"Gió" lại thổi đến Việt Nam?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Thị trường chứng khoán quốc tế, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ đã phục hồi mạnh trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tuyên bố cắt giảm thêm lãi suất cơ bản vào kỳ họp ngày 29-30/10 (giờ Hoa Kỳ).
Giới đầu tư trong nước cũng đang kỳ vọng "mốt" nhìn các biến động quốc tế sẽ góp phần làm ấm thị trường sau quãng thời gian dài lình sình buồn tẻ, đặc biệt sau phiên giảm đột biến hơn 28 điểm ngày 29/10.
Phố Wall đánh cược với mức cắt giảm mới
Phiên giao dịch đầu tuần (29/10), thị trường tài chính phố Wall đã chứng kiến sự tăng trưởng tích cực từ các chỉ số chứng khoán chính: Dow Jones công nghiệp tăng 63,56 điểm, Nasdaq tăng 13,25 điểm, S&P 500 tăng 5,7 điểm.
Theo bình luận của kênh thông tin tài chính CNNMoney, thị trường chứng khoán thường tăng điểm 1, 2 ngày trước cuộc họp của FED và nhà đầu tư đang kỳ vọng vào mức cắt giảm mới cũng như tính thanh khoản tốt hơn do động thái này mang lại: "Giới đầu tư đang đánh cược rằng FED sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản thêm khoảng 0,25 điểm phần trăm, xuống mức 4,5%".
Trong tháng 9, FED đã cắt giảm lãi suất cơ bản 0,5% nhằm làm dịu bớt cuộc khủng hoảng trên thị trường tín dụng vốn đang khiến cho thị trường chứng khoán lao đao. Vào sáng ngày 30/10 (giờ Hoa Kỳ), trước khi FED công bố quyết định của mình, Chính phủ Mỹ cũng sẽ đồng thời công bố tình hình tăng trưởng kinh tế quý 3.
Các nhà kinh tế dự báo rằng, ảnh hưởng của thị trường nhà ở và các vấn đề tín dụng của 3 tháng trước khiến cho người tiêu dùng "đóng hầu bao chặt hơn" và do đó sẽ kéo lùi tăng trưởng. Nghĩa là con số tăng trưởng kinh tế quý 3 không mấy khả quan. Chính vì vậy tất cả trông chờ vào "cây gậy" của FED.
Trong bối cảnh kinh tế được dự báo là tăng trưởng chậm trong vòng 6 tháng tới, và tình trạng ế ẩm trên thị trường nhà đất đang trở thành nguy cơ ngáng trở nền kinh tế, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng FED sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản ở mức 0,25%. Mức này sẽ giúp người tiêu dùng giảm chi phí vay mượn, giảm nợ tín dụng và các khoản nợ khác, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, cũng có người nghi ngờ tỉ lệ 0,25% liệu có đủ hay không? "Theo quan điểm của chúng tôi, khả năng FED cắt giảm 0,5% dễ xảy ra hơn bởi vì tỉ lệ lãi suất cơ bản 4,5% vẫn là quá cao trong bối cảnh lạm phát và tăng trưởng như hiện nay" - một nhà phân tích của Goldman Sachs nói.
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, dù FED cắt giảm 0,25% hay 0,5% thì giá dầu trên thế giới cũng đều bị ảnh hưởng. Các hợp đồng mua bán dầu trên toàn cầu đang được tính hầu hết bằng USD. Và khi USD giảm giá, các quốc gia sản xuất dầu sẽ đẩy giá lên cao hơn để bù đắp những thiệt hại do tiền mất giá. "Nếu FED giảm lãi suất 0,5% thì giá dầu chắc chắn sẽ đội lên trên 100 USD/thùng" - một chuyên gia cho biết.
Thị trường Việt Nam có "hưởng lợi"?
Sau vụ khủng hoảng tín dụng tại Mỹ tác động mạnh đến thị trường tài chính quốc tế, giới đầu tư Việt Nam dường như quan tâm hơn đến các diễn biến trên thế giới. Điểm dễ nhận thấy nhất là các bản tin chứng khoán lưu hành nội bộ của nhiều công ty chứng khoán đã bổ sung thêm phần diễn biến một số thị trường chứng khoán quan trọng như Mỹ, Nhật, Trung Quốc.
