31-10: Chứng khoán 2 sàn ngược chiều nhau

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (31-10), chỉ số chứng khoán trên 2 sàn giao dịch đi ngược chiều nhau. Trên sàn TP.HCM, VN-Index mất 4,69 điểm, đóng cửa ở mức 1065,09 điểm; trên sàn Hà Nội, Hastc-Index tăng 7,79 điểm lên 379,21 điểm.

Biểu đồ chỉ số VN-Index trên sàn TP.HCM

Trên sàn TP.HCM phiên hôm nay, số mã chứng khoán giảm giá có đến 55 mã, 48 mã tăng giá và 20 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt trên 11,3 triệu đơn vị khớp lệnh, ứng với giá trị giao dịch đạt trên 1.306 tỉ đồng.

Hôm nay cũng có nhiều mã cổ phiếu blue-chips tăng giá trở lại. Đứng đầu bảng tăng giá là mã BMC tăng kịch trần, cộng thêm đến 26.000 đồng lên 559.000 đồng/cp; mã DHG tăng tiếp theo với mức 23.000 đồng lên 496.000 đồng/cp; mã IPM tăng 10.000 đồng/cp; mã DMC tăng 8.000 đồng/cp; 2 mã NAV và UNI cùng tăng 7.000 đồng/cp; mã blue-chips SJS cũng tăng 6.000 đồng/cp; 2 mã FPT và TCT tăng 2.000 đồng/cp.

Đứng đầu bảng giảm giá có mã SFI mất 14.000 đồng xuống còn 281.000 đồng/cp; mã SSI mất 13.000 đồng xuống còn 165.000 đồng/cp; 2 mã KDC và MCP mất 10.000 đồng/cp và mã SC5 cũng mất 7.000 đồng/cp.

Trên sàn Hà Nội, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt trên 5,4 triệu đơn vị khớp lệnh, ứng với giá trị giao dịch đạt trên 634 tỉ đồng.

(Theo TuoiTre)

 

TTCK ngày 31.10: Vn-Index giảm, Hastc-Index tăng nhẹ

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Sau phiên tăng nhẹ ngày hôm qua, phiên giao dịch cuối tháng 10 hôm nay thị trường lại đi xuống. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index mất 4,69 điểm chốt ở mức 1065,09.

Ngay từ đợt khớp lệnh đầu tiên, Vn-Index đã giảm 4,1 điểm xuống 1065,08 điểm với 2,66 triệu cổ phiếu được trao tay. Đến đợt khớp lệnh định kỳ, VN-Index tăng 3,12 điểm so với đợt đầu với trên 8,5 triệu cổ phiếu khớp lệnh thành công. Tuy nhiên, xu hướng giảm vẫn là chủ đạo khi kết thúc phiên giao dịch, VN-Index mất tổng cộng 4,69 điểm dừng lại ở mức 1065,09 điểm.

Nếu như phiên trước, các cổ phiếu chủ chốt tăng mạnh như FPT, VNM, SAM, KDC,…tăng mạnh kéo thị trường đi lên thì phiên này, những chủ phiếu lớn chỉ tăng nhẹ hoặc giảm giá. Cụ thể FPT phiên này tăng 2000 đồng/CP lên 272.000 đồng/CP; SAM tăng 1000 đồng/CP lên 156.000 đồng/CP; VNM giảm 5000 đồng/Cp xuống 184.000 đồng/Cp, REE giảm 1000 đồng/Cp xuống 152.000 đồng/CP.

Toàn sàn giao dịch Hồ Chí Minh phiên này có 48 mã cổ phiếu tăng giá, 20 mã đứng giá, 55 mã giảm giá. Tổng khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch giảm nhẹ so với phiên hôm qua. Cụ thể có 11,39 triệu cổ phiếu giao dịch thành công với giá trị tương ứng xấp xỉ 1.306 tỷ đồng.

Top tăng giá phiên này chào đón sự trở lại của “cổ phiếu hiếm” BMC khi tăng 26.000 đồng/CP lên 559.000 đồng/CP; xếp thứ 2 là DHG tăng 23.000 đồng/CP lên 498.000 đồng/CP; IMP tăng 10.000 đồng/CP lên 218.000 đồng/CP; DMC tăng 8000 đồng/CP lên 170.000 đồng/CP; UNI tăng 7000 đồng/CP lên 148.000 đồng/CP.

Top giảm phiên này đứng đầu là SFI giảm 14.000 đồng/CP xuống 281.000 đồng/CP. MCP giảm 10.000 đồng/Cp xuống 52.500 đồng/CP; KDC cũng giảm 10.000 đồng/CP xuống 203.000 đồng/CP.

Nhóm cổ phiếu mới chào sàn phiên này không còn tăng “nóng” như những phiên trước. SC5 đứng thứ 5 trong top giảm giá nhiều nhất trong phiên khi mất tiếp 7000 đồng/Cp xuống 238.000 đồng/CP. HDC phiên này đứng giá 138.000 đồng/CP; “lính mới” nhất trên sàn TP.Hồ Chí Minh là SSI phiên này giảm tới 13.000 đồng/CP xuống 265.000 đồng/CP.

Như vậy, Vn-Index sau khi vượt mốc 1000 điểm vào ngày 25.9 đã không biến động lớn trong tháng 10. Chỉ số thị trường dao động xung quanh còn số 1000 điểm, lúc tăng cao nhất trong tháng 10 là vào ngày 3.10, VN-Index đạt 11.6,6 điểm, giảm mạnh nhất vào ngày 29.10, VN-Index còn 1064,2 điểm.

Chào đón tháng 11, khi rất nhiều bản báo cáo tài chính quý 4 của các công ty được công bố, thị trường sẽ có nhiều chuyển biến. Một số nhà đầu tư hy vọng, tháng 11, VN-Index sẽ sớm vượt qua ngưỡng 1.200 điểm.

**Tại sàn Hà Nội, sau phiên giảm hôm qua, Hastc-Index phiên này đã tăng trở lại. Kết thúc phiên giao dịch, Hastc-Index tăng mạnh 7,79 điểm lên 379,21. Tuy vậy, màu đỏ vẫn ngập sàn Hà Nội khi có tới 70 mã cổ phiếu giảm giá, 3 mã đứng giá và không giao dịch, vỏn cẹn 18 mã tăng giá. Tổng khối lượng phiên này đạt 5,4 triệu cổ phiếu với giá trị giao dịch xấp xỉ 634,02 tỷ đồng (giảm nhẹ so với phiên trước).

