'Cơn sốt' đang lan sang thị trường OTC
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Cơn sốt chứng khoán trên sàn đang tăng nhiệt và kế hoạch quản lý OTC sắp được thực hiện, thị trường OTC đã có dấu hiệu ấm dần lên.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Tiền phong thì nhà đầu tư đang “chọn mặt gửi vàng” với nhóm cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... chứ không mua “bất cứ thứ gì” như trong dịp TTCK sôi động đầu năm.
“Nước lên thuyền lên”
Ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh, Phó Tổng giám đốc Cty chứng khoán (CTCK) Đông Dương từng là một trưởng bộ phận OTC khẳng định, thị trường này còn thu hút vốn của nhà đầu tư nhiều hơn chứng khoán niêm yết trên sàn.
Hiện có hơn 1.350 loại cổ phiếu OTC được giao dịch trên thị trường không chính thức so với dưới 250 chứng khoán niêm yết. Rất nhiều cổ phiếu có giá trị vốn hoá không thua kém gì những blue - chips trên sàn như: Đông Á, Eximbank, MB, Techcombank...
Bà Trần Thu Vân, người môi giới chứng khoán OTC tại chợ chứng khoán Nguyễn Công Trứ ( Q.1 TP HCM) từ 3 năm nay cho biết: “Có vài chục triệu vào sàn mua bán được chứ ngoài này chơi OTC vốn cả trăm triệu trở lên. Nhiều khách hàng của tôi đổ vào OTC hàng tỷ đồng nên họ mong thị trường này nóng lại từng ngày”.
Giám đốc môi giới một CTCK lớn cũng thừa nhận, do bị đóng băng gần 4 tháng qua nên lượng vốn khổng lồ đang “chôn chặt” vào cổ phiếu OTC. Nhà đầu tư Đặng Phúc Duy (Cty liên doanh T. VN) nắm hơn 1.000 Eximbank, 4.000 Đông Á và 20.000 Mai Linh đang sốt ruột “đây mới là mối lo chính của nhiều nhà đầu tư vào OTC như tôi. Mấy hôm nay, VN-Index lên “ào ào” mà giá OTC thì lên chậm quá”.
Nhà phân tích chứng khoán Trần Ngọc Nam nói: “Từ nửa cuối tháng 9 đến nay, giá cổ phiếu OTC của nhóm ngân hàng, bất động sản, chứng khoán tăng từ 10-20% nhưng vẫn thấp hơn 40-50% so với thời hoàng kim”.
Theo ông Nam thì giá cổ phiếu ngân hàng tăng là do xu hướng chung, bất động sản lên cũng bởi dự đoán thị trường địa ốc cuối năm sẽ nóng.
Riêng cổ phiếu CTCK đang tăng mạnh nhất vì như ông Huỳnh Anh Tuấn, đại diện CTCK ACBS lý giải: “Giá cổ phiếu trên sàn tăng mạnh là nhà đầu tư hy vọng giao dịch sôi động, CTCK tự doanh lời nhiều, thu phí lớn... nên họ tăng mua cổ phiếu của CTCK”.
Bên cạnh đó, dù TTCK “ngủ đông” gần 5 tháng nhưng CTCK, ngân hàng và bất động sản vẫn có lợi nhuận khá lớn nên nhà đầu tư vẫn kỳ vọng vào cổ phiếu nhóm này trên thị trường OTC.
Không những vậy, lợi nhuận từ hàng loạt cổ phiếu OTC mới niêm yết như PVI, VIC... càng khiến nhiều nhà đầu tư gom lại cổ phiếu OTC chờ lên sàn.
Còn nhà đầu tư Trần Vũ Hải (sàn ACBS TPHCM) thì nói, mình mua 2.000 cổ phiếu của MB, Phương Đông và Đông Á vì “cổ phiếu niêm yết lên một vài phiên nữa chắc chắn OTC sẽ tăng mạnh. Giá cổ phiếu OTC của một số ngành giờ chỉ còn gấp 3-5 lần mệnh giá mà kết quả kinh doanh khá tốt nên tôi tin chậm nhất đến tháng 11 giá sẽ tăng trên 20%”.
