citigroup.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones có phiên giảm thứ 5 liên tiếp, mất 0,3% giá trị xuống còn 8.448,56 điểm. Chỉ số Standard & Poor 500 đóng cửa tại 871,79, tiến thêm được 0,18%. Chỉ số công nghệ Nasdaq chốt phiên ở mức 1.546,46, được cộng 0,5%.

Dư âm từ việc Alcoa lỗ nặng sau quý IV/2008 tiếp tục làm trầm trọng thêm mối lo kết cục tương tự sẽ xảy ra với các tập đoàn khác. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư đã trở nên khá hơn khi Citigroup xác nhận đang đàm phán để bán cổ phần của mình trong hãng môi giới Smith Barney. Vào cuối ngày ngân hàng trên cho biết đã bán 51% cổ phiếu của Smith Barney cho Morgan Stanley.

Theo một số thông tin đáng chú ý từ các tập đoàn, Yahoo cho biết đã mời ông Carol Bartz, một Giám đốc điều hành có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, vào vì trí Tổng Giám đốc. Nhà sản xuất thuốc, Pfizer sẽ buộc phải cắt giảm 800 việc làm, với đối tượng bị sa thải là các nhà khoa học. Tương tự như Pfizer, Ngân hàng Barclay xác nhận sẽ tinh giảm bộ máy nhân sự, tuy nhiên hãng chưa tiết lộ số việc làm sẽ bị cắt giảm. Các báo cáo trước đó dự đoán số nhân viên bị mất việc khoảng 2000 người.

Chứng khoán Mỹ dao động hình răng cưa trong một ngày có nhiều thông tin tốt xấu xen lẫn. Ảnh: wn.com.
Chứng khoán Mỹ dao động hình răng cưa trong một ngày có nhiều thông tin tốt xấu xen lẫn. Ảnh: wn.com.

Theo báo cáo từ Chính phủ vào chiều qua, thâm hụt Ngân sách của Mỹ là 83,6 tỷ đôla trong tháng 12, cao hơn 0,6 tỷ đôla so với ước tính của giới phân tích. Từ đó tổng thâm hụt ngân sách cho 3 tháng đầu năm của năm tài khóa 2009 (tính từ tháng 9/2008) là 485,2 tỷ đôla, cao hơn thâm hụt của toàn bộ năm 2008.

Thâm hụt cán cân thương mại thu hẹp xuống thấp nhất trong 5 năm do suy thoái . Trong đó, nhu cầu về dầu và nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc giảm sút rõ rệt. Doanh số xuất khẩu mặt hàng nông sản và ôtô cũng có bước lùi đáng kể do nhu cầu tiêu thụ của thế giới đi xuống. Theo số liệu từ Bộ Thương mại, thâm hụt thương mại tháng 11 chỉ là 40,4 tỷ đôla, thấp hơn nhiều so với con số 56,7 tỷ đôla của tháng 10.

Trong bài phát biểu tại London, Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke nói, gói cứu trợ 800 tỷ đôla được đề xuất bởi tân Tổng thống, ông Barack Obama sẽ tạo ra một lực đẩy lớn cho nền kinh tế. Ngoài ra, ông cho biết có thể sẽ cần hỗ trợ thêm cho các ngân hàng.

Cùng ngày, Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Quốc hội đã lắng nghe tường trình từ Chương trình Giải trừ Tài sản xấu (TARP). Trước đó, vào thứ hai, Tổng thống Obama đã yêu cầu Quốc hội cung cấp nốt 350 tỷ đôla, phần còn lại của TARP. Ông Obama cho hay, phấn còn lại của TARP sẽ phải được dùng để giải quyết khó khăn cho người sở hữu nhà đất và người tiêu dùng nói chung.

Theo ông Gary Webb, Giám đốc điều hành tại Webb Financial Group, hiện các thông tin cả vĩ mô lẫn từ các tập đoàn đều không mấy hứa hẹn. Ông nhận định dù tin xấu đều đã được dự đoán từ trước nhưng có vẻ như các yếu tố tiêu cực vẫn chưa được phản ánh hết vào giá.

Thứ tư, Chính phủ sẽ công bố doanh số bán lẻ tháng 12 và báo cáo kiểm kê kinh doanh tháng 11. Bên cạnh đó, số liệu trữ lượng dầu hàng tuần và báo cáo bán niên về tình hình kinh tế cũng được đưa ra. Vào cuối tuần, JP Morgan Chase và Intel sẽ công bố kết quả quý IV.

Kết thúc ngày giao dịch, tại Sở Giao dịch New York, dầu giao sau tháng 2 giảm 19 cent xuống còn 37,78 đôla một thùng.

Tại châu Á, phần lớn các chỉ số chính đều giảm điểm. Chứng khoán Nhật do nghỉ lễ vào thứ hai nên những diễn biến xấu từ phiên ngừng giao dịch đã được gộp cùng các yếu tố bất lợi ngày hôm qua. Chỉ số Nikkei 225 sụt 4,79% trong đó nhóm các nhà xuất khẩu lớn đi xuống nhiều nhất do đồng yen lên giá so với đôla.

Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite đóng cửa thấp hơn tham chiếu 0,33%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong bị trừ 2,17%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,95%.

Thị trường châu Âu cũng không tránh được ngày giao dịch ảm đạm. Chỉ số FTSE của Anh mất 0,61%. Chỉ số DAX của Đức thoái lui 1,75%, bất chấp việc Chính phủ nước này vừa chấp thuận gói hỗ trợ kinh tế trị giá 50 tỷ euro. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 1,49%.