Top 3 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất tại sàn Hà Nội là RCL tăng 26.600 đồng/CP lên 360.000 đồng/CP; PAN tăng 10.400 đồng/CP; SCJ tăng 8.400 đồng/CP lên 240.000 đồng/CP.

Top 3 cổ phiếu giảm mạnh nhất trong phiên SD7 giảm 20.500 đồng/CP xuống 200.100/CP; SDC giảm 16.400 đồng/CP xuống 147.700 đồng/CP; BVS giảm 13.900 đồng/CP xuống 595.000 đồng/CP.

(Theo ThanhNien)

 

Vn-Index tiếp tục giảm nhẹ

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thống kê từ Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM cho thấy, trong 121 cổ phiếu niêm yết tại sàn này, hôm nay có tới 55 mã giảm giá, 48 mã tăng giá và 18 mã đứng giá (Hai chứng chỉ quỹ cùng đứng giá ở phiên này).

Tuy số mã giảm giá áp đảo nhưng chỉ có 5 mã bị giảm sàn; còn ở nhóm tăng giá lại có tới 19 mã đạt mức tăng trần (với 18 mã tăng trần không còn dư bán). Nhà đầu tư vẫn lưỡng lự ở quyết định mua vào, khiến cho khối lượng khớp phiên này chỉ đạt 11,395 triệu đơn vị, tương ứng 1.306 tỉ đồng.

Các cổ phiếu trong nhóm blue-chips “loay hoay” tìm đường bứt phá trong khi: SJS (+6.000đ), FPT (+2.000đ), SAM (+1.000đ), VSH (+500đ); thì SSI (-13.000đ), KDC (-10.000đ), VNM (-5.000đ), GMD (-2.000đ), PVD và REE (-1.000đ), STB (-500đ)…

Hôm nay, nhóm cổ phiếu thị giá cao trở thành đại diện “tiêu biểu” cho nhóm cổ phiếu tăng giá trong một phiên điều chỉnh sụt giảm. Đây là những mã trong top 5 tăng giá mạnh nhất, đồng thời cũng là nhóm cổ phiếu tăng trần cao nhất và không còn dư bán qua cả 3 đợt khớp lệnh (ngoài trừ mã DMC còn dư bán 4.250 đơn vị ở đợt khớp lệnh 1).

Mã CK

Ngày 30/10

Ngày 31/10

Thay đổi

Khối lượng

BMC

533

559

+26

37.690

DHG

475

498

+23

25.210

IMP

208

218

+10

16.460

DMC

162

170

+8

39.650

UNI

141

148

+7

40.470

Là cổ phiếu trong top 5 giảm giá mạnh nhất, những cổ phiếu này có mức giảm từ 7.000đ - 14.000đ; trong đó có cổ phiếu SFI, SSI và KDC bị giảm sàn.

Mã CK

Ngày 30/10

Ngày 31/10

Thay đổi

Khối lượng

SFI

295

281

-14

38.010

SSI

278

265

-13

1.303.700

MCP

62.50

52.50

-10

78.820

KDC

213

203

-10

210.930

SC5

245

238

-7

110.460

Hai cổ phiếu dẫn đầu thị trường về khối lượng khớp thành công là SSI và STB lại giảm giá, đây cũng chính là nguyên nhân khiến chỉ số chung điều chỉnh giảm ở phiên này.

Mã CK

Ngày 30/10

Ngày 31/10

Thay đổi

Khối lượng

SSI

278

265

-13

1.303.700

STB

68

67.5

-0.5

1.070.850

TCM

88

92

+4

416.400

TCR

32.5

34.1

+1.6

340.420

HDC

128

128

0

318.140

Trên sàn Hà Nội, dù chỉ có 17/91 mã tăng giá, nhưng HaSTC-Index vẫn ghi thêm được 7,79 điểm (tương ứng 2,10%), đóng cửa ở mức 379,21 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 5,489 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 634,021 tỉ đồng.

(Theo DanTri)

 

Ngày 31/10: Nhiều cổ phiếu blue-chips giảm giá

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Chỉ số VN-Index lại quay đầu đi xuống khi mà nhiều cổ phiếu chủ chốt trên sàn chứng khoán TP.HCM tiếp tục xu hướng giảm giá, với các gương mặt lớn như STB của Sacombank, REE, SSI.

Sau khi tăng giá mạnh trong 2 tuần đầu của tháng 10, các cổ phiếu trên sàn TP.HCM đã quay đầu đi xuống từ tuần thứ 3, kéo chỉ số VN-Index xuống dưới 1.100 điểm và nằm dưới ngưỡng này đã được 10 phiên.

Như vậy, sau một thời gian tăng giá khá mạnh nhờ vào kết quả và dự báo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của các DN tốt, các cổ phiếu đã quay đầu giảm giá bởi thiếu các thông tin hỗ trợ tích cực.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/10 VN-Index giảm 4,69 điểm (tương đương giảm 0,43%) xuống 1.065,09 điểm.

Trong số 121 cổ phiếu niêm yết trên sàn (thêm SSI lên sàn 29/10), 48 mã tăng giá, 55 mã giảm giá và 20 mã đứng giá. Trong 2 chứng chỉ quỹ, BF1 và VF1 đều đứng giá ở mức 11.100 đồng/ccq và 31.700 đồng/ccq.

Khối lượng và giá trị giao dịch đứng ở mức không cao so với phiên cuối tuần trước do giao dịch của cổ phiếu mới chuyển sàn SSI của CTCP Chứng khoán Sài Gòn không còn cao đột biến.

Cụ thể, tổng khối lượng giao dịch (cả cổ phiếu và chứng chỉ quỹ) trong toàn phiên đạt 11,4 triệu đơn vị, trị giá 1.306 tỷ đồng (so với hơn 2.000 tỷ đồng hôm 29/10).

Giao dịch tính riêng cổ phiếu đạt hơn 10,6 triệu đơn vị.

