“Quy định mức sàn để đảm bảo chất lượng dịch vụ”
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Để tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động của thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện chính sách phí đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường chứng khoán”.
Nhân dịp này, chúng tôi có trao đổi với bà Nguyễn Thị Liên Hoa, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về vấn đề này.
Quan điểm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi soạn thảo đề án hoàn thiện phí đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường chứng khoán là thế nào, thưa bà?
Sau 7 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển nhanh và đã đến lúc chính sách phí cần phải được xây dựng một cách đầy đủ hơn đối với thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết và đối với việc tổ chức quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết.
Mặt khác, Luật Chứng khoán đã có hiệu lực quy định Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán là pháp nhân độc lập và do đó cần có quy định tự chủ tài chính cao hơn.
Ngoài ra, cho đến nay, tính pháp lý của 2 Thông tư 01 và 02 do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành năm 2000 đã không còn phù hợp nữa. Việc xây dựng đề án phí và lệ phí phải đảm bảo bù đắp chi phí cho các tổ chức trong việc cung cấp dịch vụ, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường cho các tổ chức cá nhân khi tham gia, đảm bảo tính linh hoạt và bao quát tất cả hoạt động.
Trên quan điểm cơ bản đó, trong quá trình soạn thảo đề án, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có tham khảo thực tiễn thị trường chứng khoán các nước. Đây chỉ là tham khảo chứ không thể áp dụng y nguyên mô hình cũng như cách thu, mức thu của các nước vì chính sách phí trong lĩnh vực chứng khoán còn phải phù hợp với pháp lệnh phí cũng như quy định, điều kiện của Việt Nam và phù hợp với quan điểm phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian hiện nay.
Tuy nhiên, nếu đưa ra được mức phí tương đồng với các nước thì sẽ thuận lợi khi các nhà đầu tư nước ngoài hoặc những tổ chức kinh doanh cung cấp dịch vụ nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán của Việt Nam vì muốn hay không thì khi tham gia thị trường chứng khoán phải tính đến hiệu quả, chi phí nếu hợp lý thì chúng ta cũng sẽ thu hút bên nước ngoài vào thị trường và góp phần đưa thị trường đến gần hơn với thông lệ quốc tế.
Trong thời điểm này mức phí là hợp lý nhưng các mức phí này có thể sẽ là gánh nặng cho doanh nghiệp khi thị trường đóng băng? Liệu trong đề án mới về phí có quy định linh động hơn trong những trường hợp như vậy không, thưa bà?
Thị trường có lúc thăng lúc trầm. Tuy nhiên tính chất của phí là bù đắp những chi phí trong việc cung cấp dịch vụ nhưng phải đảm bảo tính phù hợp để thị trường hoạt động.
Việc đưa ra khung linh hoạt như trong dự thảo đã thể hiện mức sàn và trần, mức tối thiểu và tối đa, đặc biệt ở những phí nhạy cảm liên quan đến nhà đầu tư, hoặc các loại phí liên quan đến phát hành niêm yết. Những mảng đó rất cần khuyến khích phát triển. Trong dự thảo, mức phí cũng đã được chia theo thang bậc khá linh hoạt, tùy theo mức độ vốn hóa của từng doanh nghiệp, đảm bảo không cứng nhắc.
Ngoài ra có một số ý kiến khác nhau về quan điểm khi xây dựng chế độ về phí và thuế, theo tôi cũng nên làm phải rõ. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô rất rõ, chính sách thuế thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc phát triển hay thu hẹp lĩnh vực nào đó. Còn với phí, quan điểm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là để trả cho các tổ chức cung cấp dịch vụ. Thị trường thăng hay trầm thì dịch vụ cung cấp phải có từng đấy khâu và vẫn phải đầu tư như vậy.
Đương nhiên, chúng tôi cũng thống nhất là trong điều kiện quá khó khăn cũng có chính sách tương đối phù hợp, tuy nhiên mức phí này chính là nguồn thu của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán, và vì thế phải quy định sao cho đủ để họ có thể vận hành bộ máy hoạt động tốt.
