Hôm nay, Vn-Index đánh dấu sự kiện biên độ sàn Hose và Hastc được điều chỉnh lên 5% và 7%, bằng một phiên đi lên mạnh mẽ với mức tăng 19,11 điểm (3,9%), chốt 508,05 điểm.
> Một tuần đầy thông tin tốt nâng chứng khoán lên

Dư âm của những phiên bứt phá mạnh mẽ ở tuần trước cũng như việc áp dụng biên độ mới đã khiến thị trường mở đầu tuần giao dịch trong không khí hứng khởi trên cả hai sàn chứng khoán. Nhà đầu tư chờ đợi một phiên giao dịch Vn-Index bật mạnh qua mốc tâm lý 500.

Đợt giao dịch đầu tiên bắt đầu với một loạt lệnh mua được tung ra tấp nập, áp đảo so với lượng bán. Lực cầu sung sức tạo nên viễn cảnh đi lên mạnh mẽ của Vn-Index trong phiên giao dịch hôm nay.

Vn-Index khởi đầu tuần mới bằng một phiên tăng điểm ấn tượng, với 19,11 điểm khi biên độ mới +,-5% tái xác lập trên sàn Hose. Ảnh: H.P.

Các mã không kể lớn nhỏ đua nhau tăng điểm, và mức tăng 15,2 điểm là minh chứng cho sự khởi đầu sôi động và hào hứng trên sàn chứng khoán TP HCM khi có đến 6 triệu đơn vị được giao dịch, mức cao nhất của đợt một tính từ đầu tháng đến nay, đạt giá trị 246,181 tỷ đồng.

Ngay trong đợt đầu tiên, chỉ số sàn Hose đã chinh phục mốc 500, tạm dừng ở 504,14 điểm.

Sau 30 phút khởi động, Vn-Index tiến vào đợt khớp lệnh liên tục ở thế thừa thắng xông lên. Ngoại trừ những tên tuổi như SGT, DQC cùng một số mã vừa và nhỏ khác đi xuống, sự tăng điểm ở hầu hết các mã đã tiếp sức cho chỉ số chứng khoán sàn TP HCM vươn lên mức 507,42 điểm. Khối lượng và giá trị giao dịch đạt mức cao với 16,15 triệu đơn vị và 673,3 tỷ đồng.

Việc nới rộng biên độ trên sàn Hose vẫn đảm bảo tính thanh khoản ở hầu hết các mã chứng khoán hôm nay. Trước đây đã có không ít ý kiến cho rằng, nhà đầu tư sẽ sử dụng chiến lược ghìm hàng để tăng lợi nhuận trước khi quyết định xả ra, khiến cho thanh khoản trong những ngày đầu nới biên độ bị kém đi.

Tuy nhiên, toàn thị trường hôm nay có 18 triệu đơn vị khớp lệnh thành công, gần gấp đôi so với phiên cuối tuần trước, tương ứng 654 tỷ đồng.

Vn-Index đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần ở 508,05 điểm, tương đương với số điểm đạt được ngày 8/5 (507,94 điểm). Đây là phiên tăng điểm thứ 9 liên tiếp của chỉ số này.

Kết phiên có 11 mã giảm điểm, 6 cổ phiếu đứng giá tham chiếu, còn lại 143 mã tăng điểm. Tăng mạnh nhất thuộc về mã chứng khoán TCT của công ty cổ phần cáp treo núi bà Tây Ninh (6 điểm). BMC, IMP, PVD, VIC cùng tăng 5 điểm. Cổ phiếu DPM hôm nay có khối lượng khớp lệnh dẫn đầu thị trường với gần 2,4 triệu đơn vị.

Cùng diễn biến lạc quan với sàn TP HCM, chỉ số Hastc-Index tăng 6,28 điểm (4,14%) trong ngày giao dịch đầu tuần, chốt ở 157,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 10 triệu đơn vị, trị giá 385 tỷ đồng.

Bạch Hường

 

Trong cuộc trao đổi với báo giới tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường đã trả lời về các vấn đề liên quan tới điều chỉnh biên độ cũng như một số kế hoạch, chính sách của SSC trong thời gian tới.

- Thưa ông, vì sao biên độ dao động tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM được trả lại mốc 5% mà biên độ tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội lại chỉ là 7% chứ không phải 10% như trước kia ?

- Sàn TP HCM và sàn Hà Nội có tiêu chí niêm yết khác nhau. Ngoài ra thị trường đại chúng chưa niêm yết, có thể bắt đầu hoạt động từ cuối quý III đầu quý IV, có biên độ dao động 10%. Chúng tôi không muốn hai thị trường này (Hastc và Sàn OTC) có biên độ trùng nhau vì thị trường đại chúng chưa niêm yết có tiêu chuẩn tham gia thị trường thấp hơn so với thị trường niêm yết của Hà Nội và cơ chế giao dịch cũng thoáng hơn nhiều.

Biên độ của Sàn TP HCM, Hà Nội, và sàn của Công ty Đại chúng chưa niêm yết được quyết định dựa trên diễn biến thực tế của thị trường. Khi thị trường có dấu hiệu bất ổn, ổn định, hoặc có tín hiệu tốt, chúng ta có thể điều chỉnh biên độ một cách linh hoạt cho phù hợp với thực tiễn của thị trường, chứ không cần nhất nhất phải là 5, 7 hoặc 10%.

- Ủy ban đã thực hiện mở biên độ. Xin hỏi biên độ sẽ tiếp tục được thay đổi ra sao nếu thanh khoản vẫn tốt hơn nữa ?

- Tôi nghĩ rằng thị trường vĩ mô hiện nay mới chỉ được cải thiện chứ chưa tốt thực sự như cách đây một vài năm. Hiện kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn một số vấn đề, chẳng hạn như xăng dầu điều chỉnh giảm nhưng vẫn ở mức 18.000 đồng, lãi suất cơ bản vẫn là 14%. Đó là những yếu tố tác động đến doanh nghiệp. Tới quý III và quý IV, tài chính doanh nghiệp sẽ có những khó khăn nhất định, và khó khăn này sẽ tác động đến giá cổ phiếu. Vậy nên chúng ta không thể nói rằng tình hình thị trường đã tốt để từ đó đưa ra biên độ cao hơn nữa.

Với mức 5% của sàn HCM, nếu mỗi ngày cộng hoặc giảm 5% liên tục trong khoảng hai tuần đã là một sự thay đổi đột biến. Vì vậy không nên kỳ vọng một mức dao động lớn như thị trường tự do. Hơn nữa, theo quan sát của tôi, trong những phiên vừa qua, rất ít khi Vn-Index chạm trần hoặc sàn dù biên độ chỉ là 3%.

- Trước đây, do giao dịch thị trường sụt giảm, Ủy ban Chứng khoán đã hỗ trợ phí giao dịch cho các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, hiện tính thanh khoản đã được cải thiện nhiều. Xin ông cho biết kế hoạch về phí điều chỉnh phí giao dịch của Ủy ban trong thời gian tới?

- Trong thời gian vừa rồi, để hỗ trợ và chia sẻ khó khăn của thị trường, Bộ Tài chính đã tạm thời điều chỉnh phí giao dịch thu từ các công ty chứng khoán từ 0,05% xuống còn 0,03% đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Văn bản này vẫn còn nguyên hiệu lực.

Chúng tôi đang trình Bộ Tài chính ban hành 3 văn bản, quyết định liên quan đến phí và lệ phí áp dụng cho tất cả các đối tượng tham gia trên thị trường chứng khoán. Khi các văn bản này được ban hành, chúng tôi sẽ có điều chỉnh tổng thể hơn đối với phí mà Trung tâm và Sở giao dịch thu của các công ty chứng khoán cũng như phí mà các công ty thu của nhà đầu tư.

Mức phí này sẽ phù hợp với tình hình hiện tại, quy mô phát triển của thị trường và phù hợp dần với mức thu theo thông lệ quốc tế. Không chỉ về khung, mức phí mà loại phí, lệ phí cũng sẽ bổ sung thêm để phù hợp với thông lệ.

Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển Thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ảnh: Xuân Hòa.
Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển Thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đang trả lời phỏng vấn. Ảnh: Xuân Hòa.

- Xin ông cho biết tình hình xây dựng quy chế cho phép SCIC can thiệp vào thị trường cũng như việc thành lập quỹ bình ổn hiện nay đang được tiến hành đến đâu ?

- Ủy ban và SCIC đang xem xét xây dựng một cơ chế giao dịch của SCIC vào thị trường. Phương án này có sự tham gia của Ủy ban nhưng do SCIC chủ trì.

Trong phương án tham gia này, SCIC sẽ hỗ trợ khi thị trường suy giảm sâu bằng cách mua vào. Còn khi thị trường hồi phục hay tăng điểm liên tục, SCIC không nên tham gia để tranh mua với các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, chúng ta không thể đòi hỏi SCIC giữ cổ phiếu mãi được, SCIC có thể tìm thời điểm hợp lý bán ra để thu hồi vốn. Vốn này sẽ lại được dùng để can thiệp thị trường khi chứng khoán giảm. Dẫu sao, cơ chế giao dịch này vẫn đang trong giai đoạn xây dựng.

Đã có một loạt biện pháp khác được đưa ra từ phía các cơ quan quản lý, trong đó có đề xuất cơ quan quản lý cũng như các thành viên thị trường lập ra một quỹ bình ổn thị trường. Phương án này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên đằng sau phương án này còn nhiều vấn đề như nguồn can thiệp, cách thức can thiệp và rủi ro sau can thiệp kể cả mua và bán. Tác động của quỹ với các nhà đầu tư nhỏ.