Kết thúc phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu SSI của CTCP Chứng khoán Sài Gòn giảm phiên thứ 3 liên tiếp xuống mức giá sàn 265.000 đồng (chỉ còn cao hơn 15.000 đồng so với mức giá tham chiếu khi chuyển lên sàn HOSE ngày 29/10).

Cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank tiếp tục giảm nhẹ phiên thứ 4 liên tiếp xuống 67.500 đồng/cp. Khối lượng giao dịch của cổ phiếu này vẫn rất lớn, gần 1,1 triệu cổ phần. Điều này cho thấy khả năng suy giảm mạnh của STB là rất thấp.

Cổ phiếu Cơ điện lạnh REE có phiên giảm thứ 5 liên tiếp xuống 152.000 đồng/cp.

Theo một đơn vị cung cấp thông tin chứng khoán, bên cạnh việc không có thông tin tích cực hỗ trợ giá, các đợt IPO và lượng hàng hoá tốt sắp lên sàn cũng được xem là một yếu tố kéo giá các cổ phiếu trên sàn đi xuống. Khá nhiều nhà đầu tư đang điều chỉnh lại danh mục đầu tư của mình để rút một phần tiền ra nhằm đầu tư vào các cổ phiếu sắp lên sàn, sắp đấu giá như Đạm Phú Mỹ, Hoà Phát, Vietcombank, Habeco….

Những cổ phiếu vượt qua đợt “sóng gió” này là những cổ phiếu có kết quả kinh doanh vượt trội, hoặc những cổ phiếu vừa và nhỏ có mức tăng giá không mạnh trước đó. Đây là yếu tố đối trọng giúp TTCK không giảm sâu.

Giống như hôm qua, hai cổ phiếu lớn ngành dược là DHG và IMP kết thúc phiên giao dịch 31/10 tăng rất ấn tượng, tương ứng 23.000 đồng (4,84%) và 10.000 đồng (4,8%) lên mức giá kịch trần là 498.000 đồng/cp và 218.000 đồng/cp. Hai cổ phiếu này đã tăng tới 18,75% và 30,82% tính từ đầu tháng 10 tới 30/10.

IMP của Dược phẩm Imexpharm có kết quả kinh doanh vượt trội trong quý III/2007, trong khi đó DHG của Dược Hậu Giang cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2007 với lợi nhuận sau thuế tăng 65,11% so với cùng kỳ năm trước.

Một số cổ phiếu tăng mạnh khác bao gồm: RHC tăng 5%; UNI tăng 4,96%; PET tăng 4,96%; ALT tăng 4,94%; DMC tăng 4,94%; TCR tăng 4,92%; VIS tăng 4,9%; BMC tăng 4,88%.

(Theo VietnamNet)

 

"Gió" lại thổi đến Việt Nam?

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thị trường chứng khoán quốc tế, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ đã phục hồi mạnh trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tuyên bố cắt giảm thêm lãi suất cơ bản vào kỳ họp ngày 29-30.10 (giờ Hoa Kỳ).

Giới đầu tư trong nước cũng đang kỳ vọng "mốt" nhìn các biến động quốc tế sẽ góp phần làm ấm thị trường sau quãng thời gian dài lình sình buồn tẻ, đặc biệt sau phiên giảm đột biến hơn 28 điểm ngày 29.10.

Phố Wall đánh cược với mức cắt giảm mới

Phiên giao dịch đầu tuần (29.10), thị trường tài chính phố Wall đã chứng kiến sự tăng trưởng tích cực từ các chỉ số CK chính: DOW JONES công nghiệp tăng 63,56 điểm, NASDAQ tăng 13,25 điểm, S&P 500 tăng 5,7 điểm. Theo bình luận của kênh thông tin tài chính CNNMoney, Thị trường chứng khoán (TTCK) thường tăng điểm một hai ngày trước cuộc họp của FED và NĐT đang kỳ vọng vào mức cắt giảm mới cũng như tính thanh khoản tốt hơn do động thái này mang lại: "Giới đầu tư đang đánh cược rằng FED sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản thêm khoảng 0,25 điểm phần trăm, xuống mức 4,5%".

Trong tháng 9, FED đã cắt giảm lãi suất cơ bản 0,5% nhằm làm dịu bớt cuộc khủng hoảng trên thị trường tín dụng vốn đang khiến cho TTCK lao đao. Vào sáng ngày 30.10 (giờ Hoa Kỳ), trước khi FED công bố quyết định của mình, Chính phủ Mỹ cũng sẽ đồng thời công bố tình hình tăng trưởng kinh tế quý III.

Các nhà kinh tế dự báo rằng, ảnh hưởng của thị trường nhà ở và các vấn đề tín dụng của 3 tháng trước khiến cho người tiêu dùng "đóng hầu bao chặt hơn" và do đó sẽ kéo lùi tăng trưởng. Nghĩa là con số tăng trưởng kinh tế quý III không mấy khả quan. Chính vì vậy tất cả trông chờ vào "cây gậy" của FED.

Trong bối cảnh kinh tế được dự báo là tăng trưởng chậm trong vòng 6 tháng tới, và tình trạng ế ẩm trên thị trường nhà đất đang trở thành nguy cơ ngáng trở nền kinh tế, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng FED sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản ở mức 0,25%. Mức này sẽ giúp người tiêu dùng giảm chi phí vay mượn, giảm nợ tín dụng và các khoản nợ khác, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế.

Tuy nhiên, cũng có người nghi ngờ tỉ lệ 0,25% liệu có đủ hay không? "Theo quan điểm của chúng tôi, khả năng FED cắt giảm 0,5% dễ xảy ra hơn bởi vì tỉ lệ lãi suất cơ bản 4,5% vẫn là quá cao trong bối cảnh lạm phát và tăng trưởng như hiện nay" - một nhà phân tích của Goldman Sachs nói.

Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, dù FED cắt giảm 0,25% hay 0,5% thì giá dầu trên thế giới cũng đều bị ảnh hưởng. Các hợp đồng mua bán dầu trên toàn cầu đang được tính hầu hết bằng USD. Và khi USD giảm giá, các quốc gia sản xuất dầu sẽ đẩy giá lên cao hơn để bù đắp những thiệt hại do tiền mất giá. "Nếu FED giảm lãi suất 0,5% thì giá dầu chắc chắn sẽ đội lên trên 100USD/thùng" - một chuyên gia cho biết.

