Cổ phiếu ngành thủy sản tăng trưởng cao
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Không “hot” như các ngành ngân hàng, bất động sản nhưng cổ phiếu (CP) ngành thủy sản cũng được xếp vào hạng khá trở lên trên thị trường chứng khoán (TTCK).
Lợi nhuận sau thuế gần 36%
Hiện tại, đã có 7 mã CP thuộc nhóm ngành thủy sản đang niêm yết tại hai sàn TP.HCM và Hà Nội. Đó là ABT (Công ty XNK Thủy sản Bến Tre), ACL (Công ty XNK thủy sản Cửu Long An Giang), AGF (Công ty XNK thủy sản An Giang), FMC (Công ty thực phẩm Sao Ta), MPC (Công ty thủy hải sản Minh Phú), SJ1 (Công ty thủy sản số 1), TS4 (Công ty cổ phần thủy sản số 4), và thêm hai công ty (Nam Việt và Vĩnh Hoàn) sắp niêm yết vào tháng 11. Ngoại trừ MPC, các công ty còn lại đều đang niêm yết tại TP.HCM và trong tháng 11 tới, MPC cũng sẽ chuyển sàn từ Hà Nội vào TP.HCM.
Theo phân tích của Công ty chứng khoán Gia Quyền (EPS), doanh thu năm 2007 của các công ty trên ước tính tăng trung bình 26% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng ước tính của tổng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản. Trong đó, lợi nhuận sau thuế năm 2007 của các công ty này được dự đoán tăng mạnh, gần 36% so với năm 2006; tiêu biểu như lợi nhuận sau thuế của MPC (tăng 125%), ACL (41,6%), ABT (36,7%), Vĩnh Hoàn (VHC tăng 52,8%), Nam Việt (NHC tăng 48,5%). Cũng theo phân tích, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần cả năm 2007 ước tính đạt 6,7% (trong khi năm 2006 tỷ suất này là 6,1%).
Đặc biệt, các chỉ tiêu liên quan đến giá CP như chỉ số P/E trung bình ngành gần nhất khoảng 17,1x. P/E trung bình ngành năm 2007 ước tính 19,9x. P/E cả năm cao hơn P/E hiện tại chủ yếu do việc phát hành thêm CP để tăng vốn của các công ty đang niêm yết. Trong khi đó, giá trị kim ngạch thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2007 đạt 2,7 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng cuối năm và ước tính tăng 15% so với năm 2006. Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn là những doanh nghiệp khá mạnh trong ngành thủy sản, vì vậy sự tăng trưởng cũng sẽ đạt khá cao.
Nhận diện rủi ro
Theo ông Đinh Như Đức Thiện, Trưởng phòng Phân tích tài chính Công ty EPS, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hầu hết đều gặp khó khăn trong việc đảm bảo được chất lượng đồng đều, sự ổn định về chất lượng của nguồn nguyên liệu và thành phẩm. Đây cũng là thách thức lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, các biện pháp hạn chế xâm nhập thị trường (bao gồm thuế quan và phi thuế quan) tiếp tục là rào cản đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Thị trường xuất khẩu khá rủi ro trong khi các doanh nghiệp lại đang bỏ quên thị trường nội địa. Do đó việc xây dựng thương hiệu, xâm nhập thị trường nội địa cũng không phải một sớm một chiều cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, việc cải tiến công nghệ sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản chưa được các doanh nghiệp chú ý. Nếu điều này không được ưu tiên, các doanh nghiệp sẽ không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Ngọc Tươi, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Đà Nẵng cho biết: ngành thủy sản có tiềm năng phát triển tốt vì thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, các công ty lại phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu. Vì vậy, nếu công ty nào tổ chức tốt việc nuôi trồng, thu mua nguyên liệu để đảm bảo đầu vào đáp ứng được các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì công ty đó sẽ phát triển tốt. Do đó, nhà đầu tư nên lựa chọn những công ty có tốc độ tăng trưởng tốt hơn là chỉ nhìn riêng biệt vào một chỉ số tài chính nào như chỉ số P/E hiện tại hay trong quá khứ. “Chỉ số P/E luôn thay đổi theo thị giá giao dịch của từng thời điểm khác nhau, cũng như EPS sẽ khác đi... Vì vậy tùy thuộc vào mục đích, chiến lược đầu tư mà nên có quyết định chọn lựa CP cho riêng mình” - ông Tươi nói.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Lợi nhuận sau thuế gần 36%
Hiện tại, đã có 7 mã CP thuộc nhóm ngành thủy sản đang niêm yết tại hai sàn TP.HCM và Hà Nội. Đó là ABT (Công ty XNK Thủy sản Bến Tre), ACL (Công ty XNK thủy sản Cửu Long An Giang), AGF (Công ty XNK thủy sản An Giang), FMC (Công ty thực phẩm Sao Ta), MPC (Công ty thủy hải sản Minh Phú), SJ1 (Công ty thủy sản số 1), TS4 (Công ty cổ phần thủy sản số 4), và thêm hai công ty (Nam Việt và Vĩnh Hoàn) sắp niêm yết vào tháng 11. Ngoại trừ MPC, các công ty còn lại đều đang niêm yết tại TP.HCM và trong tháng 11 tới, MPC cũng sẽ chuyển sàn từ Hà Nội vào TP.HCM.
