Nhà đầu tư có thay đổi khẩu vị?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Những tháng cuối năm 2006, đầu 2007 là quãng thời gian "tuyệt vời" của các nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán. Không khí chứng khoán sục sôi, cảm xúc hoan hỉ ở khắp mọi nơi.
Vườn cổ tích…
Người ta truyền tai nhau thông tin về một cổ phiếu sắp xuất hiện, một dự án chuẩn bị ra đời. Và rồi sau đó, ai cũng nỗ lực nắm giữ một lượng cổ phiếu cho riêng mình. Rất đông các NĐT cá nhân, vào thời điểm đó, xem TTCK như mảnh vườn kỳ diệu. Chỉ cần gieo đồng vốn xuống, cây tiền sẽ vươn mình mạnh mẽ và quả giàu có nhanh chóng mọc sum suê.
Các đỉnh cao kỷ lục VN-Index liên tục bị phá vỡ vừa củng cố niềm tin, vừa hối thúc đẩy nhanh quá trình tham gia sâu hơn TTCK của các NĐT. Ngày 1-12-2006, VN-Index ở mức 631; 19 ngày sau, VN-Index đạt kỷ lục 810. Đầu năm 2007, VN-Index được ghi với bốn chữ số. Liên tục tháng 2, tháng 3 và cả nửa đầu tháng 4, chỉ số chung của thị trường ở trên mức 1.000. Đỉnh cao nhất của VN-Index là 1.171 điểm, ngày 12-3-2007.
Suốt thời gian "trên mây", NĐT có niềm tin vững chắc vào xu thế giá chứng khoán tiếp tục tăng và nếu có giảm cũng chỉ để… chuẩn bị tăng. Mọi thông số về kết quả kinh doanh và hiệu quả vận hành doanh nghiệp hầu như mất ý nghĩa. Nếu mua được cổ phiếu vào ngày hôm nay thì ngày mai hoặc qua tuần tới, giá sẽ tăng và quyết định sẽ chỉ là lựa chọn: bán ngay hay tiếp tục giữ để lãi nhiều hơn.
Xu thế này rõ ràng tới mức cả các công ty chứng khoán cũng bỏ lơ việc phân tích, đánh giá vận động thị trường và các loại hàng hóa. Lý giải cho thực tế này không khó.
NĐT dốc trọn quan tâm cho việc so sánh mức giá và số lượng cổ phiếu có thể mua được với lượng vốn hiện có. Nhu cầu thông tin là nắm bắt nhanh nhất về số lượng cổ phiếu, dự án, hợp tác mới và rà soát kênh quan hệ để tiếp cận, sở hữu.
Cũng từ đây, bao chuyện thật như đùa đã xảy ra. Có NĐT sau khi bỏ gần nửa tỉ đồng vào TTCK mới bắt đầu tìm hiểu khái niệm cổ phiếu và trái phiếu. Một người khác khẳng định mã cổ phiếu HTV (Công ty cổ phần Vận tải Hà Tiên) rất triển vọng bởi ai cũng biết... Đài truyền hình TP.HCM. Ở phía khác, liên tục xuất hiện kế hoạch tăng vốn, dự án mở rộng, đầu tư mới, hợp tác chiến lược mà tính khả thi và chân thực dễ dàng trở nên mong manh trước những câu hỏi "để biết thêm chi tiết" của NĐT.
Thị trường không phải lúc nào cũng thuận lợi. Từ nửa sau tháng 3-2007, bảng giao dịch điện tử chứng kiến một màu đỏ chủ đạo. Thị trường tài chính có quy luật riêng của nó, khi giá giảm, người ta dừng việc mua vào.
Khẩu vị mới và nỗ lực đáp ứng
Khả năng thu lợi trong thời gian ngắn trên TTCK không còn nữa. Chuyển lượng cổ phiếu đang sở hữu ra tiền mặt cũng không dễ dàng. Nguồn thu của các NĐT rút gọn về cổ tức có được từ kết quả kinh doanh. Quan tâm thực sự được chuyển sang "sức khỏe" của doanh nghiệp.
