Giá cổ phiếu CTCK bứt phá, vì sao?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Giá trị giao dịch không chỉ tăng đột biến mà còn giữ ổn định trở thành yếu tố "thiên thời" đối với các CTCK. Điều này cũng tạo thêm điều kiện cho cổ đông của những công ty này có cơ hội hốt bạc.
Phiên giao dịch ngày 28/9 đánh dấu sự bứt phá về giá cổ phiếu của 2 CTCK đang niêm yết. Theo đó, giá cổ phiếu SSI của CTCK Sài Gòn đạt 203.300 đồng/CP và HPC của CTCK Hải Phòng đạt 78.200 đồng/CP. Với mức tăng kịch trần ở sàn Hà Nội, giá 2 cổ phiếu này khiến nhiều nhà đầu tư tiếc rẻ vì khả năng phân tích thị trường cũng như tâm lý quá yếu. Họ đã bỏ lỡ cơ hội mua được những cổ phiếu này ở giá thấp.
Giám đốc một CTCK tại TP. HCM cho biết, việc tăng giá của 2 mã cổ phiếu này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Với một thị trường đang thăng hoa bởi hội tụ được đầy đủ các yếu tố về nguốn vốn, xu hướng đầu tư và sự phát triển tốt của DN niêm yết thì giá cổ phiếu tăng lên là tất yếu, nhất là khi giá những cổ phiếu này vẫn còn thấp nếu so sánh với trước khi chia tách và sự điều chỉnh giảm của thị trường trước đó. Ví như, với SSI, mức giá "đáy" trong giai đoạn điều chỉnh giảm của thị trường ở tháng trước khoảng 160.000 - 170.000 đồng/CP và giá đỉnh điểm trước khi thực hiện chia tách là hơn 200.000 đồng/CP. Còn HPC thì cũng có lúc xuống thấp tới 55.000 đồng/CP (mất tới hơn 30%) so với giá đỉnh. "Thị trường lên, giá các cổ phiếu cũng lên. Nhiều cổ phiếu blue-chip như SJS, FPT, PVD, STB… đã trở lại mức giá của hơn một tháng trước. Do đó, nếu chỉ so sánh về mặt bằng giá của những cổ phiếu blue-chip, loại cổ phiếu có ảnh hưởng tới chỉ số chung thì giá cổ phiếu của các CTCK còn thấp và phải tăng theo xu thế của thị trường", vị giám đốc này nói.
Thực tế, quá trình tăng giá của nhóm cổ phiếu CTCK đã bắt đầu ngay từ lúc thị trường có dấu hiệu phục hồi song mức độ tăng rất chậm. SSI tăng 5.000 đồng/CP và HPC cũng chỉ tăng 2.000 đồng/CP trong vòng 1 tuần. Theo quan sát của ĐTCK-online, vào đầu tuần trước, khi mà SSI tổ chức gặp gỡ nhà đầu tư tại TP. Hải Phòng thì giá cổ phiếu SSI có mức tăng mạnh hơn HPC. Song đến ngày 28/9, khi mà CTCK Hải Phòng chính thức khai trương chi nhánh tại Hà Nội thì bắt đầu có sự hoán đổi ngôi vị, giá HPC tăng trần ngay từ đợt khớp lệnh đầu tiên, còn SSI chỉ tăng dần và giữ vững giá vào đợt giao dịch cuối cùng. Theo phân tích kỹ thuật, sức mua đối với 2 cổ phiếu này vẫn còn nhiều tiềm năng, bởi dù tăng giá nhưng giá trị giao dịch của 2 cổ phiếu cũng tăng đáng kể ở phiên giao dịch này.
