Băn khoăn của nhà đầu tư “tỉ đô”
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Lần đầu tiên, tại một hội nghị về đầu tư nước ngoài gián tiếp, lãnh đạo các quĩ đầu tư nước ngoài đã thẳng thắn đặt ra những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường đầu tư và cách thức quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Đây là một điểm khác lạ của Hội nghị Funds World Việt Nam 2007 khai mạc ngày 31/10 tại TP.HCM.
Kẹt xe, cơ sở hạ tầng quá tải, lạm phát, tỉ giá, bất động sản “đội giá”... là những vấn đề chính được các quĩ đầu tư đem ra thảo luận tại hội nghị do Công ty truyền thông Terrapinn (Singapore) tổ chức.
Hạ tầng hết chịu nổi!
Tiến sĩ Adam McCarty, chuyên gia kinh tế trưởng của Công ty Tư vấn kinh tế Mekong Economics, cho rằng hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá, điện nước...của Việt Nam đang được khai thác trên công suất và trở thành rào cản đối với sự phát triển kinh tế.
Ông Phan Hữu Thắng, cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), thừa nhận kẹt xe là một vấn nạn đang ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, vì vậy đang được Chính phủ ưu tiên giải quyết.
Đừng khư khư giữ lạm phát
Về lạm phát, các đại biểu cho rằng Việt Nam đang quan tâm “thái quá” đối với lạm phát trong khi đây chỉ là một phần của quá trình tăng trưởng.
“Tôi ngạc nhiên khi Việt Nam đặt mục tiêu lạm phát phải thấp hơn tốc độ tăng trưởng. Vì sao phải đặt ra mục tiêu này? Việt Nam đang kiểm soát chặt chẽ lãi suất, tỉ giá nhưng chủ yếu là để giải quyết lạm phát. Tôi cho rằng Chính phủ không nên đặt ra chỉ tiêu và cố gắng đạt được với bất kể giá nào. Cứ xem như lạm phát là một dự báo mà dự báo thì có thể sai, không nên cố kìm giữ nó. Chính phủ chỉ cần chú trọng một trong các chỉ tiêu chính, còn lại hãy để thị trường lo liệu” - ông McCarty phân tích.
Các đại biểu tham dự cũng đã bàn luận về việc thị trường bất động sản Việt Nam “đội giá” khiến bất cứ sự so sánh nào với giá trong quá khứ cũng như với các nước khác đều khập khiễng. Theo họ, năm 2006 đã có 4,8 tỉ USD kiều hối đổ về Việt Nam.
Tuy nhiên, lượng tiền khổng lồ này đã không được Chính phủ quan tâm “chăm sóc” để đưa vào phục vụ phát triển kinh tế mà để chạy tự do khiến nhiều người đem tiền đi đầu cơ đất đai, hậu quả là giá nhà đất tăng vùn vụt.
Có kiểm soát vốn ngoại?
Tại hội nghị, trước câu hỏi đã có bao nhiêu vốn ngoại được đổ vào Việt Nam, đại diện Bộ Kế hoạch - đầu tư và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đều không đưa ra câu trả lời. Câu hỏi có bao nhiêu vốn ngoại đang chờ sẵn để đón đầu các đợt chào bán cổ phần lớn sắp tới cũng không nhận được phản hồi. Lãnh đạo các quĩ đầu tư đành trao đổi với nhau và thống nhất rằng chừng 4-5 tỉ USD đang chờ đợi để giải ngân.
Tuy nhiên, ông Alex Hambly, giám đốc điều hành Quĩ Prudential Việt Nam, cảnh báo rằng lượng vốn này có thể tạo nên dấu hiệu “bong bóng” cho nền kinh tế. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với “hot money”, là loại tiền chuyển rất nhanh từ người này sang người khác, từ thị trường ngày sang thị trường khác.
“Tôi nói là bong bóng vì tiền đổ vào nhanh thì có thể rút ra cũng nhanh, việc xuất hiện các công ty đầu tư theo chiến lược “đánh nhanh rút gọn” là không thể ngăn cản được” - ông Hambly nói.
Trước tình hình này, đại diện các quĩ đầu tư băn khoăn xu hướng sắp tới Việt Nam sẽ quản lý và kiểm soát vốn ngoại như thế nào?
Ông Nguyễn Thanh Long, phó ban quản lý kinh doanh chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán nhà nước, cho biết Việt Nam chưa hoạch định bất kỳ qui định nào mang tính hạn chế dòng vốn đầu tư gián tiếp mặc dù dòng vốn này tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
“Chúng tôi cho rằng dòng vốn này chỉ có thể được điều tiết bằng chính thị trường chứ không phải bằng các quyết định hành chính. Việt Nam luôn tìm cách ứng xử hợp lý nhất trên cơ sở rút kinh nghiệm từ một số nước trong khu vực khi muốn hạn chế dòng vốn này. Bộ Tài chính dự kiến trình Thủ tướng nghị định qui định thể chế hóa hoạt động của cơ quan nhà nước khi nhận thấy có dấu hiệu rủi ro, nhưng mục đích là tập trung vào phòng ngừa nhiều hơn là điều chỉnh” - ông Long nhấn mạnh.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Đây là một điểm khác lạ của Hội nghị Funds World Việt Nam 2007 khai mạc ngày 31/10 tại TP.HCM.
