Chứng khoán tuần qua: Thị trường suy giảm mạnh
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Kết thúc tuần từ 19 đến 23/11, VN-Index giảm 22,30 điểm, xuống mức thấp nhất trong phiên ngày thứ 4 là 971,49 điểm.
HASTC-Index cũng giảm 3,73 điểm so tuần trước.
Tại sàn Tp.HCM, cung cầu tiếp tục sụt mạnh và tương đối cân bằng, giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu đều giảm. Nhà đầu tư nước ngoài giảm mua vào và bán ra nhưng mua vẫn nhiều hơn bán.
Sau 5 phiên, tại sàn Tp.HCM có tới 86 mã cổ phiếu giảm giá, chứng chỉ quỹ VF1 giảm 400 đồng, BF1 giảm 100 đồng, 31 cổ phiếu tăng giá và 8 cổ phiếu đứng giá.
Phiên giao dịch đầu tuần VN-Index tăng điểm nhẹ (tăng 0,53 điểm) sau đó là 2 phiên giảm điểm sâu, mất đến 27 điểm, phiên giao dịch ngày thứ 5 (22/11) VN-Index lấy lại được 5,68 điểm nhưng ngay phiên giao dịch cuối tuần VN-Index vẫn theo đà giảm.
Trong 31 cổ phiếu tăng giá, phần lớn đều là các cổ phiếu có thị giá thấp, đáng chú ý là BTC tăng liên tục 11 phiên, đóng cửa ở mức 68.000 đồng/cổ phiếu, tăng 12.500 đồng/cổ phiếu.
Nhiều cổ phiếu chủ chốt giảm như FPT giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (-0,8%), REE giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (- 1,41%), SSI giảm 9.000 đồng/cổ phiếu (-3,46%), VNM giảm 5.000 đồng/cổ phiếu (-2,86%), trừ STB tăng 2.000 đồng/cổ phiếu ( +3.08%).
Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch đều giảm mạnh mặc dù số lượng thành viên tham gia niêm yết trên HOSE ngày càng tăng. Tại sàn Tp.HCM, lượng đặt bán và lượng đặt mua tương đối cân bằng. Tổng lượng đặt mua cổ phiếu đạt xấp xỉ 50 triệu cổ phiếu, giảm 27,5 triệu cổ phiếu. Tổng lượng đặt bán cổ phiếu là 48,17 triệu cổ phiếu, giảm 24 triệu cổ phiếu.
Tổng khối lượng khớp lệnh 5 phiên cũng giảm, còn 35,482 triệu chứng khoán, giảm hơn 8 triệu cổ phiếu. 18 mã cổ phiếu đã được giao dịch thỏa thuận với tổng số 2,61 triệu cổ phiếu, tăng hơn 1 triệu cổ phiếu so tuần trước, tổng trị giá 200 tỷ đồng.
Giao dịch khớp lệnh chứng chỉ quỹ đạt 1,694 triệu chứng chỉ quỹ, lượng đặt mua cao hơn lượng đặt bán 300.000 chứng chỉ quỹ, không có giao dịch thỏa thuận chứng chỉ quỹ nào được thực hiện. Giao dịch trái phiếu đạt 5,572 triệu trái phiếu, giảm 8,5 triệu trái phiếu, trị giá giao dịch đạt 591 tỷ đồng, giảm gần 1.000 tỷ đồng so tuần trước.
Nhóm cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường vẫn là những gương mặt quen thuộc, thứ nhất là STB với 4,628 triệu cổ phiếu, tiếp đến là Đạm Phú Mỹ (DPM) với 3,109 triệu cổ phiếu, SSI với 2,67 triệu cổ phiếu, thứ 4 là PPC với 1,622 triệu cổ phiếu, thứ 5 là FPT với 946.890 cổ phiếu.
Đứng đầu về giá trị giao dịch là SSI với 680 tỷ đồng, tiếp đến là DPM với 396 tỷ đồng, STB với 302 tỷ đồng, FPT với 232 tỷ đồng và SJS với 148 tỷ đồng.
Tại sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài đột ngột giảm mạnh lượng mua vào và bán ra nhưng mua vẫn nhiều gần 2 lần lượng bán. Tổng lượng họ mua khớp lệnh đạt 6,05 triệu chứng khoán, giảm một nửa so với tuần trước, trong đó mua nhiều nhất là 1,315 triệu PPC, 733.350 DPM và 530.270 FPT.
Nhà đầu tư nước ngoài bán khớp lệnh 3,744 triệu chứng khoán, giảm 2,3 triệu chứng khoán và mua bán thỏa thuận cùng khối 468.000 cổ phiếu, gồm 225.000 GMD, 168.000 DPM, 50.000 BMP và 25.000 IMP. Nhà đầu tư nước ngoài mua thỏa thuận 1,435 triệu cổ phiếu và bán thỏa thuận 880.000 cổ phiếu.
Tuần tới, thị trường tiếp tục bị tác động của những diễn biến và thông tin bất lợi như: tình hình kinh tế thế giới không thuận lợi do giá dầu leo thang, lạm phát tăng và ngành tín dụng của Mỹ đang có dấu hiệu xấu.
Tình hình thị trường chứng khoán trong nước cũng bị tác động bởi giá hàng hóa sẽ tăng theo giá xăng dầu vừa tăng, dự luật thuế trên hoạt động đầu tư chứng khoán đã được thông qua và Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt hơn Chỉ thị 03 trong giai đoạn cuối năm, kết quả kinh doanh quý 3 của các công ty lớn đều giảm so với quý 2/2007.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
HASTC-Index cũng giảm 3,73 điểm so tuần trước.