Với phiên đầu tiên tăng giá kịch trần thì cơ hội thu lợi nhuận từ nhóm cổ phiếu này đang mở ra cho nhà đầu tư. Bởi theo giới quan sát, những cổ phiếu có mức tăng giá này ở sàn Hà Nội thường kéo dài từ 5- 6 phiên và dường như đã thành quy luật. Ví như SSS, S55, SDA, SCJ… tăng ít nhất 5 phiên liên tục trong giai đoạn thị trường phục hồi và bùng phát. Tuy nhiên, theo kinh nhiệm của nhiều nhà đầu tư chứng khoán, để nắm bắt cơ hội thu lời từ cổ phiếu, cần nhìn nhận bản chất cũng như "sức khỏe" nội tại của DN thông qua các chỉ số tài chính. Đây là những yếu tố trong phân tích cơ bản nhằm bảo đảm sự an toàn vốn cho nhà đầu tư. Cụ thể, với SSI và HPC, chỉ số P/E hiện đang ở mức được coi là an toàn nếu so sánh với những cổ phiếu blue-chip khác, còn chỉ số EPS lại khá tốt bởi sẽ tăng mạnh trong ngắn hạn.
Nhận định về sự thay đổi chỉ số, một nhà đầu tư lão luyện phân tích, với mức giao dịch toàn thị trường khoảng 900 - 1.000 tỷ đồng/phiên, tăng gấp đôi so với những tháng trước thì lợi nhuận của các CTCK trên toàn thị trường cũng sẽ tăng đáng kể trong quý IV. Những CTCK có thâm niên trên TTCK, có nhiều khách hàng như SSI, HPC thì khoản lợi nhuận từ phí mua bán chứng khoán sẽ đặc biệt tăng mạnh. Trong khi đó, chỉ số EPS được tổng hợp từ 4 quý liên tiếp nên chắc chắn chỉ số EPS điều chỉnh trong tương lai sẽ tăng lên. Cũng theo nhà đầu tư này, kỳ vọng vào sự tăng giá mạnh những cổ phiếu của các CTCK trong thời gian này còn là những thông tin tốt hỗ trợ . Ví như, SSI chuẩn bị chuyển sàn vào TP. HCM hay HPC tăng vốn lên 200 tỷ đồng và mở rộng hoạt động ra thị trường Hà Nội.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Phiên giao dịch ngày 28/9 đánh dấu sự bứt phá về giá cổ phiếu của 2 CTCK đang niêm yết. Theo đó, giá cổ phiếu SSI của CTCK Sài Gòn đạt 203.300 đồng/CP và HPC của CTCK Hải Phòng đạt 78.200 đồng/CP. Với mức tăng kịch trần ở sàn Hà Nội, giá 2 cổ phiếu này khiến nhiều nhà đầu tư tiếc rẻ vì khả năng phân tích thị trường cũng như tâm lý quá yếu. Họ đã bỏ lỡ cơ hội mua được những cổ phiếu này ở giá thấp.
Giám đốc một CTCK tại TP. HCM cho biết, việc tăng giá của 2 mã cổ phiếu này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Với một thị trường đang thăng hoa bởi hội tụ được đầy đủ các yếu tố về nguốn vốn, xu hướng đầu tư và sự phát triển tốt của DN niêm yết thì giá cổ phiếu tăng lên là tất yếu, nhất là khi giá những cổ phiếu này vẫn còn thấp nếu so sánh với trước khi chia tách và sự điều chỉnh giảm của thị trường trước đó. Ví như, với SSI, mức giá "đáy" trong giai đoạn điều chỉnh giảm của thị trường ở tháng trước khoảng 160.000 - 170.000 đồng/CP và giá đỉnh điểm trước khi thực hiện chia tách là hơn 200.000 đồng/CP. Còn HPC thì cũng có lúc xuống thấp tới 55.000 đồng/CP (mất tới hơn 30%) so với giá đỉnh. "Thị trường lên, giá các cổ phiếu cũng lên. Nhiều cổ phiếu blue-chip như SJS, FPT, PVD, STB… đã trở lại mức giá của hơn một tháng trước. Do đó, nếu chỉ so sánh về mặt bằng giá của những cổ phiếu blue-chip, loại cổ phiếu có ảnh hưởng tới chỉ số chung thì giá cổ phiếu của các CTCK còn thấp và phải tăng theo xu thế của thị trường", vị giám đốc này nói.
