Hết sức tránh những can thiệp hành chính
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Hôm qua 26.11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã phối hợp với Báo Đầu tư tổ chức cuộc đối thoại trực tuyến: "Hội ngộ giữa các nhà quản lý và nhà đầu tư (NĐT)" nhân kỷ niệm 10 năm thành lập UBCKNN.
Hàng trăm câu hỏi đã được gửi tới các nhà quản lý với nhiều nội dung khác nhau, nhưng nổi bật nhất là những câu hỏi xung quanh việc Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ; Quốc hội thông qua Luật thuế Thu nhập cá nhân, trong đó có quy định đánh thuế 20% đối với lợi nhuận chuyển nhượng chứng khoán...
NĐT Lê Thị Hải Yến (Cầu Giấy, Hà Nội) hỏi: "Các cơ quan quản lý đều nói tránh can thiệp thô bạo vào thị trường chứng khoán (TTCK) nhưng có thể hiểu thế nào về Chỉ thị 03/CT của Ngân hàng Nhà nước hay thuế chuyển nhượng chứng khoán 25%?" (thực tế là Quốc hội thông qua mức 20% - PV). Ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN: "Việc kiểm soát luồng vốn của ngân hàng chảy sang TTCK là cần thiết. Mỹ hay Nhật Bản cũng thực hiện. Tất nhiên là mức độ kiểm soát, cách thức triển khai thế nào cho phù hợp với diễn biến thực tế của thị trường là điều cần tính". Ông Bằng nói tiếp: "Việc thu thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán theo tôi cũng là chủ trương đúng. Vấn đề quan trọng là nếu TTCK phát triển, quy định về thuế sẽ không có tác động lớn đến thu nhập ròng của NĐT. Quy định mà Quốc hội mới thông qua đúng là có ảnh hưởng đến tâm lý NĐT nhưng theo cá nhân tôi, mức thu 0,1% trên giá trị giao dịch là có thể chấp nhận được. Về phía UBCKNN, chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường để có kiến nghị giải pháp phù hợp khi triển khai quy định này".
NĐT Trịnh Xuân Hải (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi: "Liệu Nhà nước có thể tiến tới mở room cho NĐT nước ngoài và giảm tỷ lệ sở hữu của mình?". Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) nói: "Câu hỏi này đáng để cho các doanh nghiệp niêm yết suy nghĩ nhiều hơn. Trên sàn giao dịch, tính thanh khoản của các cổ phiếu không đồng đều cũng là điều bình thường, phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành, mức độ quan tâm của công chúng đầu tư. Cổ phiếu có tính thanh khoản kém sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và phần nào ảnh hưởng đến thị trường. Do vậy, dự thảo Quy chế niêm yết tại HASTC (đang trình UBCKNN thông qua) quy định, các chứng khoán không có giao dịch trong vòng 60 ngày sẽ bị đưa vào diện bị kiểm soát, không có giao dịch 120 ngày có thể bị tạm ngừng giao dịch; Nghị định 14/2007/NĐ-CP cũng quy định xem xét hủy niêm yết đối với các chứng khoán không có giao dịch trong vòng 1 năm".
NĐT Nguyễn Hữu Tuấn (Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) nêu vấn đề: "Có nên cấm nhân viên nhập lệnh không được dùng điện thoại di động trong giờ giao dịch không?". Ông Lê Nhị Năng, Phó tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) trả lời: "Việc cấm nhân viên nhập lệnh dùng điện thoại di động trong giờ giao dịch là cần thiết để bảo đảm tính công bằng cho tất cả các NĐT tham gia thị trường. Hiện nay HOSE đã áp dụng quy định này".
