Cổ phiếu mới tiếp tục gây ấn tượng
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Trong tuần qua, các cổ phiếu mới chào sàn như HDC, TCM hay SC5 vẫn làm mưa làm gió trên thị trường khi liên tục tăng nóng. Đặc biệt là cổ phiếu của Công ty cổ phần Xây dựng số 5 (SC5), thường xuyên góp mặt trong top 5 với các mức tăng kịch trần.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, SC5 chốt giá 255.000 đồng, tăng tới 54.000 đồng (tương ứng 26,87%) so với phiên đóng cửa cuối tuần trước. Đáng chú ý, kể từ khi chào sàn vào ngày 18/10 đến nay, SC5 vẫn chưa có một phiên nào giảm giá và liên tục tăng trần với các lệnh dư mua rất cao.
Tương tự, cổ phiếu mới lên sàn ngày 15/10 của Công ty cổ phần dệt may Thành Công cũng đã có tới 10 phiên tăng trần liên tiếp và chưa có phiên nào đi xuống. Trong tuần qua, cổ phiếu này cũng tăng tới 15.500 đồng so với tuần trước.
Cả SC5 và TCM đều có tên trong top 5 của tuần này, trong đó SC5 xếp ở vị trí đầu bảng, còn TCM ở vị trí thứ 5 với mức tăng là 24,03%.
Tuy không có tên trong bảng tổng sắp, song cổ phiếu HDC của Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu cũng tạo dấu ấn khi liên tục tăng trần. Chính vì vậy, dù giảm sàn trong phiên giao dịch cuối tuần, tính chung cả tuần qua, cổ phiếu này vẫn tăng 15.000 đồng so với tuần trước.
Theo các chuyên gia, với mục đích “lướt sóng” và tìm cơ hội trong ngắn hạn, rất nhiều tay chơi đã dồn tiền vào những cổ phiếu mới lên sàn. Trong khi đó, nguồn cung đưa ra không lớn nên càng đẩy nhu cầu của nhà đầu tư lên cao, khiến giá của những cổ phiếu này liên tục tăng mạnh. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng khuyến cáo, sự tăng nóng của nhóm cổ phiếu này phần lớn là tăng ảo nên nhà đầu tư cũng nên thận trọng, bởi sau một thời gian lên mạnh, giá sẽ xuống nhanh chóng.
Có thể thấy điều này từ diễn biến giao dịch của cổ phiếu HDC. Kể từ khi chào sàn tới ngày 25/10 vừa qua, cổ phiếu này đã tăng kịch trần tới 13 phiên liên tiếp. Lượng cổ phần được chuyển nhượng cũng tăng dần lên qua các phiên, đạt 414.740 đơn vị trong phiên ngày 25/10, trong đó dư mua là 22.300 đơn vị trong khi dư bán nhiều hơn gần gấp đôi, ở mức 42.110 đơn vị. Tuy nhiên đến ngày 26/10, cổ phiếu này đã giảm sàn tới 7.000 đồng và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các phiên tới.
Ở phạm vi lớn hơn, tính chung trong tuần qua, thị trường chứng kiến 4 phiên giảm điểm và chỉ duy nhất một phiên đi lên. Đáng chú ý, trong phiên giao dịch ngày 24/10, Vn-Index phi nước đại khi tăng tới hơn 20 điểm. Chính nhờ sự bứt phá mạnh mẽ này nên dù có tới 4 phiên đi xuống, tính chung cả tuần, hàn thử biểu sàn TP HCM chỉ mất 4,59 điểm so với tuần trước. Trong tuần, lượng cầu đã giảm trung bình 3,5 triệu đơn vị mỗi phiên, trong khi lượng cung chỉ giảm nhẹ 1,1 triệu đơn vị so với tuần trước.
Trên sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số Hastc-Index tăng 4,62 điểm so với tuần trước. Đáng chú ý trong tuần là sự tăng giá mạnh mẽ của các cổ phiếu nhỏ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu Sông Đà. 11 trong tổng số 20 mã thuộc nhóm này có mức tăng mạnh 31-59%.
Theo các chuyên gia, những nhà đầu tư trên thị trường đang rơi vào trạng thái lưỡng lự khi chưa xác định được rõ xu hướng của thị trường. Thêm vào đó, còn một dòng tiền khá lớn đang chờ giải ngân cũng khiến thị trường khó ra khỏi thế giằng co như hiện nay.
Sau khi IPO của Công ty Tài chính dầu khí (PVFC) được tổ chức thành công ngày 19/10, nhiều nhà đầu tư trúng giá cũng đang chuẩn bị rút bớt tiền để để nộp khi thời hạn nộp tiền 9/11 sắp tới.
Ngoài ra, một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động tới diễn biến thị trường và làm cho Vn-Index khó bứt phá trong tuần qua chính là chuyện trì hoãn IPO của Vietcombank so với lịch trình ban đầu. Có vẻ như cuộc thương lượng với các đối tác như Nomuara, Goldman Sachs, và General Electric vẫn chưa đi đến hồi kết. Theo đánh giá của các chuyên gia, một khi VCB chưa chọn đựơc đối tác chiến lược, ít khả năng việc IPO của ngân hàng này sẽ được thực hiện. Điều này cũng có nghĩa là một lượng vốn lớn sẽ tiếp tục phải nằm chờ giải ngân.
