Thị trường trái phiếu bị bỏ rơi
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
TTCK thường chỉ được hiểu như thị trường của CP trong khi thực tế tỉ trọng giá trị trái phiếu (TP) lớn hơn rất nhiều. Và khi thị trường CP còn sôi động và vay tiền từ hệ thống NH còn dễ dàng, cả NĐT lẫn DN cùng "quên" thị trường TP.
Sức hấp dẫn của trái phiếu
Đối với TPCP, với mức lãi suất rất ổn định, giá TP ít biến động, rủi ro không đáng kể thì đây là một cơ hội đầu tư tương đối an toàn. Mặc dù, biến động giá không đáng kể, nhưng nếu nắm giữ một khối lượng TP lớn, thì lợi nhuận thu về do chênh lệch giá là một con số không hề nhỏ.
Đối với DN, việc phát hành TP có nhiều ưu điểm so với phát hành CP. Phát hành TP được nhiều DN lớn lựa chọn bởi nó giảm áp lực cho ban điều hành.
Bên cạnh đó, nó cũng giúp các DN giảm chi phí lãi so với việc đi vay và phát hành CP. Nếu huy động vốn thông qua chào bàn CP, DN thường hứa hẹn phải trả tỉ lệ cổ tức khoảng 15%/năm, thậm chí 20%/năm, muốn đảm bảo mức cổ tức này thì lợi nhuận sau thuế của DN tối thiểu 20-25% vốn điều lệ.
Nếu chọn phương pháp vay NH, thì Cty sẽ phải chịu mức lãi suất bình quân 11-15% đối với khoản vay có kỳ hạn trên 1 năm. Trong khi kênh huy động vốn bằng phát hành TP, lãi phải trả cho trái chủ lớn nhất chỉ khoảng 10,5%/năm đối với TP coupon có kỳ hạn 5 năm. Hơn nữa, lãi suất trả cho trái chủ hàng năm được tính như một khoản chi phí của DN ( trong chi phí thuế), nên DN sẽ giảm được áp lực về chi phí vốn trong quá trình điều hành.
Mặt khác, phát hành CP thường gây hiệu ứng pha loãng làm giảm thị giá CP, vì vậy huy động vốn thông qua phát hành TP sẽ được nhiều Cty lựa chọn như một phương pháp vẹn cả đôi đường. Không chỉ là kênh huy động vốn có chi phí trả lãi thấp, phát hành TP còn đòi hỏi thời gian ít hơn so với thời gian đi vay hoặc phát hành CP.
Hiện nay Nhà nước rất ưu ái trong việc phát hành TP DN nên chỉ mất khoảng 6 đến 8 tuần DN có thể hoàn tất hồ sơ phát hành. Tuy nhiên, nếu đi vay NH hay phát hành CP, DN sẽ mất nhiều thời gian hơn cho khâu chuẩn bị và xét duyệt hồ sơ. Phát hành TP cho phép DN huy động được lượng vốn lớn. Nếu DN có nhu cầu trên 1.000 tỉ đồng thì họ có thể tiếp cận nguồn vốn từ phát hành TP dễ dàng hơn so với việc đi vay hay phát hành CP.
Thị trường trái phiếu VN đang ở giai đoạn nào?
Có thể nói thị trường TP VN đang ở giai đoạn khởi động. Mặc dù, trong 2 năm trở lại đây thị trường này đã có nhiều dấu hiệu khả quan, nhưng hiện nay mức vốn hoá thị trường TP chỉ chiếm 8% GDP, một tỉ lệ khá thấp so với thị trường TP của các nước trong khu vực (bình quân khoảng 50-70%, trừ Nhật Bản trên 100%).
Mặt khác, hàng hoá giao dịch trên thị trường TP chủ yếu là TP CP nên chưa tạo được sức hấp dẫn cho NĐT. TP DN, mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng hiện tại chưa phải là một kênh huy động vốn được nhiều DN VN lựa chọn.
