Phố Wall vẫn đứng vững
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Thời gian qua, báo chí tốn không ít giấy mực bình luận về cơn bão tín dụng xấu có liên quan đến cho vay thế chấp bất động sản tại Mỹ. Và họ đưa ra những tiên đoán cơn bão này có thể làm ảnh hưởng mạnh đến thị trường tài chính Mỹ, kéo theo ảnh hưởng dây chuyền đến các thị trường tài chính trên thế giới.
Nhưng nếu phân tích sâu hơn, thực tế tình hình không nghiêm trọng như những người đứng ngoài tưởng tượng. Thực tế, lỗ hổng 45 tỉ USD mà "cơn bão" này gây ra vẫn không cản được mức lợi nhuận vượt bậc của Wall Street năm nay. Ngay cả sau kỷ lục sẵn sàng bỏ ra tới 8,4 tỷ USD để lấp lỗ hổng nợ xấu khó đòi của Merrill Lynch, cũng như chuyện chưa bao giờ xảy ra từ trước tới nay là 3 ông tổng giám đốc điều hành của 3 tập đoàn tài chính lớn bị nghỉ việc trong vòng 5 tháng và tổng sở hữu tài sản của 5 Cty chứng khoán lớn nhất của Mỹ giảm 84 tỷ USD giá trị trên thị trường, phố Wall vẫn đang tự tin và chuẩn bị báo cáo mức lợi nhuận của năm 2007 tăng cao nhất từ trước tới nay.
Lý do khách quan
Chính sự tiếp cận với các thị trường vốn ở nước ngoài đã ảnh hưởng tới tỉ lệ lợi nhuận của các tổ chức tài chính Mỹ trong thời gian qua. Hơn nửa doanh thu quý 3/2007 của Goldman Sachs và Lehman Brothers đến từ ngoài nước Mỹ, ảnh hưởng lợi ích từ sự tăng trưởng mạnh tại châu Á và châu Âu. Ngược lại, ngân hàng Bank of America dựa vào thị trường Mỹ với khoảng hơn 80% doanh thu đến từ thị trường này. Ba trong số 4 ngân hàng lớn nhất của Mỹ, Bank of America, JPMorgan Chase, Wachovia đã báo cáo vào ngày 9/11 vừa qua là kết quả kinh doanh quý 4 của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi thị trường tín dụng xấu. Ngân hàng Wachovia, trụ sở ở North Carolina, báo cáo lỗ liên quan từ tín dụng thế chấp bất động sản trong quý 3/2007 có thể lên tới 1,7 tỷ USD. Bank of America trong báo cáo với Uỷ ban Chứng khoán Mỹ (US Securities and Exchange Commission) cho biết là chính sự phân bổ địa lý trong thị trường tín dụng sẽ làm bớt đi ảnh hưởng xấu cho quý 4. Bởi vì ngay cả JPMorgan ở New York cũng tuyên bố sẽ lỗ thêm nhiều ở quý 4 nếu như điều kiện thị trường tín dụng thế chấp ở Mỹ xấu hơn.
Một lý do khác cho sự khách quan này là sự sụt giảm nhanh của giá cổ phiếu. Do giá cổ phiếu giảm nhiều đã tạo cho thị trường sát nhập và mua DN nở rộ ở Mỹ. Hoạt động này đạt kỷ lục 3,6 nghìn tỉ USD trong năm nay, trung bình giao dịch chứng khoán hàng ngày trên sàn giao dịch Nasdaq tăng 10% so với năm ngoái, ngay cả tỷ số giao động giá của thị trường chứng khoán (equity market price swings) trên Chicago Board Options Exchange SPX Volatility Index (VIX) đã dâng lên ở mức cao nhất từ năm 2003, vì thế tạo ra rất nhiều cơ hội cho giao dịch chứng khoán.
Lạc quan năm 2008
Quả thật là sự sụp đổ của thị trường vay thế chấp bất động sản thứ cấp đã làm lệch đi sự nghiệp của 3 ông tổng giám đốc điều hành của Merrill Lynch, Citigroup, UBS AG. Thực tế thì 3 Cty này chiếm khoảng 60% của lỗ hổng 45 tỷ USD đã được báo cáo cho đến nay từ những ngân hàng và Cty chứng khoán lớn nhất thế giới. Ngành tài chính có liên quan đến lĩnh vực này cũng đã cắt giảm khoảng 10.000 nhân viên. Nhưng giữa sự u ám này, các nhà phân tích thị trường vẫn dự đoán là các Cty chứng khoán ở New York như Goldman Sachs, Merrill Lynch, Morgan Stanley, Lehman Brothers và Bear Stearns sẽ đạt được lợi nhuận tổng cộng khoảng 28 tỷ USD năm nay, chỉ thấp hơn 8,3% so với kỷ lục 30,6 tỷ USD của năm 2006, theo khảo sát của Bloomberg.
Hiện các nhà phân tích thị trường cũng dự đoán lợi nhuận của các Cty này sẽ đạt tới mức 32 tỷ USD cho năm 2008. Goldman Sachs và Lehman Brothers sẽ báo cáo lợi nhuận kỷ lục vào năm nay, trong khi đó thì do phải bù lấp vào lỗ hổng tín dụng thế chấp bất động sản, lợi nhuận của Merrill Lynch sẽ giảm 42%, Bear Stearns giảm 34%, và Morgan Stanley giảm 6%. Các nhà phân tích thị trường dự đoán trong năm 2008 tất cả các Cty chứng khoán này sẽ có báo cáo lợi nhuận cao hơn năm 2007, ngoại trừ Goldman Sachs. Cty Goldman Sachs, điều hành bởi CEO Lloyd Blankfein, sẽ đạt kỷ lục Wall Street về lợi nhuận năm nay khoảng 11 tỷ USD, và khoảng 10,5 tỷ USD trong năm 2008.
