Mỗi lần nhập lệnh sai, phạt 500.000 đồng
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Đó là đề xuất trong dự thảo thông tư về lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán nhằm hạn chế tình trạng nhầm lẫn trong quá trình nhập lệnh của các Cty chứng khoán đang được UBCKNN hoàn thiện để ban hành trong tháng 11 tới.
Bà Nguyễn Thị Liên Hoa, Phó chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho hay, hiện nay các công ty chứng khoán trong quá trình nhập lệnh rất hay xảy ra nhầm lẫn. Đây là việc khó tránh khỏi, song vấn đề là sau đó các đơn vị chức năng phải sửa lỗi, xử lý và điều chỉnh lại các dữ liệu sau giao dịch.
Việc làm này rất mất thời gian, và khó đảm bảo khả năng thanh toán. Chính vì vậy, mức phí 500.000 đồng cho một lần sửa lỗi nói trên có tính chất như một hình thức phạt để các công ty chứng khoán cẩn trọng hơn, hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, tránh rủi ro thanh toán cho thị trường.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Sơn, Phó trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, trong thực tế, sau các giao dịch có xảy ra lỗi, các đơn vị chức năng như công ty chứng khoán, Trung tâm giao dịch, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký phải mất khá nhiều thời gian và cả tiền bạc để kiểm tra, đối chiếu dữ liệu, in ấn hồ sơ, chứng từ, thực hiện điều chỉnh sửa lỗi trên hệ thống tài khoản...
Ông Sơn cho hay, trong các quy định trước đây chưa có phí sửa lỗi giao dịch này, tuy nhiên do thị trường chứng khoán ngày càng phát triển nên yêu cầu quản lý ngày càng cao hơn. Theo ông, nếu các công ty chứng khoán thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát và nhập lệnh thì sẽ góp phần củng cố niềm tin cho nhà đầu tư vào thị trường hơn.
Tuy nhiên, phía các công ty chứng khoán cho rằng, mức 500.000 đồng là quá cao. Ông Nguyễn Quang Bảo, Phó giám đốc Dịch vụ chứng khoán Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, mức phí trên sẽ gây sức ép nặng nề cho các đại diện giao dịch tại sàn. Ông đề nghị chỉ nên áp dụng ở mức 100.000 đồng.
Cũng theo dự thảo trên, các công ty chứng khoán muốn trở thành thành viên của Trung tâm và Sở giao dịch chứng khoán thì phải đóng lệ phí là 300 triệu đồng. Cơ sở để đưa ra mức phí này là nhằm chia sẻ một phần chi phí ban đầu để tổ chức và xây dựng thị trường, bao gồm phí trả cho đặc quyền được giao dịch trên HOSE và HASTC, chi phí xem xét hồ sơ, khảo sát điều kiện làm thành viên và làm đại diện giao dịch của các công ty chứng khoán.
Tuy nhiên theo ông Ngô Phương Chí, Phó giám đốc Công ty chứng khoán Bảo Việt, mức 300 triệu đồng là khá cao. “Thị trường chứng khoán VN vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chính vì vậy các cơ chế, hành lang pháp lý, đặc biệt trong vấn đề phí cần làm sao để khuyến khích và thu hút các công ty chứng khoán tham gia chứ không nên tạo hàng rào”, ông Chí nhấn mạnh.
Một điểm đáng chú ý nữa là dự thảo lần này đưa ra đề xuất sẽ áp dụng mức phí môi giới đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ từ 0,15% đến 0,5% giá trị giao dịch. Mức đang áp dụng hiện nay tối đa là 0,5%.
Theo bà Phương Hoàng Liên Hoa, phí môi giới là nguồn thu lớn và chủ yếu của các công ty chứng khoán nên việc không quy định mức sàn như hiện nay đã khiến nhiều công ty chứng khoán miễn giảm phí một cách tùy tiện.
Chẳng hạn như trong giai đoạn thị trường đi xuống hồi tháng 5-8 vừa qua, nhiều công ty chứng khoán mới thành lập thậm chí còn miễn phí giao dịch trong khoảng thời gian đầu hoạt động. Việc làm này dẫn tới chất lượng dịch vụ môi giới không được đảm bảo và ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư.