- Do thị trường suy giảm Ủy ban Chứng khoán trước đây đã có văn bản đề nghị các công ty chứng khoán hạn chế giao dịch kỳ hạn (repo). Thời điểm này tình hình đã được cải thiện khá nhiều, vậy xin hỏi những điều chỉnh nào về repo sẽ được ủy ban đưa ra trong thời gian tới ?

- Trước đây chúng ta không có văn bản nào quy định về các giao dịch kỳ hạn hay còn gọi là Repo và cầm cố chứng khoán. Các công ty chứng khoán đã thực hiện không theo khuôn mẫu nào cả. Đặc biệt nhiều công ty có repo và cầm cố với mức rất lớn, nếu tính tổng giá trị hợp đồng repo so với vốn điều lệ. Khi thị trường suy giảm nhiều thì đây là việc rất nguy hiểm, và nó tác động tới không chỉ công ty chứng khoán đó, mà còn tới toàn bộ hệ thống công ty cũng như thị trường.

Vì vậy Ủy ban Chứng khoán đã có văn bản mang tính chất khuyến cáo, không bắt buộc, các công ty chứng khoán tạm ngừng ký mới hợp đồng repo. Đối với các hợp đồng cũ chưa đến thời điểm đáo hạn thì có thể xem xét gia hạn thêm, vì trong bối cảnh thị trường suy giảm mà phá vỡ hợp đồng repo và thực hiện giải chấp thì sẽ càng tác động mạnh với thị trường.

Đến thời điểm hiện nay, có những công ty nói rằng nếu thị trường có dấu hiệu tốt họ vẫn sẽ triển khai hoạt động này. Theo tôi, thị trường cải thiện thì bản thân các hợp đồng repo cũng là một trong những cơ sở để tăng giao dịch của thị trường, tăng cơ hội cho nhà đầu tư.

- Dòng vốn đầu tư gián tiếp thời gian gần đây đổ vào VN khá mạnh. Xin hỏi quy mô dòng vốn này hiện nay ra sao ?

- Dòng vốn gián tiếp được đổ vào VN thông qua các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối và do Ngân hàng Nhà nước giám sát. Chúng tôi chỉ có thể theo dõi được một phần nguồn này qua các giá trị danh mục đầu tư hiện thời của thị trường chính thức, khoảng 30 tỷ đôla. Còn số liệu về tổng nguồn vốn vào do Ngân hàng Trung ương nắm giữ.

- Hiện tại có hiện tượng nhà đầu tư mở nhiều tài khoản để giao dịch và làm lượng giao dịch không phản ảnh đúng cung cầu tự nhiên của thị trường. Ủy ban có điều chỉnh gì để hạn chế hoạt động này không ?

- Chúng tôi đang xây dựng quy chế giao dịch mới và đang lấy ý kiến tham gia của các đơn vị thuộc bộ tài chính. Trong quy chế mới sẽ bàn đến rất nhiều vấn đề, trong đó có việc đầu tư mở nhiều tài khoản và nhà đầu tư có được mua bán chứng khoán trong cùng phiên hay không. Những vấn đề này đang nằm trong dự thảo. Chúng tôi mong rằng sẽ sớm đưa dự thảo này lên trang web của Ủy ban để lấy ý kiến của các thành viên thị trường.

Xuân Hòa ghi

 

Các chỉ số chính của phố Wall tăng giảm không đáng kể sau phiên giao dịch cuối tuần, thứ sáu 15/8. Dầu sụt giá không đủ đẩy chứng khoán Mỹ đi lên khi mà trong những ngày qua, nhiều ngân hàng lớn dính líu tới các cáo buộc lừa đảo khách hàng.

Chỉ số Dow Jones tăng 0,38% lên mức 11.659,9 điểm. Chỉ số Standard & Poor 500 (S&P 500) tiến thêm 0,41%, đóng cửa tại 1.298,2 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm nhẹ 0,05%, đang ở mức 2.452,52 điểm. Kết thúc tuần, Dow Jones giảm 0,6%, Nasdaq tăng gần 1,6%, S&P 500 tăng 0,14%.

Sau ngày giao dịch hôm qua, dầu giảm 1,24 đôla, hiện có giá 113,77 đôla một thùng. Kể từ đỉnh 147 đôla được xác lập vào giữa tháng 7, dầu đã giảm hơn 23%. Một số kim loại như vàng, bạch kim, hay nhôm cũng xuống giá theo.

Khi mà khủng hoảng tín dụng và nhà đất chưa kết thúc thì ngành tài chính lại vướng vào các rắc rối pháp lý do lừa đảo khách hàng. Ảnh:news.com.au.
Khi mà khủng hoảng tín dụng và nhà đất chưa kết thúc thì ngành tài chính lại vướng vào các rắc rối pháp lý do lừa đảo khách hàng. Ảnh:news.com.au.

Dầu mất điểm không chỉ giảm áp lực nguyên liệu đầu vào cho các công ty vận tải, hàng không, chuyển phát và sản xuất ôtô, mà còn giúp cổ phiếu của các nhà bán lẻ và cung cấp hàng tiêu dùng đi lên. Trái lại, các đại gia dầu mỏ như Exxon Mobil và Chevron lại chịu tác động tiêu cực khi dầu xuống.

Rắc rối tiếp tục nảy sinh từ cổ phiếu tài chính. Ngân hàng Wachovia vừa đồng ý mua lại 8,5 tỷ đôla cổ phiếu thông qua đấu giá. Ngân hàng này nằm trong sanh sách điều tra về tội lừa đảo khách hàng của Văn phòng Chưởng lý New York. Việc mua lại cổ phiếu là để dàn xếp với Văn phòng Chưởng lý cũng như các nhà đầu tư.

Cũng với lý do trên, Morgan Stanley và JP Morgan Chase đồng ý mua lại 7 tỷ đôla cổ phiếu và chịu phạt 60 triệu đô la. Số tiền mà UBS và Citigroup bỏ ra còn lớn hơn: 26 tỷ đôla mua lại cổ phiếu và nộp 250 triệu đôla tiền phạt.

Chưởng lý New York cho biết, ngân hàng Đầu tư Merill Lynch cũng nằm trong danh sách điều tra.

Cùng ngày, chỉ số sản xuất tại khu vực New York, mới được công bố, tăng một cách đáng ngạc nhiên trong tháng 7. Một bản báo cáo khác chỉ ra, sản lượng công nghiệp và khả năng tận dụng công suất của nền công nghiệp trong tháng bảy tăng đúng như dự tính của các chuyên gia.

Chỉ số tâm lý người tiêu dùng trong tháng 8 theo nghiên cứu của trường Đại học Tổng hợp Michigan tăng từ 61,2 của tháng trước lên 61,7.

Nhìn lại tuần qua, biến động của thị trường chủ yếu đều xoay quanh giá dầu và thông tin từ các tập đoàn tài chính. Dầu tụt liên tiếp đã giúp cổ phiếu của các tập đoàn vận tải và các nhà bán lẻ đi lên, từ đó tạo động lực cho phố Wall. Trái lại, ngành tài chính vốn đã chịu thiệt hại nặng nề do khủng hoảng tín dụng và nhà đất, lại một lần nữa chao đảo vì nhiều ngân hàng lớn bị cáo buộc lừa đảo khách hàng.

Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,48%. Sau năm ngày giao dịch chỉ số này giảm 1,1%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong xuống 1,8%, mức giảm tuần là 3,3%. Chứng khoán Trung Quốc mất điểm mạnh nhất sau tuần qua với mức đi xuống 5,9% của chỉ số Shang Hai. Trong phiên thứ sáu, chỉ số này tăng 0,55%.

Các chỉ số chính của chứng khoán châu Âu cùng đi lên. Chỉ số FTSE 100 của Anh, giảm 0,77% và hiện đang thấp hơn tuần trước 0,6%. Chỉ số DAX của Đức cộng thêm 0,06% vào phiên hôm qua. Chỉ số CAC 40 của Pháp lên 0,74%. Sau năm phiên, hai chỉ số này giảm lần lượt 1,5% và 0,8%.

Xuân Hòa (Theo CNN)

 

'Bội thực' dư mua vì tin tốt

Posted In: , . By Công Ty Truyền Thông Số

Chứng khoán Việt Nam có phiên tăng thứ tám liên tiếp. Vn-Index lên 488,94 điểm, tăng tới 2,61% và chỉ còn cách mốc 500 một phiên tăng mạnh. Cùng ngày, "người anh em" Hastc-Index đã leo lên trên mốc 150 điểm, cao nhất trong 3 tháng qua.

Ngày hôm qua chứng khoán Việt Nam liên tiếp đón nhận tin tốt khi hết biên độ dao động được nới rộng cho đến xăng giảm giá. Với những tín hiệu tích cực đó, Vn-Index hôm nay mở cửa rất thành công khi tăng tới 2,59% tương đương 12,36 điểm, lên mức 488,86 điểm. Đã có 3,7 triệu đơn vị được giao dịch, giá trị tương ứng 131,48 tỷ đồng.

Gần như không có bất kỳ sự phân hóa về giá cổ phiếu khi các mã đều đồng loạt đi lên. Điểm khác biệt nếu có chỉ thể hiện ở khối lượng thực hiện và dư mua. Ngay cả công ty đang gặp nhiều vấn đề trong hoạt động là BBT cũng lên trần, dư mua khá lớn với 130 nghìn đơn vị.

Theo ông Ngô Văn Minh, Giám đốc khối Phân tích Đầu tư Công ty Chứng khoán Eurocapital, các cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng có sức cầu rất lớn. Lượng cầu ở hầu hết các mã lớn đều trên 500 nghìn đơn vị. Nhóm blue chip lệnh mua tăng đột biến: STB trên 12 triệu đơn vị, ACB trên 2 triệu, KLS trên 2 triệu, SSI trên 3 triệu...