Tính tới 10h sáng nay 14/1, chỉ số Nikkei tăng 0,81%, chỉ số Hang Seng tăng 1,21%, chỉ số Shanghai Composite tăng 0.8, chỉ số KOSPI tăng 0,26%.

Xuân Hòa (Theo CNN, Bloomberg)

 

Sắc đỏ gần như phủ kín bảng điện tử chứng khoán hôm nay, kéo Vn-Index lùi 5,05 điểm (1,61%), chốt ở 307,13 điểm. Thị trường chưa có động lực đi lên và theo ông Nguyễn Minh Tuấn, nhà đầu tư trong 2 quý đầu năm chỉ nên trong tư thế chờ.

Theo lý giải của ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc nghiên cứu Công ty chứng khoán Saigonbank Berjava: "Kinh tế thế giới sẽ hồi phục vào hai quý cuối cùng của năm 2009 và bắt đầu lên mạnh vào năm 2010. Thị trường chứng khoán do vậy cũng sẽ khởi sắc theo".

Theo ông Tuấn, khi bức tranh kinh tế toàn cầu khởi sắc, hoạt động xuất khẩu cùng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bừng tỉnh trở lại. Cộng thêm tác dụng của gói kích cầu từ Chính phủ, nền kinh tế nội tại sẽ phục hồi và thị trường chứng khoán cũng sẽ "vui lây" vào khoảng đầu quý III và đây là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư tham gia.

Phòng phân tích Công ty chứng khoán Bảo Việt cũng cho rằng: "Thị trường hiện không có nhiều đột biến và lượng cầu ở mức hạn chế đã khiến cho các chỉ số giảm điểm". Có thể, diễn biến này sẽ còn tiếp tục do lượng cung trong giai đoạn này về cơ bản không lớn, thị trường chưa có động lực tăng điểm.

Những phiên giao dịch đầu năm 2009 chưa mấy sôi động, nhà đầu tư vẫn đứng ngoài thị trường, Vn-Index lưng chừng quanh mức 300. Ảnh: Đức Quang.

7 phiên giao dịch khởi động năm 2009 đã nói lên điều đó. Vn-Index loay hoay, giằng co quanh mốc 300, với giá trị giao dịch ổn định ở mức thấp. Nhà đầu tư tuy vẫn đến sàn nhưng chủ yếu nghe ngóng, quan sát động tĩnh mua bán của phiên. Ngay cả khi phương thức giao dịch trực tuyến (giao dịch không sàn) chính thức vận hành ở 69 công ty chứng khoán thành viên của HOSE vào hôm qua, thanh khoản thị trường cũng không thoát khỏi xu hướng ảm đạm.

Không nằm ngoài xu thế chung đó, phiên giao dịch hôm nay phủ không khí buồn tẻ, khi 30 phút đầu tiên, chỉ có 682.730 chứng khoán "trao tay", đạt giá trị 14,7 tỷ đồng.

Tiếp tục đi xuống trong đợt khớp lệnh liên tục với mức suy giảm sâu hơn, chỉ số chứng khoán sàn TP HCM tạm dừng sát mốc 300. Gần 30 mã đi lên trong đợt này vắng bóng blue-chip. Không có sự trợ giúp đắc lực từ những cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn, Vn-Index nhất quán theo một chiều đi xuống để ấn định mức giảm chung cuộc 5,05 điểm, đóng cửa ở 307,13 điểm.

Thanh khoản thị trường vẫn là gam màu tối khi chưa đến 8,7 triệu chứng khoán chuyển nhượng, kéo giá trị chỉ đạt 181 tỷ đồng. BT6, KSH, SFN, VFC trở thành điểm sáng của phiên khi tăng hết biên độ 5%, là những mã hiếm hoi đắt hàng với dư bán gần như trống trơn.

Không mã nào giao dịch đạt 1 triệu cổ phiếu trở lên, STB khá khẩm nhất cũng chỉ 686.040 cổ phiếu. SSI cũng được mua vào khá mạnh nhưng chỉ có 605.330 cổ phiếu chuyển nhượng. Toàn sàn có 26 mã tăng, 36 cổ phiếu duy trì ở giá tham chiếu và 113 mã đi xuống.

Hòa cùng nhịp trượt với Vn-Index, HaSTC-Index của sàn Hà Nội chốt phiên 13/1 ở 104,23 điểm sau khi bị trừ 1,48 điểm (1,4 %). Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường sụt gần gấp đôi hôm qua, đạt 3,8 triệu chứng khoán, tương đương 84,2 tỷ đồng.

Bạch Hường-Vnexpress

 

Phố Wall trượt dốc phiên đầu tuần trước viễn cảnh lợi nhuận u ám của các tập đoàn trong quý IV/2008 và hợp đồng sắp được ký kết giữa Citigroup và Morgan Stanley.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,46%, kết thúc phiên tại 8.473,97 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq đóng cửa tại 1.538,79 điểm, thấp hơn tham chiếu 2,09%. Chỉ số Standard & Poor 500 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện có giá trị 870,26 điểm, đi xuống 2,26%.

Alcoa khởi đầu giai đoạn thông báo lợi nhuận quý IV/2008 một cách không suôn sẻ. Nhà sản xuất nhôm hàng đầu nước Mỹ thông báo lỗ 28 cent trên mỗi cổ phiếu, trong khi cùng kỳ năm ngoái mỗi cổ phiếu lãi 36 cent. Các chuyên gia kinh tế trước đó dự tính mức lỗ chỉ là 10 cent một cổ phần.

