Chứng khoán ngày 29/10: Thị trường thất vọng
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Vừa thiếu động lực, vừa nhiều tác động bất lợi, cổ phiếu lớn nhỏ đã đồng loạt giảm mạnh.
84 mã giảm trên sàn Tp.HCM không phải là con số mới mẻ trong thời gian gần đây, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Nhưng mức giảm tới 28,28 điểm của VN-Index lại khá mới. Chỉ số này hiện còn 1.064,2 điểm.
Diễn biến trên không quá bất ngờ khi thị trường đang thiếu động lực, trong khi những thông tin bất lợi lại đang thể hiện rõ.
Đến thời điểm này, hoàn toàn khẳng định rằng kế hoạch IPO của Vietcombank, ngay cả thông tin kết thúc đàm phán với đối tác chiến lược, không hiện thực trong tháng 10. “Cú hích” mà một số tổ chức nước ngoài dự báo, giới đầu tư trong nước mong đợi vẫn chưa hiện thực. Tâm lý nhiều nhà đầu tư tiếp tục bị mài mòn, thất vọng.
Cũng trong thời điểm này, thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán lại trở thành một vấn đề bàn luận trong giới đầu tư, tâm lý chung là lo ngại.
Lạm phát tiếp tục tăng cao, nếu thuận lợi có thể kiềm chế dưới mức 8,3% trong năm nay. Lợi nhuận nhà đầu tư kiếm được trong năm bị “bù giá” lớn, đó là chưa tính đến khả năng thua lỗ trong khoảng 6 tháng điều chỉnh từ tháng 3.
Thất vọng bán ra là một nguyên nhân chính của đà giảm mạnh phiên này tại cả hai đầu cầu Hà Nội và Tp.HCM.
Tại sàn Tp.HCM, có tới 18 mã giảm sàn. Đà giảm đã phổ biến ở nhóm cổ phiếu lớn, nhỏ, mới chào sàn. Mức giảm từ 7.000 – 14.000 đồng/đơn vị đã xuất hiện đều; trong đó DHG giảm 14.000 đồng/cổ phiếu, KDC giảm 11.000 đồng/cổ phiếu, NKD giảm 10.000 đồng/cổ phiếu, SJS giảm 13.000 đồng/cổ phiếu. Những mã lớn như VNM hay VIC cũng giảm sàn, mất 9.000 và 8.000 đồng/cổ phiếu…
Trong số 29 mã tăng, UNI nổi bật với mức tăng trần 7.000 đồng/cổ phiếu, TCM tiếp tục tăng thêm 4.000 đồng/cổ phiếu và một số mã nhỏ tăng trần.
Điểm nhấn của phiên này là cổ phiếu SSI của Công ty Chứng khoán Sài Gòn chào sàn Tp.HCM, giá lên tới 285.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn mức dự kiến chào sàn 250.000 đồng.
Sự có mặt của SSI cũng là nhân tố góp phần đẩy giá trị giao dịch lên cao kỷ lục. Phiên này sàn Tp.HCM có 14,755 triệu đơn vị khớp, tương ứng với giá trị lên tới 2.043 tỷ đồng.
Phiên này, sàn Hà Nội cũng chứng kiến sự sụt giảm cả ở chỉ số, khối lượng và giá trị giao dịch. HASTC-Index mất mốc 380 điểm, chỉ còn 374,96 điểm (giảm 6,49 điểm). Có 5,88 triệu đơn vị giao dịch, trị giá 6116,8 tỷ đồng.
Nhiều mã tại đây giảm mạnh như BVS (giảm 15.100 đồng), DAE (giảm 10.200 đồng), HPC (giảm 14.100 đồng), PAN (giảm 10.500 đồng), RCL (giảm 24.000 đồng), SCJ (giảm 23.600 đồng), SDA (giảm 20.200 đồng), SNG (giảm 21.600 đồng), VSP (giảm 30.400 đồng) cũng nhiều mã giảm từ 5.000 – 10.000 đồng/cổ phiếu.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
84 mã giảm trên sàn Tp.HCM không phải là con số mới mẻ trong thời gian gần đây, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Nhưng mức giảm tới 28,28 điểm của VN-Index lại khá mới. Chỉ số này hiện còn 1.064,2 điểm.
