2008, dịch vụ chứng khoán sẽ có thêm nhiều loại phí
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đang hoàn thiện Đề án phí và lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán và xây dựng thông tư về phí và lệ phí chứng khoán. Nếu không có gì thay đổi, cuối năm 2007, các văn bản này sẽ được trình Bộ Tài chính ban hành, đầu năm 2008 sẽ có hiệu lực. Theo đó, sẽ có hàng loạt loại phí dịch vụ mới sẽ được bổ sung, nhiều loại phí hiện nay sẽ được nâng lên.
Đã đến lúc thu phải đủ bù chi
Bà Nguyễn Thị Liên Hoa - Phó Chủ tịch UBCK cho biết, lúc đầu, trên TTCK không thu khoản phí nào kể cả lệ phí cấp phép. Đến năm 2002, Bộ Tài chính mới có hướng dẫn về thu phí trên thị trường chứng khoán nhưng lúc đó thị trường khó khăn nên đã có công văn hoãn chưa thu phí. Trên thị trường, các công ty cung cấp dịch vụ đã có thu phí nhưng ở mức khá thấp.
Đến 4/2006, Bộ Tài chính sửa đổi các quy định về thu phí chứng khoán và trên thị trường mới bắt đầu thu tương đối đầy đủ như: từ trung tâm với các công ty thành viên và các công ty thành viên thu từ nhà đầu tư.
Tuy nhiên, đến nay, TTCK đã có bước phát triển vượt bậc. Bộ Tài chính và UBCK nhận thấy cần thay đổi các chính sách liên quan đến phí và lệ phí. Nếu có chính sách phù hợp sẽ giải quyết nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đảm bảo được sự bình đẳng của các đối tượng tham gia thị trường.
Ông Nguyễn Sơn - Phó ban Phát riển thị trường - UBCK cho biết, tại các sở giao dịch, trung tâm giao dịch chứng khoán phí sử dụng thiết bị đầu cuối 20 triệu/năm là chưa đủ bù đắp chi phí. Trong khi đó, trên TTGDCK Hà Nội vẫn chưa thu phí quản lý niêm yết hằng năm. Trung tâm lưu ký chứng khoán hiện mới chỉ thu phí lưu ký và chuyển khoản chứng khoán nhưng cũng ở mức thấp so với phát sinh.
Trong khi đó, các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán lại xuất hiện tình trạng, dùng phí để cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, nhiều công ty đã thu hút khách hàng bằng giảm phí bảo lãnh phát hành xuống quá thấp, dưới 0,25% giá trị bảo lãnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng của đợt bảo lãnh. Đối với phí dịch vụ môi giới, do không quy định mức sàn khiến nhiều tổ chức cũng miễn giảm một cách tùy tiện để thu hút nhà đầu tư. Đây là cách cạnh tranh không lành mạnh.
Tăng và thêm nhiều loại phí
Theo dự kiến của UBCK, đối với các khoản phí do các sở và trung tâm giao dịch thu, phí thiết bị đầu cuối sẽ nâng lên 50 triệu/năm so với mức 20 triệu hiện nay. Phí quản lý niêm yết sẽ điều chỉnh ở mức: dưới 80 tỷ là 10 triệu đồng, từ 80 - 500 tỷ là 15 triệu và trên 500 tỷ là 20 triệu... Bên cạnh đó, sẽ bổ sung hàng loạt loại phí mới. Cụ thể, phí chấp thuận niêm yết chứng khoán dự kiến thu 20 triệu/tổ chức; phí cấp phép niêm yết bổ sung 5 triệu đồng/lần bổ sung; phí thành viên giao dịch là 300 triệu/thành viên và chịu mức phí thành viên hàng năm là 50 triệu.
Các mức phí do trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ có thêm phí đăng ký lưu ký dưới 80 tỷ là 10 triệu, trên 80 - 500 tỷ là 15 triệu và trên 500 tỷ là 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, phí đăng ký bổ sung phát hành cổ phiếu là 5 triệu đồng/lần. Phí thực hiện quyền dự kiến sẽ thu trên số lượng cổ đông. Dưới 500 cổ đông là 5 triệu đồng, 500 - 1.000 cổ đông là 10 triệu, 1.000 - 5.000 là 15 triệu và trên 5.000 là 20 triệu.
