Nhà đầu tư có “ưa” “gương mặt” mới của thị trường OTC?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Không còn nhiều thời gian từ nay đến Quý I/2008, thời điểm dự kiến sẽ đưa Phương án Tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng (CTĐC) chưa niêm yết đã chính thức được Bộ Tài chính phê duyệt theo Quyết định số 3567/QĐ-BTC trở thành hiện thực. Liệu các nhà đầu tư đã sẵn sàng với “gương mặt” mới này của thị trường?
Phần lớn các nhà đầu tư cho rằng đưa OTC vào “khuôn khổ” là việc “trước sau cũng phải làm” và không quá bất ngờ trước quyết định này. Một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Hà Nội cho biết “Thú thật trước đây tôi thấy OTC hấp dẫn lắm nhưng cũng không dám chơi mấy. Cầm tờ A4 thì nhanh chứ tiền thật chẳng biết đâu mà lần. Bây giờ quy về một mối sẽ tiện cho mình hơn”. Chị cũng chia sẻ thêm rằng tin tức về các cổ phiếu trên thị trường không phải ít, nhưng cứ người nọ rỉ tai người kia, giữa cái "chợ tù mù" ấy nhiều khi “muốn tỉnh táo để chọn lựa cũng khó”.
Một số người tỏ ý e ngại khi Quốc hội vừa thông qua thuế thu nhập cá nhân 20% đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, đồng nghĩa với việc họ sẽ “thiệt một khoản không nhỏ” so với việc mua bán trao tay trước đây. Anh Hoàng Văn Nguyên (Thái Hà, Đống Đa), một nhà đầu tư đã gia nhập thị trường khá đúng thời điểm từ giữa năm 2006 cho rằng, khoảng 1 năm trước, thị trường lên như “lửa thổi” lại chưa ai phải lo “thuế má” gì nên người ta lao vào. Hiện nay thị trường cũng “khó chơi” hơn, lại thêm nhiều “nỗi lo” khác nên một số đã rút vốn hoặc chuyển hướng đầu tư.
Tuy nhiên, anh Nguyên cũng khẳng định, nếu so với thị trường OTC trước đây, yếu tố may rủi là rất lớn, nhiều khi còn “mất trắng cả tỷ bạc như chơi” thì số tiền đóng thuế hay đóng phí giao dịch là “không thấm vào đâu” và “kiểm soát giao dịch cũng như lợi nhuận của nhà đầu tư thực chất cũng là để bảo vệ chính họ”.
Thị trường OTC vốn có sức hút lớn với những người “chơi” chứng khoán do lượng “hàng” phong phú, dồi dào lại có thể “chơi từ trong trứng nước”. Do đó, thông tin vốn dĩ đã được giới đầu tư coi là “tiền” lại càng quý giá hơn gấp bội khi tham gia giao dịch trên thị trường này. Đây cũng là một vấn đề được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Theo phương án hiện nay, các nhà đầu tư có thể giao dịch mua, bán trực tiếp với CTCK vào bất kỳ thời điểm nào nhưng phải theo nguyên tắc: muốn giao dịch và được thanh toán vào ngày T+3 thì phải báo cáo giao dịch đó vào ngày T+0 qua hệ thống của HaSTC và trong phạm vi biên độ +/-20% của giá tham chiếu ngày T+0. Thời gian dành cho các CTCK thực hiện báo cáo hàng ngày từ 10h-11h30 và từ 13h30 đến 15h00. Ngoài ra, trong khoảng thời gian này các CTCK sẽ báo cáo toàn bộ dư mua/dư bán của các nhà đầu tư để tập hợp thành một bảng thông tin tổng hợp cung cấp cho công chúng biết giá mua/giá bán tốt nhất hiện có trên thị trường.
Về nguyên tắc thực hiện giao dịch, sẽ có hai trường hợp: CTCK đáp ứng ngay các lệnh chào mua/bán của khách hàng và gửi kết quả vào trong hệ thống của HaSTC để tổng hợp và trường hợp ngược lại, nếu không đáp ứng lệnh thì CTCK sẽ chuyển các thông tin về lệnh của khách hàng vào hệ thống của HaSTC, thông qua màn hình hiển thị thông tin về các lệnh chào trên hệ thống để tìm các đối tác thực hiện giao dịch đó, khi tìm được đối tác giao dịch, CTCK nhập kết quả giao dịch vào hệ thống của HaSTC. Kết quả giao dịch này sẽ được chuyển cho trung tâm lưu ký để thực hiện thanh toán bù trừ vào cuối phiên giao dịch.
Như vậy, không chỉ được đảm bảo về tính pháp lý của chuyển nhượng, nguồn thông tin trên thị trường cũng bao quát và chính xác hơn. Một nhà đầu tư trên sàn Kim Long đưa ra sự so sánh “trước đây tôi có thể giao dịch bất cứ ở đâu, bất cứlúc nào và đôi khi vì tin tức từ bất cứ nguồn thông tin nào, còn bây giờ tôi không thể mua bán ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào nhưng tôi có thể có được những nguồn thông tin chọn lọc và chuẩn xác. Tôi hy vọng các CTCK cũng như sàn Hà Nội sẽ làm tốt điều này”.
Theo ông Nguyễn Vũ Quang Trung, Phó giám đốc TTGDCK Hà Nội, cho đến nay, hệ thống mạng đã được triển khai đồng bộ cùng với giao dịch từ xa, hệ thống phần cứng đã được nhập, hệ thống phần mềm cũng đang được triển khai theo dự kiến. Ngoài ra, TTGDCKHN đang triển khai một trang web riêng về thị trường OTC trên trang web chính thức của sàn. Đây cũng sẽ là một nguồn thông tin tham khảo quan trọng cho các nhà đầu tư quan tâm đến phương thức giao dịch mới này.