Ông Minh cho rằng hầu hết các thông tin vĩ mô đều hỗ trợ thị trường, giá dầu và vàng xuống, đà tăng của CPI tháng 8 sẽ chững lại. Ngoài ra, việc HSBC được cho phép tăng sở hữu Techcombank lên 20% thực sự là thông tin tốt cho thị trường. Ủy ban Chứng khoán đang dự thảo sửa đổi bổ sung về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sang tuần tới, theo dự đoán của ông Minh, có thể sẽ có những thông tin tốt tiếp tục củng cố xu hướng tăng vững vàng. Trong giai đoạn hiện nay có khá nhiều các tổ chức, nhà đầu tư vẫn chưa tham gia kịp vào thị trường, cũng như một số người mong muốn hiện thực hóa lợi nhuận trong những ngày đầu tăng biên độ, bởi vậy có khả năng trong 1, 2 ngày đầu tuần tới sẽ có những phiên điều chỉnh.

Tuy nhiên, xu hướng dài hơi hơn, thị trường đã hội tụ đủ những yếu tố để phát triển bền vững. Dự báo tuần sau sẽ tiếp tục tăng điểm một cách ấn tượng. Những mã có sức bật mạnh nhất có thể thuộc nhóm ngành chứng khoán, ngân hàng hoặc các công ty có hoạt động tốt nhưng trong thời gian qua có tham gia đầu tư tài chính nhiều. Mốc 500 của Vn-Index có thể sẽ bị chinh phục để hướng tới ngưỡng mới 550.

Diễn biến khả qua của Vn-Index đã thu hút ngày càng đông các nhà đầu tư quay trở lại sàn giao dịch. Ảnh: Xuân Hòa.
Diễn biến khả qua của Vn-Index đã thu hút ngày càng đông các nhà đầu tư quay trở lại sàn giao dịch chứng khoán. Ảnh: Xuân Hòa.

Ghi nhận của phóng viên VnExpress.net, ngay khi các tin tức tốt được công bố, tại nhiều công ty chứng khoán nhà đầu tư đã rục rịch chuyển tiền vào tài khoản. Công ty Chứng khoán Tân Việt cho hay, lượng tiền do các nhà đầu tư mới mở tài khoản cũng như chuyển tiền hoặc nộp tiền trực tiếp trong ngày hôm qua cao gấp 6 đến 7 lần so với ngày thường.

Kết thúc đợt khớp lệnh liên tục, hàn thử biểu chốt tại 488,73 điểm, lên 2,57% tương đương 12,23 điểm. Giá trị giao dịch là 276,06 tỷ, số cổ phiếu sang tên đạt 10,95 triệu đơn vị.

Cán cân cung cầu chênh lệch với lượng dư mua áp đảo đã khiến đợt khớp lệnh cuối trôi qua mà không có biến động đáng kể. Vn-Index đóng cửa tại 488,94 điểm, tăng 12,44 điểm, tương ứng với 2,61%. Tổng giao dịch báo giá đạt 9,13 triệu đơn vị, trị giá 323,7 tỷ.

Toàn thị trường chỉ có 3 mã giảm, không có mã đứng giá, còn lại là tăng trần.

Số cổ phiếu được mua bán qua giao dịch thỏa thuận là gần 1,5 triệu đơn vị, giá trị 61,3 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 1,71 triệu đơn vị và bán ra 2,27 triệu đơn vị cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.

Tại sàn Hà Nôi, Hastc-Index cũng "xanh" không kém và đã chính thức vượt qua mốc kỹ thuật 150 điểm. Chỉ số này đóng cửa tại 151,65 điểm, cộng thêm 3,47%, tương đương 5,08 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 3,05 triệu đơn vị, giá trị giao dịch lên tới 114,4 tỷ đồng.

Xuân Hòa

 

Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban phụ trách Ban Phát triển Thị trường hôm nay cho hay, Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (SSC) đã có văn bản chính thức công bố việc nới rộng biên độ giao động giá trên cả hai sàn.

Từ thứ hai tới (18/8), biên độ dao động trên Hose sẽ được nâng lên 5%, và tại Hastc là 7%. Các mức dao động hiện nay lần lượt là 3% và 5% trên Hose và Hastc.

Theo ông Hoàng Xuân Quyền, Giám đốc Phân tích Đầu tư Công ty Chứng khoán Tân Việt, việc nới rộng biên độ chắc chắn sẽ cải thiện tính thanh khoản của thị trường. Theo ông, diễn biến trong ngày giao dịch hôm nay đã phần nào phản ánh sự hưng phấn của nhà đầu tư trước việc giảm giá xăng cũng như kỳ vọng về nới biên độ của SSC.

Điều chỉnh của SSC được đưa ra vào thời điểm diễn biến trên cả hai sàn đều khá tích cực. Ảnh: Xuân Hòa.

Ông Quyền cho biết thêm, thời điểm đưa ra điều chỉnh biên độ là khá hợp lý vì thị trường đang hưng phấn nhờ xăng giảm giá. Tâm lý lạc quan của nhà đầu tư sẽ giúp thị trường "làm quen" nhanh chóng với biên độ mới.

Một nhà đầu tư lại có ý kiến khác, chứng khoán vẫn cần thêm thời gian để hồi phục. Anh cho hay, mở rộng biên độ tại thời điểm này là hơi sớm và có thể khiến đà tăng bị chặn lại.

Anh dẫn chứng lần điều chỉnh biên độ trước, mức dao động 1% và 2% tại Hose và Hastc đã giúp chứng khoán tăng liên tục 8 phiên. Thế nhưng lần điều chỉnh tiếp theo lên 3% "đã nhấn chìm mọi nỗ lực hồi phục của Vn-Index". Anh đang e ngại rằng, rủi ro tương tự có thể xảy ra.

Tuy nhiên một chuyên gia chứng khoán khác lại cho rằng, về bản chất biên độ không ảnh hưởng tới các yếu tố nội tại của giá cổ phiếu. Theo anh, quy luật thị trường luôn là thuận mua vừa bán. Nhà đầu tư sẽ giao dịch khi thấy giá cổ phiếu đạt mức kỳ vọng. Vậy nên, biên độ không gây ra xu hướng tăng giảm giá chứng khoán mà chỉ giúp diễn biến giá nhanh hay chậm hơn mà thôi. Việc mở giới hạn dao động theo anh là hợp với quy luật cung cầu của thị trường và sẽ giúp tăng tính thanh khoản của cổ phiếu.

Dẫu sao, anh nhận định với nền chứng khoán non trẻ như Việt Nam, nhà đầu tư chưa có tâm lý cũng như hiểu biết tốt. Việc duy trì mức chặn trên, dưới vẫn cần thiết để tránh tình trạng giá sụt giảm bất thường trước các biến cố bất lợi. Vào thời điểm này, giới hạn mức trần sàn vẫn là cần thiết để bảo vệ các nhà đầu tư.

Xuân Hòa

 

Không có những diễn biến giằng co và kịch tính, Vn-Index trải qua ngày giao dịch hôm nay ở trạng thái tích cực đi lên và phá ngưỡng 470 một cách dễ dàng ngay từ đợt đầu tiên.

Tính từ phiên đầu tuần đến nay, chỉ số chứng khoán sàn TP HCM đã vượt qua ngưỡng cản 450 điểm, chặn đầu mức 460 và vượt qua ngưỡng 470 trong phiên hôm nay, sau khi tạm chia tay mốc này cách đây gần một tháng.

Vn-Index khởi đầu phiên giao dịch trong không khí hứng khởi, giành được thêm 6,13 điểm, chốt đợt đầu ở ở 470,14 điểm. Khối lượng và giá trị giao dịch xấp xỉ đợt 1 của những phiên liền trước với gần 5 triệu đơn vị, tương ứng 172 tỷ đồng.

Vn-Index đã trải qua 7 phiên tăng điểm liên tiếp. Ảnh: B.H.

Khởi đầu khá thuận lợi, chỉ số chứng khoán sàn HOSE thẳng tiến đi lên trong đợt khớp lệnh liên tục, tăng gần hết biên độ cho phép, 12,53 điểm. Khối lượng và giá trị giao dịch vẫn ở mức cao với 18,1 triệu đơn vị, trị giá 641,3 tỷ đồng.

Các lệnh mua được đưa vào mạnh mẽ trong khi lượng bán đã phần nào hãm lại. Những mã có giá trị vốn hóa thị trường lớn như DPM, FPT, HPG, SSI, STB... đều có lượng dư mua lớn, thậm chí lên đến cả triệu đơn vị

Tại các mốc điểm chẵn, nhà đầu tư thường hiện thực hóa lợi nhuận khi giá cổ phiếu đã đạt đến mức kỳ vọng hợp lý. Tuy nhiên, chỉ số Vn-Index không còn chật vật để leo lên mốc 470 điểm mà còn dễ dàng vượt qua ngay từ đợt giao dịch đầu tiên, và được củng cố vững chắc cho đến hết phiên khi thông tin giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm.

Tin giá xăng A92 sẽ giảm 1.000 đồng xuống còn 18.000 đồng một lít, áp dụng vào 10 giờ sáng nay thực sự là tin tốt lành đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là điều mà nhiều nhà đầu tư đã nghĩ đến khi giá dầu quốc tế giảm mạnh xuống dưới 120 USD một thùng.

Vn-Index khép lại một ngày giao dịch thành công với tổng khối lượng giao dịch cả khớp lệnh và thỏa thuận gần 21 triệu đơn vị, tương ứng 741,716 tỷ đồng. Dư bán gần như được vét sạch trước lượng dư mua còn dầy đặc ở hầu hết các mã.