Trong khi thị trường CP có nhiều phát triển vượt bậc thì thị trường TP đang "bò đi" từng bước. Nhiều đợt đấu giá TP CP gần đây mặc dù khối lượng đăng ký đấu thầu tương đối cao, bình quân gấp 3 lần khối lượng gọi thầu, nhưng tỉ lệ thành công lại có xu hướng giảm dần. Cụ thể, quý I/2007 tỉ lệ thành công đạt 99%; quý II/2007 giảm xuống 82,46% và đến cuối quý III/2007 giảm còn 58,39%. Nguyên nhân chủ yếu do việc đưa ra mức lãi suất trần thấp, chỉ 7,05 - 7,8%/năm (có đợt chỉ là 6,5%/năm) đối với TP kỳ hạn 5 năm; 7,95% - 8,6%/năm đối với TP kỳ hạn 10 năm; 8 - 8,8%/năm đối với TP kỳ hạn 15 năm, trong khi kỳ vọng về lãi suất của NĐT ngày một cao, xuất phát từ việc tăng dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10%.
Thị trường TP DN cho đến nay vẻn vẹn chỉ có 12 DN phát hành TP DN. Sau 1 năm thực hiện Nghị định 52, trên thị trường TP quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài gương mặt cũ tham gia, như: Vinashin, TCty Thép VN, TCty Sông Đà, Tập đoàn Điện lực (ngoài Vinaconex huy động 1.000 tỉ đồng, Vilemim huy động 5 tỉ đồng...)
Dường như, phần lớn chỉ tập trung ở thị trường sơ cấp, ở thị trường thứ cấp khối lượng giao dịch TP rất "nhỏ giọt". Một phần vì tâm lý NĐT thích nắm giữ TP chờ đến ngày đáo hạn để hưởng lãi. Một phần vì chi phí giao dịch TP ở VN quá cao.
Theo quy định, việc giao dịch TP CP phải thông qua các CTCK- là tổ chức trung gian thu phí cả người mua lẫn người bán. Để một giao dịch TP CP 100 tỉ đồng được hoàn tất thì NĐT phải mất đến cả 100 triệu đồng tiền phí, mà thông thường những giao dịch mua bán TP CP là những giao dịch lớn, ít nhất có giá trị từ 100-300 tỉ đồng. Chính điều này làm cho thị trường TP CP của VN không thu hút được nhiều nhà đầu tư giao dịch, nhất là các NH nước ngoài.
Không chỉ ở VN, mà ở các thị trường mới nổi thị trường TP luôn đi sau thị trường CP một bước. Theo quy luật, khi tất cả những điều kiện chủ quan và khách quan hội tụ đủ thị trường TP tương lai sẽ trở thành thị trường có sức hấp dẫn rất lớn đối với NĐT.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Sức hấp dẫn của trái phiếu
Đối với TPCP, với mức lãi suất rất ổn định, giá TP ít biến động, rủi ro không đáng kể thì đây là một cơ hội đầu tư tương đối an toàn. Mặc dù, biến động giá không đáng kể, nhưng nếu nắm giữ một khối lượng TP lớn, thì lợi nhuận thu về do chênh lệch giá là một con số không hề nhỏ.
Đối với DN, việc phát hành TP có nhiều ưu điểm so với phát hành CP. Phát hành TP được nhiều DN lớn lựa chọn bởi nó giảm áp lực cho ban điều hành.
Bên cạnh đó, nó cũng giúp các DN giảm chi phí lãi so với việc đi vay và phát hành CP. Nếu huy động vốn thông qua chào bàn CP, DN thường hứa hẹn phải trả tỉ lệ cổ tức khoảng 15%/năm, thậm chí 20%/năm, muốn đảm bảo mức cổ tức này thì lợi nhuận sau thuế của DN tối thiểu 20-25% vốn điều lệ.
Nếu chọn phương pháp vay NH, thì Cty sẽ phải chịu mức lãi suất bình quân 11-15% đối với khoản vay có kỳ hạn trên 1 năm. Trong khi kênh huy động vốn bằng phát hành TP, lãi phải trả cho trái chủ lớn nhất chỉ khoảng 10,5%/năm đối với TP coupon có kỳ hạn 5 năm. Hơn nữa, lãi suất trả cho trái chủ hàng năm được tính như một khoản chi phí của DN ( trong chi phí thuế), nên DN sẽ giảm được áp lực về chi phí vốn trong quá trình điều hành.
Mặt khác, phát hành CP thường gây hiệu ứng pha loãng làm giảm thị giá CP, vì vậy huy động vốn thông qua phát hành TP sẽ được nhiều Cty lựa chọn như một phương pháp vẹn cả đôi đường. Không chỉ là kênh huy động vốn có chi phí trả lãi thấp, phát hành TP còn đòi hỏi thời gian ít hơn so với thời gian đi vay hoặc phát hành CP.