Khoản thiệt hại mà Alcoa phải gánh chịu sau quý IV lên tới 1,19 tỷ đôla. Tuy vậy, doanh thu của hãng vẫn là cao hơn dự tính. Tuần trước, công ty này cho biết sẽ sa thải 13% lao động trong tổng bộ máy nhân sự để cắt giảm chi phí.

Ông Greg Church, Chủ tịch tại Church Capital, nhận định: "Lợi nhuận (của các công ty) sẽ là một thảm họa và tôi nghĩ câu chuyện liên quan tới Citigroup cũng sẽ ảnh hưởng (tới phố Wall) vì nó khiến mối quan tâm được hướng trở lại về khối tài chính".

Để tăng lượng tiền mặt, Citigroup thông báo đang đàm phán bán một lượng cổ phần lớn tại Công ty Môi giới Smith Barney cho Morgan Stanley. Nếu cuộc đàm phán trên thành công, tỷ lệ sở hữu của Morgan Stanley trong Smith Barney sẽ là 51%. Citigroup sau khi lỗ hơn 20 tỷ đôla trong 4 quý liên tiếp đang gặp nhiều khó khăn và cần tăng dự trữ tiền mặt để tránh rủi ro thanh khoản. Trước đó, với lý do tương tự, Bank of America cũng đã phải bán cổ phần tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc. Cổ phiếu của Citigroup giảm 17%, Morgan Stanley đi xuống 1% và Bank of America bị trừ 12% giá trị.

Theo ước tính của Thomson Reuters, lợi nhuận quý IV của các công ty thuộc bộ chỉ số S&P 500 sẽ thấp hơn 15,1% so với một năm trước và đây sẽ là quý thứ 6 liên tiếp lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp giảm sút.

Nhà đầu tư tại phố Wall lo ngại giai đoạn công bố lợi nhuận sắp tới sẽ mang đến toàn tin xấu. Ảnh: blogspot.com.

Cổ phiếu dầu khí như Exxon Mobil và Chevron cũng bị bán mạnh do nhà đầu tư e ngại ảnh hưởng của kinh tế suy yếu lên kết quả kinh doanh của hai hãng trên.

Vào hôm qua, Attbott Labrotaries cho biết sẽ mua lại Advanced Medical Optics với giá 1,36 tỷ đôla kèm them nợ nhằm mở rộng hoạt động của dịch vụ chăm sóc mắt. Trước tin trên, cổ phiếu của Advanced Medical Optics tăng đột biến 143%.

Tại Sở Giao dịch New York, dầu thô giao sau tháng 2 giảm 3,24 đôla xuống còn 37,59 đôla một thùng.

Tại châu Á, tin xấu từ thị trường lao động Mỹ vào cuối tuần trước đã đẩy các chỉ số chính đồng loạt lao dốc trong ngày đầu tuần với sự góp mặt của các cổ phiếu khai mỏ, dầu khí và tài chính. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc bị trừ 2,05%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 0,24%. Chỉ số chính Hang Seng của chứng khoán Hong Kong thấp hơn phiên trước 2,83%.

Trong một diễn biến khác, thị trường Ấn Độ sau khi lao đao vì vụ gian lận kế toán tại Satyam Computer Services đã tiếp tục có một phiên giảm. Chỉ số BSE 30 của nước này xuống 2,94%. Tuy nhiên, Satyam Computer Services lại tiến hơn 50% do thông tin Chính phủ chỉ định thành viên mới cho hội đồng quản trị công ty này.

Chứng khoán Nhật ngừng giao dịch để nghỉ lễ.

Chứng khoán châu Âu cũng bị cuốn vào đà giảm đến từ thị trường Mỹ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,34%. Chỉ số DAX của Đức thoái lui 1,34%. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ thấp 1,62%.

Tính tới 10h10 sáng nay, chỉ số Hang Seng lên 0,43%, chỉ số Nikkei giảm 0,73%, chỉ số Hang Seng lên 0,64%, chỉ số KOSPI tiến thêm 0,43%, Shanghai Composite bị trừ 0,94%.

Xuân Hòa (Theo CNN, Bloomberg)

 

Chậm nhất là ngày 31/3, khách hàng lựa chọn nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh chứng khoán theo phương thức nộp 20% trên doanh thu chịu thuế phải hoàn tất thủ tục đăng ký với cơ quan thuế.

Đó là quy định mới do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) vừa ban hành. Theo đó, các công ty chứng khoán cần cung cấp đầy đủ cho nhà đầu tư bản xác nhận kết quả giao dịch hoặc sao kê tài khoản trong đó nêu rõ số thuế chuyển nhượng bị khấu trừ để làm cơ sở quyết toán thuế cuối năm.

UBCK nhà nước cho hay Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009, tuy nhiên, Chính phủ có chủ trương trình Quốc hội xem xét việc giãn khoản thu đối với thu nhập từ đầu tư chứng khoán. Trong lúc chờ quyết định chính thức từ phía Quốc hội, UBCK Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán vẫn thực hiện việc tính thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

Theo đó, chậm nhất là ngày 31/3, khách hàng lựa chọn phương thức nộp thuế 20% trên doanh thu phải hoàn tất thủ tục đăng ký với cơ quan thuế. Phương thức nộp thuế 0,1% trên mỗi lần giao dịch với chứng khoán đã được áp dụng từ 1/1/2009.

Hồng Anh-Vnexpress

 

Hôm nay 12/1, khi giao dịch không sàn được chính thức áp dụng tại HOSE, chứng khoán đã có một phiên giao dịch ảm đạm. Phần nào do tâm lý thận trọng trước thay đổi của một số nhà đầu tư, Vn-Index đã giảm 0,39% về giá trị và gần 23% tính thanh khoản.