Thực tế thì các loại cổ phiếu từng một thời bị “bán tháo” như Đạm Phú Mỹ, Vận tải dầu khí, Bảo Việt ... đã tăng mạnh cả về giá lẫn cầu đã giúp OTC sôi động hơn. Vietcombank chưa IPO nhưng tin đồn giá sẽ gấp 20 lần mệnh giá ngày một dày đặc đang làm không ít nhà đầu tư lo mình không đủ lực tham gia đã quay sang mua cổ phiếu OTC khác để chờ “nước lên thuyền lên”.
Ánh sáng cuối đường hầm
Trưởng bộ phận một giới OTC của một CTCK nhận xét rằng, phần lớn cổ phiếu OTC vẫn khó giao dịch, nhất là các loại không thuộc các nhóm tài chính, bất động sản.
Ông này khẳng định, chỉ có khoảng 30 chục loại OTC dễ giao dịch , ngoài các loại cổ phiếu ngân hàng có thể kể đến thủy sản Nam Việt, Cà Mau, Minh Hải; Hoàng Anh- Gia Lai, Casumina, Vận tải dầu khí, Cà phê Biên Hoà... nhưng giá mới chỉ bằng 60-70% so với cuối tháng 3 đầu tháng 4/2007.
Chuyên gia chứng khoán Lê Ngọc Linh lý giải: “Nhà đầu tư vẫn còn đang e ngại sau cú “sốc” mấy tháng qua. Họ đang chờ xem các đợt IPO sắp tới như thế nào và thị trường niêm yết có ổn định không rồi mới dám tiếp tục đầu tư vào đây”.
Nhà đầu tư Phạm Khắc Địêp ( sàn SSI TPHCM) thực tế hơn “trong nhóm của tôi, có nhiều người đã đổ quá nhiều vốn vào đây, giờ có muốn mua nữa cũng không còn tiền”.
Ông Đặng Doãn Kiên, Tổng Giám đốc CTCK VIS cho biết thêm là, nguồn cung trên sàn đang rất dồi dào và nhiều nhà đầu tư cảm thấy an toàn, thanh khoản dễ hơn so với OTC nên họ vẫn dè dặt với OTC.
Chưa thể khẳng định việc OTC nóng theo chứng khoán niêm yết sẽ đem lại không khí sôi động lâu dài cho thị trường này nhưng ít nhất nhà đầu tư cũng nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau 4,5 tháng “bỏ thì thương vương thì tội” cổ phiếu OTC.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Tiền phong thì nhà đầu tư đang “chọn mặt gửi vàng” với nhóm cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... chứ không mua “bất cứ thứ gì” như trong dịp TTCK sôi động đầu năm.
“Nước lên thuyền lên”
Ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh, Phó Tổng giám đốc Cty chứng khoán (CTCK) Đông Dương từng là một trưởng bộ phận OTC khẳng định, thị trường này còn thu hút vốn của nhà đầu tư nhiều hơn chứng khoán niêm yết trên sàn.
Hiện có hơn 1.350 loại cổ phiếu OTC được giao dịch trên thị trường không chính thức so với dưới 250 chứng khoán niêm yết. Rất nhiều cổ phiếu có giá trị vốn hoá không thua kém gì những blue - chips trên sàn như: Đông Á, Eximbank, MB, Techcombank...
Bà Trần Thu Vân, người môi giới chứng khoán OTC tại chợ chứng khoán Nguyễn Công Trứ ( Q.1 TP HCM) từ 3 năm nay cho biết: “Có vài chục triệu vào sàn mua bán được chứ ngoài này chơi OTC vốn cả trăm triệu trở lên. Nhiều khách hàng của tôi đổ vào OTC hàng tỷ đồng nên họ mong thị trường này nóng lại từng ngày”.
Giám đốc môi giới một CTCK lớn cũng thừa nhận, do bị đóng băng gần 4 tháng qua nên lượng vốn khổng lồ đang “chôn chặt” vào cổ phiếu OTC. Nhà đầu tư Đặng Phúc Duy (Cty liên doanh T. VN) nắm hơn 1.000 Eximbank, 4.000 Đông Á và 20.000 Mai Linh đang sốt ruột “đây mới là mối lo chính của nhiều nhà đầu tư vào OTC như tôi. Mấy hôm nay, VN-Index lên “ào ào” mà giá OTC thì lên chậm quá”.
Nhà phân tích chứng khoán Trần Ngọc Nam nói: “Từ nửa cuối tháng 9 đến nay, giá cổ phiếu OTC của nhóm ngân hàng, bất động sản, chứng khoán tăng từ 10-20% nhưng vẫn thấp hơn 40-50% so với thời hoàng kim”.