(Theo DDDN)
Nhưng nếu phân tích sâu hơn, thực tế tình hình không nghiêm trọng như những người đứng ngoài tưởng tượng. Thực tế, lỗ hổng 45 tỉ USD mà "cơn bão" này gây ra vẫn không cản được mức lợi nhuận vượt bậc của Wall Street năm nay. Ngay cả sau kỷ lục sẵn sàng bỏ ra tới 8,4 tỷ USD để lấp lỗ hổng nợ xấu khó đòi của Merrill Lynch, cũng như chuyện chưa bao giờ xảy ra từ trước tới nay là 3 ông tổng giám đốc điều hành của 3 tập đoàn tài chính lớn bị nghỉ việc trong vòng 5 tháng và tổng sở hữu tài sản của 5 Cty chứng khoán lớn nhất của Mỹ giảm 84 tỷ USD giá trị trên thị trường, phố Wall vẫn đang tự tin và chuẩn bị báo cáo mức lợi nhuận của năm 2007 tăng cao nhất từ trước tới nay.
Lý do khách quan
Chính sự tiếp cận với các thị trường vốn ở nước ngoài đã ảnh hưởng tới tỉ lệ lợi nhuận của các tổ chức tài chính Mỹ trong thời gian qua. Hơn nửa doanh thu quý 3/2007 của Goldman Sachs và Lehman Brothers đến từ ngoài nước Mỹ, ảnh hưởng lợi ích từ sự tăng trưởng mạnh tại châu Á và châu Âu. Ngược lại, ngân hàng Bank of America dựa vào thị trường Mỹ với khoảng hơn 80% doanh thu đến từ thị trường này. Ba trong số 4 ngân hàng lớn nhất của Mỹ, Bank of America, JPMorgan Chase, Wachovia đã báo cáo vào ngày 9/11 vừa qua là kết quả kinh doanh quý 4 của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi thị trường tín dụng xấu. Ngân hàng Wachovia, trụ sở ở North Carolina, báo cáo lỗ liên quan từ tín dụng thế chấp bất động sản trong quý 3/2007 có thể lên tới 1,7 tỷ USD. Bank of America trong báo cáo với Uỷ ban Chứng khoán Mỹ (US Securities and Exchange Commission) cho biết là chính sự phân bổ địa lý trong thị trường tín dụng sẽ làm bớt đi ảnh hưởng xấu cho quý 4. Bởi vì ngay cả JPMorgan ở New York cũng tuyên bố sẽ lỗ thêm nhiều ở quý 4 nếu như điều kiện thị trường tín dụng thế chấp ở Mỹ xấu hơn.
Một lý do khác cho sự khách quan này là sự sụt giảm nhanh của giá cổ phiếu. Do giá cổ phiếu giảm nhiều đã tạo cho thị trường sát nhập và mua DN nở rộ ở Mỹ. Hoạt động này đạt kỷ lục 3,6 nghìn tỉ USD trong năm nay, trung bình giao dịch chứng khoán hàng ngày trên sàn giao dịch Nasdaq tăng 10% so với năm ngoái, ngay cả tỷ số giao động giá của thị trường chứng khoán (equity market price swings) trên Chicago Board Options Exchange SPX Volatility Index (VIX) đã dâng lên ở mức cao nhất từ năm 2003, vì thế tạo ra rất nhiều cơ hội cho giao dịch chứng khoán.
Lạc quan năm 2008
Quả thật là sự sụp đổ của thị trường vay thế chấp bất động sản thứ cấp đã làm lệch đi sự nghiệp của 3 ông tổng giám đốc điều hành của Merrill Lynch, Citigroup, UBS AG. Thực tế thì 3 Cty này chiếm khoảng 60% của lỗ hổng 45 tỷ USD đã được báo cáo cho đến nay từ những ngân hàng và Cty chứng khoán lớn nhất thế giới. Ngành tài chính có liên quan đến lĩnh vực này cũng đã cắt giảm khoảng 10.000 nhân viên. Nhưng giữa sự u ám này, các nhà phân tích thị trường vẫn dự đoán là các Cty chứng khoán ở New York như Goldman Sachs, Merrill Lynch, Morgan Stanley, Lehman Brothers và Bear Stearns sẽ đạt được lợi nhuận tổng cộng khoảng 28 tỷ USD năm nay, chỉ thấp hơn 8,3% so với kỷ lục 30,6 tỷ USD của năm 2006, theo khảo sát của Bloomberg.
Hiện các nhà phân tích thị trường cũng dự đoán lợi nhuận của các Cty này sẽ đạt tới mức 32 tỷ USD cho năm 2008. Goldman Sachs và Lehman Brothers sẽ báo cáo lợi nhuận kỷ lục vào năm nay, trong khi đó thì do phải bù lấp vào lỗ hổng tín dụng thế chấp bất động sản, lợi nhuận của Merrill Lynch sẽ giảm 42%, Bear Stearns giảm 34%, và Morgan Stanley giảm 6%. Các nhà phân tích thị trường dự đoán trong năm 2008 tất cả các Cty chứng khoán này sẽ có báo cáo lợi nhuận cao hơn năm 2007, ngoại trừ Goldman Sachs. Cty Goldman Sachs, điều hành bởi CEO Lloyd Blankfein, sẽ đạt kỷ lục Wall Street về lợi nhuận năm nay khoảng 11 tỷ USD, và khoảng 10,5 tỷ USD trong năm 2008.
(Theo DDDN)
0 Responses to Phố Wall vẫn đứng vững
Something to say?