Cổ đông chiến lược hay chiến thuật?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Cổ đông chiến lược như “một phần không thể thiếu” của nhiều ngân hàng TMCP. Qua mỗi thời điểm, quan điểm chọn cổ đông chiến lược có khác nhau; ngay giữa các ngân hàng, quan điểm đó cũng không thống nhất hoàn toàn.
Nói “một phần không thể thiếu” bởi có những kỳ vọng rằng, khi có cổ đông chiến lược tầm cỡ, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, giá cổ phiếu ngân hàng đó sẽ cải thiện, cao hơn hoặc sốt hơn trên thị trường. Với những ngân hàng tiến hành IPO (phát hành cổ phần lần đầu), sự “không thể thiếu” đó càng quan trọng hơn vì có thêm khả năng tạo giá trị trong đấu giá. Và về dài hạn, để phát triển mạnh, tiếp cận nhanh các chuẩn mực quốc tế về quản trị, công nghệ…, có cổ đông chiến lược nước ngoài cũng là một lợi thế.
Quan điểm chưa thống nhất
Cuối năm 2005, trong cuộc điện thoại với cấp dưới khi tiếp chuyện phóng viên, Tổng giám đốc một ngân hàng TMCP nói không ngại ngùng: “Cứ thăm dò xem, bán được bao nhiêu thì bán, miễn là có điều kiện trở thành cổ đông chiến lược”. Câu chuyện này diễn ra ở thời điểm giá cổ phiếu ngân hàng đó trên thị trường OTC mới chỉ khoảng 1,7 lần mệnh giá nhưng một năm sau đó, khoảng cách này đã nới rộng lên tới 12 - 13 lần, tất nhiên trong đó có “yếu tố ngoại”.
Nhắc lại câu chuyện này để nói về thời điểm 2 năm trước, khi hàng loạt ngân hàng TMCP tuyên bố sẽ có cổ đông chiến lược nước ngoài. Mục tiêu tìm và chọn được đưa vào nội dung chính tại ĐHCĐ. Đến nay, có ngân hàng hiện thực được, có ngân hàng không, nhưng có một điểm thống nhất là tìm cổ đông chiến lược, nhất là nước ngoài, trở thành một xu thế. Nhưng quan điểm lại không đồng nhất. Ngay ở thời điểm này, có thể thấy ở 2 trường hợp đang xúc tiến kế hoạch cổ phần hóa và chọn cổ đông chiến lược là Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB).
Theo Đề án vừa được duyệt, Vietcombank có thể có 2 cổ đông chiến lược nước ngoài và 1 trong nước, tức là có nhiều cổ đông chiến lược. Điều này cũng có tiền lệ ở Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) hay Ngân hàng Á châu (ACB). Nhưng bước đầu, MHB lại có quan điểm khác và khá rạch ròi. Ông Huỳnh Nam Dũng, Chủ tịch HĐQT MHB cho rằng, chọn cổ đông chiến lược giống như cưới vợ, cưới chồng và theo quan niệm truyền thống thì chỉ có một mà thôi. “Đã gọi là cổ đông chiến lược thì chỉ có một cũng như không thể lấy hai chồng hay hai vợ được”, ông Dũng nhấn mạnh. Theo quan điểm của ông Dũng, vị trí và giá trị của cổ đông chiến lược được đề cao, trọn vẹn hơn và không bị “pha loãng”. Tất nhiên, ở mỗi ngân hàng, vị trí và giá trị đó có những mức độ khác nhau.