Theo ông Nam thì giá cổ phiếu ngân hàng tăng là do xu hướng chung, bất động sản lên cũng bởi dự đoán thị trường địa ốc cuối năm sẽ nóng.
Riêng cổ phiếu CTCK đang tăng mạnh nhất vì như ông Huỳnh Anh Tuấn, đại diện CTCK ACBS lý giải: “Giá cổ phiếu trên sàn tăng mạnh là nhà đầu tư hy vọng giao dịch sôi động, CTCK tự doanh lời nhiều, thu phí lớn... nên họ tăng mua cổ phiếu của CTCK”.
Bên cạnh đó, dù TTCK “ngủ đông” gần 5 tháng nhưng CTCK, ngân hàng và bất động sản vẫn có lợi nhuận khá lớn nên nhà đầu tư vẫn kỳ vọng vào cổ phiếu nhóm này trên thị trường OTC.
Không những vậy, lợi nhuận từ hàng loạt cổ phiếu OTC mới niêm yết như PVI, VIC... càng khiến nhiều nhà đầu tư gom lại cổ phiếu OTC chờ lên sàn.
Còn nhà đầu tư Trần Vũ Hải (sàn ACBS TPHCM) thì nói, mình mua 2.000 cổ phiếu của MB, Phương Đông và Đông Á vì “cổ phiếu niêm yết lên một vài phiên nữa chắc chắn OTC sẽ tăng mạnh. Giá cổ phiếu OTC của một số ngành giờ chỉ còn gấp 3-5 lần mệnh giá mà kết quả kinh doanh khá tốt nên tôi tin chậm nhất đến tháng 11 giá sẽ tăng trên 20%”.
Thực tế thì các loại cổ phiếu từng một thời bị “bán tháo” như Đạm Phú Mỹ, Vận tải dầu khí, Bảo Việt ... đã tăng mạnh cả về giá lẫn cầu đã giúp OTC sôi động hơn. Vietcombank chưa IPO nhưng tin đồn giá sẽ gấp 20 lần mệnh giá ngày một dày đặc đang làm không ít nhà đầu tư lo mình không đủ lực tham gia đã quay sang mua cổ phiếu OTC khác để chờ “nước lên thuyền lên”.
Ánh sáng cuối đường hầm
Trưởng bộ phận một giới OTC của một CTCK nhận xét rằng, phần lớn cổ phiếu OTC vẫn khó giao dịch, nhất là các loại không thuộc các nhóm tài chính, bất động sản.
Ông này khẳng định, chỉ có khoảng 30 chục loại OTC dễ giao dịch , ngoài các loại cổ phiếu ngân hàng có thể kể đến thủy sản Nam Việt, Cà Mau, Minh Hải; Hoàng Anh- Gia Lai, Casumina, Vận tải dầu khí, Cà phê Biên Hoà... nhưng giá mới chỉ bằng 60-70% so với cuối tháng 3 đầu tháng 4/2007.
Chuyên gia chứng khoán Lê Ngọc Linh lý giải: “Nhà đầu tư vẫn còn đang e ngại sau cú “sốc” mấy tháng qua. Họ đang chờ xem các đợt IPO sắp tới như thế nào và thị trường niêm yết có ổn định không rồi mới dám tiếp tục đầu tư vào đây”.
Nhà đầu tư Phạm Khắc Địêp ( sàn SSI TPHCM) thực tế hơn “trong nhóm của tôi, có nhiều người đã đổ quá nhiều vốn vào đây, giờ có muốn mua nữa cũng không còn tiền”.
Ông Đặng Doãn Kiên, Tổng Giám đốc CTCK VIS cho biết thêm là, nguồn cung trên sàn đang rất dồi dào và nhiều nhà đầu tư cảm thấy an toàn, thanh khoản dễ hơn so với OTC nên họ vẫn dè dặt với OTC.
Chưa thể khẳng định việc OTC nóng theo chứng khoán niêm yết sẽ đem lại không khí sôi động lâu dài cho thị trường này nhưng ít nhất nhà đầu tư cũng nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau 4,5 tháng “bỏ thì thương vương thì tội” cổ phiếu OTC.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to 'Cơn sốt' đang lan sang thị trường OTC
Something to say?