Một câu hỏi đáng chú ý từ bạn Trần Anh Hùng (trananhhung_87@yahoo.com): "TTCK đang có nhiều thông tin bất lợi cho các NĐT, vậy Nhà nước đã có những động thái gì để trấn an tâm lý NĐT? Trong tương lai, các sở giao dịch chứng khoán liệu có đủ khả năng thành lập một tổ chức chuyên định hướng đầu tư cho NĐT một cách chuyên nghiệp giống như trang investors.com?". Ông Vũ Bằng nói: "UBCKNN hết sức tránh những can thiệp hành chính trái quy luật thị trường và để thị trường tự điều chỉnh theo quan hệ cung cầu. UBCKNN, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để gián tiếp tác động đến quan hệ cung cầu nhằm đảm bảo cho TTCK phát triển ổn định. Năm 2005, khi thị trường sụt giảm mạnh, chúng tôi đã tổ chức các cuộc làm việc với các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán bàn giải pháp tháo gỡ; đồng thời kêu gọi các tổ chức phát hành lớn giãn tiến độ IPO và mua vào cổ phiếu ngân quỹ. Để đối phó với những diễn biến khó lường của TTCK, UBCKNN đã trình Bộ Tài chính đề án xử lý và ngăn ngừa khủng hoảng, trong đó có đề xuất các giải pháp xử lý theo từng cấp độ khác nhau, nhằm ổn định thị trường. Do đó, nếu thị trường diễn biến theo chiều hướng bất lợi, chúng tôi sẽ có những biện pháp cần thiết".
Ông Vũ Bằng nói tiếp: "Chúng tôi cũng hoan nghênh ý tưởng hình thành tổ chức phân tích, đánh giá thị trường chuyên nghiệp, khách quan. Tôi nghĩ trong thời gian tới, TTCK Việt Nam sẽ hình thành tổ chức như vậy thông qua chất lượng phân tích, đánh giá thị trường của các tổ chức độc lập. Nhưng dù vậy, NĐT vẫn phải bình tĩnh và thận trọng với các quyết định của mình, tránh đầu tư theo các tin đồn không chính thức. Thông thường, việc phân tích thị trường sẽ do một cơ quan độc lập với cơ quan quản lý lập nên, như tờ Financial Times (Mỹ) có một viện tài chính riêng vừa đào tạo, vừa phân tích tài chính chuyên nghiệp".
(Theo ThanhNien)
Hàng trăm câu hỏi đã được gửi tới các nhà quản lý với nhiều nội dung khác nhau, nhưng nổi bật nhất là những câu hỏi xung quanh việc Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ; Quốc hội thông qua Luật thuế Thu nhập cá nhân, trong đó có quy định đánh thuế 20% đối với lợi nhuận chuyển nhượng chứng khoán...
NĐT Lê Thị Hải Yến (Cầu Giấy, Hà Nội) hỏi: "Các cơ quan quản lý đều nói tránh can thiệp thô bạo vào thị trường chứng khoán (TTCK) nhưng có thể hiểu thế nào về Chỉ thị 03/CT của Ngân hàng Nhà nước hay thuế chuyển nhượng chứng khoán 25%?" (thực tế là Quốc hội thông qua mức 20% - PV). Ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN: "Việc kiểm soát luồng vốn của ngân hàng chảy sang TTCK là cần thiết. Mỹ hay Nhật Bản cũng thực hiện. Tất nhiên là mức độ kiểm soát, cách thức triển khai thế nào cho phù hợp với diễn biến thực tế của thị trường là điều cần tính". Ông Bằng nói tiếp: "Việc thu thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán theo tôi cũng là chủ trương đúng. Vấn đề quan trọng là nếu TTCK phát triển, quy định về thuế sẽ không có tác động lớn đến thu nhập ròng của NĐT. Quy định mà Quốc hội mới thông qua đúng là có ảnh hưởng đến tâm lý NĐT nhưng theo cá nhân tôi, mức thu 0,1% trên giá trị giao dịch là có thể chấp nhận được. Về phía UBCKNN, chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường để có kiến nghị giải pháp phù hợp khi triển khai quy định này".