Đặc biệt, đề án dự kiến sẽ thu phí sửa lỗi giao dịch là 500.000 đồng/lần sửa lỗi. Loại phí này đề ra nhằm hạn chế tối đa tình trạng nhầm lẫn về số lượng, giá trị, và loại chứng khoán trong quá trình nhập lệnh của các công ty chứng khoán. Tuy nhầm lẫn là việc khó tránh khỏi, song việc sửa lỗi, xử lý và điều chỉnh lại liên quan đến nhiều tổ chức và mất thời gian. Mức phí này có tính chất như một hình thức phạt để các công ty chứng khoán cẩn trọng hơn.
Đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán, điểm sửa đổi đáng chú nhất là sẽ bỏ mức phí tối đa và quy định mức sàn 2% đối với dịch vụ bảo lãnh phát hành. Đối với phí dịch vụ môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư là 0,15 - 0,5% giá trị giao dịch; đối với trái phiếu là 0,05 - 01% giá trị giao dịch. Phí giao dịch chứng khoán chưa niêm yết là từ 0,15 - 1% giá trị... Theo UBCK, việc quy định trần và sàn phí sẽ tạo linh động cho các công ty cung cấp dịch vụ, đồng thời hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ phí hoặc tăng phí vô tội vạ mà không đảm bảo chất lượng.
Tham khảo dự kiến các loại phí do UBCK đề ra, đa số các công ty chứng khoán đều đồng tình với việc thu phí và các mức phí cần thu. Tuy nhiên, đại diện một số công ty vẫn đề xuất điều chỉnh một số mức phí cụ thể và xây dựng các khung linh hoạt phí cho các DN áp dụng, đồng thời không để phí thành gánh nặng cho DN khi thị trường gặp khó khăn.
Ngô Phương Chí, Phó Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bảo Việt cho rằng, mục tiêu thu phí phải xác định: làm sao đảm bảo chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời, phí phải là công cụ điều tiết thị trường và đảm bảo các công bằng.
Ông Nguyễn Thanh Kỳ - Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán cũng lưu ý, phí là để thúc đẩy thị trường, nuôi sống con người và phát triển dịch vụ. Nhưng nếu làm quá chặt sẽ dẫn đến thị trường vào khó khăn hơn, nhiều chi phí hơn thì không phải là khuyến khích thị trường phát triển. Mức phí phải tính làm sao càng ngày càng giảm đi.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Đã đến lúc thu phải đủ bù chi
Bà Nguyễn Thị Liên Hoa - Phó Chủ tịch UBCK cho biết, lúc đầu, trên TTCK không thu khoản phí nào kể cả lệ phí cấp phép. Đến năm 2002, Bộ Tài chính mới có hướng dẫn về thu phí trên thị trường chứng khoán nhưng lúc đó thị trường khó khăn nên đã có công văn hoãn chưa thu phí. Trên thị trường, các công ty cung cấp dịch vụ đã có thu phí nhưng ở mức khá thấp.
Đến 4/2006, Bộ Tài chính sửa đổi các quy định về thu phí chứng khoán và trên thị trường mới bắt đầu thu tương đối đầy đủ như: từ trung tâm với các công ty thành viên và các công ty thành viên thu từ nhà đầu tư.
Tuy nhiên, đến nay, TTCK đã có bước phát triển vượt bậc. Bộ Tài chính và UBCK nhận thấy cần thay đổi các chính sách liên quan đến phí và lệ phí. Nếu có chính sách phù hợp sẽ giải quyết nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đảm bảo được sự bình đẳng của các đối tượng tham gia thị trường.
Ông Nguyễn Sơn - Phó ban Phát riển thị trường - UBCK cho biết, tại các sở giao dịch, trung tâm giao dịch chứng khoán phí sử dụng thiết bị đầu cuối 20 triệu/năm là chưa đủ bù đắp chi phí. Trong khi đó, trên TTGDCK Hà Nội vẫn chưa thu phí quản lý niêm yết hằng năm. Trung tâm lưu ký chứng khoán hiện mới chỉ thu phí lưu ký và chuyển khoản chứng khoán nhưng cũng ở mức thấp so với phát sinh.