Trên bảng điện tử rực sắc xanh, chỉ có 4 nốt đỏ CNT, KMR, SDN, VKP và mỗi TMS đứng giá. 155 mã chứng khoán còn lại xanh màu hy vọng, chủ yếu là tăng trần.

DHG tăng mạnh nhất phiên với mức tăng 4.000 đồng một cổ phiếu, khá nhiều mã có mức tăng 3.000 đồng như BMC, IMP, PVD, VIC, VPL, VNM. Cổ phiếu DPM có khối lượng khớp lệnh dẫn đầu thị trường với 1,64 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, cổ phiếu đang nằm trong diện kiểm soát BBT hôm nay cũng bật xanh sau chuỗi giảm điểm 18 phiên liên tiếp, đóng cửa ở mức giá trần 6.000 đồng một cổ phiếu, với khối lượng giao dịch đạt 278.790 đơn vị.

Giám đốc phân tích công ty Vifinfo, ông Đào Trung Kiên, nhận định thị trường chứng khoán hiện chia ra 2 nhóm, một nhóm thay đổi giá dựa trên giá trị nội tại của doanh nghiệp. Nhóm còn lại thay đổi giá tùy thuộc vào sự hưng phấn của thị trường và BBT rơi vào trường hợp này.

Mua cổ phiếu BBT khi công ty này còn những khó khăn chưa giải quyết phụ thuộc vào những toan tính khác nhau của nhà đầu tư hiện nay như, giá trị tài sản còn lại khi phát mãi, bẫy giá khi một số người đang nắm giữ cổ phiếu muốn thoát số cổ phiếu này ra...

Văn phòng Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) thời gian qua đã nhận được khá nhiều email, điện thoại hỏi về sự kiện Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) có 2 bản báo cáo tài chính năm 2006 với 1 bản báo cáo lãi,1 bản báo cáo lỗ làm thiệt hại cho nhà đầu tư.

Ngay sau đó, VACPA đã có khuyến nghị các kiểm toán viên sau sự cố BBT như không nên ký hợp đồng kiểm toán sau ngày kết thúc năm tài chính dẫn đến hậu quả là không thực hiện thủ tục tham gia kiểm kê hàng tồn kho... phát hành báo cáo kiểm toán ngoại trừ giảm đi giá trị của báo cáo kiểm toán.

Ngoài ra, kiểm toán viên cũng cần tính chi phí kiểm toán đủ để thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán quy định, thận trọng hơn nữa khi kiểm toán bao cáo tài chính công ty niêm yết, kiên quyết thuyết phục doanh nghiệp điều chỉnh báo cáo tài chính để có báo cáo tài chính trung thực và hợp lý...

Cán cân mua bán của nhà đầu tư nước ngoài hôm nay chệch hẳn về bên bán với 4,426 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, gấp 2,4 lần so với số lượng mua vào.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/8, chỉ số Hastc-Index của sàn Hà Nội tiếp tục tăng thêm 3,93 điểm (2,76%), đóng cửa ở mức 146,57, đánh dấu phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp của chỉ số này. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 9 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 263 tỷ đồng.

Bạch Hường


 

Dù có đôi chút vấp váp trong nửa đầu phiên, tuy nhiên Vn-Index đã đảo chiều khá ngoạn mục và nối dài chuỗi tăng điểm sang ngày thứ sáu. Thị trường vẫn được hỗ trợ khá tốt bởi các thông tin vĩ mô.

Sự đuối sức của hàn thử biểu vào cuối ngày giao dịch hôm qua là một tín hiệu cảnh báo về khả năng điều chỉnh giảm của thị trường trong ngày hôm nay. Sau đợt khớp lệnh đầu tiên, Vn-Index không còn tăng mạnh mẽ như hai phiên trước mà chỉ gắng gượng mở cửa trên mốc tham chiếu một chút. Vn-Index chốt giá mở cửa tại 460,72 điểm, tăng 0,18%, tương đương 0,83 điểm. Lượng cổ phiếu trao tay đạt 5,6 triệu đơn vị, trị giá 183,8 tỷ đồng.

Diễn biến trong đợt khớp lệnh thứ hai trở nên xấu đi khi Vn-Index chuyển sang màu đỏ. Nhưng nhìn chung các cổ phiếu lớn như FPT, SSI, STB, HPG, SJS vẫn duy trì đà tăng khá ấn tượng.

Chứng khoán có một phiên suôn sẻ dù đã có lúc giảm điểm. Ảnh: Xuân Hòa.
Chứng khoán có một phiên suôn sẻ dù đã có lúc giảm điểm. Ảnh: Xuân Hòa.

Hai cổ phiếu hiếm BMC và LBM tưởng như đã hoàn thành một chu kỳ tăng khi hai mã này trong những phút đầu đợt hai đã "tiêu hóa" hết số lệnh mua trần. Tổng lượng giao dịch của hai cổ phiếu hiếm lên tới gần 300 nghìn đơn vị, tuy nhiên rất nhanh sau đó, một lượng mua đáng kể quay vào hệ thống đã giữ dư mua giá trần của hai cổ phiếu này ở mức 100 nghìn đơn vị.

Nửa sau của đợt khớp lệnh thứ hai diễn ra khả quan hơn, chỉ trong khoảng 15 phút từ 9h30 tới 9h45, hàn thử biểu từ mức giảm 0,5% đã quay trở lại giá tham chiếu và tiếp tục đi lên.

Theo nhận định của một chuyên gia chứng khoán, diễn biến trong ngày hôm nay là khá đặc trưng trong một xu hướng tăng. Trong đó, thị trường tăng nhẹ vào đầu phiên, sau đó rơi vào vùng giảm rồi lại nhanh chóng đảo chiều. Nó cho thấy một số nhà đầu tư chốt lãi trong ngày, tuy nhiên lượng bán ra không quá lớn nên giao dịch không quá sôi động và hàn thử biểu giảm ít. Thông thường nếu lượng bán ra đủ mạnh thị trường sẽ điều chỉnh giảm biểu hiện ở giá trị và khối lượng cùng đi xuống một chút.

Tuy nhiên, khi Vn-Index nằm trong vùng âm, nhiều cổ phiếu tốt được bán với giá hời, các lệnh mua được đẩy vào hệ thống không chỉ chuyển thị trường sang sắc xanh mà còn khiến lượng giao dịch tăng đột biến. Cụ thể là lượng cổ phiếu sang tên trong 45 phút của đợt khớp lệnh liên tục cao gấp rưỡi toàn bộ số cổ phiếu khớp trong đợt một.

Dẫu sao, vị chuyên gia này nhận định, yếu tố dẫn dắt thị trường chủ yếu vẫn là các thông tin vĩ mô. Giao dịch để cụ thể hóa lợi nhuận và cơ cấu lại danh mục đầu tư thường không ảnh hưởng nhiều tới xu hướng mà chỉ gây ra những biến động thứ cấp khi chứng khoán đang lên. Thời điểm hiện tại, bên cạnh giá xăng dầu thế giới giảm, vàng đi xuống, lãi suất ngân hàng điều chỉnh giảm, trong khi bất động sản tiếp tục đóng băng đang khiến luồng tiền chuyển vào chứng khoán nhiều hơn.

Bên cạnh đó, cổ phiếu ngân hàng, nhóm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tính điểm của Vn-Index và Hastc-Index, đang nhận được nhiều thông tin hỗ trợ do các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Các yếu tố trên đang có tác động tích cực tới giá cổ phiếu trên cả hai sàn.

Kết thúc đợt khớp lệnh liên tục, hàn thử biểu chốt tại 464,72 điểm, tăng 1,05 %, ứng với 4,83 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 19,43 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 658,8 tỷ đồng.

Đợt khớp lệnh định kỳ cuối cùng, chứng khoán chững lại đôi chút. Hàn thử biểu đóng cửa tại 464,01 điểm, cộng thêm 4,12 điểm, ngang mức tăng 0,89%. Giá trị giao dịch báo giá đạt 714 tỷ, số cổ phiếu được khớp là 21 triệu đơn vị.

Toàn thị trường có 88 mã tăng, 54 mã giảm, 18 mã đứng giá.

Giao dịch thỏa thuận đạt 823 nghìn đơn vị, giá trị khoảng 74,8 tỷ đồng.

Khối ngoại hôm nay tăng mua, giảm bán. Khối lượng mua vào đạt 2,45 triệu đơn vị, bán ra 2,63 triệu đơn vị.

Kết thúc ngày hôm nay, Hastc-Index tăng 2,22% tương đương 3,1 điểm, đóng cửa tại 142,64 điểm. Lượng giao dịch đạt 9,4 triệu đơn vị, tương ứng với 312,2 tỷ đồng.

Xuân Hòa

 

Dù giá dầu tiếp tục giảm, chứng khoán Mỹ vẫn mất điểm vào thứ ba 12/8 do các vấn đề với ngành ngân hàng. JP Morgan, Wachovia đều công bố tin xấu liên quan tới tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh tồi tệ trong qúy II và III.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones đi xuống 1,19% và chỉ còn 11.642,27 điểm. Nasdaq giảm nhẹ 0,38% xuống mức 2.430,61 điểm. Chỉ số Standard & Poor 500 bị trừ 1,21% và đóng cửa tại 1.289,59 điểm.

Ngân hàng Wachovia cho biết sau khi rà soát lại số liệu, khoản lỗ 8,86 tỷ của quý II đã tăng lên thành 9,11 tỷ đôla. Ngân hàng này dự định sẽ phải cắt giảm 600 lao động trong thời gian tới.