NĐT Trịnh Xuân Hải (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi: "Liệu Nhà nước có thể tiến tới mở room cho NĐT nước ngoài và giảm tỷ lệ sở hữu của mình?". Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) nói: "Câu hỏi này đáng để cho các doanh nghiệp niêm yết suy nghĩ nhiều hơn. Trên sàn giao dịch, tính thanh khoản của các cổ phiếu không đồng đều cũng là điều bình thường, phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành, mức độ quan tâm của công chúng đầu tư. Cổ phiếu có tính thanh khoản kém sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và phần nào ảnh hưởng đến thị trường. Do vậy, dự thảo Quy chế niêm yết tại HASTC (đang trình UBCKNN thông qua) quy định, các chứng khoán không có giao dịch trong vòng 60 ngày sẽ bị đưa vào diện bị kiểm soát, không có giao dịch 120 ngày có thể bị tạm ngừng giao dịch; Nghị định 14/2007/NĐ-CP cũng quy định xem xét hủy niêm yết đối với các chứng khoán không có giao dịch trong vòng 1 năm".
NĐT Nguyễn Hữu Tuấn (Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) nêu vấn đề: "Có nên cấm nhân viên nhập lệnh không được dùng điện thoại di động trong giờ giao dịch không?". Ông Lê Nhị Năng, Phó tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) trả lời: "Việc cấm nhân viên nhập lệnh dùng điện thoại di động trong giờ giao dịch là cần thiết để bảo đảm tính công bằng cho tất cả các NĐT tham gia thị trường. Hiện nay HOSE đã áp dụng quy định này".
Một câu hỏi đáng chú ý từ bạn Trần Anh Hùng (trananhhung_87@yahoo.com): "TTCK đang có nhiều thông tin bất lợi cho các NĐT, vậy Nhà nước đã có những động thái gì để trấn an tâm lý NĐT? Trong tương lai, các sở giao dịch chứng khoán liệu có đủ khả năng thành lập một tổ chức chuyên định hướng đầu tư cho NĐT một cách chuyên nghiệp giống như trang investors.com?". Ông Vũ Bằng nói: "UBCKNN hết sức tránh những can thiệp hành chính trái quy luật thị trường và để thị trường tự điều chỉnh theo quan hệ cung cầu. UBCKNN, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để gián tiếp tác động đến quan hệ cung cầu nhằm đảm bảo cho TTCK phát triển ổn định. Năm 2005, khi thị trường sụt giảm mạnh, chúng tôi đã tổ chức các cuộc làm việc với các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán bàn giải pháp tháo gỡ; đồng thời kêu gọi các tổ chức phát hành lớn giãn tiến độ IPO và mua vào cổ phiếu ngân quỹ. Để đối phó với những diễn biến khó lường của TTCK, UBCKNN đã trình Bộ Tài chính đề án xử lý và ngăn ngừa khủng hoảng, trong đó có đề xuất các giải pháp xử lý theo từng cấp độ khác nhau, nhằm ổn định thị trường. Do đó, nếu thị trường diễn biến theo chiều hướng bất lợi, chúng tôi sẽ có những biện pháp cần thiết".
Ông Vũ Bằng nói tiếp: "Chúng tôi cũng hoan nghênh ý tưởng hình thành tổ chức phân tích, đánh giá thị trường chuyên nghiệp, khách quan. Tôi nghĩ trong thời gian tới, TTCK Việt Nam sẽ hình thành tổ chức như vậy thông qua chất lượng phân tích, đánh giá thị trường của các tổ chức độc lập. Nhưng dù vậy, NĐT vẫn phải bình tĩnh và thận trọng với các quyết định của mình, tránh đầu tư theo các tin đồn không chính thức. Thông thường, việc phân tích thị trường sẽ do một cơ quan độc lập với cơ quan quản lý lập nên, như tờ Financial Times (Mỹ) có một viện tài chính riêng vừa đào tạo, vừa phân tích tài chính chuyên nghiệp".
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Hết sức tránh những can thiệp hành chính
Something to say?