Theo phân tích của Công ty chứng khoán Gia Quyền (EPS), doanh thu năm 2007 của các công ty trên ước tính tăng trung bình 26% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng ước tính của tổng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản. Trong đó, lợi nhuận sau thuế năm 2007 của các công ty này được dự đoán tăng mạnh, gần 36% so với năm 2006; tiêu biểu như lợi nhuận sau thuế của MPC (tăng 125%), ACL (41,6%), ABT (36,7%), Vĩnh Hoàn (VHC tăng 52,8%), Nam Việt (NHC tăng 48,5%). Cũng theo phân tích, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần cả năm 2007 ước tính đạt 6,7% (trong khi năm 2006 tỷ suất này là 6,1%).
Đặc biệt, các chỉ tiêu liên quan đến giá CP như chỉ số P/E trung bình ngành gần nhất khoảng 17,1x. P/E trung bình ngành năm 2007 ước tính 19,9x. P/E cả năm cao hơn P/E hiện tại chủ yếu do việc phát hành thêm CP để tăng vốn của các công ty đang niêm yết. Trong khi đó, giá trị kim ngạch thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2007 đạt 2,7 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng cuối năm và ước tính tăng 15% so với năm 2006. Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn là những doanh nghiệp khá mạnh trong ngành thủy sản, vì vậy sự tăng trưởng cũng sẽ đạt khá cao.
Nhận diện rủi ro
Theo ông Đinh Như Đức Thiện, Trưởng phòng Phân tích tài chính Công ty EPS, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hầu hết đều gặp khó khăn trong việc đảm bảo được chất lượng đồng đều, sự ổn định về chất lượng của nguồn nguyên liệu và thành phẩm. Đây cũng là thách thức lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, các biện pháp hạn chế xâm nhập thị trường (bao gồm thuế quan và phi thuế quan) tiếp tục là rào cản đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Thị trường xuất khẩu khá rủi ro trong khi các doanh nghiệp lại đang bỏ quên thị trường nội địa. Do đó việc xây dựng thương hiệu, xâm nhập thị trường nội địa cũng không phải một sớm một chiều cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, việc cải tiến công nghệ sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản chưa được các doanh nghiệp chú ý. Nếu điều này không được ưu tiên, các doanh nghiệp sẽ không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Ngọc Tươi, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Đà Nẵng cho biết: ngành thủy sản có tiềm năng phát triển tốt vì thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, các công ty lại phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu. Vì vậy, nếu công ty nào tổ chức tốt việc nuôi trồng, thu mua nguyên liệu để đảm bảo đầu vào đáp ứng được các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì công ty đó sẽ phát triển tốt. Do đó, nhà đầu tư nên lựa chọn những công ty có tốc độ tăng trưởng tốt hơn là chỉ nhìn riêng biệt vào một chỉ số tài chính nào như chỉ số P/E hiện tại hay trong quá khứ. “Chỉ số P/E luôn thay đổi theo thị giá giao dịch của từng thời điểm khác nhau, cũng như EPS sẽ khác đi... Vì vậy tùy thuộc vào mục đích, chiến lược đầu tư mà nên có quyết định chọn lựa CP cho riêng mình” - ông Tươi nói.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Cổ phiếu ngành thủy sản tăng trưởng cao
Something to say?