Trái với các dự đoán khá khả quan của nhiều công ty chứng khoán và quỹ đầu tư, chứng khoán khởi đầu tuần mới một cách chật vật. Vn-Index giảm 2,18 điểm, tương đương 0,7%, trong đợt khớp lệnh đầu tiên. Chỉ số này từ đó mở cửa tại 311,22 điểm, với lượng khớp lệnh hơn 669 nghìn cổ phiếu, giá trị khoảng 1,133 tỷ đồng.

So với nhiều ngày gần đây, tính thanh khoản của thị trường trong buổi sáng này đã giảm mạnh. Lượng khớp lệnh trong đợt mở cửa hôm nay cũng là thấp nhất kể từ ngày 23/7/2008.

Tình hình không được cải thiện nhiều trong đợt khớp lệnh tiếp theo khi đi kèm với sự đi xuống về giá trị là tình trạng giao dịch thưa thớt. Vẫn chỉ các cổ phiếu nhỏ đi lên trong khi đa số blue-chip tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Ngoại trừ VPL tăng trần, các mã lớn như FPT, VNM, REE, DPM, STB, SSI... đều không một lần ngóc đầu lên khỏi mốc tham chiếu.

Tính thanh khoản tại cả hai sàn sụt giảm khá mạnh trong phiên sáng nay 11/1, một ngày trước khi giao dịch không sàn được áp dụng. Ảnh: Hoàng Hà.
Tính thanh khoản tại HOSE sụt giảm mạnh trong phiên sáng nay 11/1, một ngày trước khi giao dịch không sàn được áp dụng. Ảnh: Hoàng Hà.

Một diễn biến khác đáng chú ý là chuỗi tăng điểm của cổ phiếu BBT, Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết, đã bị chặn đứng sau 11 phiên. Trước làn sóng bán ra để kiếm lời của nhà đầu tư, mã BBT giảm sàn ngay sau giờ mở cửa và duy trì ở giá trị này đến hết phiên sáng nay.

Kết thúc đợt khớp lệnh liên tục, hàn thử biểu chốt tại 311,78 điểm, bị trừ 1,62 điểm, tương ứng 0,53%. Tồng số chứng khoán sang tên sau hai đợt là 4,99 triệu, giá trị tương ứng 99,47 tỷ đồng.

Cán cân cung cầu phần nào trở nên cân bằng hơn trong đợt khớp lệnh định kỳ cuối ngày. Nhà đầu tư nhờ đó cũng giảm bớt được thiệt hại khi Vn-Index đóng cửa tại 312,18 điểm, thấp hơn tham chiếu 1,22 điểm, tương đương 0,39%.

Khối lượng cổ phiếu trao tay qua giao dịch báo giá và giao dịch thỏa thuận lần lượt là 5,8 triệu và 711 nghìn cổ phiếu, tương đương với giá trị 124,75 tỷ đồng và 22,4 tỷ đồng. Tổng giao dịch toàn sàn từ đó đạt 6,5 triệu chứng khoán, trị giá 147,15 tỷ đồng.

Mã được mua bán tích cực nhất trong ngày là SSI với hơn 440 nghìn cổ phiếu. Vị trí thứ hai và ba lần lượt thuộc về STB và SAM với lượng thực hiện 440 nghìn và 267 nghìn.

Toàn sàn có 46 mã tăng, 43 mã đứng giá và 86 mã giảm giá.

Hôm nay, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM bắt đầu áp ụng hình thức giao dịch không sàn. Theo đó, lệnh của nhà đầu tư sẽ được chuyển thẳng tới hệ thống của Sở Giao dịch mà không cần thông qua đại diện sàn.

Như vậy, chuỗi giảm của Vn-Index đã bước sang ngày thứ 3. Một chuyên gia chứng khoán nhận định, thái độ dè dặt của nhà đầu tư trong những ngày gần đây phần nào liên quan đến thay đổi nói trên trong phương thức giao dịch. Một số nhà đầu tư có lẽ e ngại chứng khoán sẽ cần vài phiên để làm quen với giao dịch không sàn nên đã sớm rút khỏi thị trường để quan sát xu hướng.

Bên cạnh lý do kỹ thuật, việc chứng khoán thiếu thông tin hỗ trợ và nhà đầu tư ngại giao dịch vào thời điểm cuối năm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới xu hướng thị trường thời gian qua.

Theo vị chuyên gia trên, nếu việc giao dịch trực tuyến giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán được thực hiện suôn sẻ. Tính thanh khoản có thể sẽ hồi phục trở lại trong những ngày tới.

Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chỉ số HaSTC-Index kết thúc phiên tại 105,71 điểm, trượt dốc 0,46 điểm, ngang mức giảm 0,43%. Trái với không khí trầm lắng tại HOSE, hoạt động giao dịch tại HaSTC là sôi động nhất trong 3 ngày gần đây khi khối lượng sang tên qua cả giao dịch báo giá lẫn thỏa thuận lên tới 6,23 triệu cổ phiếu, giá trị 205,95 tỷ đồng.

Xuân Hòa-Vnexpress

 

Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ giảm mạnh trước tin có thêm hơn nửa triệu người mất việc trong tháng 12. Không chỉ tác động tới phố Wall, diễn biến của thị trường lao động Mỹ còn tiếp tục nhuộm đỏ nhiều thị trường lớn tại châu Á và châu Âu.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 1,64%, chỉ còn 8.599,18 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq đóng cửa tại 1.571,59 điểm, giảm 2,81%. Chỉ số Standard & Poor 500 (S&P 500) ngừng giao dịch ở mức 890,35 điểm, thấp hơn phiên trước 2,13%.