Không tồn tại thuật giả kim, động cơ vĩnh cửu và máy tạo ra tiền. Để các hàng hóa tài chính có thể giao dịch, đâu đó, phải có máy móc chạy, công nhân làm việc, nhân viên bán hàng tích cực trên thị trường… Bắt đầu dấy lên những đòi hỏi được trình bày rõ ràng về cách thức quản lý điều hành doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh từ cổ đông. Điều này thực sự tạo áp lực không nhỏ đối với đội ngũ điều hành doanh nghiệp.
Không khí vắng lặng và buồn tẻ bỗng chốc trở nên quen thuộc tại các sàn giao dịch chứng khoán. Rất may mắn là lo ngại một kịch bản đóng băng TTCK như đã từng xảy ra vào các năm 2001-2003 đã không xảy ra.
Niềm tin vào tương lai xán lạn cho TTCK VN hoàn toàn có căn cứ. Mức 900 hay thậm chí 800 không hề thấp. Sau hơn sáu năm kể từ khi TTCK VN ra đời, VN-Index mới lần đầu tiên xác lập kỷ lục 600 điểm. Các NĐT khôn ngoan nhận thấy khó kiếm tiền nhanh bằng giao dịch các loại cổ phiếu nhưng cơ hội sinh lời cho đồng vốn qua TTCK hẳn nhiên vẫn rất rõ ràng và hấp dẫn, đặc biệt, khi so sánh với số cơ hội thương mại trực tiếp trên thị trường.
Hàng hóa mới không còn là đối tượng săn lùng. Điều này phản ánh qua kết quả đấu giá một số cổ phiếu trong thời gian gần đây. Tìm tới những thương hiệu uy tín, hiện diện rộng rãi, có chiến lược và hướng đi rõ ràng, thuyết phục là khẩu vị mới của các NĐT. Và tiếp theo đó là: Kiên nhẫn.
Các NĐT nước ngoài tiếp tục đánh giá cao tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng đầu năm 2007, 814 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 7 tỉ USD, mức cao nhất từ trước tới nay.
Hai sự cố tính nhầm "room" cho NĐT nước ngoài với ABT (Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre) và STB (Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín) ngẫu nhiên trở thành thuốc thử mức độ quan tâm của NĐT nước ngoài với chứng khoán Việt Nam. Các NĐT ngoại, không hề bỏ lỡ những dịp may khó lặp lại này, đặt lệnh mua hết toàn bộ số lượng cổ phiếu được "tăng cung".
Nhu cầu tìm kiếm các cơ hội đầu tư bền vững và dài hạn nhanh chóng được các công ty chứng khoán nắm bắt. Hàng loạt đánh giá và nhận định xu thế thị trường được giới thiệu tới công chúng. Ngoài tham khảo ý kiến đánh giá của các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế, NĐT VN còn có thể tiếp cận với rất nhiều báo cáo triển vọng thị trường do các công ty chứng khoán trong nước cung cấp.
Quỹ đầu tư, tổ chức tài chính lần lượt đưa ra tín hiệu hướng tới hoạt động hợp tác chiến lược, gắn bó lâu bền, cùng chia sẻ nhiệm vụ vận hành và phát triển kinh doanh với doanh nghiệp. Sở GDCK, cũng thể hiện rất rõ quan tâm tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua các hội thảo giới thiệu nội dung và vai trò của quản trị doanh nghiệp (corporate governance) cũng như cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cải thiện khả năng quản trị vận hành, tổ chức thông tin đáp ứng yêu cầu của công chúng.
Tuy vậy, chủ động và tích cực nhất trong việc thỏa mãn khẩu vị mới của các NĐT không phải ai khác mà chính là các công ty niêm yết và sắp niêm yết. Các cụm từ "quan hệ cổ đông", "quan hệ NĐT" được sử dụng ngày một nhiều hơn và dần thay thế cụm từ "quan hệ công chúng" quen thuộc. Hành động đi liền với lời nói. Nhiều đại gia trên TTCK lần lượt có các buổi tiếp xúc, giao lưu, trao đổi trực tuyến với cộng đồng đầu tư.
