Rao bán cổ phiếu trên mạng: Cảnh giác với những dự án ảo
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Từ thông tin của một bạn đọc ở Vũng Tàu, Báo ĐTTC đã phát giác một bài viết trên mạng "dụ" người đọc mua CP của một công ty. Lần theo thông tin từ bài viết này, chúng tôi tiếp cận được thêm hàng loạt dự án khác, có quy mô "dữ dội" và "kinh khủng" hơn. Đâu là sự thật về kiểu làm ăn mới xuất hiện này?
CP có độ rủi ro bằng 0
Bài viết được đăng trên một trang web liên quan đến ngành dầu khí và có lẽ nắm được tâm lý sợ mất tiền của một số người mới chơi CP nên tác giả bài viết này - hay nói chính xác hơn là "cha đẻ" của phương thức chào bán CP dưới đây - đã cho ra đời một loại CP mà khi mua bán NĐT sẽ không bao giờ bị lỗ.
Lý giải cho vấn đề này lại cực kỳ đơn giản. Đó là DN phát hành sẽ sẵn sàng mua lại CP đã bán cho những NĐT nào cần tiền vào bất kỳ thời điểm nào với giá bằng giá đã bán ra.
DN nào mà lại "chịu chơi" đến vậy? DN này có tên tiếng Việt là CTCP Đầu tư và công nghệ Toàn Cầu CIO, tên tiếng Anh là CIO Investment & Technology. Trụ sở chính đặt tại một căn nhà cấp 4, số 765/61 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bình Thạnh TPHCM.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là đầu tư vào bất động sản, phát triển phần mềm, với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ là Dương Thị Mỹ Linh; Phó Chủ tịch thường trực HĐQT là Dương Đăng Khôi; cố vấn về bất động sản là Dương Ngọc Dũng. Số lượng CP được phân chia như sau: cổ đông sáng lập 40%, đối tác chiến lược 40% và bán ra bên ngoài 20%. CP có mệnh giá 25 ngàn đồng/CP.
Ngoài hình thức mua CP lại như đã nêu, bài viết đó cũng hướng dẫn cách chuyển chủ quyền CP, cách trở thành cổ đông chiến lược (mua 1 tỷ đồng CP) và cách để có được phương án kinh doanh (30 triệu đồng CP) của công ty.
Ngoài ra, người đọc còn được thấy cả mẫu CP, ảnh và bằng lái xe của vị Phó Chủ tịch thường trực HĐQT có tên là Dương Văn Khôi (theo trình bày thì chính là tác giả bài viết). Thêm vào đó, người đọc sẽ được bài viết "rê dắt" bởi những thông tin hấp dẫn như cuối năm 2009, CTCP Đầu tư và công nghệ CIO sẽ tăng vốn điều lệ lên 1 ngàn tỷ đồng; trong vòng 3 năm sẽ niêm yết trên TTCK và nếu đầu tư vào công ty một đồng vốn sẽ nhận được 30 đồng lời sau 5 năm.
Nhận thấy những bất hợp lý, uẩn khúc trong việc "tự bạch" như trên, chúng tôi quyết định tìm hiểu về công ty này và cái dự án mà công ty đưa ra để huy động vốn.
Dự án quán cà phê 80 tỷ đồng
Trang web của CIO giới thiệu đây là trang web của CTCP Đầu tư Công nghệ Toàn Cầu, có tên viết tắt là CIO và có địa chỉ tại 31C Nguyên Hồng, Gò Vấp (TPHCM). Trên trang web này có giới thiệu về dự án Pyramid Café.
Theo trình bày thì đây là một quán cà phê cực lớn có hình kim tự tháp, được làm bằng thép và kính, sức chứa 4.500 chỗ ngồi và có vốn đầu tư là 80 tỷ đồng. Quán đầu tiên sẽ được khởi công vào tháng 8 (chưa biết năm nào) và khi đó CP của CIO sẽ có giá không dưới 40 ngàn đồng/CP. Còn khi quán cà phê đi vào hoạt động thì giá CP sẽ tăng lên gấp đôi, tức khoảng 80 ngàn đồng/CP.
Theo phương án tài chính của CIO, với sức chứa khoảng 4.500 khách, dự kiến bình quân mỗi ngày Pyramid Café đón khoảng 10 ngàn lượt khách (?). Mỗi khách hàng sẽ chi trả trung bình 35 ngàn đồng. Công thức: 35.000 đồng x 30 ngày x 12 tháng = 126 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế, chi phí và lãi suất ngân hàng, Pyramid Café có lãi ước tính khoảng 50 tỷ đồng/năm.