Như vậy, sau tuần đầu tiên của năm mới, chỉ số Dow Jones giảm 4,8%, chỉ số Nasdaq giảm 3,7%, chỉ số S&P 500 mất 4,5% giá trị.

Theo báo cáo từ Chính phủ Mỹ, các doanh nghiệp trong tháng cuối năm 2008 đã cắt giảm 524 nghìn việc làm. Tuy kết quả trên vẫn thấp hơn mức 584 nghìn của tháng 11, nhưng là đủ khiến 2008 trở thành năm tồi tệ nhất cho thị trường lao động kể từ cuối Đại chiến Thế giới lần thứ 2 với tổng số người thất nghiệp 2,6 triệu người.

Thống kê của tháng 12 là khá sát mức dự đoán 525 nghìn được đưa ra bởi các nhà kinh tế và cao hơn nhiều so với con số ước tính 693 nghìn việc làm bị cắt giảm, theo ước tính của nhiều chuyên gia của phố Wall.

Trong nhiều tháng qua, chứng khoán Mỹ thường ảm đạm mỗi khi báo cáo từ thị trường lao động được công bố. Ảnh: daylife.com.
Trong nhiều tháng qua, chứng khoán Mỹ thường ảm đạm mỗi khi báo cáo từ thị trường lao động được công bố. Ảnh: daylife.com.

Cựu Bộ Trưởng Bộ Tài chính, ông Robert Rubin cho biết sẽ không tiếp tục tái ứng cử vào vị trí Giám đốc tại Ngân hàng Citigroup mà sẽ nghỉ hưu dưới vai trò hiện tại là một nhà tư vấn cao cấp. Quyết định trên được đưa ra sau khi ông Rubin chỉ trích kết quả kinh doanh năm 2008 của Citigroup.

Theo một diễn biến khác, Citigroup và Morgan Stanley đang đàm phán để sáp nhập bộ phận môi giới của hai hãng.

Boeing vừa cho biết sẽ cắt giảm 4.500 việc làm. Đây được coi là hành động chữa cháy cho việc tập đoàn hàng không hàng đầu này mở rộng bộ máy nhân sự trong năm 2008. Boeing là một trong số ít công ty lớn tuyển thêm nhân công trong năm qua.

Hôm qua, hãng sản xuất hàng điện tử số một nước Mỹ, Best Buy, đã thu hẹp triển vọng lợi nhuận trong năm 2009. Lợi nhuận ước tính trên mỗi cổ phiếu được giảm từ 2,7 đôla xuống còn 2,5 đôla. Trước đó, đứng thứ hai trong danh sách các nhà sản xuất đồ điện tử hàng đầu là Circuit City đã nộp đơn xin phá sản và hiện công ty này đang tìm "mạnh thường quân" có thể mua lại hoặc hỗ trợ hãng về tài chính.

Cổ phiếu của Lennar giảm 28% sau khi công ty xây nhà lớn thứ 2 tại Mỹ bị cáo buộc lừa đảo theo mô hình ponzi, tương tự như những gì mà Benard Madoff đã làm trong vụ lừa đảo trị giá 50 tỷ đôla vừa bị phanh phui. Tuy nhiên, cổ phiếu của Lennar đã hồi phục sau khi hãng phủ nhận cáo buộc trên.

Chứng khoán Mỹ và Thế giới nói chung đang rất nhạy cảm với các các tin tức liên quan tới lừa đảo. Công ty máy tính Satyam của Ấn Độc vừa qua cũng bị cáo buộc lừa đảo kế toán trong nhiều năm qua.

Theo thống kê từ Trim Tabs, dòng tiền có dấu hiệu đảo ngược quay lại với chứng khoán. Sau 7 ngày gần đây, nhà đầu tư đã đổ 6,4 tỷ đôla vào các quỹ đầu tư trong khi 1,2 tỷ đôla đã bị rút ra vào tuần trước đó.

Các nhà phân tích nhận định, đà tăng cuối năm của phố Wall đến từ việc nhà đầu tư đánh cược vào khả năng kinh tế Mỹ sẽ hồi phục nhờ cải tổ đến từ Chính phủ mới của Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, khi mà các kế hoạch kích thích kinh tế còn chưa được thực hiện thì thị trường đã bị thử thách bởi một chuỗi báo cáo kinh tế xấu và tin bất lợi từ các công ty.

Các nhà lập pháp vẫn đang cân nhắc liệu có nên chấp thuận gói kích thích kinh tế trị giá tới 775 tỷ đôla của Tổng thống Obama.

Ông Stephen Lauck, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tại Ashfield Capital Partners, mức giảm của phố Wall sau chuỗi tin xấu tuần qua là có thể chấp nhận được. Nó cho thấy nhà đầu tư đã không còn bị choáng bởi các tin bất lợi mà đang có cái nhìn tích cực hơn về triển vọng thị trường trong 5-6 tháng tới.

Trong tuần tới, chứng khoán Mỹ sẽ đón nhận báo cáo lợi nhuận quý từ nhiều doanh nghiệp.

Dầu giao sau tháng 12 giảm nhẹ 87 cent xuống còn 40,83 đôla một thùng tại Thị trường New York.

Chứng khoán châu Âu cũng có một phiên ảm đạm do tin xấu từ bên kia bờ Đại Tây Dương. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,26%. Chỉ số CAC 40 của Pháp bị trừ 0,75%. Chỉ số DAX của Đức hạ thấp 1,97%.

Sau tuần đầu của năm 2009, chỉ số FTSE giảm 2,4%, CAC 40 thụt lùi 0,75%, DAX mất 3,8%.