Thị trường VN có "hưởng lợi"?

Sau vụ khủng hoảng tín dụng tại Mỹ tác động mạnh đến thị trường tài chính quốc tế, giới đầu tư VN dường như quan tâm hơn đến các diễn biến trên thế giới. Điểm dễ nhận thấy nhất là các bản tin CK lưu hành nội bộ của nhiều CTCK đã bổ sung thêm phần diễn biến một số TTCK quan trọng như Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Những biến động bất thường như sụt giảm hoặc tăng đột biến của các thị trường này cũng được bàn tán nhiều hơn. Tuy nhiên, đánh giá của nhiều NĐT chuyên nghiệp và các chuyên gia vẫn cho rằng, cách thức tác động của TTCK thế giới đến VN vẫn rất gián tiếp, thậm chí có phần "Việt hoá".

Mối liên hệ rõ ràng nhất vẫn là động thái của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Thực tế, TTCKVN đã có mặt nhiều định chế đầu tư lớn trên thế giới hoặc cung cấp các dịch vụ gián tiếp cho các tổ chức đầu tư nước ngoài. Những "ông lớn" này có mối quan tâm mang tính toàn cầu và động thái của nhóm này có ảnh hưởng lớn nhất. "NĐTNN trên thị trường VN cũng có đủ loại và trong đó một phần không nhỏ là "tây balô". Những tài khoản loại này cũng chẳng khác gì NĐTTN, có khi còn kém hơn cả về tiềm lực lẫn trình độ" - một nhà phân tích giấu tên cho biết.

Tuy nhiên, theo ý kiến này, vấn đề lại nằm ở chỗ xu hướng "vọng ngoại" khá phổ biến đối với NĐTTN và tâm lý đám đông dễ tạo thành một làn sóng: "Khi số đông chạy cùng một hướng thì NĐT chuyên nghiệp không "đu" theo cũng dại. Dù vậy, những làn sóng như vậy cũng chỉ tồn tại trong ngắn hạn.

Điều cơ bản vẫn là các yếu tố nội tại của thị trường, chẳng hạn kết quả báo cáo kinh doanh quý của các DN". Kết thúc phiên ngày 30.10, NĐTNN tiếp tục duy trì lượng mua lớn với trên 2,73 triệu CK, tương đương 396,6 tỉ đồng, chiếm khoảng 29,3% giá trị thị trường. Đây là tỉ lệ chỉ có được hồi thị trường sôi động đỉnh cao. Sức kéo này liệu có giúp VN-Index lấy lại được sức bật?

(Theo LaoDong)

 

Coi chừng "lướt sóng" thiếu nghề

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Hai phiên gần đây sàn Hà Nội mất điểm sau thời gian tăng nóng, tuy nhiên giới đầu tư vẫn coi đây là địa chỉ hấp dẫn để "lướt sóng" kiếm lời nhanh, không ít nhà đầu tư chuyển hẳn danh mục sang sàn Hà Nội.

Tuy nhiên, ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Hà Nội (HSSC) lại cho rằng, NĐT nhỏ thiếu kinh nghiệm nên thận trọng để khỏi bị cuốn theo đám đông.

Ông nhận định như thế nào về diễn biến gần đây khi cổ phiếu trên sàn Hà Nội đồng loạt tăng trần, sàn TP HCM lại lừng khừng?

Tôi cho rằng thị trường VN còn chịu tác động rất nhiều của tâm lý bầy đàn, trình độ phân tích của nhà đầu tư còn hạn chế, nhất là các nhà đầu tư nhỏ mới tham gia thị trường trong năm nay. Không thể đưa ra cơ sở khoa học để giải thích được tại sao nhóm cổ phiếu Sông Đà trên sàn HN có CP tăng giá từ 3-4 lần so với giai đoạn tháng 8 như Sông Đà 5,7… Có hiện tượng các nhà đầu tư kéo nhau rút vốn từ sàn TP HCM sang sàn HN thời gian gần đây làm khối lượng giao dịch sàn HN tăng đột biến, có phiên lên tới hơn 7 triệu cp.

Một số mã CP nhỏ bên sàn HN giá cao gần bằng các CP bluechips bên sàn TP HCM, ví dụ SD5 giá là 146.000đ/CP gần bằng giá của REE hay GMD, nếu đà tăng vẫn tiếp tục thì chỉ một phiên nữa là bằng hoặc cao hơn…; chỉ số P/E hiện tại của các CP nhỏ này là rất cao, nhất là nếu tính trên số vốn mới tăng thêm (ở nhóm CP Sông Đà có công ty tăng vốn trong năm nay lên tới 3-4 lần) trong khi lợi nhuận không tăng đáng kể. Mặt khác, các Cty niêm yết trên sàn Hà Nội thường nhỏ (số lượng CP lưu hành ít) nên thường dễ trở thành CP hiếm, và dễ bị làm giá.

Có ý kiến cho rằng, hiện tượng nổi sóng của sàn Hà Nội là do giá CP trên sàn này còn rẻ so với TP HCM, ông nghĩ sao?

Cho đến nay thì tôi không nghĩ như vậy. Như đã nói trên, tôi cũng thừa nhận là vào thời kỳ điều chỉnh vừa qua (tháng 4 - tháng 8) thì các CP này bị điều chỉnh sâu hơn so với Bluechips nhưng tỷ lệ cũng không quá chênh lệch như tốc độ tăng lại thời gian qua.

Và về các CP đang tăng trần, chủ yếu là CP Sông Đà. Xem xét P/E để đánh giá có rẻ hay không thì thấy, P/E của các cty này từ khoảng 20 đến 70 - không hề rẻ so với TP HCM (bluechips của TP HCM có PE từ khoảng 23-35). Một số CP có P/E rất thấp nhưng giao động vừa phải như DHI (P/E 12) trong tháng 10 chỉ tăng khoảng 25%; NST có P/E 10 chỉ tăng khoảng 18%, trong khi S64 tăng khoảng 120%, SD7 tăng 70%.

Vậy nhà đầu tư cần chú ý gì khi đặt vốn vào những cổ phiếu này?

Nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nhỏ phải hết sức thận trọng khi đầu tư vào nhóm CP này vì mức rủi ro có thể cao khi giá nhóm CP này đã tăng thái quá, nếu khi điều chỉnh thì sẽ không xoay xở kịp do khi đó có thể chỉ có người bán mà không có người mua (hiện tượng bán tháo CP) và nếu có ít người mua thì cũng không đến lượt do có sự ưu tiên về lượng (nếu cùng thời điểm và cùng giá - giá sàn) thì những NĐT lớn sẽ chạy được trước do bán lượng nhiều hơn và như vậy NĐT nhỏ chỉ có thể ngậm ngùi nhìn mỗi ngày giá xuống 10% cho đến hết đợt điều chỉnh.

Trước đây, một số chuyên gia CK cho rằng TTCK VN chưa có sự liên thông với thế giới, tuy nhiên diễn biến một số phiên gần đây cho thấy khi TTCK thế giới giảm, TTCK VN có diễn biến tương tự. Ông nhận xét gì về điều này? Thực chất đây cũng vẫn là yếu tố tâm lý chứ tôi cho rằng sự liên thông giữa TTCK VN và thế giới mới ở mức độ rất nhỏ.

(Theo KT&DT)

 

Những "ông Tây" thành đạt trên TTCK VN

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Việc thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm và trở nên sốt vào cuối năm 2006, đầu năm 2007 và lặp lại từ giữa tháng 9 đầu tháng 10 này có sự đóng góp không nhỏ của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư cá nhân.

Có một đặc điểm khá thú vị là, trong số những nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh cổ phiếu thành đạt ở VN, có nhiều người nói tiếng Việt như mẹ đẻ, thậm chí hiểu cả những từ “lóng”, “thân mật”, khi “ngoại giao” với các nhà đầu tư. Ngoài ra, họ cũng am hiểu rất rõ “phông” văn hoá của người VN, món ăn VN.


Người được nữ hoàng Anh tặng Huân chương nhờ thành công ở VN


Nụ cười dễ mến luôn nở trên môi, tóc buộc đuôi gà trông rất nghệ sĩ, dáng đi nhanh nhẹn, lịch lãm, làm MC cho các buổi hội thảo bán đấu giá cổ phần ở các công ty hoặc tại các hội thảo tài chính của các bộ, ngành tổ chức cũng không chê vào đâu được. Đó là chân dung của Dominic Scriven, Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital, một trong các quỹ đầu tư tài chính và chứng khoán thành công hàng đầu ở Việt Nam hiện nay.


Dominic Scriven được biết đến là một trong số không nhiều người nước ngoài am hiểu sâu thị trường chứng khoán Việt Nam và theo đuổi chiến lược đầu tư dài hạn tại đây. Nhờ sự thành công trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam mà Dominic Scriven mới đây được Nữ hoàng Anh tặng Huân chương Đế chế Anh.


D. Scriven là một ngời rất thân thiện, đặc biệt đối với cánh báo chí. Sau mỗi cuộc họp hay buổi hội thảo do Bộ Tài chính, Bộ Bưu chính - Viễn thông (cũ) tổ chức, trong giờ giải lao anh đều bị cánh báo chí "bủa vây". Cũng dễ hiểu, bởi vì anh là "bộ não" của một quỹ đầu tư lớn, kiến thức về chứng khoán tài chính uyên thâm, trả lời không vòng vo, đặc biệt là anh rất hài hước, dí dỏm. Ngoài ra, anh nói tiếng Việt rất thành thạo, điều này rất thuận tiện cho các phóng viên, bởi không phải ai cũng giỏi tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán.


Kể từ cuối tháng 3-2007, khi thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh sâu, VN-lndex rớt xuống dưới 900 điểm, không ít định chế tài chính nước ngoài có cái nhìn bi quan về thị trường chứng khoán Việt Nam thì D. Scriven lại có cái nhìn tương đối lạc quan. Anh đoán rằng, tới năm 2010, giá trị vốn hóa thị trờng sẽ đạt 100 tỉ USD, giá trị giao dịch hàng ngày sẽ đạt 500 triệu USD, sổ lượng tài khoản sẽ tăng lên 1 triệu, gấp nhiều lần con số hiện nay. Những phiên giao dịch cuối tháng 8 năm nay, chứng khoán rớt dài thì anh đã khuyên mọi người rằng, đã tới lúc nên mua cổ phiếu vào.


Ngoài đời, D. Scriven là người mê những bức tranh cổ động của Việt Nam. Theo anh, bản thân tranh cổ động rất đặc biệt, chỉ tồn tại ở các nước xã hội chủ nghĩa và tranh cổ động của Việt Nam thì khác hẳn. Tranh khơi dậy tinh thần yêu nước nhờ nhiều màu sắc, có sức thuyết phục và không hề phô trương. Tranh cổ động dù đã tồn tại từ lâu song giá trị thì vượt thời gian. Anh cũng đã cùng với một số người bạn lập ra một phòng trưng bày và bán các loại sách, poster thời trang và những cuốn sách về nghệ thuật tranh cổ động, đồng thời lập hẳn một trang web nói về tranh cổ động.

Đối với anh, yêu và giới thiệu về tranh cổ động cũng là một cách để quảng bá nghệ thuật Việt Nam, là cách để cám ơn Việt Nam, bởi từ khi đặt chân tới Việt Nam năm 1991 anh đã nhận được sự thiện cảm của nhiều người. Anh yêu Việt Nam không chỉ thông qua hoạt động tài chính và đầu tư.


Người viết sách về chứng khoán Việt Nam


Tóc vàng, da trắng, cao gần 2 mét, đượm chất của con người tới từ xứ sở Bắc Âu, và luôn tận tụy bên chiếc máy tính xách tay, đó là nét khắc họa cơ bản về anh T. Martin, tới từ Đan Mạch. Martin năm nay 28 tuổi, đã có vợ và hiện đang công tác tại Trường Đại học Copenhagen (thủ đô của Đan Mạch).