Sau nhiều tháng đi xuống, giới đầu tư tại phố Wall trở nên hoài nghi hơn trước. Ảnh: cache.daylife.com.
Những yếu tố trái ngược của giá dầu, cổ phiếu tài chính, lạm phát và tăng trưởng kinh tế đang khiến giới đầu tư tại phố Wall trở nên lưỡng lự trước triển vọng hồi phục của thị trường. Ảnh: cache.daylife.com.

JPMorgan Chase cho biết giao dịch tại ngân hàng này trong quý III có dấu hiệu giảm sút so với quý II. Tính tới thời điểm này của quý III, JPMorgan Chase đã chịu lỗ tới 1,5 tỷ đôla do khủng hoảng tín dụng.

Morgan Stanley cũng cho biết sẽ mua lại tới 4,5 tỷ đôla cổ phiếu qua đấu giá. Hành động trên bắt nguồn từ việc Văn phòng Chưởng lý cho biết ngân hàng trên nằm trong danh sách các tập đoàn cần được điều tra về việc mua bán cổ phiếu. Văn phòng Chưởng lý cho biết thêm, việc mua lại của Morgan Stanley sẽ không ngăn được cuộc điều tra tiếp tục được tiến hành.

Ngân hàng Đầu tư Golman Sach mất điểm do bị nhiều ngân hàng khác hạ điểm đánh giá tín dụng.

Nhà bán lẻ Wal-Mart và tập đoàn sản xuất ôtô General Motor cùng đi lên vì nhận định rằng dầu giảm có thể giúp các hãng này tăng doanh số.

Theo ông John Forelli, Giám đốc Quản lý Quỹ tại Independence Investments, vẫn như nhiều phiên gần đây, những vấn đề của thị trường tín dụng luôn gây ra trục trặc cho cổ phiếu tài chính.

Ông Forelli nói rằng trên thị trường hiện tồn tại hai yếu tố đối lập là nỗi lo với ngành tài chính và tâm lý tích cực của việc áp lực lạm phát đang giảm xuống. Bên cạnh đó, dầu xuống giá cũng tạo ra hai hiệu ứng tâm lý. Tâm lý lạc quan vì lạm phát sẽ giảm bớt và bi quan vì có dấu hiệu kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm.

Trong vài tuần hoặc vài tháng tới, những tín hiệu trái chiều này sẽ làm hạn chế đến xu hướng tăng hoặc giảm của chứng khoán.

Ông Tom Sowanick, Giám Đốc đầu tư tại Clearbrook Financial LLC, nhận định hiện khá nhiều nhà đầu tư cho rằng chứng khoán đã hình thành đáy vào giữa tháng 7. Tuy nhiên, một nhóm không nhỏ lại nghĩ rằng xu hướng giảm chưa kết thúc.

Vị chuyên gia này cho biết, sau 12 tháng bết bát, nhà đầu tư đang trở nên hoài nghi. Theo ông, giới chứng khoán sẽ dần ổn định tinh thần cho tới khi họ tin rằng đã có sự đảo ngược xu thế và lực mua tăng trở lại.

Cùng ngày, chính phủ Mỹ báo cáo thâm hụt thương mại trong tháng 6 thu hẹp một cách khá bất ngờ nhờ xuất khẩu tăng. Cán cân thương mại đang ở mức 56,77 tỷ đôla sau khi đạt 59,2 tỷ đôla vào tháng năm.

Thâm hụt Ngân quỹ Liên bang trong tháng 7 vọt lên 102,8 tỷ đôla, đúng như dự kiến. Con số này cao gấp 3 lần cùng kỳ năm 2007.

Tại NewYork, giá dầu giảm 1,44 đôla xuống mức 113,01 đôla một thùng. Tập đoàn Dầu khí BP cho biết sẽ đóng các đường ống dẫn dầu tại Gruzia vì lý do an toàn. Tuy nhiên, hôm qua Nga tuyên bố ngừng tấn công trên lãnh thổ Gruzia. Đây được cho là thông tin có thể khiến giá dầu tiếp tục hạ.

Trong ngày thứ tư, doanh số bán lẻ tháng 7 và báo cáo kiểm kê dầu hàng tuần sẽ được công bố.

Cùng với phố Wall, chứng khoán toàn cầu giảm điểm. Mất điểm mạnh nhất tại châu Á là chứng khoán Hong Kong. Chỉ số Hang Seng của nước này đi xuống 1%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật bị trừ 0,95%. Chứng khoán Trung Quốc đã tạm ngưng đà giảm sâu khi chỉ số tổng hợp Shang Hai chỉ đi xuống 0,52%.

Tại Anh, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,13%. Hai chỉ số DAX của Đức và CAC 40 của Pháp đi xuống lần lượt 0,36% và 0,44%. Nguyên nhân chính khiến cổ phiếu tại châu Âu nhuộm sắc đỏ là sự đi xuống của cổ phiếu ngân hàng và những tin xấu từ ngành tài chính Mỹ.

Xuân Hòa (theo CNN)

 

Chứng khoán sàn TP HCM hôm nay bật mạnh ngay từ đầu phiên với lượng dư mua áp đảo, song sau đó biểu hiện sự giằng có và đuối sức, nhưng Vn-Index vẫn có đủ thời gian để tích lũy thêm 5,09 điểm (1,11%), chốt ở 459,89 điểm khi kết thúc phiên.

Với đà đi lên tích cực hôm qua, chứng khoán niêm yết tiếp tục có sự thể hiện mạch lạc về ý muốn đi lên. Dư mua đã tràn lên khiến dư bán bị lấn át. Không chỉ có sự tham gia của các blue-chip, nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ cũng đồng thuận nhập vào dòng chảy tăng giá. Gần như các cổ phiếu đi theo một chiều ngoại trừ các mã BBT, CNT, L10, SGC, VIC, VNS, TCR.

Phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp của Vn-Index. Ảnh: B.H.
Hôm nay là phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp của Vn-Index. Ảnh: B.H.

Vn-Index tăng 9,29 điểm sau đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa đã phản ánh phần nào diễn biến giao dịch mua bán sôi động và tâm lý hứng khởi của nhà đầu tư trên sàn. Khối lượng và giá trị giao dịch tương ứng 4,37 triệu đơn vị và 153 tỷ đồng.

Từ mốc 464,09 điểm, Vn-Index bước vào đợt 2 với nhiều kỳ vọng bứt phá hơn nữa từ phía nhà đầu tư. Tuy nhiên, đà tăng yếu dần khi lượng cung có phần hãm lại, trong khi nhiều nhà đầu tư quyết định hiện thực hóa lợi nhuận sau những biểu hiện "khát hàng" của bên mua. Khối lượng khớp lệnh tăng lên nhanh chóng. Đáng chú ý, cổ phiếu VPL đã rời cuộc đua tăng giá, và cùng với VIC ngự trị mức giá chỉ nhỉnh hơn sàn một chút.

Kết quả đợt 2, có đến 20,35 triệu đơn vị khớp lệnh thành công với giá trị 697,152 tỷ đồng, giá trị giao dịch tăng mạnh nhưng chỉ số Vn-Index không diễn biến tỷ lệ thuận, mà chỉ tăng nhẹ 3,61 điểm trước lượng bán ra ngày một nhiều và cạnh tranh gay gắt với khối lượng mua vào.

"Do thị trường diễn biến khó lường, tăng mạnh nhưng rớt cũng nhanh, cho nên khi nhà đầu tư nhận thấy sự tăng nóng của chỉ số Vn-Index đã quyết định nhả hàng tránh rủi ro và bất ổn cho cổ phiếu đang nắm giữ. Vì vậy, khối lượng giao dịch đợt này tăng đột biến", anh Duy, nhà đầu tư sàn Rồng Việt chia sẻ.

Vn-Index vẫn bảo toàn điểm số đạt được và nhích thêm 5,09 điểm vào lúc kết thúc phiên giao dịch, tuy nhiên sự đuối sức của chỉ số này đã xuất hiện khi Vn-Index đang vươn tới ngưỡng 460.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 23 triệu đơn vị. Riêng khối lượng giao dịch khớp lệnh đã chiếm đến 22,864 triệu đơn vị, gấp hơn 1,5 lần so với hôm qua, tương ứng 792,5 tỷ đồng. Như vậy, tính thanh khoản của thị trường đã tăng vọt trở lại so với các phiên liền trước khi khối lượng giao dịch ở mức cao nhất trong gần 1 tháng trở lại đây.

Những mã có mức vốn hóa thị trường lớn đều tăng điểm, ngoại trừ VIC và VPL với cùng mức giảm 1.000 đồng một cổ phiếu và VNM đứng giá tham chiếu. Các mã như STB, SSI, DHG, DPM, PVD... đồng loạt chiếm giữ mức giá trần dễ dàng. DPM có khối lượng khớp lệnh nhiều nhất phiên với 1,6 triệu cổ phiếu.

Toàn thị trường ghi nhận 10 cổ phiếu giảm giá, 12 mã đứng giá, còn lại 138 mã chứng khoán tăng điểm.

Trong dòng chảy giảm điểm đó, cổ phiếu BBT của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết hôm nay lại vơi 0,1 điểm, hiện chỉ còn 6.000 đồng một cổ phiếu, đánh dấu phiên giảm giá thứ 17 liên tiếp. Hiện nay, những khó khăn về tình hình tài chính của doanh nghiệp vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể, trong khi nguy cơ bị nhà băng phát mãi tài sản vẫn treo lơ lửng và hoạt động sản xuất thì chưa hồi phục... vì còn phải chờ sự đồng ý của cổ đông lớn Dệt may Gia Định chấp nhận thông qua phương án phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 2,1 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, lượng bán ra đạt 3,3 triệu đơn vị.