Thị trường châu Á cũng không tránh được một kết cục buồn trong ngày giao dịch cuối tuần trước diễn biến xấu từ Mỹ và châu Âu. Chỉ số Nikkie 225 trong phiên thứ sáu và sau tuần qua giảm lần lượt 0,5% và 0,3%. Góp mặt trong đà giảm của chứng khoán Nhật có cổ phiếu của một số nhà xuất khẩu hàng đầu như Panasonic, Cannon, Honda...

Tại Hong Kong, chỉ số chính Hang Seng bị trừ 0,3% và hiện thấp hơn 4,4% so với cuối tuần trước. Trong đó, cổ phiếu ngân hàng, công nghệ và viễn thông sụt giảm đáng kể do kết quả kinh doanh nghèo nàn và nỗi lo các cổ đông lớn tại phương tây sẽ bán tháo cổ phiếu.

Cùng ngày, chỉ số Shanghai của Trung Quốc tăng 1,42%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc trượt dốc 2,05%. Hai chỉ số này tăng lần lượt 4,6% và 2%.

Xuân Hòa (Theo CNN, Reuters)

 

Chứng khoán có một trong những tuần giao dịch bình lặng nhất trong nhiều tháng qua khi hàn chênh lệch giữa giá trị đầu và cuối tuần chỉ vẻn vẹn 0,06 điểm. Tuy nhiên, giá trị và khối lượng tích lũy được có thể là cơ sở cho đà tăng của Vn-Index trong thời gian tới.

Tuần đầu tiên của năm 2009 đầy ắp thông tin mới nhưng chuỗi 5 phiên giao dịch vừa qua không mang lại nhiều thay đổi cho chứng khoán Việt Nam. Chỉ số chính chốt tuần tại 313,4 điểm, cao hơn tuần trước vỏn vẹn 0,06 điểm, tương đương 0,019%. Dẫu vậy, nếu so với giá trị cuối năm 2008, Vn-Index chẳng những không tăng điểm mà còn đi xuống 2,22 điểm.

Tổng lượng khớp lệnh tuần qua đạt 53,94 triệu chứng khoán. Lượng thực hiện trung bình khoảng 10,78 triệu chứng khoán một phiên, giá trị tương ứng 253,54 tỷ đồng. So với giá trị bình quân của 5 ngày giao dịch trước đó, tuần qua tính thanh khoản tiếp tục đi lên, số cổ phiếu trao tay tăng 10%.

Hoạt động mua bán của khối ngoại trở nên sôi động sau khi kỳ nghỉ lễ kéo dài từ giáng sinh cho tới ngày đầu năm mới kết thúc. Vẫn với xu hướng mua ròng, nhà đầu tư nước ngoài đã gom vào 10,01 triệu chứng khoán và bán ra 6,97 triệu cổ phiếu. Lượng mua và bán trên cao hơn tuần trước lần lượt 40% và 99%.

Tâm điểm giao dịch của khối ngoại rơi vào các blue chip như DPM, SSI, và VNM.

Trong những ngày qua thông tin có ảnh hưởng mạnh tới kết quả giao dịch vẫn là việc thuế chứng khoán được áp dụng. Trước thời điểm thuế chứng khoán có hiệu lực vào 2/1, nhà đầu tư tỏ ra khá e dè với thay đổi trên. Tuy nhiên tính thanh khoản trong 5 phiên gần đây là khá tốt, thậm chí tăng so với 2 tuần gần đây.

Vào ngày cuối tuần, Vụ Thống kê đã chính thức cho biết tăng trưởng kinh tế của năm 2008 chỉ là 6,23% thấp hơn dự kiến của Chính phủ. Đây là thông tin được dự kiến sẽ có tác động nhất định tới xu hướng của thị trường trong tuần tới.

Tin tức bất lợi liên quan tới thuế chứng khoán và tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến có thể sẽ không có nhiều ảnh hưởng tới kết quả giao dịch trong thời gian tới. Ảnh: Hoàng Hà.
Tin tức liên quan tới thuế chứng khoán và tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến có thể không còn ảnh hưởng nhiều tới kết quả giao dịch trong thời gian tới. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo đánh giá của một chuyên gia chứng khoán, tương tự như thông tin về thuế chứng khoán, số liệu bất lợi về tăng trưởng kinh tế, đã được dự đoán từ trước, sẽ được "tiêu hóa" nhanh chóng. Trong những ngày tới, có thể có một đợt tăng ngắn hạn do nhà đầu tư tranh thủ ôm trước các cổ phiếu có thể có kết quả kinh doanh qúy IV tốt.

Dẫu sao, kết quả IV/2008 cũng quý I/2009 sẽ không mấy khả quan, nên khó có điều kiện để chứng khoán tăng mạnh. Chiến thuật khôn ngoan với các nhà đầu tư từ nay đến tết âm có lẽ là "đánh nhanh rút gọn", mua nhanh bán nhanh.

Trong ngày thứ ba, 12/1 Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, sẽ chính thức áp dụng việc giao dịch không sàn. Dù vẫn có những lo lắng hoặc bỡ ngỡ về phía các nhà đầu tư và công ty chứng khoán thì đây vẫn là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo thông tin công bố vào 8/1, thời hạn chuyển sàn cho các doanh nghiệp không đủ điều kiện niêm yết tại HOSE đã được nới thêm 3 tháng kể từ ngày 8/2. Đây là một tin tốt cho nhiều công ty để họ có thêm thời gian tăng đủ số vốn 80 tỷ, điều kiện cần thiết để niêm yết tại HOSE. Bên cạnh đó, áp lực cơ cấu lại danh mục với các nhà đầu tư sẽ giảm bớt, tạm thời sẽ không có cảnh tranh bán với các cổ phiếu nhỏ.