Trong vòng 5 năm, CIO sẽ có một chuỗi Pyramid Café gồm 3 quán nằm ở 3 thành phố TPHCM, Hà Nội và Vũng Tàu. CIO đã trang bị phần mềm DN với chi phí hơn 20 ngàn USD, cho phép tất cả các cổ đông truy cập vào hệ thống DN từ Internet để theo dõi các hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Parymid Café.
Dự án được rao bán này có quy mô và phương án tài chính thật xa vời, hay nói chính xác là nó không có cơ sở thực hiện trong thời điểm hiện tại. Vì vậy có thể nói đây là một dự án ảo và việc huy động hay chào mời CP từ dự án ảo qua Internet là một hành vi lừa đảo, do chưa chứng minh được phương án tài chính, các cơ sở pháp lý trong việc làm ăn này.
Vào cuộc
Chúng tôi không tìm đến địa chỉ của CIO trên đường Xô Việt Nghệ Tĩnh mà lần theo địa chỉ ghi trong mục đường dây nóng của CIO trên trang web. Tuy nhiên, đây lại là địa chỉ của CTCP Bất động sản Vạn Thịnh Hưng. Một số nhân viên tại đây cho biết CIO đã đổi tên thành Vạn Thịnh Hưng.
Vì sao lại đổi tên thì có lẽ chỉ có ban lãnh đạo CIO là hiểu rõ. Còn theo hồ sơ các DN tại Sở Kế hoạch-Đầu tư TPHCM thì CTCP Đầu tư công nghệ Toàn Cầu được cấp phép kinh doanh ngày 30-3-2007, trụ sở đặt tại 765/61 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bình Thạnh TPHCM, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, sản xuất, gia công, mua bán phần mềm máy tính.
Công ty này có 3 thành viên góp vốn là Dương Đăng Khôi, Dương Ngọc Dũng và Dương Thị Mỹ Linh, góp tổng cộng 20 tỷ đồng. Vốn kinh doanh 100 tỷ đồng. Đến ngày 3-5, công ty này đổi tên thành CTCP Bất động sản Vạn Thịnh Hưng và đến ngày 28-6 thì dời trụ sở về số 31C Nguyên Hồng, quận Gò Vấp (TPHCM), đồng thời bổ sung chức năng xây dựng công trình dân dụng.
Như vậy, CIO chính là Vạn Thịnh Hưng và là công ty có thật. Liệu Vạn Thịnh Hưng có tiếp tục thực hiện việc huy động vốn bằng những dự án khác nữa hay không? Câu hỏi này nên để cho các cơ quan chức năng vào cuộc, trả lời.
Còn hiện tại, Vạn Thịnh Hưng đã cho ra một trang web mới với những dự án có quy mô còn "dữ dội" hơn dự án quán cà phê có sức chứa 4.500 chỗ ngồi như chúng tôi đã nêu ở trên. Chẳng hạn như dự án Pyramid Plaza Saigon (trung tâm mua sắm) với vốn đầu tư 208 tỷ đồng; dự án Smart House với vốn đầu tư lên đến 3.394 tỷ đồng; dự án xây biển nhân tạo, xây khu City resort tại TPHCM...
Cũng từ trang web này, Vạn Thịnh Hưng cho biết sẽ tiếp tục mở rộng dự án Smart House với các phiên bản 2.0 và 3.0 ở khu vực lân cận dự án Smart House 1.1 và xây dựng chuỗi Pyramid Plaza tại khắp các thành phố lớn ở Việt Nam.
Rồi thì xây dựng chuỗi City resort kết hợp với biển nhân tạo ở gần các thành phố lớn để người dân sinh sống tại các thành phố này có thể thưởng thức những dịch vụ resort, mua sắm, tắm biển (nhân tạo) và trở về nhà trong ngày… Cũng như khi còn là CIO, Vạn Thịnh Hưng cho biết đang thiết kế một hệ thống mạng giúp NĐT có thể theo dõi tất cả những hoạt động kinh doanh của công ty vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Hiện tại, Vạn Thịnh Hưng đang đưa ra dự án bất động sản có tên Adonis Apartment với ảnh mô hình rất lớn dựng trước trụ sở (có lúc thì gọi là Phú Mỹ Thịnh Apartment). Mỗi căn hộ có giá 1.000-1.050 USD/m2 và khách hàng sẽ phải đặt cọc 10% để giữ chỗ.