Khẩu vị đầu tư đã thay đổi và chủ động truyền thông tới cộng đồng tài chính, tăng cường hiện diện, phát triển thương hiệu vẫn là nhiệm vụ thường xuyên với những doanh nghiệp đã, đang và sẽ hiện diện trên TTCK Việt Nam.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Vườn cổ tích…
Người ta truyền tai nhau thông tin về một cổ phiếu sắp xuất hiện, một dự án chuẩn bị ra đời. Và rồi sau đó, ai cũng nỗ lực nắm giữ một lượng cổ phiếu cho riêng mình. Rất đông các NĐT cá nhân, vào thời điểm đó, xem TTCK như mảnh vườn kỳ diệu. Chỉ cần gieo đồng vốn xuống, cây tiền sẽ vươn mình mạnh mẽ và quả giàu có nhanh chóng mọc sum suê.
Các đỉnh cao kỷ lục VN-Index liên tục bị phá vỡ vừa củng cố niềm tin, vừa hối thúc đẩy nhanh quá trình tham gia sâu hơn TTCK của các NĐT. Ngày 1-12-2006, VN-Index ở mức 631; 19 ngày sau, VN-Index đạt kỷ lục 810. Đầu năm 2007, VN-Index được ghi với bốn chữ số. Liên tục tháng 2, tháng 3 và cả nửa đầu tháng 4, chỉ số chung của thị trường ở trên mức 1.000. Đỉnh cao nhất của VN-Index là 1.171 điểm, ngày 12-3-2007.
Suốt thời gian "trên mây", NĐT có niềm tin vững chắc vào xu thế giá chứng khoán tiếp tục tăng và nếu có giảm cũng chỉ để… chuẩn bị tăng. Mọi thông số về kết quả kinh doanh và hiệu quả vận hành doanh nghiệp hầu như mất ý nghĩa. Nếu mua được cổ phiếu vào ngày hôm nay thì ngày mai hoặc qua tuần tới, giá sẽ tăng và quyết định sẽ chỉ là lựa chọn: bán ngay hay tiếp tục giữ để lãi nhiều hơn.
Xu thế này rõ ràng tới mức cả các công ty chứng khoán cũng bỏ lơ việc phân tích, đánh giá vận động thị trường và các loại hàng hóa. Lý giải cho thực tế này không khó.
NĐT dốc trọn quan tâm cho việc so sánh mức giá và số lượng cổ phiếu có thể mua được với lượng vốn hiện có. Nhu cầu thông tin là nắm bắt nhanh nhất về số lượng cổ phiếu, dự án, hợp tác mới và rà soát kênh quan hệ để tiếp cận, sở hữu.
Cũng từ đây, bao chuyện thật như đùa đã xảy ra. Có NĐT sau khi bỏ gần nửa tỉ đồng vào TTCK mới bắt đầu tìm hiểu khái niệm cổ phiếu và trái phiếu. Một người khác khẳng định mã cổ phiếu HTV (Công ty cổ phần Vận tải Hà Tiên) rất triển vọng bởi ai cũng biết... Đài truyền hình TP.HCM. Ở phía khác, liên tục xuất hiện kế hoạch tăng vốn, dự án mở rộng, đầu tư mới, hợp tác chiến lược mà tính khả thi và chân thực dễ dàng trở nên mong manh trước những câu hỏi "để biết thêm chi tiết" của NĐT.
Thị trường không phải lúc nào cũng thuận lợi. Từ nửa sau tháng 3-2007, bảng giao dịch điện tử chứng kiến một màu đỏ chủ đạo. Thị trường tài chính có quy luật riêng của nó, khi giá giảm, người ta dừng việc mua vào.
Khẩu vị mới và nỗ lực đáp ứng
Khả năng thu lợi trong thời gian ngắn trên TTCK không còn nữa. Chuyển lượng cổ phiếu đang sở hữu ra tiền mặt cũng không dễ dàng. Nguồn thu của các NĐT rút gọn về cổ tức có được từ kết quả kinh doanh. Quan tâm thực sự được chuyển sang "sức khỏe" của doanh nghiệp.
Không tồn tại thuật giả kim, động cơ vĩnh cửu và máy tạo ra tiền. Để các hàng hóa tài chính có thể giao dịch, đâu đó, phải có máy móc chạy, công nhân làm việc, nhân viên bán hàng tích cực trên thị trường… Bắt đầu dấy lên những đòi hỏi được trình bày rõ ràng về cách thức quản lý điều hành doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh từ cổ đông. Điều này thực sự tạo áp lực không nhỏ đối với đội ngũ điều hành doanh nghiệp.