Tới các công ty chứng khoán nổi tiếng như SSI, Mekong... bắt gặp các nhà đầu tư nước ngoài là người Anh, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc... là điều hết sức bình thờng, tuy nhiên, để gặp đợc một ngời nào đó tới từ xứ sở lạnh Bắc Âu như Martin là một điều rất hiếm. Theo Martin, không phải người Đan Mạch nào cũng biết về Việt Nam , về thị trường chứng khoán Việt Nam thì càng mù mờ hơn. Vốn là một người năng động, lại chịu khó mày mò trên mạng Internet mà Martin biết Việt Nam đang có một nền kinh tế năng động, thị trờng chứng khoán Việt Nam đang có sức nóng mãnh liệt điều này dường như đã qua ở Đan Mạch. Cũng qua Martin mà tôi được biết, thị trường chứng khoán Đan Mạch đã hình thành cách đây hơn 4 thế kỷ, sớm hàng đầu ở châu Âu. Thị trường đã ở vào thế ổn định từ lâu nên bão hòa. Vì không phải là trung tâm tài chính ở châu Âu nên thị trường chứng khoán Đan Mạch nhanh chóng bị thị trường chứng khoán của các nước châu Âu là: Anh, Đức, Hà Lan vợt qua.


Mỗi khi tới Công ty Chứng khoán Agriseco. Khi hết chuyện trò với các nhà đầu tư trong nớc, Martin lại ngồi cân, đong, đo, đếm chỉ số của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Martin không tiết lộ số vốn đầu tư vào thị trờng chứng khoán Việt Nam, song anh luôn hồ hởi và tràn trề hy vọng vào lợi nhuận kiếm đợc từ thị trường chứng khoán non trẻ này. Không như nhiều nhà đầu tư khác, Martin lên Công ty Chứng khoán Agriseco rất sớm và về thì cũng rất muộn. Tôi hỏi: "Những cổ phiếu nào nằm trong chiến lợc đầu tư của anh". Anh liền chỉ vào một số mã như STB, ACB... Song, anh tỏ vẻ lấy làm tiếc vì nhiều cổ phiếu anh rất muốn mua nhưng room (số lợng cổ phần dành cho người nước ngoài) đã hết.

(Theo An ninh Thé giới)

 

Kết thúc phiên giao dịch sáng nay 31/10, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 4,69 điểm, xuống mức 1.065,09 điểm. Diễn biến ngược lại, trên sàn Hà Nội, chỉ số HaSTC-Index có thêm 7,79 điểm, lên mức 379,21 điểm.

Như vậy, sau khi tăng mạnh đột biến vào cuối tháng 9 và tuần đầu tiên của tháng 10, chỉ số VN-Index bắt đầu chững lại và đang ngày càng lùi xa hơn ngưỡng 1.100 điểm đã 3 lần vượt qua sau đó lại để mất nhanh chóng trong tháng 10. Hiện tại, các chuyên gia phân tích cho rằng chưa có một dấu hiệu tích cực nào để có thể tạo nên một đợt tăng đột biến như cuối tháng 9. Nhiều khả năng thị trường sẽ còn tiếp tục giữ “phong độ” hiện tại trong những phiên đầu của tháng 11.


Sau phiên tăng đột biến về khối lượng giao dịch do sức thu hút của cổ phiếu mới chuyển sàn SSI, khối lượng giao dịch trên sàn TP.HCM trở lại mức gần 11,4 triệu đơn vị, tương đương giá trị hơn 1.300 tỷ đồng. SSI hiện vẫn giữ vị trí dẫn đầu sàn về khối lượng giao dịch với hơn 1,3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trong phiên. Tiếp sau đó là STB đạt hơn 1 triệu đơn vị, TCM đạt 416.400 đơn vị…


Thống kê thị trường có 48 mã cổ phiếu tăng giá, 55 mã giảm giá và 18 mã không đổi. Tăng giá mạnh nhất hôm nay là BMC với mức tăng 26.000 đồng/cp, khớp giá 559.000 đồng/cp. Hai cổ phiếu ngành Dược là DHG và IMP cũng tiếp tục lên mạnh, DHG khớp giá 498.000 đồng/cp, tăng 23.000 đồng/cp so với giá tham chiếu, IMP khớp giá 218.000 đồng/cp, tăng 10.000 đồng/cp so với giá tham chiếu.


Ở chiếu hướng ngược lại, cổ phiếu SSI có phiên giao dịch thứ ba sau khi chuyển sàn giảm giá mạnh, mất 13.000 đồng so với phiên trước, khớp giá 265.000 đồng/cp. Một số mã khác cũng giảm mạnh trong phiên là SFI giảm 14.000 đồng/cp, MCP và KDC giảm 10.000 đồng/cp, SC5 giảm 7.000 đồng/cp…


Trên sàn Hà Nội, tuy số cổ phiếu giảm giá vẫn chiếm đa số (71 mã giảm giá, 17 mã tăng giá và 3 mã không đổi) nhưng chỉ số HaSTC-Index vẫn có thêm 7,79 điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10. Cổ phiếu Ngân hang Á Châu ACB dẫn đầu sàn về khối lượng giao dịch đạt 807.400 đơn vị với giá khớp 175.000 đồng/cp, tăng 5.400 đồng/cp so với giá tham chiếu. Một số cổ phiếu tăng giá mạnh trong phiên là” RCL tăng 26.600 đồng/cp, PAN tăng 10.400 đồng/cp, SCJ tăng 8.400 đồng/cp…


(Theo VnMedia)

 

Chứng khoán 2 sàn ngược chiều nhau

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (31-10), chỉ số chứng khoán trên 2 sàn giao dịch đi ngược chiều nhau. Trên sàn TP.HCM, VN-Index mất 4,69 điểm, đóng cửa ở mức 1065,09 điểm; trên sàn Hà Nội, Hastc-Index tăng 7,79 điểm lên 379,21 điểm.

Trên sàn TP.HCM phiên hôm nay, số mã chứng khoán giảm giá có đến 55 mã, 48 mã tăng giá và 20 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt trên 11,3 triệu đơn vị khớp lệnh, ứng với giá trị giao dịch đạt trên 1.306 tỉ đồng.

Hôm nay cũng có nhiều mã cổ phiếu blue-chips tăng giá trở lại. Đứng đầu bảng tăng giá là mã BMC tăng kịch trần, cộng thêm đến 26.000 đồng lên 559.000 đồng/cp; mã DHG tăng tiếp theo với mức 23.000 đồng lên 496.000 đồng/cp; mã IPM tăng 10.000 đồng/cp; mã DMC tăng 8.000 đồng/cp; 2 mã NAV và UNI cùng tăng 7.000 đồng/cp; mã blue-chips SJS cũng tăng 6.000 đồng/cp; 2 mã FPT và TCT tăng 2.000 đồng/cp.