(Theo VnMedia)
Phần lớn các nhà đầu tư cho rằng đưa OTC vào “khuôn khổ” là việc “trước sau cũng phải làm” và không quá bất ngờ trước quyết định này. Một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Hà Nội cho biết “Thú thật trước đây tôi thấy OTC hấp dẫn lắm nhưng cũng không dám chơi mấy. Cầm tờ A4 thì nhanh chứ tiền thật chẳng biết đâu mà lần. Bây giờ quy về một mối sẽ tiện cho mình hơn”. Chị cũng chia sẻ thêm rằng tin tức về các cổ phiếu trên thị trường không phải ít, nhưng cứ người nọ rỉ tai người kia, giữa cái "chợ tù mù" ấy nhiều khi “muốn tỉnh táo để chọn lựa cũng khó”.
Một số người tỏ ý e ngại khi Quốc hội vừa thông qua thuế thu nhập cá nhân 20% đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, đồng nghĩa với việc họ sẽ “thiệt một khoản không nhỏ” so với việc mua bán trao tay trước đây. Anh Hoàng Văn Nguyên (Thái Hà, Đống Đa), một nhà đầu tư đã gia nhập thị trường khá đúng thời điểm từ giữa năm 2006 cho rằng, khoảng 1 năm trước, thị trường lên như “lửa thổi” lại chưa ai phải lo “thuế má” gì nên người ta lao vào. Hiện nay thị trường cũng “khó chơi” hơn, lại thêm nhiều “nỗi lo” khác nên một số đã rút vốn hoặc chuyển hướng đầu tư.
Tuy nhiên, anh Nguyên cũng khẳng định, nếu so với thị trường OTC trước đây, yếu tố may rủi là rất lớn, nhiều khi còn “mất trắng cả tỷ bạc như chơi” thì số tiền đóng thuế hay đóng phí giao dịch là “không thấm vào đâu” và “kiểm soát giao dịch cũng như lợi nhuận của nhà đầu tư thực chất cũng là để bảo vệ chính họ”.
Thị trường OTC vốn có sức hút lớn với những người “chơi” chứng khoán do lượng “hàng” phong phú, dồi dào lại có thể “chơi từ trong trứng nước”. Do đó, thông tin vốn dĩ đã được giới đầu tư coi là “tiền” lại càng quý giá hơn gấp bội khi tham gia giao dịch trên thị trường này. Đây cũng là một vấn đề được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Theo phương án hiện nay, các nhà đầu tư có thể giao dịch mua, bán trực tiếp với CTCK vào bất kỳ thời điểm nào nhưng phải theo nguyên tắc: muốn giao dịch và được thanh toán vào ngày T+3 thì phải báo cáo giao dịch đó vào ngày T+0 qua hệ thống của HaSTC và trong phạm vi biên độ +/-20% của giá tham chiếu ngày T+0. Thời gian dành cho các CTCK thực hiện báo cáo hàng ngày từ 10h-11h30 và từ 13h30 đến 15h00. Ngoài ra, trong khoảng thời gian này các CTCK sẽ báo cáo toàn bộ dư mua/dư bán của các nhà đầu tư để tập hợp thành một bảng thông tin tổng hợp cung cấp cho công chúng biết giá mua/giá bán tốt nhất hiện có trên thị trường.
Về nguyên tắc thực hiện giao dịch, sẽ có hai trường hợp: CTCK đáp ứng ngay các lệnh chào mua/bán của khách hàng và gửi kết quả vào trong hệ thống của HaSTC để tổng hợp và trường hợp ngược lại, nếu không đáp ứng lệnh thì CTCK sẽ chuyển các thông tin về lệnh của khách hàng vào hệ thống của HaSTC, thông qua màn hình hiển thị thông tin về các lệnh chào trên hệ thống để tìm các đối tác thực hiện giao dịch đó, khi tìm được đối tác giao dịch, CTCK nhập kết quả giao dịch vào hệ thống của HaSTC. Kết quả giao dịch này sẽ được chuyển cho trung tâm lưu ký để thực hiện thanh toán bù trừ vào cuối phiên giao dịch.
Như vậy, không chỉ được đảm bảo về tính pháp lý của chuyển nhượng, nguồn thông tin trên thị trường cũng bao quát và chính xác hơn. Một nhà đầu tư trên sàn Kim Long đưa ra sự so sánh “trước đây tôi có thể giao dịch bất cứ ở đâu, bất cứlúc nào và đôi khi vì tin tức từ bất cứ nguồn thông tin nào, còn bây giờ tôi không thể mua bán ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào nhưng tôi có thể có được những nguồn thông tin chọn lọc và chuẩn xác. Tôi hy vọng các CTCK cũng như sàn Hà Nội sẽ làm tốt điều này”.
Theo ông Nguyễn Vũ Quang Trung, Phó giám đốc TTGDCK Hà Nội, cho đến nay, hệ thống mạng đã được triển khai đồng bộ cùng với giao dịch từ xa, hệ thống phần cứng đã được nhập, hệ thống phần mềm cũng đang được triển khai theo dự kiến. Ngoài ra, TTGDCKHN đang triển khai một trang web riêng về thị trường OTC trên trang web chính thức của sàn. Đây cũng sẽ là một nguồn thông tin tham khảo quan trọng cho các nhà đầu tư quan tâm đến phương thức giao dịch mới này.
(Theo VnMedia)
0 Responses to Nhà đầu tư có “ưa” “gương mặt” mới của thị trường OTC?
Something to say?