Chỉ số Hasct-Index của sàn Hà Nội kết thúc phiên ở mức 139,52 điểm, ấn định mức tăng 2,5 điểm (1,82%). Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 11,97 triệu đơn vị, tương ứng 415 tỷ đồng.

Bạch Hường


 

Chứng khoán Mỹ trải qua phiên 12/8 rất khả quan, do dầu tiếp tục giảm giá từ đó đẩy các chỉ số chính lên cao hơn. Giá xăng, dầu hạ xuống được cho là sẽ kích thích đáng kể đến kinh tế Mỹ cũng như hoạt động tiêu dùng của người dân.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones lên mức 11.782,35 điểm, tăng 0,41%. Chỉ số Nasdaq chốt tại 2.439,95 điểm, đi lên 1,07%. Chỉ số Standard & Poor 500 chốt ở mức 1.305,32 điểm, cộng thêm 0,69%.

Phố Wall mất điểm vào đầu giờ giao dịch do dầu tăng giá. Nguyên do là xung đột giữa Nga và Gruzia đang làm dấy nên nỗi lo về việc nguồn cung dầu tại khu vực này sẽ bị gián đoạn. Tuy nhiên dầu quay đầu vào những phút tiếp theo đã tạo động lực cho các chỉ số chính của phố Wall đi lên.

Nhà đầu tư chứng khoán vui mừng khi dòng tiền tại phố Wall đang có xu hướng chảy từ nhóm hàng hóa trao đổi sang cổ phiếu. Ảnh:dailymail.co.uk.

Nhóm cổ phiếu công nghệ tăng mạnh với vai trò dẫn dắt của ba đại gia Google, Amazone, và Apple. Các tập đoàn bán lẻ cũng đi lên nhờ dự đoán rằng giá xăng giảm sẽ đẩy mạnh tiêu dùng.

Cục Dự trữ Liên bang vừa cho biết 75% các ngân hàng đang phải thắt chặt tiêu chuẩn cho vay cầm cố nhà đất cũng như các khoản vay khác. Thông tin bất lợi này không ngăn được ngân hàng tài chính có mặt trong thành phần giúp Dow Jones khởi sắc. Trong đó American Express, AT&T, Citigroup, Home Depot và General Motors nằm trong số những công ty tăng mạnh nhất.

Sau ngày hôm qua, dầu thô giảm 75 cent và đóng cửa tại 114,45 đôla một thùng. Ông David Levy, Nhà Quản lý Quỹ tại Kenjol Capital Management, nhận định mọi người đều suy nghĩ rằng nhu cầu dầu của thế giới đang giảm. Vậy nên ngay cả nguồn cung có thể bị hạn chế cũng không làm giá dầu đi xuống, rõ ràng dòng tiền đang "chảy" ra khỏi hàng hóa trao đổi (như dầu, vàng, bông...) sang cổ phiếu lĩnh vực công nghệ cũng như chăm sóc sức khỏe. Ông cho biết thêm thậm chí, giới chứng khoán bắt đầu hướng sự chú ý trở lại tới ngành tài chính dù nhóm ngành này vẫn chưa ổn định trở lại.

Ông Dave Roveli, Giám đốc Điều hành việc Giao dịch tại Canaccord Adams, cho biết trong thời điểm này mọi diễn biến của chứng khoán đều liên quan tới giá dầu. Theo ông, bất kể cuộc chiến giữa Nga và Gruzia, các nhà đầu tư vẫn đang tin rằng giá dầu còn có thể xuống thấp hơn.

Tuy nhiên, ông Rovelli cũng lưu ý rằng thông tin về bán lẻ cũng như lạm phát sẽ được công bố trong tuần này. Đây sẽ là thuốc thử liều cao cho nỗ lực hồi phục của chứng khoán.

Trong ngày hôm nay, số liệu về cán cân thương mại của tháng sáu sẽ được đưa ra.

Giá dầu mang lại sức sống không chỉ cho phố Wall mà còn cho thị trường châu Âu và châu Á. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,96%. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng thêm 1,04%. Chỉ số DAX của Đức tiến thêm 0,73%.

Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 tăng 2% nhờ cổ phiếu của các nhà xuất khẩu đi lên. Đã thành quy luật, mỗi khi đồng yen mất giá so với đồng đôla, các nhà xuất khẩu tại quốc gia này lại được hưởng lợi.

Thể thao Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ tại Olympic Bắc Kinh 2008. Thế nhưng thị trường chứng khoán tại quốc gia đông dân nhất thế giới tiếp tục sụt mạnh với mức giảm 5,21% của chỉ số tổng hợp Shang Hai. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm nhẹ 0,12%.

Xuân Hòa (Theo CNN)


 

Công ty dệt may Gia Định, cổ đông đại diện 30% phần vốn nhà nước trong Bông Bạch Tuyết (BBT), sẽ đích thân chọn một đơn vị kiểm toán độc lập để xác định thực lỗ đến thời điểm này của BBT.

Cuộc họp Hội đồng quản trị BBT hai ngày trước đã thống nhất phương án này, tuy các cổ đông lớn vẫn chưa được tìm được tiếng nói chung về giải pháp vốn để tháo gỡ khó khăn cho công ty.

Trước mắt, trong giai đoạn 1, chỉ tiến hành kiểm toán 6 tháng đầu năm 2008 nhằm phục vụ cho việc quản lý điều hành và phát hành cổ phiếu của BBT. Chi phí kiểm toán do Bông Bạch Tuyết chịu. Sau đó sẽ kiểm toán từ năm 2007 trở về trước nhằm làm minh bạch tình hình tài chính.

Mới đây, UBND TP HCM đã can thiệp vào tình hình của BBT, bằng đề nghị 5 điểm, trong đó "Bông Bạch Tuyết cùng Dệt may Gia Định phải chọn một công ty kiểm toán có uy tín để thực hiện kiểm toán xác định thực lỗ đến thời điểm hiện nay tại BBT".

Ngoài ra, lãnh đạo thành phố cũng đề nghị Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM kiến nghị Ủy ban chứng khoán Nhà nước tiến hành thanh tra Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết. Việc cấp nào thanh tra do Hội đồng quản trị công ty Dệt may Gia Định thực hiện quyền cổ đông của mình đề xuất. Đồng thời BBT phải có phương án huy động vốn trả nợ ngân hàng.

Hiện đại diện Dệt may Gia Định vẫn giữ quan điểm phương án phát hành cần có thêm thời gian để nghiên cứu và chưa xác định được thời điểm thông qua. Do vậy, hội đồng quản trị chưa thống nhất được phương án phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ của BBT.

Ngày 11/8, lãnh đạo Bông Bạch Tuyết đã làm việc với đại diện Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC). Tổng giám đốc BBT Tạ Xuân Thọ cho hay, DATC chỉ dừng lại ở việc khảo sát tình hình, xem xét thực trạng cũng như phương hướng giải pháp của BBT chứ chưa bàn sâu vào các vấn đề như: lãi suất, tiêu chí, khả năng rót vốn...

Trung tuần tháng 7, cổ phiếu BBT bị Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM "treo" giao dịch trên sàn vì lý do thua lỗ hai năm liền liên tiếp trong khi các báo cáo tài chính lại "bất nhất", báo lời lại đổi lỗ. Trong hai năm 2006-2007, mức lỗ của BBT lên đến gần 15 tỷ đồng, toàn bộ tài sản đã đem thế chấp ngân hàng vay nợ sắp đáo hạn, dây chuyền sản xuất bông băng phải ngừng làm việc.

Tại đại hội cổ đông giữa tháng 7, Hội đồng quản trị BBT đề xuất tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung cho cổ đông chiến lược, song vấp phải sự phản đối của nhiều cổ đông, trong đó lớn nhất là Dệt may Gia Định. Không có tiền trả lương nhân viên, thanh toán nợ ngân hàng, BBT bị người lao động dọa đình công, nhà băng đe phát mãi tài sản.

Hiện cổ phiếu BBT đã được phép giao dịch lại, còn BBT và các đối tác vẫn đang tìm kiếm một giải pháp giúp tìm được nguồn vốn lớn để thanh toán nợ đến hạn.

Bạch Hường


 

Khởi sắc toàn diện trên cả hai sàn

Posted In: , . By Công Ty Truyền Thông Số

Những quy định được Ngân hàng Nhà nước công bố cuối tuần trước đã góp phần đáng kể cho phiên tăng đầu tuần của thị trường chứng khoán. Kết thúc ngày giao dịch, hàn thử biểu đã vượt qua mốc 450, hiện ở mức 454,8 điểm, tăng 2,37%.

Các mã chứng khoán đồng loạt tăng trần ngay khi thị trường mở cửa. Kết thúc đợt một, Vn-Index mở cửa tại 454,07 điểm, tăng 9,79 điểm, tương đương 2,02%. Tổng giá trị giao dịch đợt một đạt 187,62 tỷ đồng, lượng giao dịch đạt 5,1 đơn vị.

Gần như tất cả các blue chip như REE, SSI, STB, FPT, GMD, PPC, DPM hay HPG đều tăng trần với dư mua tương đối lớn. Tổng dư mua của SSI và STB lên tới gần 1,8 triệu đơn vị.

Chứng khoa
Chứng khoán có phiên giao dịch đầu tuần khởi sắc tại cả Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ảnh: Xuân Hòa.

Trong đó, hai cổ phiếu BBC và DDM đang thuộc loạt khan hiếm nhất khi tổng dư mua giá ATO và trần của hai mã này lần lượt là 800 nghìn và 200 nghìn nhưng số bán ra chỉ vẻn vẹn 60 vào 20 đơn vị.