Diễn biến trên không quá bất ngờ khi thị trường đang thiếu động lực, trong khi những thông tin bất lợi lại đang thể hiện rõ.
Đến thời điểm này, hoàn toàn khẳng định rằng kế hoạch IPO của Vietcombank, ngay cả thông tin kết thúc đàm phán với đối tác chiến lược, không hiện thực trong tháng 10. “Cú hích” mà một số tổ chức nước ngoài dự báo, giới đầu tư trong nước mong đợi vẫn chưa hiện thực. Tâm lý nhiều nhà đầu tư tiếp tục bị mài mòn, thất vọng.
Cũng trong thời điểm này, thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán lại trở thành một vấn đề bàn luận trong giới đầu tư, tâm lý chung là lo ngại.
Lạm phát tiếp tục tăng cao, nếu thuận lợi có thể kiềm chế dưới mức 8,3% trong năm nay. Lợi nhuận nhà đầu tư kiếm được trong năm bị “bù giá” lớn, đó là chưa tính đến khả năng thua lỗ trong khoảng 6 tháng điều chỉnh từ tháng 3.
Thất vọng bán ra là một nguyên nhân chính của đà giảm mạnh phiên này tại cả hai đầu cầu Hà Nội và Tp.HCM.
Tại sàn Tp.HCM, có tới 18 mã giảm sàn. Đà giảm đã phổ biến ở nhóm cổ phiếu lớn, nhỏ, mới chào sàn. Mức giảm từ 7.000 – 14.000 đồng/đơn vị đã xuất hiện đều; trong đó DHG giảm 14.000 đồng/cổ phiếu, KDC giảm 11.000 đồng/cổ phiếu, NKD giảm 10.000 đồng/cổ phiếu, SJS giảm 13.000 đồng/cổ phiếu. Những mã lớn như VNM hay VIC cũng giảm sàn, mất 9.000 và 8.000 đồng/cổ phiếu…
Trong số 29 mã tăng, UNI nổi bật với mức tăng trần 7.000 đồng/cổ phiếu, TCM tiếp tục tăng thêm 4.000 đồng/cổ phiếu và một số mã nhỏ tăng trần.
Điểm nhấn của phiên này là cổ phiếu SSI của Công ty Chứng khoán Sài Gòn chào sàn Tp.HCM, giá lên tới 285.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn mức dự kiến chào sàn 250.000 đồng.
Sự có mặt của SSI cũng là nhân tố góp phần đẩy giá trị giao dịch lên cao kỷ lục. Phiên này sàn Tp.HCM có 14,755 triệu đơn vị khớp, tương ứng với giá trị lên tới 2.043 tỷ đồng.
Phiên này, sàn Hà Nội cũng chứng kiến sự sụt giảm cả ở chỉ số, khối lượng và giá trị giao dịch. HASTC-Index mất mốc 380 điểm, chỉ còn 374,96 điểm (giảm 6,49 điểm). Có 5,88 triệu đơn vị giao dịch, trị giá 6116,8 tỷ đồng.
Nhiều mã tại đây giảm mạnh như BVS (giảm 15.100 đồng), DAE (giảm 10.200 đồng), HPC (giảm 14.100 đồng), PAN (giảm 10.500 đồng), RCL (giảm 24.000 đồng), SCJ (giảm 23.600 đồng), SDA (giảm 20.200 đồng), SNG (giảm 21.600 đồng), VSP (giảm 30.400 đồng) cũng nhiều mã giảm từ 5.000 – 10.000 đồng/cổ phiếu.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Chứng khoán ngày 29/10: Thị trường thất vọng
Something to say?