Thực tế, quá trình tăng giá của nhóm cổ phiếu CTCK đã bắt đầu ngay từ lúc thị trường có dấu hiệu phục hồi song mức độ tăng rất chậm. SSI tăng 5.000 đồng/CP và HPC cũng chỉ tăng 2.000 đồng/CP trong vòng 1 tuần. Theo quan sát của ĐTCK-online, vào đầu tuần trước, khi mà SSI tổ chức gặp gỡ nhà đầu tư tại TP. Hải Phòng thì giá cổ phiếu SSI có mức tăng mạnh hơn HPC. Song đến ngày 28/9, khi mà CTCK Hải Phòng chính thức khai trương chi nhánh tại Hà Nội thì bắt đầu có sự hoán đổi ngôi vị, giá HPC tăng trần ngay từ đợt khớp lệnh đầu tiên, còn SSI chỉ tăng dần và giữ vững giá vào đợt giao dịch cuối cùng. Theo phân tích kỹ thuật, sức mua đối với 2 cổ phiếu này vẫn còn nhiều tiềm năng, bởi dù tăng giá nhưng giá trị giao dịch của 2 cổ phiếu cũng tăng đáng kể ở phiên giao dịch này.
Với phiên đầu tiên tăng giá kịch trần thì cơ hội thu lợi nhuận từ nhóm cổ phiếu này đang mở ra cho nhà đầu tư. Bởi theo giới quan sát, những cổ phiếu có mức tăng giá này ở sàn Hà Nội thường kéo dài từ 5- 6 phiên và dường như đã thành quy luật. Ví như SSS, S55, SDA, SCJ… tăng ít nhất 5 phiên liên tục trong giai đoạn thị trường phục hồi và bùng phát. Tuy nhiên, theo kinh nhiệm của nhiều nhà đầu tư chứng khoán, để nắm bắt cơ hội thu lời từ cổ phiếu, cần nhìn nhận bản chất cũng như "sức khỏe" nội tại của DN thông qua các chỉ số tài chính. Đây là những yếu tố trong phân tích cơ bản nhằm bảo đảm sự an toàn vốn cho nhà đầu tư. Cụ thể, với SSI và HPC, chỉ số P/E hiện đang ở mức được coi là an toàn nếu so sánh với những cổ phiếu blue-chip khác, còn chỉ số EPS lại khá tốt bởi sẽ tăng mạnh trong ngắn hạn.
Nhận định về sự thay đổi chỉ số, một nhà đầu tư lão luyện phân tích, với mức giao dịch toàn thị trường khoảng 900 - 1.000 tỷ đồng/phiên, tăng gấp đôi so với những tháng trước thì lợi nhuận của các CTCK trên toàn thị trường cũng sẽ tăng đáng kể trong quý IV. Những CTCK có thâm niên trên TTCK, có nhiều khách hàng như SSI, HPC thì khoản lợi nhuận từ phí mua bán chứng khoán sẽ đặc biệt tăng mạnh. Trong khi đó, chỉ số EPS được tổng hợp từ 4 quý liên tiếp nên chắc chắn chỉ số EPS điều chỉnh trong tương lai sẽ tăng lên. Cũng theo nhà đầu tư này, kỳ vọng vào sự tăng giá mạnh những cổ phiếu của các CTCK trong thời gian này còn là những thông tin tốt hỗ trợ . Ví như, SSI chuẩn bị chuyển sàn vào TP. HCM hay HPC tăng vốn lên 200 tỷ đồng và mở rộng hoạt động ra thị trường Hà Nội.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Giá cổ phiếu CTCK bứt phá, vì sao?
Something to say?