Trong tuần qua, những thông tin về lạm phát không khỏi khiến nhà đầu tư lo ngại. Sau khi tăng chậm lại trong tháng 8 và 9, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 lại tăng mạnh tới 0,74%. Tính chung 10 tháng đầu năm, CPI đã lên tới 8,12%. Với diễn biến như vậy, nhiều ý kiến e ngại, mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8,2% trong năm nay rất khó đạt được.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, SC5 chốt giá 255.000 đồng, tăng tới 54.000 đồng (tương ứng 26,87%) so với phiên đóng cửa cuối tuần trước. Đáng chú ý, kể từ khi chào sàn vào ngày 18/10 đến nay, SC5 vẫn chưa có một phiên nào giảm giá và liên tục tăng trần với các lệnh dư mua rất cao.
Tương tự, cổ phiếu mới lên sàn ngày 15/10 của Công ty cổ phần dệt may Thành Công cũng đã có tới 10 phiên tăng trần liên tiếp và chưa có phiên nào đi xuống. Trong tuần qua, cổ phiếu này cũng tăng tới 15.500 đồng so với tuần trước.
Cả SC5 và TCM đều có tên trong top 5 của tuần này, trong đó SC5 xếp ở vị trí đầu bảng, còn TCM ở vị trí thứ 5 với mức tăng là 24,03%.
Tuy không có tên trong bảng tổng sắp, song cổ phiếu HDC của Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu cũng tạo dấu ấn khi liên tục tăng trần. Chính vì vậy, dù giảm sàn trong phiên giao dịch cuối tuần, tính chung cả tuần qua, cổ phiếu này vẫn tăng 15.000 đồng so với tuần trước.
Theo các chuyên gia, với mục đích “lướt sóng” và tìm cơ hội trong ngắn hạn, rất nhiều tay chơi đã dồn tiền vào những cổ phiếu mới lên sàn. Trong khi đó, nguồn cung đưa ra không lớn nên càng đẩy nhu cầu của nhà đầu tư lên cao, khiến giá của những cổ phiếu này liên tục tăng mạnh. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng khuyến cáo, sự tăng nóng của nhóm cổ phiếu này phần lớn là tăng ảo nên nhà đầu tư cũng nên thận trọng, bởi sau một thời gian lên mạnh, giá sẽ xuống nhanh chóng.
Có thể thấy điều này từ diễn biến giao dịch của cổ phiếu HDC. Kể từ khi chào sàn tới ngày 25/10 vừa qua, cổ phiếu này đã tăng kịch trần tới 13 phiên liên tiếp. Lượng cổ phần được chuyển nhượng cũng tăng dần lên qua các phiên, đạt 414.740 đơn vị trong phiên ngày 25/10, trong đó dư mua là 22.300 đơn vị trong khi dư bán nhiều hơn gần gấp đôi, ở mức 42.110 đơn vị. Tuy nhiên đến ngày 26/10, cổ phiếu này đã giảm sàn tới 7.000 đồng và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các phiên tới.
Ở phạm vi lớn hơn, tính chung trong tuần qua, thị trường chứng kiến 4 phiên giảm điểm và chỉ duy nhất một phiên đi lên. Đáng chú ý, trong phiên giao dịch ngày 24/10, Vn-Index phi nước đại khi tăng tới hơn 20 điểm. Chính nhờ sự bứt phá mạnh mẽ này nên dù có tới 4 phiên đi xuống, tính chung cả tuần, hàn thử biểu sàn TP HCM chỉ mất 4,59 điểm so với tuần trước. Trong tuần, lượng cầu đã giảm trung bình 3,5 triệu đơn vị mỗi phiên, trong khi lượng cung chỉ giảm nhẹ 1,1 triệu đơn vị so với tuần trước.
Trên sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số Hastc-Index tăng 4,62 điểm so với tuần trước. Đáng chú ý trong tuần là sự tăng giá mạnh mẽ của các cổ phiếu nhỏ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu Sông Đà. 11 trong tổng số 20 mã thuộc nhóm này có mức tăng mạnh 31-59%.
Theo các chuyên gia, những nhà đầu tư trên thị trường đang rơi vào trạng thái lưỡng lự khi chưa xác định được rõ xu hướng của thị trường. Thêm vào đó, còn một dòng tiền khá lớn đang chờ giải ngân cũng khiến thị trường khó ra khỏi thế giằng co như hiện nay.
Sau khi IPO của Công ty Tài chính dầu khí (PVFC) được tổ chức thành công ngày 19/10, nhiều nhà đầu tư trúng giá cũng đang chuẩn bị rút bớt tiền để để nộp khi thời hạn nộp tiền 9/11 sắp tới.
Ngoài ra, một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động tới diễn biến thị trường và làm cho Vn-Index khó bứt phá trong tuần qua chính là chuyện trì hoãn IPO của Vietcombank so với lịch trình ban đầu. Có vẻ như cuộc thương lượng với các đối tác như Nomuara, Goldman Sachs, và General Electric vẫn chưa đi đến hồi kết. Theo đánh giá của các chuyên gia, một khi VCB chưa chọn đựơc đối tác chiến lược, ít khả năng việc IPO của ngân hàng này sẽ được thực hiện. Điều này cũng có nghĩa là một lượng vốn lớn sẽ tiếp tục phải nằm chờ giải ngân.
Trong tuần qua, những thông tin về lạm phát không khỏi khiến nhà đầu tư lo ngại. Sau khi tăng chậm lại trong tháng 8 và 9, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 lại tăng mạnh tới 0,74%. Tính chung 10 tháng đầu năm, CPI đã lên tới 8,12%. Với diễn biến như vậy, nhiều ý kiến e ngại, mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8,2% trong năm nay rất khó đạt được.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Cổ phiếu mới tiếp tục gây ấn tượng
Something to say?