Không khí vắng lặng và buồn tẻ bỗng chốc trở nên quen thuộc tại các sàn giao dịch chứng khoán. Rất may mắn là lo ngại một kịch bản đóng băng TTCK như đã từng xảy ra vào các năm 2001-2003 đã không xảy ra.
Niềm tin vào tương lai xán lạn cho TTCK VN hoàn toàn có căn cứ. Mức 900 hay thậm chí 800 không hề thấp. Sau hơn sáu năm kể từ khi TTCK VN ra đời, VN-Index mới lần đầu tiên xác lập kỷ lục 600 điểm. Các NĐT khôn ngoan nhận thấy khó kiếm tiền nhanh bằng giao dịch các loại cổ phiếu nhưng cơ hội sinh lời cho đồng vốn qua TTCK hẳn nhiên vẫn rất rõ ràng và hấp dẫn, đặc biệt, khi so sánh với số cơ hội thương mại trực tiếp trên thị trường.
Hàng hóa mới không còn là đối tượng săn lùng. Điều này phản ánh qua kết quả đấu giá một số cổ phiếu trong thời gian gần đây. Tìm tới những thương hiệu uy tín, hiện diện rộng rãi, có chiến lược và hướng đi rõ ràng, thuyết phục là khẩu vị mới của các NĐT. Và tiếp theo đó là: Kiên nhẫn.
Các NĐT nước ngoài tiếp tục đánh giá cao tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng đầu năm 2007, 814 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 7 tỉ USD, mức cao nhất từ trước tới nay.
Hai sự cố tính nhầm "room" cho NĐT nước ngoài với ABT (Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre) và STB (Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín) ngẫu nhiên trở thành thuốc thử mức độ quan tâm của NĐT nước ngoài với chứng khoán Việt Nam. Các NĐT ngoại, không hề bỏ lỡ những dịp may khó lặp lại này, đặt lệnh mua hết toàn bộ số lượng cổ phiếu được "tăng cung".
Nhu cầu tìm kiếm các cơ hội đầu tư bền vững và dài hạn nhanh chóng được các công ty chứng khoán nắm bắt. Hàng loạt đánh giá và nhận định xu thế thị trường được giới thiệu tới công chúng. Ngoài tham khảo ý kiến đánh giá của các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế, NĐT VN còn có thể tiếp cận với rất nhiều báo cáo triển vọng thị trường do các công ty chứng khoán trong nước cung cấp.
Quỹ đầu tư, tổ chức tài chính lần lượt đưa ra tín hiệu hướng tới hoạt động hợp tác chiến lược, gắn bó lâu bền, cùng chia sẻ nhiệm vụ vận hành và phát triển kinh doanh với doanh nghiệp. Sở GDCK, cũng thể hiện rất rõ quan tâm tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua các hội thảo giới thiệu nội dung và vai trò của quản trị doanh nghiệp (corporate governance) cũng như cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cải thiện khả năng quản trị vận hành, tổ chức thông tin đáp ứng yêu cầu của công chúng.
Tuy vậy, chủ động và tích cực nhất trong việc thỏa mãn khẩu vị mới của các NĐT không phải ai khác mà chính là các công ty niêm yết và sắp niêm yết. Các cụm từ "quan hệ cổ đông", "quan hệ NĐT" được sử dụng ngày một nhiều hơn và dần thay thế cụm từ "quan hệ công chúng" quen thuộc. Hành động đi liền với lời nói. Nhiều đại gia trên TTCK lần lượt có các buổi tiếp xúc, giao lưu, trao đổi trực tuyến với cộng đồng đầu tư.
Khẩu vị đầu tư đã thay đổi và chủ động truyền thông tới cộng đồng tài chính, tăng cường hiện diện, phát triển thương hiệu vẫn là nhiệm vụ thường xuyên với những doanh nghiệp đã, đang và sẽ hiện diện trên TTCK Việt Nam.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Nhà đầu tư có thay đổi khẩu vị?
Something to say?