Lạm phát khái niệm “chiến lược”
Thị trường liên tục đón nhận thông tin ký kết các bản hợp đồng hợp tác chiến lược, đầu tư chiến lược, đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện… Có thực tế nhưng cũng có những thông tin đánh đồng khái niệm và không hẳn công chúng đầu tư đều hiểu thấu đáo. Thị trường còn nhớ đến trường hợp khái niệm “cổ đông chiến lược” bị xem nhẹ, sai lệch trong tin đồn Kinh Đô bán nóng cổ phiếu Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) rộ lên hồi cuối tháng 3/2007. Thậm chí, một số tin, bài trên báo chí cũng viết “nhầm” hợp tác chiến lược với toàn diện hay song phương…
Một ý kiến tham luận trong cuộc hội thảo “Đấu giá cổ phần lần đầu” do Học viện Tài chính tổ chức vừa qua cũng nhấn mạnh đến sự “na ná” nói trên như là một mục đích làm hài lòng cổ đông, có thể làm tăng giá cổ phiếu nhưng không đưa đến cho ngân hàng cổ đông chiến lược thực sự. Ở đây, khái niệm “chiến lược” bị lạm phát và có thể bị lạm dụng. Yêu cầu đặt ra là các ngân hàng, cũng như những doanh nghiệp khác, phải công bố thông tin đầy đủ, cụ thể về trách nhiệm, cam kết cũng như quyền lợi của cổ đông chiến lược trong các bản hợp đồng, tránh gây hiểu nhầm trong công chúng đầu tư.
Còn theo quan điểm chung, dù nội hay ngoại, cổ đông chiến lược phải mang lại lợi ích gắn kết lâu dài, cùng làm và cùng chịu. Nói theo cách ngắn gọn của ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK Hà Nội (HSSC) trong ngày Công ty ra mắt, “đã là cổ đông chiến lược thì anh phải đi cùng doanh nghiệp một khoảng thời gian nhất định”. Với ông Vũ Viết Ngoạn, Tổng giám đốc Vietcombank, đó là phải trực tiếp tham gia triển khai các kế hoạch kinh doanh, “lời ăn lỗ chịu” và phải cam kết hỗ trợ tích cực Ngân hàng, cam kết nắm giữ cổ phiếu trong ít nhất 5 năm. Với yêu cầu cam kết và gắn bó đó, ông Dũng cho rằng, nên gọi “đối tác lâu dài” thay vì “đối tác chiến lược”, vì mục tiêu phát triển Ngân hàng lâu dài, chứ không phải kết quả đấu giá hay giá cổ phiếu trước mắt.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Nói “một phần không thể thiếu” bởi có những kỳ vọng rằng, khi có cổ đông chiến lược tầm cỡ, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, giá cổ phiếu ngân hàng đó sẽ cải thiện, cao hơn hoặc sốt hơn trên thị trường. Với những ngân hàng tiến hành IPO (phát hành cổ phần lần đầu), sự “không thể thiếu” đó càng quan trọng hơn vì có thêm khả năng tạo giá trị trong đấu giá. Và về dài hạn, để phát triển mạnh, tiếp cận nhanh các chuẩn mực quốc tế về quản trị, công nghệ…, có cổ đông chiến lược nước ngoài cũng là một lợi thế.
Quan điểm chưa thống nhất
Cuối năm 2005, trong cuộc điện thoại với cấp dưới khi tiếp chuyện phóng viên, Tổng giám đốc một ngân hàng TMCP nói không ngại ngùng: “Cứ thăm dò xem, bán được bao nhiêu thì bán, miễn là có điều kiện trở thành cổ đông chiến lược”. Câu chuyện này diễn ra ở thời điểm giá cổ phiếu ngân hàng đó trên thị trường OTC mới chỉ khoảng 1,7 lần mệnh giá nhưng một năm sau đó, khoảng cách này đã nới rộng lên tới 12 - 13 lần, tất nhiên trong đó có “yếu tố ngoại”.
Nhắc lại câu chuyện này để nói về thời điểm 2 năm trước, khi hàng loạt ngân hàng TMCP tuyên bố sẽ có cổ đông chiến lược nước ngoài. Mục tiêu tìm và chọn được đưa vào nội dung chính tại ĐHCĐ. Đến nay, có ngân hàng hiện thực được, có ngân hàng không, nhưng có một điểm thống nhất là tìm cổ đông chiến lược, nhất là nước ngoài, trở thành một xu thế. Nhưng quan điểm lại không đồng nhất. Ngay ở thời điểm này, có thể thấy ở 2 trường hợp đang xúc tiến kế hoạch cổ phần hóa và chọn cổ đông chiến lược là Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB).