Một trong những quy định mới về phí được đưa ra lần này là quy định cả mức sàn và trần đối với phí môi giới giao dịch, thay vì chỉ quy định mức trần như hiện nay. Vì sao vậy, thưa bà?
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các thị trường chứng khoán nước ngoài, trên cơ sở kiến nghị của Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thấy rằng việc quy định mức sàn đối với phí môi giới giao dịch là cần thiết, để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp trên thị trường, hạn chế tình trạng các công ty chứng khoán áp dụng chính sách miễn phí hoặc thu phí thấp rồi muốn cung cấp dịch vụ như thế nào cũng được. Đấy là lý do lần này quy định thêm mức sàn đối với phí môi giới.
Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đang có chút phân vân, nếu không quy định trần, khi công ty chứng khoán không đủ năng lực cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư, thì có thể dẫn đến việc họ tăng phí vô tội vạ lúc thị trường phát triển mạnh và khi đó không điều chỉnh ngay được. Vì vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn quyết định giữ quy định mức trần 0,5% và đưa thêm quy định mức sàn 0,15%.
Phía các công ty chứng khoán cho rằng phí sửa lỗi quá cao (500.000 đồng/lần sửa lỗi). Bà có bình luận gì về điều này?
Thực ra hiện nay các công ty chứng khoán trong quá trình nhập lệnh có những nhầm lẫn về số lượng, giá trị, loại, ví dụ như loại chứng khoán A đánh thành B, lệnh mua thành bán, 10 thành 100. Sự nhầm lẫn là không thể tránh khỏi trong điều kiện như hiện nay. Nhưng những lỗi đó sẽ dẫn đến việc sửa lỗi và điều chỉnh. Vì thế người ta đặt ra một mức sửa lỗi để thành viên chú ý hơn, hạn chế lỗi, tránh rủi ro thanh toán thị trường và hạn chế thời gian chỉnh sửa.
Sớm nhất là bao giờ đề án phí được thực hiện?
Sau khi hội thảo xong và lấy ý kiến rộng rãi trên mạng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ chỉnh sửa và trình Bộ Tài chính. Theo lộ trình, dự kiến áp dụng vào đầu năm 2008.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Nhân dịp này, chúng tôi có trao đổi với bà Nguyễn Thị Liên Hoa, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về vấn đề này.
Quan điểm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi soạn thảo đề án hoàn thiện phí đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường chứng khoán là thế nào, thưa bà?
Sau 7 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển nhanh và đã đến lúc chính sách phí cần phải được xây dựng một cách đầy đủ hơn đối với thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết và đối với việc tổ chức quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết.
Mặt khác, Luật Chứng khoán đã có hiệu lực quy định Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán là pháp nhân độc lập và do đó cần có quy định tự chủ tài chính cao hơn.
Ngoài ra, cho đến nay, tính pháp lý của 2 Thông tư 01 và 02 do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành năm 2000 đã không còn phù hợp nữa. Việc xây dựng đề án phí và lệ phí phải đảm bảo bù đắp chi phí cho các tổ chức trong việc cung cấp dịch vụ, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường cho các tổ chức cá nhân khi tham gia, đảm bảo tính linh hoạt và bao quát tất cả hoạt động.
Trên quan điểm cơ bản đó, trong quá trình soạn thảo đề án, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có tham khảo thực tiễn thị trường chứng khoán các nước. Đây chỉ là tham khảo chứ không thể áp dụng y nguyên mô hình cũng như cách thu, mức thu của các nước vì chính sách phí trong lĩnh vực chứng khoán còn phải phù hợp với pháp lệnh phí cũng như quy định, điều kiện của Việt Nam và phù hợp với quan điểm phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian hiện nay.
Tuy nhiên, nếu đưa ra được mức phí tương đồng với các nước thì sẽ thuận lợi khi các nhà đầu tư nước ngoài hoặc những tổ chức kinh doanh cung cấp dịch vụ nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán của Việt Nam vì muốn hay không thì khi tham gia thị trường chứng khoán phải tính đến hiệu quả, chi phí nếu hợp lý thì chúng ta cũng sẽ thu hút bên nước ngoài vào thị trường và góp phần đưa thị trường đến gần hơn với thông lệ quốc tế.
