Thị trường của cảm giác
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Tôi xin bắt đầu bài viết này bằng một câu chuyện nhỏ về cái gọi là tâm lý đám đông xảy đến với ngay cả những người làm phân tích thị trường. Khi thị trường tăng trưởng mạnh vào nửa cuối tháng 9, đầu tháng 10, những người lạc quan đã không ngần ngại dự báo về một sự tăng trưởng đạt tới 1.300 điểm hoặc cao hơn của chỉ số VN-Index.
Nhưng khi thị trường suy thoái, đặc biệt sau "ngày thứ Ba đen tối" sụt giảm tới hơn 30 điểm, những người bi quan đã ngay lập tức cho rằng, VN-Index sẽ giảm xuống dưới 900 điểm. Những con người đó là một. Họ đại diện cho một nhóm không ít người dự báo thị trường dựa trên xu thế, hay nói khác đi, họ đã bị chi phối mạnh bởi tâm lý đám đông. Nói câu chuyện đó tôi chỉ muốn gửi tới bạn đọc một thông điệp đơn giản rằng, hãy đừng tin những dự báo, hãy đừng tin những kết luận, mà hãy quan tâm tới những logic của lập luận dẫn tới những kết luận đó.
Kinh tế học không của riêng ai!
Trở lại với câu chuyện của chúng ta, tôi muốn giới thiệu với bạn đọc một mẩu dự báo thị trường dựa trên điều đơn giản nhất: P/E. Ngay lúc này, tôi dám cá rằng, bạn đang nghĩ dự báo dựa vào P/E là quá đơn giản, quá dễ. Nhưng tôi cũng dám chắc rằng, bạn đang tò mò xem tôi sẽ đưa câu chuyện của chúng ta tới đâu.
Logic của tôi bắt đầu từ một nhận xét đơn giản. P/E là chỉ số thực sự thông dụng, đơn giản và dễ hiểu. Theo quan điểm của tôi, những gì thông dụng, đơn giản và dễ hiểu sẽ là những yếu tố thực sự tác động tới tâm lý thị trường, bởi ai cũng biết và hành động theo nó. Tôi tin rằng, bạn sẽ rất mơ hồ khi đọc những báo cáo phân tích, chẳng hạn GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hay FDI sẽ tác động tới nền kinh tế, và qua đó là TTCK như thế nào, bởi dù thông dụng nhưng những chỉ tiêu đó lại không hề đơn giản và dễ hiểu chút nào. Hẳn chúng ta còn nhớ các báo cáo nước ngoài đã sử dụng P/E như một điểm nhấn quan trọng thế nào trong các dự báo thị trường của họ. Tất nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận với nhau rằng, yếu tố "thích nghe Tây" của phần lớn người Việt cũng là một trọng số quan trọng của các tác động dự báo dựa trên P/E tại thời điểm đó.
Quay trở lại với diễn biến thị trường thời gian qua, dù thế nào đi chăng nữa, chúng ta không thể phủ nhận một thực tế đã được chứng minh: mức điểm 900 điểm của VN-Index có vẻ như là đủ tốt để có một mức P/E hợp lý tại thời điểm tháng 08/2007. Nói cách khác, tại mức VN-Index xoay quanh 900 điểm vào tháng 08/2007, chúng ta quan sát được sự cân bằng của cung và cầu. Điều này nói lên rằng, mức P/E thị trường (ký hiệu P/E) tương đối cân bằng với mức P/E hợp lý (ký hiệu P/E*) tại thời điểm đó. Dù vậy, tôi vẫn muốn lưu ý các bạn rằng, chúng ta biết có sự tồn tại của P/E*, nhưng sẽ chẳng bao giờ biết cái giá trị đó bằng bao nhiêu. Tất cả những gì chúng ta có thể nói, đó là "điệu nhảy" của P/E xoay quanh P/E* mà thôi. Nhưng ít ra chúng ta cũng có một niềm tin rằng, từ tháng 8 đến giờ, E đã thay đổi, và bởi vậy mức VN-Index 900 điểm sẽ không còn là hợp lý nữa - nó nhất định phải cao hơn thế.