Những biến động bất thường như sụt giảm hoặc tăng đột biến của các thị trường này cũng được bàn tán nhiều hơn. Tuy nhiên, đánh giá của nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp và các chuyên gia vẫn cho rằng, cách thức tác động của thị trường chứng khoán thế giới đến Việt Nam vẫn rất gián tiếp, thậm chí có phần "Việt hoá".
Mối liên hệ rõ ràng nhất vẫn là động thái của nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có mặt nhiều định chế đầu tư lớn trên thế giới hoặc cung cấp các dịch vụ gián tiếp cho các tổ chức đầu tư nước ngoài.
Những "ông lớn" này có mối quan tâm mang tính toàn cầu và động thái của nhóm này có ảnh hưởng lớn nhất. "Nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Việt Nam cũng có đủ loại và trong đó một phần không nhỏ là "tây balô". Những tài khoản loại này cũng chẳng khác gì nhà đầu tư trong nước, có khi còn kém hơn cả về tiềm lực lẫn trình độ" - một nhà phân tích giấu tên cho biết.
Tuy nhiên, theo ý kiến này, vấn đề lại nằm ở chỗ xu hướng "vọng ngoại" khá phổ biến đối với nhà đầu tư trong nước và tâm lý đám đông dễ tạo thành một làn sóng: "Khi số đông chạy cùng một hướng thì nhà đầu tư chuyên nghiệp không "đu" theo cũng dại. Dù vậy, những làn sóng như vậy cũng chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Điều cơ bản vẫn là các yếu tố nội tại của thị trường, chẳng hạn kết quả báo cáo kinh doanh quý của các doanh nghiệp".
Kết thúc phiên ngày 30/10, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lượng mua lớn với trên 2,73 triệu chứng khoán, tương đương 396,6 tỉ đồng, chiếm khoảng 29,3% giá trị thị trường. Đây là tỉ lệ chỉ có được hồi thị trường sôi động đỉnh cao. Sức kéo này liệu có giúp Việt Nam-Index lấy lại được sức bật?
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Giới đầu tư trong nước cũng đang kỳ vọng "mốt" nhìn các biến động quốc tế sẽ góp phần làm ấm thị trường sau quãng thời gian dài lình sình buồn tẻ, đặc biệt sau phiên giảm đột biến hơn 28 điểm ngày 29/10.
Phố Wall đánh cược với mức cắt giảm mới
Phiên giao dịch đầu tuần (29/10), thị trường tài chính phố Wall đã chứng kiến sự tăng trưởng tích cực từ các chỉ số chứng khoán chính: Dow Jones công nghiệp tăng 63,56 điểm, Nasdaq tăng 13,25 điểm, S&P 500 tăng 5,7 điểm.
Theo bình luận của kênh thông tin tài chính CNNMoney, thị trường chứng khoán thường tăng điểm 1, 2 ngày trước cuộc họp của FED và nhà đầu tư đang kỳ vọng vào mức cắt giảm mới cũng như tính thanh khoản tốt hơn do động thái này mang lại: "Giới đầu tư đang đánh cược rằng FED sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản thêm khoảng 0,25 điểm phần trăm, xuống mức 4,5%".
Trong tháng 9, FED đã cắt giảm lãi suất cơ bản 0,5% nhằm làm dịu bớt cuộc khủng hoảng trên thị trường tín dụng vốn đang khiến cho thị trường chứng khoán lao đao. Vào sáng ngày 30/10 (giờ Hoa Kỳ), trước khi FED công bố quyết định của mình, Chính phủ Mỹ cũng sẽ đồng thời công bố tình hình tăng trưởng kinh tế quý 3.
Các nhà kinh tế dự báo rằng, ảnh hưởng của thị trường nhà ở và các vấn đề tín dụng của 3 tháng trước khiến cho người tiêu dùng "đóng hầu bao chặt hơn" và do đó sẽ kéo lùi tăng trưởng. Nghĩa là con số tăng trưởng kinh tế quý 3 không mấy khả quan. Chính vì vậy tất cả trông chờ vào "cây gậy" của FED.
