Khi công ty chứng khoán muốn được "lỗ chỏng gọng"
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Khi tham gia làm đại lý đấu giá cổ phần, tất cả các công ty chứng khoán (CTCK) làm dịch vụ đại lý đấu giá đều "lỗ chỏng gọng". Thế nhưng, nhiều công ty muốn nhảy vào "lỗ chỏng gọng" tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) cũng không được...
Theo thông tin từ các CTCK, mức phí thu được từ dịch vụ làm đại lý đấu giá cho một đợt đấu giá chỉ khoảng 1 triệu đồng, một mức phí quá ít so với các công việc mà CTCK cần thực hiện cũng như chi phí bỏ ra. Lỗ từ nghiệp vụ này là một điều chắc chắn. Bù lại, khi khách hàng đấu giá ở đâu thì thường mở tài khoản hoặc giao dịch cổ phiếu mình đấu giá ở đó và đây chính là nguồn thu mà các CTCK hướng tới, họ chấp nhận lỗ là vì điều này.
Thế nhưng, muốn được "lỗ" cũng không dễ bởi không ít CTCK đăng ký làm đại lý đấu giá tại HASTC không được chấp nhận (dù đăng ký trước hạn) mà không biết lý do chính thức là gì. Tổng giám đốc một CTCK có trụ sở tại Hà Nội bức xúc: "Tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, chúng tôi chỉ cần gửi đơn xin tham gia làm đại lý đấu giá là được chấp thuận. Còn ở HASTC, gửi đơn xin làm đại lý đấu giá đúng thời hạn còn phải xét xem đã mà bị từ chối cũng không hiểu vì sao". Ông này cũng cho biết thêm, trước đây khoảng 4 tháng, cứ công ty nào gửi đơn xin làm đại lý là đều được chấp thuận nhưng bây giờ tình hình đã khác.
Cán bộ phụ trách mảng đấu giá cổ phần tại một CTCK có trụ sở tại quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết, có một quy luật bất thành văn là CTCK lớn có nhiều khách hàng sẽ được quyền làm đại lý đấu giá thường xuyên hơn các CTCK nhỏ do họ có nhiều khách hàng hơn nên lượng khách đăng ký đấu giá cũng lớn hơn. Đối với các CTCK nhỏ, khách hàng ít, họ cũng rất muốn tham gia làm đại lý đấu giá để thu hút thêm khách hàng nhưng cũng vì ít khách hàng nên họ ít được đưa vào danh sách làm đại lý. Vị cán bộ này cũng thừa nhận: "Bây giờ có tới 60 CTCK nên cũng không thể cho phép tất cả các CTCK đăng ký được làm đại lý".
Trao đổi với Báo Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Hoàng Lan - Phó giám đốc HASTC cho biết: "Nếu như CTCK nào đăng ký làm đại lý đấu giá cũng được chấp thuận thì HASTC sẽ không đủ đường truyền bởi đợt đấu giá lớn nhất mà HASTC huy động tổng lực cũng chỉ có 11 CTCK. Khi thực hiện các đợt đấu giá, chúng tôi cũng luôn chú ý việc phải luân phiên, có bao gồm cả CTCK lớn, nhỏ, mới, cũ. Cũng vì thế mà có những CTCK thuộc loại lớn nhất rất muốn tham gia làm đại lý đấu giá trong một vài trường hợp nhưng không được vì họ đã làm đại lý vài phiên trước đó".
Bà Lan cũng cho biết, thông thường thì CTCK nào tư vấn đấu giá chắc chắn phải có một suất làm đại lý đấu giá, bên cạnh đó là CTCK có trụ sở hoặc chi nhánh tại địa phương mà công ty đấu giá đặt trụ sở cũng được ưu tiên như trường hợp đấu giá Vosco tại Hải Phòng... Tuy nhiên, bà Lan cũng thừa nhận: "Công bằng tuyệt đối thì có thể là khó nhưng tôi xin khẳng định là chúng tôi đã làm hết khả năng của mình để đảm bảo sự công bằng giữa các CTCK và đảm bảo cho các cuộc đấu giá diễn ra thành công".
Tổng giám đốc một CTCK có thị phần môi giới khá lớn (đề nghị không nêu tên) nhận xét: "Thực tế là không có quy định nào về tiêu chuẩn chính thức khi đăng ký làm đại lý đấu giá tại HASTC nhưng mọi người đều hiểu ngầm một quy luật là phải luân phiên và có ưu tiên các CTCK lớn bởi họ có nhiều khách hàng hơn và sẽ đảm bảo thành công cho cuộc đấu giá. Thế nhưng, vấn đề là khi không có tiêu chuẩn rõ ràng thì ngay cả việc luân phiên cũng không thể nào công bằng tuyệt đối và chuyện xảy ra tị nạnh nhau cũng là điều dễ hiểu".