Hiện nay Nhà nước rất ưu ái trong việc phát hành TP DN nên chỉ mất khoảng 6 đến 8 tuần DN có thể hoàn tất hồ sơ phát hành. Tuy nhiên, nếu đi vay NH hay phát hành CP, DN sẽ mất nhiều thời gian hơn cho khâu chuẩn bị và xét duyệt hồ sơ. Phát hành TP cho phép DN huy động được lượng vốn lớn. Nếu DN có nhu cầu trên 1.000 tỉ đồng thì họ có thể tiếp cận nguồn vốn từ phát hành TP dễ dàng hơn so với việc đi vay hay phát hành CP.
Thị trường trái phiếu VN đang ở giai đoạn nào?
Có thể nói thị trường TP VN đang ở giai đoạn khởi động. Mặc dù, trong 2 năm trở lại đây thị trường này đã có nhiều dấu hiệu khả quan, nhưng hiện nay mức vốn hoá thị trường TP chỉ chiếm 8% GDP, một tỉ lệ khá thấp so với thị trường TP của các nước trong khu vực (bình quân khoảng 50-70%, trừ Nhật Bản trên 100%).
Mặt khác, hàng hoá giao dịch trên thị trường TP chủ yếu là TP CP nên chưa tạo được sức hấp dẫn cho NĐT. TP DN, mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng hiện tại chưa phải là một kênh huy động vốn được nhiều DN VN lựa chọn.
Trong khi thị trường CP có nhiều phát triển vượt bậc thì thị trường TP đang "bò đi" từng bước. Nhiều đợt đấu giá TP CP gần đây mặc dù khối lượng đăng ký đấu thầu tương đối cao, bình quân gấp 3 lần khối lượng gọi thầu, nhưng tỉ lệ thành công lại có xu hướng giảm dần. Cụ thể, quý I/2007 tỉ lệ thành công đạt 99%; quý II/2007 giảm xuống 82,46% và đến cuối quý III/2007 giảm còn 58,39%. Nguyên nhân chủ yếu do việc đưa ra mức lãi suất trần thấp, chỉ 7,05 - 7,8%/năm (có đợt chỉ là 6,5%/năm) đối với TP kỳ hạn 5 năm; 7,95% - 8,6%/năm đối với TP kỳ hạn 10 năm; 8 - 8,8%/năm đối với TP kỳ hạn 15 năm, trong khi kỳ vọng về lãi suất của NĐT ngày một cao, xuất phát từ việc tăng dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10%.
Thị trường TP DN cho đến nay vẻn vẹn chỉ có 12 DN phát hành TP DN. Sau 1 năm thực hiện Nghị định 52, trên thị trường TP quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài gương mặt cũ tham gia, như: Vinashin, TCty Thép VN, TCty Sông Đà, Tập đoàn Điện lực (ngoài Vinaconex huy động 1.000 tỉ đồng, Vilemim huy động 5 tỉ đồng...)
Dường như, phần lớn chỉ tập trung ở thị trường sơ cấp, ở thị trường thứ cấp khối lượng giao dịch TP rất "nhỏ giọt". Một phần vì tâm lý NĐT thích nắm giữ TP chờ đến ngày đáo hạn để hưởng lãi. Một phần vì chi phí giao dịch TP ở VN quá cao.
Theo quy định, việc giao dịch TP CP phải thông qua các CTCK- là tổ chức trung gian thu phí cả người mua lẫn người bán. Để một giao dịch TP CP 100 tỉ đồng được hoàn tất thì NĐT phải mất đến cả 100 triệu đồng tiền phí, mà thông thường những giao dịch mua bán TP CP là những giao dịch lớn, ít nhất có giá trị từ 100-300 tỉ đồng. Chính điều này làm cho thị trường TP CP của VN không thu hút được nhiều nhà đầu tư giao dịch, nhất là các NH nước ngoài.
Không chỉ ở VN, mà ở các thị trường mới nổi thị trường TP luôn đi sau thị trường CP một bước. Theo quy luật, khi tất cả những điều kiện chủ quan và khách quan hội tụ đủ thị trường TP tương lai sẽ trở thành thị trường có sức hấp dẫn rất lớn đối với NĐT.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Thị trường trái phiếu bị bỏ rơi
Something to say?