Tại sàn Tp.HCM, cung cầu tiếp tục sụt mạnh và tương đối cân bằng, giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu đều giảm. Nhà đầu tư nước ngoài giảm mua vào và bán ra nhưng mua vẫn nhiều hơn bán.
Sau 5 phiên, tại sàn Tp.HCM có tới 86 mã cổ phiếu giảm giá, chứng chỉ quỹ VF1 giảm 400 đồng, BF1 giảm 100 đồng, 31 cổ phiếu tăng giá và 8 cổ phiếu đứng giá.
Phiên giao dịch đầu tuần VN-Index tăng điểm nhẹ (tăng 0,53 điểm) sau đó là 2 phiên giảm điểm sâu, mất đến 27 điểm, phiên giao dịch ngày thứ 5 (22/11) VN-Index lấy lại được 5,68 điểm nhưng ngay phiên giao dịch cuối tuần VN-Index vẫn theo đà giảm.
Trong 31 cổ phiếu tăng giá, phần lớn đều là các cổ phiếu có thị giá thấp, đáng chú ý là BTC tăng liên tục 11 phiên, đóng cửa ở mức 68.000 đồng/cổ phiếu, tăng 12.500 đồng/cổ phiếu.
Nhiều cổ phiếu chủ chốt giảm như FPT giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (-0,8%), REE giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (- 1,41%), SSI giảm 9.000 đồng/cổ phiếu (-3,46%), VNM giảm 5.000 đồng/cổ phiếu (-2,86%), trừ STB tăng 2.000 đồng/cổ phiếu ( +3.08%).
Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch đều giảm mạnh mặc dù số lượng thành viên tham gia niêm yết trên HOSE ngày càng tăng. Tại sàn Tp.HCM, lượng đặt bán và lượng đặt mua tương đối cân bằng. Tổng lượng đặt mua cổ phiếu đạt xấp xỉ 50 triệu cổ phiếu, giảm 27,5 triệu cổ phiếu. Tổng lượng đặt bán cổ phiếu là 48,17 triệu cổ phiếu, giảm 24 triệu cổ phiếu.
Tổng khối lượng khớp lệnh 5 phiên cũng giảm, còn 35,482 triệu chứng khoán, giảm hơn 8 triệu cổ phiếu. 18 mã cổ phiếu đã được giao dịch thỏa thuận với tổng số 2,61 triệu cổ phiếu, tăng hơn 1 triệu cổ phiếu so tuần trước, tổng trị giá 200 tỷ đồng.
Giao dịch khớp lệnh chứng chỉ quỹ đạt 1,694 triệu chứng chỉ quỹ, lượng đặt mua cao hơn lượng đặt bán 300.000 chứng chỉ quỹ, không có giao dịch thỏa thuận chứng chỉ quỹ nào được thực hiện. Giao dịch trái phiếu đạt 5,572 triệu trái phiếu, giảm 8,5 triệu trái phiếu, trị giá giao dịch đạt 591 tỷ đồng, giảm gần 1.000 tỷ đồng so tuần trước.
Nhóm cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường vẫn là những gương mặt quen thuộc, thứ nhất là STB với 4,628 triệu cổ phiếu, tiếp đến là Đạm Phú Mỹ (DPM) với 3,109 triệu cổ phiếu, SSI với 2,67 triệu cổ phiếu, thứ 4 là PPC với 1,622 triệu cổ phiếu, thứ 5 là FPT với 946.890 cổ phiếu.
Đứng đầu về giá trị giao dịch là SSI với 680 tỷ đồng, tiếp đến là DPM với 396 tỷ đồng, STB với 302 tỷ đồng, FPT với 232 tỷ đồng và SJS với 148 tỷ đồng.
Tại sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài đột ngột giảm mạnh lượng mua vào và bán ra nhưng mua vẫn nhiều gần 2 lần lượng bán. Tổng lượng họ mua khớp lệnh đạt 6,05 triệu chứng khoán, giảm một nửa so với tuần trước, trong đó mua nhiều nhất là 1,315 triệu PPC, 733.350 DPM và 530.270 FPT.
Nhà đầu tư nước ngoài bán khớp lệnh 3,744 triệu chứng khoán, giảm 2,3 triệu chứng khoán và mua bán thỏa thuận cùng khối 468.000 cổ phiếu, gồm 225.000 GMD, 168.000 DPM, 50.000 BMP và 25.000 IMP. Nhà đầu tư nước ngoài mua thỏa thuận 1,435 triệu cổ phiếu và bán thỏa thuận 880.000 cổ phiếu.
Tuần tới, thị trường tiếp tục bị tác động của những diễn biến và thông tin bất lợi như: tình hình kinh tế thế giới không thuận lợi do giá dầu leo thang, lạm phát tăng và ngành tín dụng của Mỹ đang có dấu hiệu xấu.
Tình hình thị trường chứng khoán trong nước cũng bị tác động bởi giá hàng hóa sẽ tăng theo giá xăng dầu vừa tăng, dự luật thuế trên hoạt động đầu tư chứng khoán đã được thông qua và Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt hơn Chỉ thị 03 trong giai đoạn cuối năm, kết quả kinh doanh quý 3 của các công ty lớn đều giảm so với quý 2/2007.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Chứng khoán tuần qua: Thị trường suy giảm mạnh
Something to say?