Nhiều người cho rằng, TTCK cần phát triển đồng điệu với tăng trưởng kinh tế nói chung. Tôi ủng hộ quan điểm này, nhưng nhấn mạnh rằng, điều đó sẽ chỉ đúng, hoặc đơn giản là đúng hơn, với những thị trường đã phát triển và xét về dài hạn. Còn với những thị trường mới như Việt Nam, sự đồng điệu vẫn xảy ra, nhưng biên độ của sự đồng điệu có thể sẽ lớn, và bởi vậy, xét trong ngắn hạn, chúng ta sẽ nhận thấy có vẻ như chẳng hề có sự đồng điệu nào xảy ra cả.
Với suy nghĩ như vậy, trên biểu đồ 1 chúng ta nhận thấy, VN-Index tính từ cuối năm 2006 đã có sự tăng trưởng cao hơn hẳn so với các chỉ số khác, chẳng hạn lãi suất tiền gửi, tăng trưởng kinh tế cộng lạm phát và tăng trưởng giả định của các công ty niêm yết ở mức 50%, tốt hơn bình quân của nền kinh tế. Nhưng nếu chúng ta nhìn cả một quãng đường dài sẽ thấy rằng, sự tăng trưởng của VN-Index là tương đối đồng điệu với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là so với các công ty niêm yết. Sự tăng trưởng mạnh kể từ cuối năm 2006 sau một thời kỳ dài bình lặng từ năm 2001 là điều dễ hiểu. Và bởi vậy, theo quan điểm của tôi, không thể nói rằng, VN-Index tăng trưởng quá nóng so với nền kinh tế. Thậm chí, sự quan tâm và kỳ vọng cao của công chúng tới TTCK rất có thể lại là một động lực quan trong đối với tăng trưởng kinh tế.
Quay trở lại với dự báo thị trường, tôi giả định rằng, mức P/E = 20 là hợp lý đối với một thị trường như Việt Nam tại thời điểm ban đầu. Thực ra, mức 20 hay 15 hay 30 không phải là quan trọng trong các dự báo của tôi, mà quan trọng là xu hướng biến động của P/E, chứ không phải những con số cụ thể. Với giả định như vậy và lấy thời điểm đầu năm 2001 làm gốc, chúng ta quan sát được diễn biến P/E và P/E* trên biểu đồ 2. Chỉ số P/E được tính bằng cách lấy chỉ số VN-Index (P) (gọi là giá thị trường) cuối tháng chia cho mức thu nhập kỳ vọng (E) theo tháng của các doanh nghiệp niêm yết với giả định tăng trưởng tốt hơn 50% so với tăng trưởng chung của nền kinh tế. Chỉ số P/E* được tính tương tự như P/E, nhưng sự khác biệt là P* (gọi là giá hợp lý) được tính theo mức tăng trưởng giả định của các doanh nghiệp niêm yết với hệ số gia tăng là tăng trưởng của lãi suất tiền gửi.
Biểu đồ 2 cho thấy, sự điều chỉnh cuối tháng 8 đã kéo P/E gần về với P/E*, nhưng sau đó, trong nửa cuối tháng 9 và đầu tháng 10, P/E lại có xu hướng vượt lên trên P/E*. Sự điều chỉnh cuối tháng 10 và trong tháng 11 như vậy sẽ trở thành hợp lý để kéo P/E về với P/E*. Tôi xin lưu ý, hai đặc điểm quan trọng là P/E sẽ không vượt quá xa so với P/E* và cả P/E* sẽ có xu hướng tăng lên, ít ra là trong khoảng thời gian hiện tại.
Với những quan sát P/E* và P/E, chúng ta có thể chuyển tương đương
qua VN-Index* và VN-Index bằng cách nhân tương ứng với mức thu nhập kỳ vọng theo tháng (E) của các doanh nghiệp niêm yết. Diễn biến của P/E, P/E* và VN-Index và VN-Index* là tương tự như nhau, bởi cùng một nền tảng là dựa trên chỉ số P/E. Biểu đồ 3 cho thấy, càng về cuối năm 2007, VN-Index càng hội tụ dần về phía VN-Index* - là mức hợp lý. Nếu VN-Index* duy trì đà tăng trưởng, nghĩa là tăng trưởng của nền kinh tế tiếp tục đạt mức cao như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, năm 2008 chúng ta sẽ nhìn thấy VN-Index vượt quá 1.200 điểm, và tôi mong đợi điều này xảy ra vào quý I/2008. Nhưng với những cân nhắc từ sự tăng trưởng của VN-Index*, chúng ta rất có thể sẽ chỉ mong đợi rằng, vào cuối năm 2008, VN-Index xoay quanh 1.200 là điều dễ xảy ra nhất.