Đứng đầu bảng giảm giá có mã SFI mất 14.000 đồng xuống còn 281.000 đồng/cp; mã SSI mất 13.000 đồng xuống còn 165.000 đồng/cp; 2 mã KDC và MCP mất 10.000 đồng/cp và mã SC5 cũng mất 7.000 đồng/cp.

Trên sàn Hà Nội, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt trên 5,4 triệu đơn vị khớp lệnh, ứng với giá trị giao dịch đạt trên 634 tỉ đồng.

(Theo TuoiTre)

 

VN-Index tiếp tục đi xuống

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, 31/10, chỉ số VN-Index giảm 4,69 điểm, đóng cửa ở mức 1.065,09 điểm. Tổng khối lượng giao thành công dịch đạt 11,3 triệu đơn vị , ứng với giá trị giao dịch đạt trên 1.306 tỉ đồng.

Trên sàn TP.HCM, có 55 mã, 48 mã tăng giá và 20 mã đứng giá. Trong 2 chứng chỉ quỹ, BF1 và VF1 đều đứng giá ở mức 11.100 đồng/ccq và 31.700 đồng/ccq.

Dẫn đầu bảng tăng giá là mã BMC khi tăng 26.000 đồng lên 559.000 đồng/cp, DHG tăng 23.000 đồng lên 496.000 đồng/cp, DMC tăng 8.000 đồng/cp. NAV và UNI cùng tăng 7.000 đồng/cp. FPT tăng 2.000 đồng/cp.

Dẫn đầu nhóm giảm giá là SFI khi mất 14.000 đồng xuống còn 281.000 đồng/cp, SSI mất 13.000 đồng xuống còn 165.000 đồng/cp, KDC và MCP cùng mất 10.000 đồng/cp và SC5 cũng mất 7.000 đồng/cp.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HaSTC-Index tăng 7,79 điểm, đóng cửa ở mức 379,21 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 5,489 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 634,021 tỉ đồng.

Top 5 mã tăng giá

Mã CK Hôm trước Hôm nay Thay đổi %
BMC 533 559 26 4.87
DHG 475 498 23 4.84
IMP 208 218 10 4.8
DMC 162 170 8 4.93
UNI 141 148 7 4.96

Top 5 mã giảm giá

Mã CK Hôm trước Hôm nay Thay đổi %
SFI 295 281 -14 -4.98
SSI 278 265 -13 -4.9
MCP 62.50 52.50 -10 -19.04
KDC 213 203 -10 -4.92
SC5 245 238 -7 -2.94

(Theo VTC News)

 

Chỉ số VN-Index lại quay đầu đi xuống khi mà nhiều cổ phiếu chủ chốt trên sàn chứng khoán TP.HCM tiếp tục xu hướng giảm giá, với các gương mặt lớn như STB của Sacombank, REE, SSI.

1

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/10 VN-Index giảm 4,69 điểm (tương đương giảm 0,43%) xuống 1.065,09 điểm. (Ảnh: LAD)

Sau khi tăng giá mạnh trong 2 tuần đầu của tháng 10, các cổ phiếu trên sàn TP.HCM đã quay đầu đi xuống từ tuần thứ 3, kéo chỉ số VN-Index xuống dưới 1.100 điểm và nằm dưới ngưỡng này đã được 10 phiên.

Như vậy, sau một thời gian tăng giá khá mạnh nhờ vào kết quả và dự báo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của các DN tốt, các cổ phiếu đã quay đầu giảm giá bởi thiếu các thông tin hỗ trợ tích cực.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/10 VN-Index giảm 4,69 điểm (tương đương giảm 0,43%) xuống 1.065,09 điểm.

Trong số 121 cổ phiếu niêm yết trên sàn (thêm SSI lên sàn 29/10), 48 mã tăng giá, 55 mã giảm giá và 20 mã đứng giá. Trong 2 chứng chỉ quỹ, BF1 và VF1 đều đứng giá ở mức 11.100 đồng/ccq và 31.700 đồng/ccq.

Khối lượng và giá trị giao dịch đứng ở mức không cao so với phiên cuối tuần trước do giao dịch của cổ phiếu mới chuyển sàn SSI của CTCP Chứng khoán Sài Gòn không còn cao đột biến.

Cụ thể, tổng khối lượng giao dịch (cả cổ phiếu và chứng chỉ quỹ) trong toàn phiên đạt 11,4 triệu đơn vị, trị giá 1.306 tỷ đồng (so với hơn 2.000 tỷ đồng hôm 29/10).
Giao dịch tính riêng cổ phiếu đạt hơn 10,6 triệu đơn vị.

Kết thúc phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu SSI của CTCP Chứng khoán Sài Gòn giảm phiên thứ 3 liên tiếp xuống mức giá sàn 265.000 đồng (chỉ còn cao hơn 15.000 đồng so với mức giá tham chiếu khi chuyển lên sàn HOSE ngày 29/10).

Cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank tiếp tục giảm nhẹ phiên thứ 4 liên tiếp xuống 67.500 đồng/cp. Khối lượng giao dịch của cổ phiếu này vẫn rất lớn, gần 1,1 triệu cổ phần. Điều này cho thấy khả năng suy giảm mạnh của STB là rất thấp.

Cổ phiếu Cơ điện lạnh REE có phiên giảm thứ 5 liên tiếp xuống 152.000 đồng/cp.

Theo một đơn vị cung cấp thông tin chứng khoán, bên cạnh việc không có thông tin tích cực hỗ trợ giá, các đợt IPO và lượng hàng hoá tốt sắp lên sàn cũng được xem là một yếu tố kéo giá các cổ phiếu trên sàn đi xuống. Khá nhiều nhà đầu tư đang điều chỉnh lại danh mục đầu tư của mình để rút một phần tiền ra nhằm đầu tư vào các cổ phiếu sắp lên sàn, sắp đấu giá như Đạm Phú Mỹ, Hoà Phát, Vietcombank, Habeco….

Những cổ phiếu vượt qua đợt “sóng gió” này là những cổ phiếu có kết quả kinh doanh vượt trội, hoặc những cổ phiếu vừa và nhỏ có mức tăng giá không mạnh trước đó. Đây là yếu tố đối trọng giúp TTCK không giảm sâu.