Ngoài các sự kiện trên, điểm sáng của tuần thuộc về cổ phiếu BBT của Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết. Dù vừa thất bại trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra vào 6/1 nhưng BBT sau 11 phiên tăng trần đã bứt từ mức 3.500 đồng lên thành 5.200 đồng một cổ phiếu, đi lên 48% về giá trị. Dù vậy, BBT hiện vẫn là mã có giá thấp nhất tại HOSE.

Tại sàn Hà Nội, chỉ số HaSTC-Index đóng cửa tại 106,17 điểm, thấp hơn cuối tuần trước 1,7 điểm, tương đương 1,6%. Lượng trao tay mỗi phiên xấp xỉ 5,26 triệu cổ phiếu, giá trị khoảng 125,82 tỷ đồng.

Giao dịch trái phiếu bình quân mỗi phiên là 10,31 triệu, trị giá tương ứng 1.155,54 tỷ đồng.

Xuân Hòa-Vnexpress

 

46 doanh nghiệp trên HOSE nếu không kịp tăng vốn điều lệ trước ngày 8/2 sẻ phải chuyển sang HASTC, song Ủy ban chứng khoán có thể sẽ cho thời hạn thêm 3 tháng nữa để hoàn tất thủ tục.

Theo quy định của Nghị định 14/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán, sau hai năm kể từ khi luật này có hiệu lực, các doanh nghiệp niêm yết trên sàn TP HCM (HOSE) phải có vốn điều lệ tối thiểu 80 tỷ đồng. Nếu vốn điều lệ dưới 80 tỷ đồng, công ty chỉ được niêm yết trên sàn Hà Nội (HASTC). Quy định này áp dụng chung cho các doanh nghiệp trên toàn quốc.

Thời hạn cuối cùng để các doanh nghiệp thực hiện quy định trên là ngày 8/2. Tuy nhiên, hiện còn khoảng 46 công ty niêm yết không đạt số vốn điều lệ cần thiết để tiếp tục là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM.

Trước tình hình trên, Tiến sĩ Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC) cho biết hướng xử lý: "Sau 3 tháng kể từ ngày 8/2, doanh nghiệp nếu vẫn không đáp ứng đủ số vốn tối thiểu như yêu cầu mới buộc chuyển sang giao dịch tại sàn Hà Nội". Hiện phương án này vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến, sau đó Ủy ban mới có quyết định chính thức, ông Sơn cho biết.

Thị trường chứng khoán tuột dốc trong năm qua khiến nhiều công ty niêm yết tại Hose không có nhu cầu tăng vốn, có thể chuyển ra sàn Hà Nội. Ảnh: Đức Quang.

Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường suy giảm mạnh năm qua và đến nay chưa có dấu hiệu chững lại, việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ càng gặp khó khăn.

Với vốn điều lệ hiện tại gần 60 tỷ đồng, Công ty cổ phần gạch men Thanh Thanh (mã TTC) vừa gửi công văn lên SSC xin gia hạn thời gian tăng vốn đến hết tháng 6 sau hơn 2 năm có mặt tại sàn TP HCM. Nghị quyết Hội đồng quản trị công ty năm 2008 có kế hoạch tăng thêm 21 tỷ đồng để đạt vốn điều lệ 80 tỷ. Tuy nhiên, theo giải trình của TTC, diễn biến thị trường năm ngoái không thuận lợi nên doanh nghiệp không thể tăng vốn như dự kiến, bằng phương án phát hành riêng lẻ. Giá cổ phiếu TTC từ mức 27.100 hồi đầu năm đến nay đã tuột khỏi mệnh giá xuống còn 8.100 đồng.

Một câu hỏi được các doanh nghiệp trong diện sẽ phải chuyển sàn đặt ra là không chỉ khó về khâu tăng vốn mà còn phương án sử dụng vốn này như thế nào. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp huy động vốn khi chưa thực sự cần thiết. Cách trở xa về địa lý giữa TP HCM với sàn Hà Nội nếu chuyển đổi, cũng gây trở ngại cho doanh nghiệp. Tâm lý nhà đầu tư bất an có thể bán ra hàng loạt gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, thanh khoản hai sàn khác biệt... là những nỗi lo khác của nhiều doanh nghiệp.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Sơn, nếu nhận thấy không có nhu cầu cụ thể để tăng vốn, doanh nghiệp buộc phải chấp nhận chuyển sàn. Bởi lẽ, công ty niêm yết đã có thời gian khoảng 2 năm để chuẩn bị cho lộ trình này chứ không phải được thông báo mới đây. Rạch ròi về mức vốn điều lệ hai sàn nhằm phân định quy mô thị trường, đáp ứng tiêu chí khác nhau về nơi đăng ký niêm yết giao dịch. Ông Sơn cho biết thêm, doanh nghiệp sẽ thuyết phục nhà đầu tư bằng kết quả kinh doanh, hiệu suất đầu tư và lợi nhuận mang lại chứ không phải so kè về vốn điều lệ.

Có khả năng một số thành viên phải chia tay với HOSE, song ông Lê Hải Trà, Ủy viên thường trực Hội đồng quản trị HOSE cho rằng: "Đã là quy định thì buộc phải chấp hành, kể cả việc chuyển sàn của doanh nghiệp". Qua đó, tạo tính minh bạch trên thị trường, nhà đầu tư cũng như các công ty biết được tiêu chuẩn niêm yết mỗi nơi.