Giả tưởng Monte Carlo
Cách tiếp cận P/E nêu trên có thể là đủ cho một nhà đầu tư bình thường, có một cái nhìn về triển vọng thị trường. Nhưng nếu bạn muốn nhìn thị trường ngắn hơn, chẳng hạn 1 tháng, bạn có thể có một cách tiếp cận khác, phức tạp hơn nhưng thú vị nếu bạn thực sự thích mày mò với các phần mềm máy tính. Nhưng cuối cùng thì liệu những dự báo có làm bạn hạnh phúc hơn không mới là điều quan trọng. Đừng quên đọc lại câu cuối trong phần mở đầu của tôi trước khi đi đọc tiếp phần này.
Giả tưởng Monte Carlo trong mô hình của chúng tôi được thực hiện theo hai bước: (i) tìm kiếm các nhân tố tác động tới VN-Index trong một mô hình hồi quy và (ii) trên cơ sở kết quả hồi quy đưa ra mô phỏng diễn biến VN-Index trong thời gian dự báo.
Với cách tiếp cận như vậy, mô hình hồi quy của chúng tôi có dạng đơn giản: y = f(x), trong đó x là vector các biến số độc lập, bao gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá và độ tin cậy thị trường. Độ tin cậy thị trường được tính thông qua mức biến động của VN-Index và chỉ số RSI vốn thường dùng trong phân tích kỹ thuật. Sau khi cân nhắc và xử lý các rủi ro có thể có đối với các vấn đề kỹ thuật hồi quy, chúng tôi đã đưa đến một kết luận quan trọng: chỉ có lãi suất và độ tin cậy thị trường là thực sự quan trọng đối với biến động của VN-Index. Cụ thể hơn, lãi suất tiền gửi ngân hàng dự báo cao thường có xu hướng kéo VN-Index đi xuống trong khi niềm tin thị trường tháng liền trước cao có xu hướng kéo VN-Index đi lên, nhưng niềm tin thị trường của trước hai tháng lại kéo VN-Index đi xuống. Kết quả này thú vị ở chỗ nó chỉ ra rằng, các yếu tố như lạm phát, GDP, tỷ giá hoặc là không hề có tác động tới hành vi nhà đầu tư, hoặc là đã được phản ánh qua niềm tin thị trường. Quan trọng hơn, kết quả này chỉ ra rằng, VN-Index có tính chu kỳ khoảng 2 tháng cho một sự biến động, hay một con sóng lớn.
Kết quả hồi quy cho phép chúng tôi tìm ra hệ số alpha cho các biến số quan trọng tác động tới VN-Index để từ đó xây dựng nên mô hình giả tưởng Monte Carlo. Các biến số quan trọng được cho phép dao động trong biên độ lệch chuẩn của từng biến số. Mô hình của chúng tôi cho phép có tổng cộng 10.000 trường hợp ngẫu nhiên được tạo ra, nôm na tương đương với giả định rằng, có 10.000 nhà đầu tư bất kỳ với những kỳ vọng khác nhau và mỗi người hành động theo kỳ vọng của mình.
Kết quả mô phỏng của chúng tôi được thể hiện trên biểu đồ 4a và 4b. Nhìn vào biểu đồ 4a, chúng ta sẽ thấy được VN-Index xoay quanh mức điểm số nào trong một phân phối chuẩn, trong khi biểu đồ 4b thể hiện mật độ xác xuất. Việc đọc các đồ thị này cần một chút kiến thức thống kê đơn giản, nhưng chúng ta có thể thấy rằng, xác suất để VN-Index giảm xuống dưới 960 điểm rất thấp, khoảng 0,1%, cũng như để VN-Index cao hơn 1.080 điểm chỉ vào khoảng 1,8%. Mức điểm kỳ vọng để VN-Index xoay quanh vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 vào khoảng 1.027 điểm.