Giống như hôm qua, hai cổ phiếu lớn ngành dược là DHG và IMP kết thúc phiên giao dịch 31/10 tăng rất ấn tượng, tương ứng 23.000 đồng (4,84%) và 10.000 đồng (4,8%) lên mức giá kịch trần là 498.000 đồng/cp và 218.000 đồng/cp. Hai cổ phiếu này đã tăng tới 18,75% và 30,82% tính từ đầu tháng 10 tới 30/10.

IMP của Dược phẩm Imexpharm có kết quả kinh doanh vượt trội trong quý III/2007, trong khi đó DHG của Dược Hậu Giang cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2007 với lợi nhuận sau thuế tăng 65,11% so với cùng kỳ năm trước.

Một số cổ phiếu tăng mạnh khác bao gồm: RHC tăng 5%; UNI tăng 4,96%; PET tăng 4,96%; ALT tăng 4,94%; DMC tăng 4,94%; TCR tăng 4,92%; VIS tăng 4,9%; BMC tăng 4,88%.

(Theo VietnamNet)

 

Chứng khoán lại hụt hơi

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Chỉ một vài bluechip hồi phục nhẹ trong khi đa số mất điểm mạnh là nguyên nhân khiến Vn-Index không giữ được đà tăng giá của phiên trước. Kết thúc phiên giao dịch sáng nay, hàn thử biểu sàn TP HCM chỉ còn 1.065,09 điểm, giảm 4,69 điểm so với hôm qua.

Trong số các cổ phiếu chủ chốt mất điểm sáng nay, SFI giảm mạnh nhất, rơi mất tới 14.000 đồng, chạm sàn ở mức 281.000 đồng. Dù kết quả kinh doanh quý III rất ấn tượng, cổ phiếu KDC của Công ty cổ phần Kinh Đô để tuột mất 10.000 đồng, chốt giá 203.000 đồng. Trong phiên sáng qua, KDC cũng sụt mất 11.000.

Theo thông báo của Kinh Đô, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này trong quý III đạt 91,83 tỷ đồng, tăng tới 272,75% so với quý II. Tuy nhiên, thời gian qua, KDC liên tục giảm với biên độ khá lớn và mất tổng cộng 32.000 đồng trong vòng 5 phiên gần đây. Dù vậy khối lượng giao dịch lại ngày một lớn hơn. Theo dự đoán của các chuyên gia, sau một thời gian điều chỉnh giảm, giá của cổ phiếu này sẽ tăng trong các phiên tới.

Cổ phiếu có mức vốn hóa lớn nhất và nhì thị trường - VNM và STB - cũng không phải ngoại lệ. Trong đó, VNM mất 5.000 đồng, với 71.900 đơn vị khớp lệnh thành công ở giá 184.000 đồng; STB cũng giảm 500 đồng, xuống còn 67.500 đồng với 1,07 triệu đơn vị được giao dịch.

Các tên tuổi khác như VIC, REE đều đi xuống với các mức giảm lần lượt là 2.000 và 1.000 đồng.

Các nhân viên của Công ty chứng khoán FPTS đang hướng dẫn nhà đầu tư đặt lệnh. Ảnh: Hoàng Hà.

Đáng chú ý, cổ phiếu mới chuyển sàn SSI hôm nay giảm mạnh tới 13.000 đồng, chạm sàn ở giá 265.000 đồng. Khối lượng cổ phiếu SSI khớp lệnh tuy tăng một chút so với phiên trước, lên mức 1,3 triệu đơn vị, song vẫn thấp hơn nhiều so với con số kỷ lục 2,85 triệu đơn vị trong phiên chào sàn HOSE ngày 29/10.

Ở chiều ngược lại, thị trường sáng nay ghi nhận sự phục hồi của một số cổ phiếu chủ chốt như FPT, IMP, ITA, NKD, SAM, trong đó cổ phiếu của Công ty Dược phẩm Imexpharm IMP tăng mạnh nhất 10.000 đồng, kịch trần ở giá 218.000 đồng. Các đại gia còn lại biến động trong khoảng từ 1.000 đến 6.000 đồng.

Trong nhóm cổ phiếu mới chào sàn, SC5 tiếp tục mất thêm 7.000 đồng so với hôm qua, còn 238.000 đồng trong khi HDC giữ giá tham chiếu. Tuy nhiên, cổ phiếu mới lên sàn ngày 15/10 TCM vẫn đang được nhà đầu tư tìm mua nhiều. Sáng nay, TCM tăng trần 4.000 đồng, khớp lệnh ở giá 92.000 đồng với 416.400 đơn vị chuyển nhượng. Dư mua giá trần 18.810 đơn vị trong khi không còn lệnh dư bán nào.

Toàn sàn có 48 mã tăng giá, 55 mã giảm và 20 mã giữ giá tham chiếu. Khối lượng và giá trị giao dịch hôm nay cũng tiếp tục giảm so với hôm qua. Cả phiên chỉ có 11,3 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng thành công, giá trị đạt 1.306,2 tỷ đồng. Các con số tương ứng của phiên trước là 11,5 triệu đơn vị và 1.352 tỷ đồng.

Trong những phiên gần đây, chợ chứng khoán hai miền thường xuyên trong thế trái chiều nhau. Nếu như hôm qua, sàn TP HCM phục hồi thì chợ chứng khoán Hà Nội lại sụt giảm, còn sáng nay tình hình đổi ngược.

Mặc dù tổng số chứng khoán giảm giá chiếm áp đảo so với số cổ phiếu tăng giá, đóng cửa thị trường, chỉ số Hastc-Index vẫn tăng 7,79 điểm, đạt 379,21 điểm. Toàn sàn có tới 62 cổ phiếu giảm giá trong khi chỉ vỏn vẹn 22 cổ phiếu đi lên.

Tuy nhiên, khối lượng và giá trị giao dịch cũng giảm. Tổng cộng chỉ có 5,27 triệu cổ phiếu được trao tay, giá trị đạt 609,7 tỷ đồng, giảm đáng kể so với các con số 5,5 triệu và 634,4 tỷ đồng.

(Theo VnExpress)

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khách Thăm Trong Ngày