Cổ phiếu hai đại gia Ngân hàng là ACB và STB trên Hastc và Hose tăng trần với dư mua cao nhờ thông tin hỗ trợ khá tốt cuối tuần trước. Theo ông Lưu Quốc Yên, phó Tổng Giám đốc Công ty Thông tin tài chính Sirifin, quy định mới của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại cổ phần tự mua lại cổ phiếu của mình và ngừng cấp phép thành lập ngân hàng là hai thông tin rất tốt với chứng khoán.

Các quy định này sẽ hạn chế nguồn cung của cổ phiếu ngân hàng vốn có dấu hiệu dư thừa thời gian qua, lại vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng tự bình ổn điều hòa giá cổ phiếu của mình. Ông Yên cho biết thêm, không chỉ cổ phiếu ngân hàng niêm yết mà cổ phiếu ngân hàng OTC cũng sẽ tăng nhờ những quy định mới này.

Bên cạnh yếu tố nội tại của cổ phiếu, phiên tăng hôm nay còn được hỗ trợ khá nhiều từ diễn biến giá dầu, chứng khoán thế giới cũng như sự hồi phục của đồng đôla.

Trong suốt hơn một tiếng của đợt khớp lệnh liên tục, Vn-Index giữ ổn định ở mức tăng trên 2,2%. Vào cuối đợt này, Vn-Index tăng tốc lên 2,34%, tương đương 10,38 điểm, chốt tại 454,66 điểm. Lượng cổ phiếu sang tên đạt 12,6 triệu đơn vị, ứng với giá trị 453 tỷ.

Cũng giống như nhiều phiên tăng mạnh khác, giao dịch trong đợt cuối diễn ra nhỏ giọt. Giá trị số cổ phiếu được khớp trong đợt này chỉ gần 40 tỷ đồng. Tổng giao dịch báo giá trong ngày giao dịch hôm nay là 13,8 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 490,25 tỷ đồng. Vn-Index đóng cửa tại 454,8 điểm, tăng 2,37% tương đương 10,25 điểm.

Qua giao dịch thỏa thuận, đã có 1,87 triệu đơn vị trao tay với giá trị 142,5 tỷ đồng.

Toàn thị trường chỉ có 2 chứng khoán đứng giá, 7 mã giảm, các mã còn lại đều tăng.

Hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 516 nghìn đơn vị và bán ra 4,6 triệu đơn vị. Bên cạnh đó, qua giao dịch thỏa thuận khối ngoại vừa mua vừa bán 1,2 triệu đơn vị trái phiếu.

Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Hastc-Index tăng thêm 1,7 điểm, tương ứng 1,26 %. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này có giá trị 137,02 điểm. Lượng giao dịch đạt gần 3,2 triệu đơn vị, với giá trị tương đương là 113,5 tỷ đồng.

Xuân Hòa

 

Có tới 3 phiên tăng nhưng tính chung cả tuần, hàn thử biểu sàn TP HCM vẫn đi xuống 0,62%. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực từ tình hình vĩ mô trong và ngoài nước đang khiến giới đầu tư hy vọng về những phiên tốt đẹp hơn trong thời gian tới.

Sau một tuần, Vn-Index giảm 2,81 điểm, tương ứng 0,62% và đóng cửa tại 444,28 điểm. Giao dịch khớp lệnh trung bình phiên đạt 14,07 triệu đơn vị, giá trị bình quân phiên 491,8 tỷ đồng. So với tuần trước, quy mô giao dịch khớp lệnh giảm 2,3%.

Chứng khoán tuần qua sụt giảm nhẹ cả tính thanh khoản lẫn giá trị giao dịch. Ảnh: Hoàng Hà.
Chứng khoán tuần qua sụt giảm nhẹ cả tính thanh khoản lẫn giá trị giao dịch. Ảnh: Hoàng Hà.

Giao dịch thỏa thuận còn sụt mạnh hơn. Trung bình mỗi phiên, lượng cổ phiếu được sang tên qua hình thức này chỉ đạt 385 nghìn đơn vị, giá trị tương ứng 17 tỷ đồng. Tuần trước, lượng giao dịch thỏa thuận đạt trung bình 900 nghìn đơn vị. Các nhà đầu tư ngoại hạn chế hơn trong giao dịch thỏa thuận đã khiến lượng giao dịch dưới hình thức này sụt giảm.

Các blue chip phân hóa khá mạnh và đều đang lình xình. Cổ phiếu tài chính ngân hàng như STB, SSI (trên Hose) và ACB, HPG, BVS (tại Hastc) cùng mất điểm. Một số đại gia như FPT, REE, HPG, GMD đi ngang hoặc tăng nhẹ.

Nhóm cổ phiếu hiếm như BMC, LBM vẫn "không biết giảm là gì", đặc biệt BMC tăng trọn tuần. Sau một tháng rưỡi, mã này đã tăng 100%.

Nhìn chung trong tuần qua, diễn biến giá của các cổ phiếu khá phập phù dù số phiên tăng nhiều hơn phiên giảm. Hai sau phiên giảm thị trường đã xuống tương đối sâu khiến ba phiên đi lên vẫn chưa đủ để hàn thử biểu kết thúc tuần với số điểm dương.

Theo một nhà đầu tư tại Công ty Chứng khoán Empower, về mặt kỹ thuật việc xuất hiện vài phiên giá giảm cùng thanh khoản đi xuống trong một giai đoạn tích lũy là rất bình thường. Giao dịch ít trong những phiên giảm thể hiện bên mua vẫn đang nghe ngóng chờ tín hiệu tốt trong khi bên bán không thực sự có nhu cầu "đẩy hàng". Anh cho rằng, chính những phiên giảm nhưng giao dịch với khối lượng lớn mới đáng ngại vì nó thể hiện tâm lý tháo chạy của một bộ phận nhà đầu tư.

Phòng Phân tích Công ty Chứng khoán EuroCapital nhận định, tuần qua dù giảm điểm, thị trường chứng khoán đã đón nhận nhiều thông tin khá tích cực từ nền kinh tế thế giới cũng như trong nước. Giá dầu thế giới đã có lúc giảm xuống dưới 118 đôla một thùng, giá vàng thế giới cũng giảm mạnh xuống dưới 870 đôla một ounce.

Trong đó, dầu duy trì ở mức quanh 120 đôla một thùng trong gần hai tuần đã làm nhiều nhà đầu tư hy vọng sẽ có tín hiệu tích cực với giá xăng ở Việt Nam. Thị trường vật liệu xây dựng trong nước cũng có xu hướng giảm vì nguồn cung đã tăng lên. Tại TP HCM giá nhiều mặt hàng tiêu dùng có xu hướng giảm do nhu cầu của người tiêu dùng đang “co” lại.

Bên cạnh đó, lãi suất của một số các ngân hàng bắt đầu giảm. Chính phủ khá mạnh tay trong việc kiểm soát giá, tránh trường hợp giá cả tăng quá mức do việc tăng giá xăng dầu. Nguồn thông tin từ Thông Tấn Xã Việt Nam đưa ra mức dự báo tăng CPI tháng 8 sẽ chỉ ở mức 1,8-2%.

Trong ngày hôm qua, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng thương mại cổ phần tự mua lại cổ phiếu của mình. Các ngân hàng chủ động trong việc mua lại cổ phiếu của mình khi giá cổ phiếu giảm quá sâu, không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu, có thể điều hòa bình ổn giá cổ phiếu ngân hàng nói riêng, và thị trường chứng khoán nói chung.

Phiên giao dịch cuối tuần, những cổ phiếu có vốn hóa lớn trên cả hai sàn đã tăng trần một cách khá ấn tượng. Tổng hòa các thông tin trên, nhóm phân tích của EuroCapital cho rằng về trung hạn thị trường sẽ khởi sắc. Tuần mới sẽ giao dịch sôi động hơn, xu hướng tăng điểm của Vn-Index có thể rõ nét hơn.

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nôi, trải qua một tuần không mấy vui vẻ khi cả giá trị và tính thanh khoản đều giảm sút. Số cổ phiếu sang tên bình quân mỗi phiên là 7,04 triệu đơn vị, giảm gần 10% so với tuần trước. Giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên giảm tới 14,6%, đạt 223,2 tỷ đồng. Hastc-Index kết thúc tuần tại 135,32 điểm, giảm 5,13 điểm tương đương 3,6%.

Xuân Hòa

 

Gần 500 nhân viên Công ty Bông Bạch Tuyết (BBT) hiện chưa nhận lương tháng 7, bèn buộc Ban giám đốc quyết định dứt khoát: tiếp tục sản xuất hay phá sản; trong khi nguy cơ bị nhà băng phát mãi tài sản vẫn treo lơ lửng.

Chiều 8/8, gần 20 người lao động đại diện toàn bộ nhân viên Bông Bạch Tuyết đã đưa ý kiến này vào biên bản họp với Ban giám đốc; đồng thời yêu cầu ấn định thời gian trả lương tháng 7.

Bộ phận sản xuất của công ty đã ngưng làm việc từ ngày 12/7 đến nay vẫn chưa đi làm trở lại. Nhiều người trong số đó là trụ cột gia đình với nhiều khoản cần chi tiêu nhưng lương chưa có, công việc lại gián đoạn. Điều mà tất cả nhân viên BBT quan tâm hiện nay là yêu cầu Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo công ty phải có câu trả lời dứt khoát, tiếp tục sản xuất kinh doanh hay tuyên bố phá sản để nhân viên công ty tìm phương hướng khác mưu sinh.

Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, Tổng giám đốc BBT Tạ Xuân Thọ cho biết, đã xoay sở được nguồn tiền trả lương cho nhân viên công ty, tuy nhiên trước mắt chỉ có khả năng đáp ứng 50% lương cho người lao động, số còn lại vẫn chưa biết cụ thể thời gian thanh toán.