Trong khi đó, các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán lại xuất hiện tình trạng, dùng phí để cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, nhiều công ty đã thu hút khách hàng bằng giảm phí bảo lãnh phát hành xuống quá thấp, dưới 0,25% giá trị bảo lãnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng của đợt bảo lãnh. Đối với phí dịch vụ môi giới, do không quy định mức sàn khiến nhiều tổ chức cũng miễn giảm một cách tùy tiện để thu hút nhà đầu tư. Đây là cách cạnh tranh không lành mạnh.
Tăng và thêm nhiều loại phí
Theo dự kiến của UBCK, đối với các khoản phí do các sở và trung tâm giao dịch thu, phí thiết bị đầu cuối sẽ nâng lên 50 triệu/năm so với mức 20 triệu hiện nay. Phí quản lý niêm yết sẽ điều chỉnh ở mức: dưới 80 tỷ là 10 triệu đồng, từ 80 - 500 tỷ là 15 triệu và trên 500 tỷ là 20 triệu... Bên cạnh đó, sẽ bổ sung hàng loạt loại phí mới. Cụ thể, phí chấp thuận niêm yết chứng khoán dự kiến thu 20 triệu/tổ chức; phí cấp phép niêm yết bổ sung 5 triệu đồng/lần bổ sung; phí thành viên giao dịch là 300 triệu/thành viên và chịu mức phí thành viên hàng năm là 50 triệu.
Các mức phí do trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ có thêm phí đăng ký lưu ký dưới 80 tỷ là 10 triệu, trên 80 - 500 tỷ là 15 triệu và trên 500 tỷ là 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, phí đăng ký bổ sung phát hành cổ phiếu là 5 triệu đồng/lần. Phí thực hiện quyền dự kiến sẽ thu trên số lượng cổ đông. Dưới 500 cổ đông là 5 triệu đồng, 500 - 1.000 cổ đông là 10 triệu, 1.000 - 5.000 là 15 triệu và trên 5.000 là 20 triệu.
Đặc biệt, đề án dự kiến sẽ thu phí sửa lỗi giao dịch là 500.000 đồng/lần sửa lỗi. Loại phí này đề ra nhằm hạn chế tối đa tình trạng nhầm lẫn về số lượng, giá trị, và loại chứng khoán trong quá trình nhập lệnh của các công ty chứng khoán. Tuy nhầm lẫn là việc khó tránh khỏi, song việc sửa lỗi, xử lý và điều chỉnh lại liên quan đến nhiều tổ chức và mất thời gian. Mức phí này có tính chất như một hình thức phạt để các công ty chứng khoán cẩn trọng hơn.
Đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán, điểm sửa đổi đáng chú nhất là sẽ bỏ mức phí tối đa và quy định mức sàn 2% đối với dịch vụ bảo lãnh phát hành. Đối với phí dịch vụ môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư là 0,15 - 0,5% giá trị giao dịch; đối với trái phiếu là 0,05 - 01% giá trị giao dịch. Phí giao dịch chứng khoán chưa niêm yết là từ 0,15 - 1% giá trị... Theo UBCK, việc quy định trần và sàn phí sẽ tạo linh động cho các công ty cung cấp dịch vụ, đồng thời hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ phí hoặc tăng phí vô tội vạ mà không đảm bảo chất lượng.
Tham khảo dự kiến các loại phí do UBCK đề ra, đa số các công ty chứng khoán đều đồng tình với việc thu phí và các mức phí cần thu. Tuy nhiên, đại diện một số công ty vẫn đề xuất điều chỉnh một số mức phí cụ thể và xây dựng các khung linh hoạt phí cho các DN áp dụng, đồng thời không để phí thành gánh nặng cho DN khi thị trường gặp khó khăn.
Ngô Phương Chí, Phó Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bảo Việt cho rằng, mục tiêu thu phí phải xác định: làm sao đảm bảo chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời, phí phải là công cụ điều tiết thị trường và đảm bảo các công bằng.
Ông Nguyễn Thanh Kỳ - Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán cũng lưu ý, phí là để thúc đẩy thị trường, nuôi sống con người và phát triển dịch vụ. Nhưng nếu làm quá chặt sẽ dẫn đến thị trường vào khó khăn hơn, nhiều chi phí hơn thì không phải là khuyến khích thị trường phát triển. Mức phí phải tính làm sao càng ngày càng giảm đi.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to 2008, dịch vụ chứng khoán sẽ có thêm nhiều loại phí
Something to say?