Theo Đề án vừa được duyệt, Vietcombank có thể có 2 cổ đông chiến lược nước ngoài và 1 trong nước, tức là có nhiều cổ đông chiến lược. Điều này cũng có tiền lệ ở Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) hay Ngân hàng Á châu (ACB). Nhưng bước đầu, MHB lại có quan điểm khác và khá rạch ròi. Ông Huỳnh Nam Dũng, Chủ tịch HĐQT MHB cho rằng, chọn cổ đông chiến lược giống như cưới vợ, cưới chồng và theo quan niệm truyền thống thì chỉ có một mà thôi. “Đã gọi là cổ đông chiến lược thì chỉ có một cũng như không thể lấy hai chồng hay hai vợ được”, ông Dũng nhấn mạnh. Theo quan điểm của ông Dũng, vị trí và giá trị của cổ đông chiến lược được đề cao, trọn vẹn hơn và không bị “pha loãng”. Tất nhiên, ở mỗi ngân hàng, vị trí và giá trị đó có những mức độ khác nhau.
Lạm phát khái niệm “chiến lược”
Thị trường liên tục đón nhận thông tin ký kết các bản hợp đồng hợp tác chiến lược, đầu tư chiến lược, đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện… Có thực tế nhưng cũng có những thông tin đánh đồng khái niệm và không hẳn công chúng đầu tư đều hiểu thấu đáo. Thị trường còn nhớ đến trường hợp khái niệm “cổ đông chiến lược” bị xem nhẹ, sai lệch trong tin đồn Kinh Đô bán nóng cổ phiếu Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) rộ lên hồi cuối tháng 3/2007. Thậm chí, một số tin, bài trên báo chí cũng viết “nhầm” hợp tác chiến lược với toàn diện hay song phương…
Một ý kiến tham luận trong cuộc hội thảo “Đấu giá cổ phần lần đầu” do Học viện Tài chính tổ chức vừa qua cũng nhấn mạnh đến sự “na ná” nói trên như là một mục đích làm hài lòng cổ đông, có thể làm tăng giá cổ phiếu nhưng không đưa đến cho ngân hàng cổ đông chiến lược thực sự. Ở đây, khái niệm “chiến lược” bị lạm phát và có thể bị lạm dụng. Yêu cầu đặt ra là các ngân hàng, cũng như những doanh nghiệp khác, phải công bố thông tin đầy đủ, cụ thể về trách nhiệm, cam kết cũng như quyền lợi của cổ đông chiến lược trong các bản hợp đồng, tránh gây hiểu nhầm trong công chúng đầu tư.
Còn theo quan điểm chung, dù nội hay ngoại, cổ đông chiến lược phải mang lại lợi ích gắn kết lâu dài, cùng làm và cùng chịu. Nói theo cách ngắn gọn của ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK Hà Nội (HSSC) trong ngày Công ty ra mắt, “đã là cổ đông chiến lược thì anh phải đi cùng doanh nghiệp một khoảng thời gian nhất định”. Với ông Vũ Viết Ngoạn, Tổng giám đốc Vietcombank, đó là phải trực tiếp tham gia triển khai các kế hoạch kinh doanh, “lời ăn lỗ chịu” và phải cam kết hỗ trợ tích cực Ngân hàng, cam kết nắm giữ cổ phiếu trong ít nhất 5 năm. Với yêu cầu cam kết và gắn bó đó, ông Dũng cho rằng, nên gọi “đối tác lâu dài” thay vì “đối tác chiến lược”, vì mục tiêu phát triển Ngân hàng lâu dài, chứ không phải kết quả đấu giá hay giá cổ phiếu trước mắt.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Cổ đông chiến lược hay chiến thuật?
Something to say?