Thương hiệu Bông Bạch Tuyết đã tồn tại hơn 30 năm với các sản phẩm như: băng y tế, gạc y tế, bông tẩy trang, băng vệ sinh... Ảnh: B.H.

Riêng về công ăn việc làm cho người lao động trong thời gian tới, ông Thọ vẫn khẳng định, nếu phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn được thông qua, người lao động sẽ có công ăn việc làm trở lại ngay lập tức. Tuy nhiên, đến nay phía Dệt may Gia Định - đại diện 30% vốn Nhà nước tại BBT, vẫn chưa đồng ý phương án tăng vốn này.

Hiện nay một số phòng ban của công ty đã tạm ngưng việc, chỉ giữ lại một số cán bộ công nhân viên thực sự cần thiết để duy trì hoạt động.

Đại diện Maritime Bank hội sở Hà Nội hôm 7/8 đã có buổi làm việc chính thức với lãnh đạo BBT về những khoản nợ quá hạn của công ty này. Theo ông Thọ, phía Maritime Bank có ý định cho BBT vay thêm tiền để tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh do nhận thấy cơ sở vật chất tốt và còn nhiều tiềm năng phát triển, đồng thời Bông Bạch Tuyết có thương hiệu lâu đời...

Thế nhưng, Ban Giám đốc BBT chưa dám "hoan hỉ" mở rộng vòng tay nhận sự hào phóng của Maritime Bank vì "nếu tiếp tục vay sẽ không có khả năng hoàn trả do lãi cao, nợ cũ chưa hết lại chồng thêm nợ mới sẽ chỉ kéo dài cái chết của BBT".

"Nếu phương án phát hành tăng vốn điều lệ được thông qua, công ty mới dám vay thêm vốn này", ông Thọ khẳng định. Theo ông, phương án vay mượn không căn cơ bằng phát hành cổ phiếu, vì ngay lập tức cổ đông sẽ ứng trước 20 - 30% vốn để giải quyết sản xuất kinh doanh không cần phải trả lãi.

Hiện Bông Bạch Tuyết và phía ngân hàng Maritime Bank vẫn chưa chốt lại ngày thanh toán gốc lãi cho nhà băng này cũng như thời hạn trả lời đề nghị trên của ngân hàng. Điều này cũng có nghĩa nguy cơ bị phát mãi tài sản vẫn còn treo trên đầu BBT nếu không trả được nợ vay.

Dự kiến, vào thứ hai tuần sau, Bông Bạch Tuyết sẽ có buổi làm việc với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC). Ông Thọ cho biết thêm, sẽ xem xét, bàn bạc với công ty mua bán nợ này về tiêu chí cũng như lãi suất, khả năng rót vốn cho BBT... Không loại trừ BBT sẽ bán nợ cho DATC như một phương án giải quyết vốn trước mắt.

Cổ phiếu BBT bị Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM "treo" giao dịch hồi gần giữa tháng 7 vì thua lỗ tài chính trong hai năm liên tiếp. Công ty này còn mang nợ ngập đầu tại các nhà băng, thiếu tiền kinh doanh đến nỗi phải ngưng hầu hết hoạt động sản xuất.

Tại đại hội cổ đông diễn ra giữa tháng 7, Ban giám đốc BBT đề nghị phương án phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn tức thì trả nợ, song vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cổ đông lớn nhất là Dệt may Gia Định. Hậu quả là đến nay mặc dù cổ phiếu BBT đã được phép giao dịch lại trên sàn chứng khoán, nhưng sản xuất vẫn ngưng, phần lớn nhân viên phải tạm nghỉ trong tình trạng bị công ty nợ lương, phương án giải quyết vốn lâm vào cảnh bế tắc trong khi Bông Bạch Tuyết đang đối mặt với nguy cơ bị ngân hàng phát mãi tài sản vì các khoản nợ quá hạn.

Bạch Hường


 

Dù vẫn còn những vấn đề với cổ phiếu tài chính, ngân hàng, phố Wall vẫn kết thúc tuần giao dịch bằng một phiên tăng mạnh, trong đó giá dầu và đôla là động lực chính.

Chứng khoán Mỹ tràn ngập sắc xanh, với mức tăng 2,65% của chỉ số Dow Jones, nâng chỉ số này lên thành 11.734,32 điểm. Chỉ số Nasdaq tiến thêm 2,48% lên mức 2.414,10. Chỉ số Standard & Poor 500 (S&P 500) đóng cửa tại 1.296,32 điểm, cộng thêm 2,39%.

So với tuần trước, các chỉ số chính có mức tăng 3,6% với Dow Jones, 4,46% với Nasdaq, và 2,86% với S&P 500.

Nhà đầu tư chứng khoán và người tiêu dùng tại Mỹ đều được hưởng lợi từ dầu giảm giá. Ảnh:
Nhà đầu tư chứng khoán và người tiêu dùng tại Mỹ đều được hưởng lợi từ dầu giảm giá. Ảnh: cache.daylife.com.

Giá dầu giảm và đồng đôla tăng là nguyên nhân chính cho "phiên xanh" của phố Wall. Dầu hôm qua đi xuống gần 5 đôla, và đang ở mức thấp nhất trong 3 tháng qua. Sự hay đổi tích cực trong giá dầu và đôla giúp nhà đầu tư tạm quên đi những "trục trặc" của các tập đoàn tài chính, trong đó có khoản lỗ lớn của Fannie Mae trong quý II.

Theo ông Michael Sheldon, Nhà chiến lược thị trường tại RDM Financial Group, nhà đầu tư hiện đang tập trung giao dịch cổ phiếu của các công ty được hưởng lợi nhiều nhất từ giá dầu.

Đó là lý do khiến cổ phiếu tiêu dùng hoặc vận tải tăng mạnh. Đây là những công ty có kết quả kinh doanh không tốt sau hai quý đầu nhưng nhiều khả năng kết quả trong quý III sẽ khả quan nếu dầu tiếp tục xuống.

Còn theo ông J. Stephen Lauck, Nhà quản lý quỹ tại Ashfield Capital Partners, nhóm cổ phiếu tiêu dùng, vận tải, và hàng không có thể hồi phục trong ngắn hạn. Tuy vậy, ông cũng đánh giá hoạt động chi tiêu của người dân Mỹ sẽ khó tăng mạnh trở lại.

Chỉ số Vận tải Dow Jones tăng 4% với xu hướng lên của cổ phiếu vận tải, đường sắt, hàng không.

Một số công ty sản xuất hàng tiêu dùng như McDonald, Home Deport, Lowe's, Best Buy cũng đi lên. Ngân hàng như Citigroup sau khi mất điểm vì bị cáo buộc lừa đảo cũng tăng mạnh trong hôm qua.

Cùng ngày, tỷ giá đồng đôla so với một số ngoại tệ khác tăng nhờ đánh giá không mấy khả quan của Ngân hàng Trung ương Châu Âu về triển vọng tăng trưởng của khối châu Âu.

Theo các chuyên gia, đôla hồi phục sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài lái hướng tiền của họ vào chứng khoán phố Wall. Điều này không chỉ làm tăng cung cho cổ phiếu mà còn khôi phục lòng tin của thế giới với chứng khoán Mỹ.

Dầu sau ngày hôm qua đi xuống 4,82 đôla, chốt ở mức 115,2 đôla một thùng. Dầu mất điểm do đồng đôla hồi phục và nỗi lo về việc nguồn cung từ Thổ Nhĩ Kỳ bị gián đoạn cũng đã dịu bớt.

Giá xăng tiếp tục có ngày giảm thứ 22 liên tiếp, đang ở mức 3,836 đôla một galon.

Một chuyên gia nhận định nhiêu liệu xuống thang sẽ hạ thấp rủi ro lạm phát, và suy thoái. Tuy nhiên, lạm phát có thể giảm nhưng các vấn đề về nhà đất, tín dụng, hoạt động khó khăn của các tập đoàn, và kinh tế trì trệ vẫn là một trở lực lớn với phố Wall.

Tin xấu trong ngày đến từ Fannie Mae khi khoản lỗ quý II do khủng hoảng tín dụng và nhà đất lên tới 2,3 tỷ đôla, cao gấp ba lần dự đoán. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của đại gia cho vay cầm cố giảm 2,54 đôla, dự đoán của các chuyên gia chỉ là giảm 68 cent. Hãng này cho biết sẽ buộc phải cắt giảm cổ tức, và chi phí hoạt động xuống 10%.

Tại châu Á, đồng đôla tăng giá đã giúp cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn tại Nhật đi lên. Nhờ đó chỉ số Nikkei 225 của nước này cao hơn hôm qua 0,33% và tuần trước 0,6%.

Chứng khoán Hong Kong giảm 0,99%, thấp hơn tuần trước 4,27%. Trái với không khí sục sôi của Olympic Bắc Kinh, thị trường chứng khoán tại Trung Quốc có một ngày ảm đạm khi chỉ số tổng hợp Shang Hai mất tới 4,47%. Chung cuộc sau năm ngày giao dịch, chỉ số này bị trừ 4,2%.

Tại châu Âu, cả ba thị trường lớn đều đi lên nhờ diễn biến tốt lành từ bên kia bờ đại tây dương. Chỉ số FTSE 100 của Anh leo thêm 0,21%. Chỉ số CAC của Pháp lên 0,77%. Chỉ số CAC 40 của Đức được cộng thêm 0,28%. So với cuối tuần trước, chỉ số FTSE tăng 2,5%, chỉ số CAC 40 tăng 4,1%, và DAX của Đức tiến thêm 2,5%.

Xuân Hòa (Theo CNN & Bloomberg)

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khách Thăm Trong Ngày