Trước quy định này, một số ý kiến cho rằng, chỉ nên quy định giá sàn thôi chứ không nên quy định trần. Tuy nhiên, bà Hoa nhấn manh: “Nếu không quy đinh như vậy thì trong điều kiện công ty chứng khoán không đủ năng lực cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư theo nhu cầu, khi thị trường tăng mạnh các công ty này có thể sẽ tăng phí vô tội vạ, không có cách nào để điều chỉnh ngay được, và cũng không thể hô hào được. Phải quy định mức trần là vì thế”.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Bà Nguyễn Thị Liên Hoa, Phó chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho hay, hiện nay các công ty chứng khoán trong quá trình nhập lệnh rất hay xảy ra nhầm lẫn. Đây là việc khó tránh khỏi, song vấn đề là sau đó các đơn vị chức năng phải sửa lỗi, xử lý và điều chỉnh lại các dữ liệu sau giao dịch.
Việc làm này rất mất thời gian, và khó đảm bảo khả năng thanh toán. Chính vì vậy, mức phí 500.000 đồng cho một lần sửa lỗi nói trên có tính chất như một hình thức phạt để các công ty chứng khoán cẩn trọng hơn, hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, tránh rủi ro thanh toán cho thị trường.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Sơn, Phó trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, trong thực tế, sau các giao dịch có xảy ra lỗi, các đơn vị chức năng như công ty chứng khoán, Trung tâm giao dịch, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký phải mất khá nhiều thời gian và cả tiền bạc để kiểm tra, đối chiếu dữ liệu, in ấn hồ sơ, chứng từ, thực hiện điều chỉnh sửa lỗi trên hệ thống tài khoản...
Ông Sơn cho hay, trong các quy định trước đây chưa có phí sửa lỗi giao dịch này, tuy nhiên do thị trường chứng khoán ngày càng phát triển nên yêu cầu quản lý ngày càng cao hơn. Theo ông, nếu các công ty chứng khoán thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát và nhập lệnh thì sẽ góp phần củng cố niềm tin cho nhà đầu tư vào thị trường hơn.
Tuy nhiên, phía các công ty chứng khoán cho rằng, mức 500.000 đồng là quá cao. Ông Nguyễn Quang Bảo, Phó giám đốc Dịch vụ chứng khoán Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, mức phí trên sẽ gây sức ép nặng nề cho các đại diện giao dịch tại sàn. Ông đề nghị chỉ nên áp dụng ở mức 100.000 đồng.
Cũng theo dự thảo trên, các công ty chứng khoán muốn trở thành thành viên của Trung tâm và Sở giao dịch chứng khoán thì phải đóng lệ phí là 300 triệu đồng. Cơ sở để đưa ra mức phí này là nhằm chia sẻ một phần chi phí ban đầu để tổ chức và xây dựng thị trường, bao gồm phí trả cho đặc quyền được giao dịch trên HOSE và HASTC, chi phí xem xét hồ sơ, khảo sát điều kiện làm thành viên và làm đại diện giao dịch của các công ty chứng khoán.
Tuy nhiên theo ông Ngô Phương Chí, Phó giám đốc Công ty chứng khoán Bảo Việt, mức 300 triệu đồng là khá cao. “Thị trường chứng khoán VN vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chính vì vậy các cơ chế, hành lang pháp lý, đặc biệt trong vấn đề phí cần làm sao để khuyến khích và thu hút các công ty chứng khoán tham gia chứ không nên tạo hàng rào”, ông Chí nhấn mạnh.
Một điểm đáng chú ý nữa là dự thảo lần này đưa ra đề xuất sẽ áp dụng mức phí môi giới đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ từ 0,15% đến 0,5% giá trị giao dịch. Mức đang áp dụng hiện nay tối đa là 0,5%.
Theo bà Phương Hoàng Liên Hoa, phí môi giới là nguồn thu lớn và chủ yếu của các công ty chứng khoán nên việc không quy định mức sàn như hiện nay đã khiến nhiều công ty chứng khoán miễn giảm phí một cách tùy tiện.
Chẳng hạn như trong giai đoạn thị trường đi xuống hồi tháng 5-8 vừa qua, nhiều công ty chứng khoán mới thành lập thậm chí còn miễn phí giao dịch trong khoảng thời gian đầu hoạt động. Việc làm này dẫn tới chất lượng dịch vụ môi giới không được đảm bảo và ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư.
Trước quy định này, một số ý kiến cho rằng, chỉ nên quy định giá sàn thôi chứ không nên quy định trần. Tuy nhiên, bà Hoa nhấn manh: “Nếu không quy đinh như vậy thì trong điều kiện công ty chứng khoán không đủ năng lực cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư theo nhu cầu, khi thị trường tăng mạnh các công ty này có thể sẽ tăng phí vô tội vạ, không có cách nào để điều chỉnh ngay được, và cũng không thể hô hào được. Phải quy định mức trần là vì thế”.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Mỗi lần nhập lệnh sai, phạt 500.000 đồng
Something to say?