Mục đích của công ty là gì đằng sau các tên gọi như Vạn Thịnh Hưng, Phú Mỹ Thịnh? rõ ràng nó đã làm cho NĐT liên tưởng ngay và dễ nhầm lẫn với các tên gọi đã có thương hiệu trong lĩnh vực bất động sản như Phú Mỹ Hưng, Vạn Phát Hưng, Vạn Thịnh Phát…
© Copyright 2007 by Intellasia.net
CP có độ rủi ro bằng 0
Bài viết được đăng trên một trang web liên quan đến ngành dầu khí và có lẽ nắm được tâm lý sợ mất tiền của một số người mới chơi CP nên tác giả bài viết này - hay nói chính xác hơn là "cha đẻ" của phương thức chào bán CP dưới đây - đã cho ra đời một loại CP mà khi mua bán NĐT sẽ không bao giờ bị lỗ.
Lý giải cho vấn đề này lại cực kỳ đơn giản. Đó là DN phát hành sẽ sẵn sàng mua lại CP đã bán cho những NĐT nào cần tiền vào bất kỳ thời điểm nào với giá bằng giá đã bán ra.
DN nào mà lại "chịu chơi" đến vậy? DN này có tên tiếng Việt là CTCP Đầu tư và công nghệ Toàn Cầu CIO, tên tiếng Anh là CIO Investment & Technology. Trụ sở chính đặt tại một căn nhà cấp 4, số 765/61 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bình Thạnh TPHCM.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là đầu tư vào bất động sản, phát triển phần mềm, với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ là Dương Thị Mỹ Linh; Phó Chủ tịch thường trực HĐQT là Dương Đăng Khôi; cố vấn về bất động sản là Dương Ngọc Dũng. Số lượng CP được phân chia như sau: cổ đông sáng lập 40%, đối tác chiến lược 40% và bán ra bên ngoài 20%. CP có mệnh giá 25 ngàn đồng/CP.
Ngoài hình thức mua CP lại như đã nêu, bài viết đó cũng hướng dẫn cách chuyển chủ quyền CP, cách trở thành cổ đông chiến lược (mua 1 tỷ đồng CP) và cách để có được phương án kinh doanh (30 triệu đồng CP) của công ty.
Ngoài ra, người đọc còn được thấy cả mẫu CP, ảnh và bằng lái xe của vị Phó Chủ tịch thường trực HĐQT có tên là Dương Văn Khôi (theo trình bày thì chính là tác giả bài viết). Thêm vào đó, người đọc sẽ được bài viết "rê dắt" bởi những thông tin hấp dẫn như cuối năm 2009, CTCP Đầu tư và công nghệ CIO sẽ tăng vốn điều lệ lên 1 ngàn tỷ đồng; trong vòng 3 năm sẽ niêm yết trên TTCK và nếu đầu tư vào công ty một đồng vốn sẽ nhận được 30 đồng lời sau 5 năm.
Nhận thấy những bất hợp lý, uẩn khúc trong việc "tự bạch" như trên, chúng tôi quyết định tìm hiểu về công ty này và cái dự án mà công ty đưa ra để huy động vốn.
Dự án quán cà phê 80 tỷ đồng
Trang web của CIO giới thiệu đây là trang web của CTCP Đầu tư Công nghệ Toàn Cầu, có tên viết tắt là CIO và có địa chỉ tại 31C Nguyên Hồng, Gò Vấp (TPHCM). Trên trang web này có giới thiệu về dự án Pyramid Café.
Theo trình bày thì đây là một quán cà phê cực lớn có hình kim tự tháp, được làm bằng thép và kính, sức chứa 4.500 chỗ ngồi và có vốn đầu tư là 80 tỷ đồng. Quán đầu tiên sẽ được khởi công vào tháng 8 (chưa biết năm nào) và khi đó CP của CIO sẽ có giá không dưới 40 ngàn đồng/CP. Còn khi quán cà phê đi vào hoạt động thì giá CP sẽ tăng lên gấp đôi, tức khoảng 80 ngàn đồng/CP.
Theo phương án tài chính của CIO, với sức chứa khoảng 4.500 khách, dự kiến bình quân mỗi ngày Pyramid Café đón khoảng 10 ngàn lượt khách (?). Mỗi khách hàng sẽ chi trả trung bình 35 ngàn đồng. Công thức: 35.000 đồng x 30 ngày x 12 tháng = 126 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế, chi phí và lãi suất ngân hàng, Pyramid Café có lãi ước tính khoảng 50 tỷ đồng/năm.
Trong vòng 5 năm, CIO sẽ có một chuỗi Pyramid Café gồm 3 quán nằm ở 3 thành phố TPHCM, Hà Nội và Vũng Tàu. CIO đã trang bị phần mềm DN với chi phí hơn 20 ngàn USD, cho phép tất cả các cổ đông truy cập vào hệ thống DN từ Internet để theo dõi các hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Parymid Café.