Thay lời kết
Như bạn vừa thấy, dù các công cụ kỹ thuật có vẻ phức tạp, nhưng thực ra thì chúng tôi đã xây dựng mô hình phân tích dựa trên các yếu tố tâm lý đám đông. Khi viết đến đây tôi chợt nhớ đã từng đọc đâu đó người ta nói rằng: kiến thức + phân tích + cảm giác = TTCK. Và bởi vậy, rất có thể thành công của bạn bắt nguồn từ cảm giác, chứ không phải từ kiến thức và phân tích. Chúng ta đang sống trong một thị trường mà cảm giác là quan trọng - hay đó chính là thị trường của cảm giác.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Nhưng khi thị trường suy thoái, đặc biệt sau "ngày thứ Ba đen tối" sụt giảm tới hơn 30 điểm, những người bi quan đã ngay lập tức cho rằng, VN-Index sẽ giảm xuống dưới 900 điểm. Những con người đó là một. Họ đại diện cho một nhóm không ít người dự báo thị trường dựa trên xu thế, hay nói khác đi, họ đã bị chi phối mạnh bởi tâm lý đám đông. Nói câu chuyện đó tôi chỉ muốn gửi tới bạn đọc một thông điệp đơn giản rằng, hãy đừng tin những dự báo, hãy đừng tin những kết luận, mà hãy quan tâm tới những logic của lập luận dẫn tới những kết luận đó.
Kinh tế học không của riêng ai!
Trở lại với câu chuyện của chúng ta, tôi muốn giới thiệu với bạn đọc một mẩu dự báo thị trường dựa trên điều đơn giản nhất: P/E. Ngay lúc này, tôi dám cá rằng, bạn đang nghĩ dự báo dựa vào P/E là quá đơn giản, quá dễ. Nhưng tôi cũng dám chắc rằng, bạn đang tò mò xem tôi sẽ đưa câu chuyện của chúng ta tới đâu.
Logic của tôi bắt đầu từ một nhận xét đơn giản. P/E là chỉ số thực sự thông dụng, đơn giản và dễ hiểu. Theo quan điểm của tôi, những gì thông dụng, đơn giản và dễ hiểu sẽ là những yếu tố thực sự tác động tới tâm lý thị trường, bởi ai cũng biết và hành động theo nó. Tôi tin rằng, bạn sẽ rất mơ hồ khi đọc những báo cáo phân tích, chẳng hạn GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hay FDI sẽ tác động tới nền kinh tế, và qua đó là TTCK như thế nào, bởi dù thông dụng nhưng những chỉ tiêu đó lại không hề đơn giản và dễ hiểu chút nào. Hẳn chúng ta còn nhớ các báo cáo nước ngoài đã sử dụng P/E như một điểm nhấn quan trọng thế nào trong các dự báo thị trường của họ. Tất nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận với nhau rằng, yếu tố "thích nghe Tây" của phần lớn người Việt cũng là một trọng số quan trọng của các tác động dự báo dựa trên P/E tại thời điểm đó.
Quay trở lại với diễn biến thị trường thời gian qua, dù thế nào đi chăng nữa, chúng ta không thể phủ nhận một thực tế đã được chứng minh: mức điểm 900 điểm của VN-Index có vẻ như là đủ tốt để có một mức P/E hợp lý tại thời điểm tháng 08/2007. Nói cách khác, tại mức VN-Index xoay quanh 900 điểm vào tháng 08/2007, chúng ta quan sát được sự cân bằng của cung và cầu. Điều này nói lên rằng, mức P/E thị trường (ký hiệu P/E) tương đối cân bằng với mức P/E hợp lý (ký hiệu P/E*) tại thời điểm đó. Dù vậy, tôi vẫn muốn lưu ý các bạn rằng, chúng ta biết có sự tồn tại của P/E*, nhưng sẽ chẳng bao giờ biết cái giá trị đó bằng bao nhiêu. Tất cả những gì chúng ta có thể nói, đó là "điệu nhảy" của P/E xoay quanh P/E* mà thôi. Nhưng ít ra chúng ta cũng có một niềm tin rằng, từ tháng 8 đến giờ, E đã thay đổi, và bởi vậy mức VN-Index 900 điểm sẽ không còn là hợp lý nữa - nó nhất định phải cao hơn thế.
Nhiều người cho rằng, TTCK cần phát triển đồng điệu với tăng trưởng kinh tế nói chung. Tôi ủng hộ quan điểm này, nhưng nhấn mạnh rằng, điều đó sẽ chỉ đúng, hoặc đơn giản là đúng hơn, với những thị trường đã phát triển và xét về dài hạn. Còn với những thị trường mới như Việt Nam, sự đồng điệu vẫn xảy ra, nhưng biên độ của sự đồng điệu có thể sẽ lớn, và bởi vậy, xét trong ngắn hạn, chúng ta sẽ nhận thấy có vẻ như chẳng hề có sự đồng điệu nào xảy ra cả.