Trong bối cảnh kinh tế được dự báo là tăng trưởng chậm trong vòng 6 tháng tới, và tình trạng ế ẩm trên thị trường nhà đất đang trở thành nguy cơ ngáng trở nền kinh tế, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng FED sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản ở mức 0,25%. Mức này sẽ giúp người tiêu dùng giảm chi phí vay mượn, giảm nợ tín dụng và các khoản nợ khác, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, cũng có người nghi ngờ tỉ lệ 0,25% liệu có đủ hay không? "Theo quan điểm của chúng tôi, khả năng FED cắt giảm 0,5% dễ xảy ra hơn bởi vì tỉ lệ lãi suất cơ bản 4,5% vẫn là quá cao trong bối cảnh lạm phát và tăng trưởng như hiện nay" - một nhà phân tích của Goldman Sachs nói.
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, dù FED cắt giảm 0,25% hay 0,5% thì giá dầu trên thế giới cũng đều bị ảnh hưởng. Các hợp đồng mua bán dầu trên toàn cầu đang được tính hầu hết bằng USD. Và khi USD giảm giá, các quốc gia sản xuất dầu sẽ đẩy giá lên cao hơn để bù đắp những thiệt hại do tiền mất giá. "Nếu FED giảm lãi suất 0,5% thì giá dầu chắc chắn sẽ đội lên trên 100 USD/thùng" - một chuyên gia cho biết.
Thị trường Việt Nam có "hưởng lợi"?
Sau vụ khủng hoảng tín dụng tại Mỹ tác động mạnh đến thị trường tài chính quốc tế, giới đầu tư Việt Nam dường như quan tâm hơn đến các diễn biến trên thế giới. Điểm dễ nhận thấy nhất là các bản tin chứng khoán lưu hành nội bộ của nhiều công ty chứng khoán đã bổ sung thêm phần diễn biến một số thị trường chứng khoán quan trọng như Mỹ, Nhật, Trung Quốc.
Những biến động bất thường như sụt giảm hoặc tăng đột biến của các thị trường này cũng được bàn tán nhiều hơn. Tuy nhiên, đánh giá của nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp và các chuyên gia vẫn cho rằng, cách thức tác động của thị trường chứng khoán thế giới đến Việt Nam vẫn rất gián tiếp, thậm chí có phần "Việt hoá".
Mối liên hệ rõ ràng nhất vẫn là động thái của nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có mặt nhiều định chế đầu tư lớn trên thế giới hoặc cung cấp các dịch vụ gián tiếp cho các tổ chức đầu tư nước ngoài.
Những "ông lớn" này có mối quan tâm mang tính toàn cầu và động thái của nhóm này có ảnh hưởng lớn nhất. "Nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Việt Nam cũng có đủ loại và trong đó một phần không nhỏ là "tây balô". Những tài khoản loại này cũng chẳng khác gì nhà đầu tư trong nước, có khi còn kém hơn cả về tiềm lực lẫn trình độ" - một nhà phân tích giấu tên cho biết.
Tuy nhiên, theo ý kiến này, vấn đề lại nằm ở chỗ xu hướng "vọng ngoại" khá phổ biến đối với nhà đầu tư trong nước và tâm lý đám đông dễ tạo thành một làn sóng: "Khi số đông chạy cùng một hướng thì nhà đầu tư chuyên nghiệp không "đu" theo cũng dại. Dù vậy, những làn sóng như vậy cũng chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Điều cơ bản vẫn là các yếu tố nội tại của thị trường, chẳng hạn kết quả báo cáo kinh doanh quý của các doanh nghiệp".
Kết thúc phiên ngày 30/10, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lượng mua lớn với trên 2,73 triệu chứng khoán, tương đương 396,6 tỉ đồng, chiếm khoảng 29,3% giá trị thị trường. Đây là tỉ lệ chỉ có được hồi thị trường sôi động đỉnh cao. Sức kéo này liệu có giúp Việt Nam-Index lấy lại được sức bật?
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to "Gió" lại thổi đến Việt Nam?
Something to say?