Dự án được rao bán này có quy mô và phương án tài chính thật xa vời, hay nói chính xác là nó không có cơ sở thực hiện trong thời điểm hiện tại. Vì vậy có thể nói đây là một dự án ảo và việc huy động hay chào mời CP từ dự án ảo qua Internet là một hành vi lừa đảo, do chưa chứng minh được phương án tài chính, các cơ sở pháp lý trong việc làm ăn này.
Vào cuộc
Chúng tôi không tìm đến địa chỉ của CIO trên đường Xô Việt Nghệ Tĩnh mà lần theo địa chỉ ghi trong mục đường dây nóng của CIO trên trang web. Tuy nhiên, đây lại là địa chỉ của CTCP Bất động sản Vạn Thịnh Hưng. Một số nhân viên tại đây cho biết CIO đã đổi tên thành Vạn Thịnh Hưng.
Vì sao lại đổi tên thì có lẽ chỉ có ban lãnh đạo CIO là hiểu rõ. Còn theo hồ sơ các DN tại Sở Kế hoạch-Đầu tư TPHCM thì CTCP Đầu tư công nghệ Toàn Cầu được cấp phép kinh doanh ngày 30-3-2007, trụ sở đặt tại 765/61 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bình Thạnh TPHCM, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, sản xuất, gia công, mua bán phần mềm máy tính.
Công ty này có 3 thành viên góp vốn là Dương Đăng Khôi, Dương Ngọc Dũng và Dương Thị Mỹ Linh, góp tổng cộng 20 tỷ đồng. Vốn kinh doanh 100 tỷ đồng. Đến ngày 3-5, công ty này đổi tên thành CTCP Bất động sản Vạn Thịnh Hưng và đến ngày 28-6 thì dời trụ sở về số 31C Nguyên Hồng, quận Gò Vấp (TPHCM), đồng thời bổ sung chức năng xây dựng công trình dân dụng.
Như vậy, CIO chính là Vạn Thịnh Hưng và là công ty có thật. Liệu Vạn Thịnh Hưng có tiếp tục thực hiện việc huy động vốn bằng những dự án khác nữa hay không? Câu hỏi này nên để cho các cơ quan chức năng vào cuộc, trả lời.
Còn hiện tại, Vạn Thịnh Hưng đã cho ra một trang web mới với những dự án có quy mô còn "dữ dội" hơn dự án quán cà phê có sức chứa 4.500 chỗ ngồi như chúng tôi đã nêu ở trên. Chẳng hạn như dự án Pyramid Plaza Saigon (trung tâm mua sắm) với vốn đầu tư 208 tỷ đồng; dự án Smart House với vốn đầu tư lên đến 3.394 tỷ đồng; dự án xây biển nhân tạo, xây khu City resort tại TPHCM...
Cũng từ trang web này, Vạn Thịnh Hưng cho biết sẽ tiếp tục mở rộng dự án Smart House với các phiên bản 2.0 và 3.0 ở khu vực lân cận dự án Smart House 1.1 và xây dựng chuỗi Pyramid Plaza tại khắp các thành phố lớn ở Việt Nam.
Rồi thì xây dựng chuỗi City resort kết hợp với biển nhân tạo ở gần các thành phố lớn để người dân sinh sống tại các thành phố này có thể thưởng thức những dịch vụ resort, mua sắm, tắm biển (nhân tạo) và trở về nhà trong ngày… Cũng như khi còn là CIO, Vạn Thịnh Hưng cho biết đang thiết kế một hệ thống mạng giúp NĐT có thể theo dõi tất cả những hoạt động kinh doanh của công ty vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Hiện tại, Vạn Thịnh Hưng đang đưa ra dự án bất động sản có tên Adonis Apartment với ảnh mô hình rất lớn dựng trước trụ sở (có lúc thì gọi là Phú Mỹ Thịnh Apartment). Mỗi căn hộ có giá 1.000-1.050 USD/m2 và khách hàng sẽ phải đặt cọc 10% để giữ chỗ.
Mục đích của công ty là gì đằng sau các tên gọi như Vạn Thịnh Hưng, Phú Mỹ Thịnh? rõ ràng nó đã làm cho NĐT liên tưởng ngay và dễ nhầm lẫn với các tên gọi đã có thương hiệu trong lĩnh vực bất động sản như Phú Mỹ Hưng, Vạn Phát Hưng, Vạn Thịnh Phát…
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Rao bán cổ phiếu trên mạng: Cảnh giác với những dự án ảo
Something to say?