Với suy nghĩ như vậy, trên biểu đồ 1 chúng ta nhận thấy, VN-Index tính từ cuối năm 2006 đã có sự tăng trưởng cao hơn hẳn so với các chỉ số khác, chẳng hạn lãi suất tiền gửi, tăng trưởng kinh tế cộng lạm phát và tăng trưởng giả định của các công ty niêm yết ở mức 50%, tốt hơn bình quân của nền kinh tế. Nhưng nếu chúng ta nhìn cả một quãng đường dài sẽ thấy rằng, sự tăng trưởng của VN-Index là tương đối đồng điệu với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là so với các công ty niêm yết. Sự tăng trưởng mạnh kể từ cuối năm 2006 sau một thời kỳ dài bình lặng từ năm 2001 là điều dễ hiểu. Và bởi vậy, theo quan điểm của tôi, không thể nói rằng, VN-Index tăng trưởng quá nóng so với nền kinh tế. Thậm chí, sự quan tâm và kỳ vọng cao của công chúng tới TTCK rất có thể lại là một động lực quan trong đối với tăng trưởng kinh tế.
Quay trở lại với dự báo thị trường, tôi giả định rằng, mức P/E = 20 là hợp lý đối với một thị trường như Việt Nam tại thời điểm ban đầu. Thực ra, mức 20 hay 15 hay 30 không phải là quan trọng trong các dự báo của tôi, mà quan trọng là xu hướng biến động của P/E, chứ không phải những con số cụ thể. Với giả định như vậy và lấy thời điểm đầu năm 2001 làm gốc, chúng ta quan sát được diễn biến P/E và P/E* trên biểu đồ 2. Chỉ số P/E được tính bằng cách lấy chỉ số VN-Index (P) (gọi là giá thị trường) cuối tháng chia cho mức thu nhập kỳ vọng (E) theo tháng của các doanh nghiệp niêm yết với giả định tăng trưởng tốt hơn 50% so với tăng trưởng chung của nền kinh tế. Chỉ số P/E* được tính tương tự như P/E, nhưng sự khác biệt là P* (gọi là giá hợp lý) được tính theo mức tăng trưởng giả định của các doanh nghiệp niêm yết với hệ số gia tăng là tăng trưởng của lãi suất tiền gửi.
Biểu đồ 2 cho thấy, sự điều chỉnh cuối tháng 8 đã kéo P/E gần về với P/E*, nhưng sau đó, trong nửa cuối tháng 9 và đầu tháng 10, P/E lại có xu hướng vượt lên trên P/E*. Sự điều chỉnh cuối tháng 10 và trong tháng 11 như vậy sẽ trở thành hợp lý để kéo P/E về với P/E*. Tôi xin lưu ý, hai đặc điểm quan trọng là P/E sẽ không vượt quá xa so với P/E* và cả P/E* sẽ có xu hướng tăng lên, ít ra là trong khoảng thời gian hiện tại.
Với những quan sát P/E* và P/E, chúng ta có thể chuyển tương đương
qua VN-Index* và VN-Index bằng cách nhân tương ứng với mức thu nhập kỳ vọng theo tháng (E) của các doanh nghiệp niêm yết. Diễn biến của P/E, P/E* và VN-Index và VN-Index* là tương tự như nhau, bởi cùng một nền tảng là dựa trên chỉ số P/E. Biểu đồ 3 cho thấy, càng về cuối năm 2007, VN-Index càng hội tụ dần về phía VN-Index* - là mức hợp lý. Nếu VN-Index* duy trì đà tăng trưởng, nghĩa là tăng trưởng của nền kinh tế tiếp tục đạt mức cao như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, năm 2008 chúng ta sẽ nhìn thấy VN-Index vượt quá 1.200 điểm, và tôi mong đợi điều này xảy ra vào quý I/2008. Nhưng với những cân nhắc từ sự tăng trưởng của VN-Index*, chúng ta rất có thể sẽ chỉ mong đợi rằng, vào cuối năm 2008, VN-Index xoay quanh 1.200 là điều dễ xảy ra nhất.