Theo ý kiến nhà đầu tư Minh Thanh, sàn SSI, thị trường hiện nhạy cảm với bất kỳ thông tin nào, giai đoạn đầu chuyển sàn chắc chắn sẽ gây xáo trộn khi cổ phiếu niêm yết sẽ áp những chuẩn mực của sàn HASTC. Theo anh, phương án tăng vốn cần được thông qua và bàn luận kỹ tại Đại hội cổ đông, cho nên có lẽ việc tăng vốn điều lệ cần hoãn một thời gian.

Bạch Hường-Vnexpress

 

Thị trường Mỹ khởi đầu tốt đẹp trước tin Citigroup ủng hộ đạo luật giúp ngăn chặn việc tịch thu nhà để thế chấp nợ. Tuy nhiên, tin xấu từ Wal-Mart và các nhà bán lẻ khác đã kéo lùi đà tăng của phố Wall.

Hôm 8/1, chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều khi chỉ hai trong ba chỉ số chính của thị trường tăng điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 0,31% xuống còn 8.742,46 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq đóng cửa tại 1.617,01 điểm, đi lên 1,12%. Chỉ số Standard & Poor 500 được cộng thêm 0,34%, kết thúc ngày giao dịch tại 909,73 điểm.

Nhà cho vay hàng đầu nước Mỹ, Citigroup, cho biết sẽ ủng hộ việc thông qua đạo luật giúp giảm áp lực bán nhà để trả nợ cho những người vay ngân hàng để mua bất động sản. Theo nhận định của giới phân tích, đạt được sự đồng thuận của một trong những nhà cho vay hàng đầu như Citigroup là cơ sở vững chắc để đạo luật trên được thông qua.

Kế hoạch này nếu được thực hiện có thể sẽ tác động tích cực lên kinh tế Mỹ trong thời gian dài.

Thị trường Mỹ trải qua phiên giao dịch với những diễn biến trái chiều của các chỉ số chính. Ảnh: infiniteunknown.net.
Thị trường Mỹ trải qua phiên giao dịch với những diễn biến trái chiều của các chỉ số chính. Ảnh: infiniteunknown.net.

Wal-Mart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, cho biết doanh số bán lẻ tăng 1,7% trong tháng 12. Tuy nhiên, mức trên vẫn thấp hơn nhiều so với mức ước tính tăng 2,8% thu được sau cuộc khảo sát do Thomson Reuters thực hiện. Trước tình hình đó, Wal-Mart vừa hạ thấp dự đoán lợi nhuận quý IV.

Kết quả kinh doanh tại các hãng bán lẻ khác cũng không như mong muốn. Tập đoàn bán lẻ đồ gia dụng Williams Sonoma cho hay doanh thu giảm 24,3% trong giai đoạn 8 ngày nghỉ lễ cuối năm. Nhà bán lẻ lớn thứ sáu tại Mỹ, Sears Holdings, cũng có doanh số giảm 7,3% trong tháng 12.

Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tuần kết thúc vào ngày 3/1, đã có 467.000 người thất nghiệp, đi xuống so với mức 491.000 người của tuần trước. Số liệu trên thấp hơn ước tính 550.000 từ các nhà phân tích. Bản báo cáo được đưa ra một ngày trước báo cáo thất nghiệp tháng 12. Theo dự đoán, nước Mỹ sẽ có thêm nửa triệu lao động mất việc và tỷ lệ thất nghiệp leo lên 7% sáu tháng cuối năm.

Ông Todd Leaon, Trưởng Giao dịch tại Cowen & Co, nói: "Trong cả năm 2009, chúng ta sẽ thấy những con số thất nghiệp tồi tệ". Ông Leaon nhận định các doanh nghiệp sẽ tiếp tục cắt giảm nhân công cũng như thu hẹp quy mô hoạt động để cầm cự với khó khăn kinh tế.

Sau khi mất 12% giá trị vào phiên trước, dầu tiếp tục giảm 69 cent trong hôm qua xuống còn 41,94 đôla một thùng.

Chứng khoán châu Á mất điểm hàng loạt sau diễn biến không tốt từ thị trường Mỹ trong phiên trước. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong và Shanghai Composite thụt lùi lần lượt 3,81% và 2,38%. Hai thị trường hàng đầu châu lục vẫn bị ám ảnh bởi nỗi lo các nhà đầu tư lớn tại phương Tây sẽ tiếp tục bán ra cổ phiếu ngân hàng, tương tự như những gì mà Bank of America đã làm với cổ phiếu của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc.

Khối công nghệ giảm mạnh đẩy chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản sụt giảm 3,93%. Tại Hàn Quốc, chỉ số KOSPI cũng bị trừ 1,83%.

Tương tự thị trường châu Á, cổ phiếu châu Âu ngập trong sắc đỏ. Ngân hàng Trung ương Anh vừa quyết định hạ lãi suất từ 2% xuống còn 1,5%, mức thấp nhất kể từ khi ngân hàng này được thành lập vào thế kỷ 17. Từ đầu năm 2008 đến nay, lãi suất cơ bản tại Anh đã giảm tới 3,5%.

Dù có được thông tin hỗ trợ khá mạnh, chỉ số FTSE 100 của Anh vẫn giảm 0,05% sau phiên hôm qua. Chỉ số DAX của Đức đóng cửa thấp hơn tham chiếu 1,17%. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 0,65% giá trị.

Tới 10h20 hôm nay, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,94%. Chỉ số Hang Seng tăng 0,14%. Chỉ số Shanghai Composite tăng 0,48%. Chỉ số KOSPI giảm 1,44%.

Xuân Hòa (theo CNN, Bloomberg)

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khách Thăm Trong Ngày