Ông này cũng đưa ra nhận xét, vào thời điểm hiện nay khi chưa có các đợt IPO lớn thì mọi việc chưa trầm trọng, chứ khi diễn ra các đợt IPO lớn như Vietcombank, MobiFone, Ngân hàng Đầu tư... mà CTCK nào bị đứng ngoài cuộc sẽ là một thiệt thòi rất lớn. Nếu họ không được giải thích rõ ràng tại sao họ "bị loại" thì sẽ rất phức tạp.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Theo thông tin từ các CTCK, mức phí thu được từ dịch vụ làm đại lý đấu giá cho một đợt đấu giá chỉ khoảng 1 triệu đồng, một mức phí quá ít so với các công việc mà CTCK cần thực hiện cũng như chi phí bỏ ra. Lỗ từ nghiệp vụ này là một điều chắc chắn. Bù lại, khi khách hàng đấu giá ở đâu thì thường mở tài khoản hoặc giao dịch cổ phiếu mình đấu giá ở đó và đây chính là nguồn thu mà các CTCK hướng tới, họ chấp nhận lỗ là vì điều này.
Thế nhưng, muốn được "lỗ" cũng không dễ bởi không ít CTCK đăng ký làm đại lý đấu giá tại HASTC không được chấp nhận (dù đăng ký trước hạn) mà không biết lý do chính thức là gì. Tổng giám đốc một CTCK có trụ sở tại Hà Nội bức xúc: "Tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, chúng tôi chỉ cần gửi đơn xin tham gia làm đại lý đấu giá là được chấp thuận. Còn ở HASTC, gửi đơn xin làm đại lý đấu giá đúng thời hạn còn phải xét xem đã mà bị từ chối cũng không hiểu vì sao". Ông này cũng cho biết thêm, trước đây khoảng 4 tháng, cứ công ty nào gửi đơn xin làm đại lý là đều được chấp thuận nhưng bây giờ tình hình đã khác.
Cán bộ phụ trách mảng đấu giá cổ phần tại một CTCK có trụ sở tại quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết, có một quy luật bất thành văn là CTCK lớn có nhiều khách hàng sẽ được quyền làm đại lý đấu giá thường xuyên hơn các CTCK nhỏ do họ có nhiều khách hàng hơn nên lượng khách đăng ký đấu giá cũng lớn hơn. Đối với các CTCK nhỏ, khách hàng ít, họ cũng rất muốn tham gia làm đại lý đấu giá để thu hút thêm khách hàng nhưng cũng vì ít khách hàng nên họ ít được đưa vào danh sách làm đại lý. Vị cán bộ này cũng thừa nhận: "Bây giờ có tới 60 CTCK nên cũng không thể cho phép tất cả các CTCK đăng ký được làm đại lý".
Trao đổi với Báo Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Hoàng Lan - Phó giám đốc HASTC cho biết: "Nếu như CTCK nào đăng ký làm đại lý đấu giá cũng được chấp thuận thì HASTC sẽ không đủ đường truyền bởi đợt đấu giá lớn nhất mà HASTC huy động tổng lực cũng chỉ có 11 CTCK. Khi thực hiện các đợt đấu giá, chúng tôi cũng luôn chú ý việc phải luân phiên, có bao gồm cả CTCK lớn, nhỏ, mới, cũ. Cũng vì thế mà có những CTCK thuộc loại lớn nhất rất muốn tham gia làm đại lý đấu giá trong một vài trường hợp nhưng không được vì họ đã làm đại lý vài phiên trước đó".
Bà Lan cũng cho biết, thông thường thì CTCK nào tư vấn đấu giá chắc chắn phải có một suất làm đại lý đấu giá, bên cạnh đó là CTCK có trụ sở hoặc chi nhánh tại địa phương mà công ty đấu giá đặt trụ sở cũng được ưu tiên như trường hợp đấu giá Vosco tại Hải Phòng... Tuy nhiên, bà Lan cũng thừa nhận: "Công bằng tuyệt đối thì có thể là khó nhưng tôi xin khẳng định là chúng tôi đã làm hết khả năng của mình để đảm bảo sự công bằng giữa các CTCK và đảm bảo cho các cuộc đấu giá diễn ra thành công".
Tổng giám đốc một CTCK có thị phần môi giới khá lớn (đề nghị không nêu tên) nhận xét: "Thực tế là không có quy định nào về tiêu chuẩn chính thức khi đăng ký làm đại lý đấu giá tại HASTC nhưng mọi người đều hiểu ngầm một quy luật là phải luân phiên và có ưu tiên các CTCK lớn bởi họ có nhiều khách hàng hơn và sẽ đảm bảo thành công cho cuộc đấu giá. Thế nhưng, vấn đề là khi không có tiêu chuẩn rõ ràng thì ngay cả việc luân phiên cũng không thể nào công bằng tuyệt đối và chuyện xảy ra tị nạnh nhau cũng là điều dễ hiểu".
Ông này cũng đưa ra nhận xét, vào thời điểm hiện nay khi chưa có các đợt IPO lớn thì mọi việc chưa trầm trọng, chứ khi diễn ra các đợt IPO lớn như Vietcombank, MobiFone, Ngân hàng Đầu tư... mà CTCK nào bị đứng ngoài cuộc sẽ là một thiệt thòi rất lớn. Nếu họ không được giải thích rõ ràng tại sao họ "bị loại" thì sẽ rất phức tạp.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Khi công ty chứng khoán muốn được "lỗ chỏng gọng"
Something to say?