Kẹt xe, cơ sở hạ tầng quá tải, lạm phát, tỉ giá, bất động sản “đội giá”... là những vấn đề chính được các quĩ đầu tư đem ra thảo luận tại hội nghị do Công ty truyền thông Terrapinn (Singapore) tổ chức.
Hạ tầng hết chịu nổi!
Tiến sĩ Adam McCarty, chuyên gia kinh tế trưởng của Công ty Tư vấn kinh tế Mekong Economics, cho rằng hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá, điện nước...của Việt Nam đang được khai thác trên công suất và trở thành rào cản đối với sự phát triển kinh tế.
Ông Phan Hữu Thắng, cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), thừa nhận kẹt xe là một vấn nạn đang ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, vì vậy đang được Chính phủ ưu tiên giải quyết.
Đừng khư khư giữ lạm phát
Về lạm phát, các đại biểu cho rằng Việt Nam đang quan tâm “thái quá” đối với lạm phát trong khi đây chỉ là một phần của quá trình tăng trưởng.
“Tôi ngạc nhiên khi Việt Nam đặt mục tiêu lạm phát phải thấp hơn tốc độ tăng trưởng. Vì sao phải đặt ra mục tiêu này? Việt Nam đang kiểm soát chặt chẽ lãi suất, tỉ giá nhưng chủ yếu là để giải quyết lạm phát. Tôi cho rằng Chính phủ không nên đặt ra chỉ tiêu và cố gắng đạt được với bất kể giá nào. Cứ xem như lạm phát là một dự báo mà dự báo thì có thể sai, không nên cố kìm giữ nó. Chính phủ chỉ cần chú trọng một trong các chỉ tiêu chính, còn lại hãy để thị trường lo liệu” - ông McCarty phân tích.
Các đại biểu tham dự cũng đã bàn luận về việc thị trường bất động sản Việt Nam “đội giá” khiến bất cứ sự so sánh nào với giá trong quá khứ cũng như với các nước khác đều khập khiễng. Theo họ, năm 2006 đã có 4,8 tỉ USD kiều hối đổ về Việt Nam.
Tuy nhiên, lượng tiền khổng lồ này đã không được Chính phủ quan tâm “chăm sóc” để đưa vào phục vụ phát triển kinh tế mà để chạy tự do khiến nhiều người đem tiền đi đầu cơ đất đai, hậu quả là giá nhà đất tăng vùn vụt.
Có kiểm soát vốn ngoại?
Tại hội nghị, trước câu hỏi đã có bao nhiêu vốn ngoại được đổ vào Việt Nam, đại diện Bộ Kế hoạch - đầu tư và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đều không đưa ra câu trả lời. Câu hỏi có bao nhiêu vốn ngoại đang chờ sẵn để đón đầu các đợt chào bán cổ phần lớn sắp tới cũng không nhận được phản hồi. Lãnh đạo các quĩ đầu tư đành trao đổi với nhau và thống nhất rằng chừng 4-5 tỉ USD đang chờ đợi để giải ngân.
Tuy nhiên, ông Alex Hambly, giám đốc điều hành Quĩ Prudential Việt Nam, cảnh báo rằng lượng vốn này có thể tạo nên dấu hiệu “bong bóng” cho nền kinh tế. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với “hot money”, là loại tiền chuyển rất nhanh từ người này sang người khác, từ thị trường ngày sang thị trường khác.
“Tôi nói là bong bóng vì tiền đổ vào nhanh thì có thể rút ra cũng nhanh, việc xuất hiện các công ty đầu tư theo chiến lược “đánh nhanh rút gọn” là không thể ngăn cản được” - ông Hambly nói.
Trước tình hình này, đại diện các quĩ đầu tư băn khoăn xu hướng sắp tới Việt Nam sẽ quản lý và kiểm soát vốn ngoại như thế nào?
Ông Nguyễn Thanh Long, phó ban quản lý kinh doanh chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán nhà nước, cho biết Việt Nam chưa hoạch định bất kỳ qui định nào mang tính hạn chế dòng vốn đầu tư gián tiếp mặc dù dòng vốn này tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
“Chúng tôi cho rằng dòng vốn này chỉ có thể được điều tiết bằng chính thị trường chứ không phải bằng các quyết định hành chính. Việt Nam luôn tìm cách ứng xử hợp lý nhất trên cơ sở rút kinh nghiệm từ một số nước trong khu vực khi muốn hạn chế dòng vốn này. Bộ Tài chính dự kiến trình Thủ tướng nghị định qui định thể chế hóa hoạt động của cơ quan nhà nước khi nhận thấy có dấu hiệu rủi ro, nhưng mục đích là tập trung vào phòng ngừa nhiều hơn là điều chỉnh” - ông Long nhấn mạnh.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Băn khoăn của nhà đầu tư “tỉ đô”
Something to say?