Giả tưởng Monte Carlo
Cách tiếp cận P/E nêu trên có thể là đủ cho một nhà đầu tư bình thường, có một cái nhìn về triển vọng thị trường. Nhưng nếu bạn muốn nhìn thị trường ngắn hơn, chẳng hạn 1 tháng, bạn có thể có một cách tiếp cận khác, phức tạp hơn nhưng thú vị nếu bạn thực sự thích mày mò với các phần mềm máy tính. Nhưng cuối cùng thì liệu những dự báo có làm bạn hạnh phúc hơn không mới là điều quan trọng. Đừng quên đọc lại câu cuối trong phần mở đầu của tôi trước khi đi đọc tiếp phần này.
Giả tưởng Monte Carlo trong mô hình của chúng tôi được thực hiện theo hai bước: (i) tìm kiếm các nhân tố tác động tới VN-Index trong một mô hình hồi quy và (ii) trên cơ sở kết quả hồi quy đưa ra mô phỏng diễn biến VN-Index trong thời gian dự báo.
Với cách tiếp cận như vậy, mô hình hồi quy của chúng tôi có dạng đơn giản: y = f(x), trong đó x là vector các biến số độc lập, bao gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá và độ tin cậy thị trường. Độ tin cậy thị trường được tính thông qua mức biến động của VN-Index và chỉ số RSI vốn thường dùng trong phân tích kỹ thuật. Sau khi cân nhắc và xử lý các rủi ro có thể có đối với các vấn đề kỹ thuật hồi quy, chúng tôi đã đưa đến một kết luận quan trọng: chỉ có lãi suất và độ tin cậy thị trường là thực sự quan trọng đối với biến động của VN-Index. Cụ thể hơn, lãi suất tiền gửi ngân hàng dự báo cao thường có xu hướng kéo VN-Index đi xuống trong khi niềm tin thị trường tháng liền trước cao có xu hướng kéo VN-Index đi lên, nhưng niềm tin thị trường của trước hai tháng lại kéo VN-Index đi xuống. Kết quả này thú vị ở chỗ nó chỉ ra rằng, các yếu tố như lạm phát, GDP, tỷ giá hoặc là không hề có tác động tới hành vi nhà đầu tư, hoặc là đã được phản ánh qua niềm tin thị trường. Quan trọng hơn, kết quả này chỉ ra rằng, VN-Index có tính chu kỳ khoảng 2 tháng cho một sự biến động, hay một con sóng lớn.
Kết quả hồi quy cho phép chúng tôi tìm ra hệ số alpha cho các biến số quan trọng tác động tới VN-Index để từ đó xây dựng nên mô hình giả tưởng Monte Carlo. Các biến số quan trọng được cho phép dao động trong biên độ lệch chuẩn của từng biến số. Mô hình của chúng tôi cho phép có tổng cộng 10.000 trường hợp ngẫu nhiên được tạo ra, nôm na tương đương với giả định rằng, có 10.000 nhà đầu tư bất kỳ với những kỳ vọng khác nhau và mỗi người hành động theo kỳ vọng của mình.
Kết quả mô phỏng của chúng tôi được thể hiện trên biểu đồ 4a và 4b. Nhìn vào biểu đồ 4a, chúng ta sẽ thấy được VN-Index xoay quanh mức điểm số nào trong một phân phối chuẩn, trong khi biểu đồ 4b thể hiện mật độ xác xuất. Việc đọc các đồ thị này cần một chút kiến thức thống kê đơn giản, nhưng chúng ta có thể thấy rằng, xác suất để VN-Index giảm xuống dưới 960 điểm rất thấp, khoảng 0,1%, cũng như để VN-Index cao hơn 1.080 điểm chỉ vào khoảng 1,8%. Mức điểm kỳ vọng để VN-Index xoay quanh vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 vào khoảng 1.027 điểm.
Thay lời kết
Như bạn vừa thấy, dù các công cụ kỹ thuật có vẻ phức tạp, nhưng thực ra thì chúng tôi đã xây dựng mô hình phân tích dựa trên các yếu tố tâm lý đám đông. Khi viết đến đây tôi chợt nhớ đã từng đọc đâu đó người ta nói rằng: kiến thức + phân tích + cảm giác = TTCK. Và bởi vậy, rất có thể thành công của bạn bắt nguồn từ cảm giác, chứ không phải từ kiến thức và phân tích. Chúng ta đang sống trong một thị trường mà cảm giác là quan trọng - hay đó chính là thị trường của cảm giác.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Thị trường của cảm giác
Something to say?