DR – “cửa ngõ” thu hút vốn nước ngoài
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Không trực tiếp niêm yết ở nước ngoài, nhưng nếu biết sử dụng công cụ DR như các nước châu Á đang làm, DN Việt Nam có thể xuất hiện ở những sàn giao dịch lớn của thế giới.
DR là gì?
Công cụ DR xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ trước, đây là chứng chỉ lưu ký được hình thành từ một công ty của Anh Quốc. Chứng chỉ này cho phép những nhà đầu tư Hoa Kỳ mua CP của công ty này mà không cần dậy sớm tính theo giờ mở cửa của TTCK London. Thông thường công ty chuyển CP của mình cho một tổ chức phát hành - thường là ngân hàng. Ngân hàng sẽ giữ số CP phổ thông trên như tài sản lưu ký, sau đó phát hành giấy chứng nhận đó ra TTCK nước ngoài. Giấy chứng nhận đó được gọi là chứng chỉ lưu ký (DR). Có hai loại chứng chỉ DR, một gọi là ADR sẽ dễ dàng niêm yết ở các thị trường như NYSE và Nasdad và một gọi là GDR (chứng chỉ lưu ký toàn cầu) sẽ dễ dàng niêm yết tại LSE, Singapore, OTC… Những chứng chỉ lưu ký này thường được giao dịch bằng USD và phát triển rất mạnh trong những năm qua.
Chức năng của những chứng chỉ lưu ký này giống như CP nhưng các giao dịch được thực hiện ngoài lãnh thổ DN đang hoạt động. NĐT mua nó không phải từ DN phát hành mà từ ngân hàng đang lưu ký. Tuy nhiên, để có thể sử dụng công cụ DR, các DN phải có hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và báo cáo tài chính minh bạch, đồng thời DN phải thuộc hàng đứng đầu ngành trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Khi công ty có chứng chỉ lưu ký được niêm yết trên NYSE, LSE, Singapore…, họ như nhận được con dấu chứng nhận chất lượng công ty theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngay đầu thập niên 90, Công ty SamSung (Hàn Quốc) đã sử dụng thành công công cụ GDR để thu hút vốn trên thị trường quốc tế.
Ưu điểm nổi trội
Một số DN trong nước như Vinamilk, SSI đang có kế hoạch niêm yết CP ra thị trường nước ngoài, đích nhắm đến của họ là TTCK Singapore. Các cuộc IPO lớn không diễn ra như kế họach của BIDV, Vietcombank, Incombank…, phần nào do sợ khó chào bán CP được ở giá cao khi nguồn vốn trong nước có hạn, nên với công cụ DR càng cần được tham khảo. Những DN này đều đủ khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn để phát hành DR ra thị trường nước ngoài. Từ đó những doanh nghiệp này có thể huy động vốn mà không cần trực tiếp niêm yết CP ở một sàn giao dịch nước ngoài.
Hiện tại có khá nhiều NĐT gián tiếp nước ngoài muốn đầu tư vào TTCK Việt Nam nhưng không phải ai cũng có thời gian để thực hiện. Do quá nhiều thủ tục quy định như phải trực tiếp mở tài khoản, đặt cọc, lưu ký… nên khi các doanh nghiệp trong nước phát hành DR thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng tiếp cận hơn. Triển khai DR doanh nghiệp cũng sẽ mở rộng được nhiều cổ đông, tạo thanh khoản tốt hơn và huy động vốn được ở nhiều TTCK. Ngày nay các công ty Trung Quốc đã sử dụng DR nhiều hơn là trực tiếp niêm yết, do nhận thấy tính ưu việt của nó. Năm 2000, khá nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực IT của Trung Quốc đều quyết định huy động vốn ở nước ngoài bằng hình thức này tại sàn Nasdad (Hoa Kỳ). Rõ ràng, với công cụ này rất đáng để DN Việt Nam sử dụng để huy động nguồn vốn từ bên ngoài.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
DR là gì?
Công cụ DR xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ trước, đây là chứng chỉ lưu ký được hình thành từ một công ty của Anh Quốc. Chứng chỉ này cho phép những nhà đầu tư Hoa Kỳ mua CP của công ty này mà không cần dậy sớm tính theo giờ mở cửa của TTCK London. Thông thường công ty chuyển CP của mình cho một tổ chức phát hành - thường là ngân hàng. Ngân hàng sẽ giữ số CP phổ thông trên như tài sản lưu ký, sau đó phát hành giấy chứng nhận đó ra TTCK nước ngoài. Giấy chứng nhận đó được gọi là chứng chỉ lưu ký (DR). Có hai loại chứng chỉ DR, một gọi là ADR sẽ dễ dàng niêm yết ở các thị trường như NYSE và Nasdad và một gọi là GDR (chứng chỉ lưu ký toàn cầu) sẽ dễ dàng niêm yết tại LSE, Singapore, OTC… Những chứng chỉ lưu ký này thường được giao dịch bằng USD và phát triển rất mạnh trong những năm qua.
Chức năng của những chứng chỉ lưu ký này giống như CP nhưng các giao dịch được thực hiện ngoài lãnh thổ DN đang hoạt động. NĐT mua nó không phải từ DN phát hành mà từ ngân hàng đang lưu ký. Tuy nhiên, để có thể sử dụng công cụ DR, các DN phải có hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và báo cáo tài chính minh bạch, đồng thời DN phải thuộc hàng đứng đầu ngành trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Khi công ty có chứng chỉ lưu ký được niêm yết trên NYSE, LSE, Singapore…, họ như nhận được con dấu chứng nhận chất lượng công ty theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngay đầu thập niên 90, Công ty SamSung (Hàn Quốc) đã sử dụng thành công công cụ GDR để thu hút vốn trên thị trường quốc tế.
Ưu điểm nổi trội
Một số DN trong nước như Vinamilk, SSI đang có kế hoạch niêm yết CP ra thị trường nước ngoài, đích nhắm đến của họ là TTCK Singapore. Các cuộc IPO lớn không diễn ra như kế họach của BIDV, Vietcombank, Incombank…, phần nào do sợ khó chào bán CP được ở giá cao khi nguồn vốn trong nước có hạn, nên với công cụ DR càng cần được tham khảo. Những DN này đều đủ khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn để phát hành DR ra thị trường nước ngoài. Từ đó những doanh nghiệp này có thể huy động vốn mà không cần trực tiếp niêm yết CP ở một sàn giao dịch nước ngoài.
Hiện tại có khá nhiều NĐT gián tiếp nước ngoài muốn đầu tư vào TTCK Việt Nam nhưng không phải ai cũng có thời gian để thực hiện. Do quá nhiều thủ tục quy định như phải trực tiếp mở tài khoản, đặt cọc, lưu ký… nên khi các doanh nghiệp trong nước phát hành DR thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng tiếp cận hơn. Triển khai DR doanh nghiệp cũng sẽ mở rộng được nhiều cổ đông, tạo thanh khoản tốt hơn và huy động vốn được ở nhiều TTCK. Ngày nay các công ty Trung Quốc đã sử dụng DR nhiều hơn là trực tiếp niêm yết, do nhận thấy tính ưu việt của nó. Năm 2000, khá nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực IT của Trung Quốc đều quyết định huy động vốn ở nước ngoài bằng hình thức này tại sàn Nasdad (Hoa Kỳ). Rõ ràng, với công cụ này rất đáng để DN Việt Nam sử dụng để huy động nguồn vốn từ bên ngoài.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to DR – “cửa ngõ” thu hút vốn nước ngoài
Something to say?