Trong thời điểm này mức phí là hợp lý nhưng các mức phí này có thể sẽ là gánh nặng cho doanh nghiệp khi thị trường đóng băng? Liệu trong đề án mới về phí có quy định linh động hơn trong những trường hợp như vậy không, thưa bà?
Thị trường có lúc thăng lúc trầm. Tuy nhiên tính chất của phí là bù đắp những chi phí trong việc cung cấp dịch vụ nhưng phải đảm bảo tính phù hợp để thị trường hoạt động.
Việc đưa ra khung linh hoạt như trong dự thảo đã thể hiện mức sàn và trần, mức tối thiểu và tối đa, đặc biệt ở những phí nhạy cảm liên quan đến nhà đầu tư, hoặc các loại phí liên quan đến phát hành niêm yết. Những mảng đó rất cần khuyến khích phát triển. Trong dự thảo, mức phí cũng đã được chia theo thang bậc khá linh hoạt, tùy theo mức độ vốn hóa của từng doanh nghiệp, đảm bảo không cứng nhắc.
Ngoài ra có một số ý kiến khác nhau về quan điểm khi xây dựng chế độ về phí và thuế, theo tôi cũng nên làm phải rõ. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô rất rõ, chính sách thuế thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc phát triển hay thu hẹp lĩnh vực nào đó. Còn với phí, quan điểm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là để trả cho các tổ chức cung cấp dịch vụ. Thị trường thăng hay trầm thì dịch vụ cung cấp phải có từng đấy khâu và vẫn phải đầu tư như vậy.
Đương nhiên, chúng tôi cũng thống nhất là trong điều kiện quá khó khăn cũng có chính sách tương đối phù hợp, tuy nhiên mức phí này chính là nguồn thu của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán, và vì thế phải quy định sao cho đủ để họ có thể vận hành bộ máy hoạt động tốt.
Một trong những quy định mới về phí được đưa ra lần này là quy định cả mức sàn và trần đối với phí môi giới giao dịch, thay vì chỉ quy định mức trần như hiện nay. Vì sao vậy, thưa bà?
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các thị trường chứng khoán nước ngoài, trên cơ sở kiến nghị của Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thấy rằng việc quy định mức sàn đối với phí môi giới giao dịch là cần thiết, để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp trên thị trường, hạn chế tình trạng các công ty chứng khoán áp dụng chính sách miễn phí hoặc thu phí thấp rồi muốn cung cấp dịch vụ như thế nào cũng được. Đấy là lý do lần này quy định thêm mức sàn đối với phí môi giới.
Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đang có chút phân vân, nếu không quy định trần, khi công ty chứng khoán không đủ năng lực cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư, thì có thể dẫn đến việc họ tăng phí vô tội vạ lúc thị trường phát triển mạnh và khi đó không điều chỉnh ngay được. Vì vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn quyết định giữ quy định mức trần 0,5% và đưa thêm quy định mức sàn 0,15%.
Phía các công ty chứng khoán cho rằng phí sửa lỗi quá cao (500.000 đồng/lần sửa lỗi). Bà có bình luận gì về điều này?
Thực ra hiện nay các công ty chứng khoán trong quá trình nhập lệnh có những nhầm lẫn về số lượng, giá trị, loại, ví dụ như loại chứng khoán A đánh thành B, lệnh mua thành bán, 10 thành 100. Sự nhầm lẫn là không thể tránh khỏi trong điều kiện như hiện nay. Nhưng những lỗi đó sẽ dẫn đến việc sửa lỗi và điều chỉnh. Vì thế người ta đặt ra một mức sửa lỗi để thành viên chú ý hơn, hạn chế lỗi, tránh rủi ro thanh toán thị trường và hạn chế thời gian chỉnh sửa.
Sớm nhất là bao giờ đề án phí được thực hiện?
Sau khi hội thảo xong và lấy ý kiến rộng rãi trên mạng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ chỉnh sửa và trình Bộ Tài chính. Theo lộ trình, dự kiến áp dụng vào đầu năm 2008.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to “Quy định mức sàn để đảm bảo chất lượng dịch vụ”
Something to say?