Ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN: "Muốn huy động vốn, phải bảo vệ nhà đầu tư"
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Gần đây, Thanh tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) liên tiếp ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh chứng khoán. Ngày 28.11, ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên về vấn đề này.
* Vừa qua, có khá nhiều doanh nghiệp đã niêm yết, chuẩn bị niêm yết, và cả những công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chứng khoán đã có những vi phạm các quy định trong lĩnh vực chứng khoán. Thậm chí, có những công ty bị xử phạt do lỗi cố tình cung cấp thông tin sai. Theo ông, nguyên nhân này do đâu?
Ông Vũ Bằng (Ảnh: Trường Sơn)
- Các công ty chuẩn bị niêm yết, chuẩn bị phát hành, trước đây họ đứng ngoài thị trường. Khi luật ban hành yêu cầu doanh nghiệp phát hành phải đăng ký, xin phép thì doanh nghiệp giai đoạn đầu không nắm được quy định của luật. Tuy nhiên, cũng có doanh nghiệp nắm được, nhưng họ không hình dung hết được mức độ xử phạt liên quan đến vấn đề này rất nặng. Chào bán không xin phép, các nước trên thế giới họ phạt rất nặng, có những điều khoản quy định nếu như anh đình chỉ phát hành, hủy phát hành phải chịu phạt 4 - 5 lần mức phát hành. Nói đơn giản, hủy phát hành tác động đến cổ đông ngay, cổ phiếu bị sụt giá ngay. Thực ra, bản thân doanh nghiệp cũng không hình dung được chuyện đó, mà doanh nghiệp nghĩ là cần nhanh chân, làm một lần phát hành để huy động vốn cho nhanh, đáp ứng nghị quyết đại hội cổ đông.
UBCKNN không xử phạt nặng lắm vì cũng thấy được tình hình là quá trình chuyển giao của luật cũng có các nội dung mà doanh nghiệp chưa nắm được hết, chủ yếu vẫn chỉ xử phạt tiền, hoặc cảnh cáo để răn đe với doanh nghiệp. Thứ hai, trước khi anh được niêm yết, phát hành mà anh bị xử phạt thì đơn vị đó cũng cảm thấy rất khó khăn để niêm yết và phát hành. Họ sẽ thấy là nếu cần chạy nhanh chưa chắc đã nhanh, thà làm chắc để bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn.
* Cũng có ý kiến cho rằng, mức xử phạt hành chính trong vi phạm quy định về kinh doanh chứng khoán hiện còn nhẹ?
- Năm 2008, khi các doanh nghiệp đã thực sự hiểu, hiểu tốt hơn các quy định luật pháp về kinh doanh chứng khoán thì việc xử phạt sẽ được nâng cao hơn. Tôi tin rằng các doanh nghiệp cũng sẽ chấp hành tốt hơn việc này. Vì qua quá trình xử phạt, UBCKNN cũng thấy rằng, có nhiều cái doanh nghiệp phát hành sai cả nghị quyết đại hội cổ đông là phát hành số đông thì doanh nghiệp lại chỉ phát hành cho một số cá nhân. Rất nhiều cái ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông mà không có ai bảo vệ cả. Cũng phải nói thực là phải qua đăng ký, rồi UBCKNN xem xét hồ sơ, kiểm soát việc tuân thủ nghị quyết đại hội cổ đông thì bảo vệ được cổ đông tốt hơn. Nhưng mặt khác, khi qua UBCKNN, thì Ủy ban xem xét, bổ túc, kiểm toán hồ sơ, doanh nghiệp rất khó chịu. Thế nhưng chúng tôi nghĩ, doanh nghiệp muốn huy động vốn của nhà đầu tư thì phải bảo vệ nhà đầu tư, chấp hành những quy định pháp lý để đảm bảo hoạt động cho lành mạnh.
(Theo ThanhNien)
* Vừa qua, có khá nhiều doanh nghiệp đã niêm yết, chuẩn bị niêm yết, và cả những công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chứng khoán đã có những vi phạm các quy định trong lĩnh vực chứng khoán. Thậm chí, có những công ty bị xử phạt do lỗi cố tình cung cấp thông tin sai. Theo ông, nguyên nhân này do đâu?
Ông Vũ Bằng (Ảnh: Trường Sơn)
- Các công ty chuẩn bị niêm yết, chuẩn bị phát hành, trước đây họ đứng ngoài thị trường. Khi luật ban hành yêu cầu doanh nghiệp phát hành phải đăng ký, xin phép thì doanh nghiệp giai đoạn đầu không nắm được quy định của luật. Tuy nhiên, cũng có doanh nghiệp nắm được, nhưng họ không hình dung hết được mức độ xử phạt liên quan đến vấn đề này rất nặng. Chào bán không xin phép, các nước trên thế giới họ phạt rất nặng, có những điều khoản quy định nếu như anh đình chỉ phát hành, hủy phát hành phải chịu phạt 4 - 5 lần mức phát hành. Nói đơn giản, hủy phát hành tác động đến cổ đông ngay, cổ phiếu bị sụt giá ngay. Thực ra, bản thân doanh nghiệp cũng không hình dung được chuyện đó, mà doanh nghiệp nghĩ là cần nhanh chân, làm một lần phát hành để huy động vốn cho nhanh, đáp ứng nghị quyết đại hội cổ đông.
UBCKNN không xử phạt nặng lắm vì cũng thấy được tình hình là quá trình chuyển giao của luật cũng có các nội dung mà doanh nghiệp chưa nắm được hết, chủ yếu vẫn chỉ xử phạt tiền, hoặc cảnh cáo để răn đe với doanh nghiệp. Thứ hai, trước khi anh được niêm yết, phát hành mà anh bị xử phạt thì đơn vị đó cũng cảm thấy rất khó khăn để niêm yết và phát hành. Họ sẽ thấy là nếu cần chạy nhanh chưa chắc đã nhanh, thà làm chắc để bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn.
* Cũng có ý kiến cho rằng, mức xử phạt hành chính trong vi phạm quy định về kinh doanh chứng khoán hiện còn nhẹ?
- Năm 2008, khi các doanh nghiệp đã thực sự hiểu, hiểu tốt hơn các quy định luật pháp về kinh doanh chứng khoán thì việc xử phạt sẽ được nâng cao hơn. Tôi tin rằng các doanh nghiệp cũng sẽ chấp hành tốt hơn việc này. Vì qua quá trình xử phạt, UBCKNN cũng thấy rằng, có nhiều cái doanh nghiệp phát hành sai cả nghị quyết đại hội cổ đông là phát hành số đông thì doanh nghiệp lại chỉ phát hành cho một số cá nhân. Rất nhiều cái ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông mà không có ai bảo vệ cả. Cũng phải nói thực là phải qua đăng ký, rồi UBCKNN xem xét hồ sơ, kiểm soát việc tuân thủ nghị quyết đại hội cổ đông thì bảo vệ được cổ đông tốt hơn. Nhưng mặt khác, khi qua UBCKNN, thì Ủy ban xem xét, bổ túc, kiểm toán hồ sơ, doanh nghiệp rất khó chịu. Thế nhưng chúng tôi nghĩ, doanh nghiệp muốn huy động vốn của nhà đầu tư thì phải bảo vệ nhà đầu tư, chấp hành những quy định pháp lý để đảm bảo hoạt động cho lành mạnh.
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN: "Muốn huy động vốn, phải bảo vệ nhà đầu tư"
Something to say?