HASTC-Index: “Kim chỉ nam” chỉ hướng Bắc?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Mặc dù VN-Index và HASTC-Index có cùng phương pháp tính toán, nhưng cách công bố và áp dụng HASTC-Index lại không giống như VN-Index nên đã dẫn đến một số khó khăn cũng như hiểu nhầm khi sử dụng.
Sơ lược về chỉ số giá cổ phiếu
Trên thực tế, chỉ số của thị trường cổ phiếu lôi cuốn sự quan tâm của hầu hết nhà đầu tư, bởi nó là đại lượng chỉ ra mức giá cả của toàn bộ cổ phiếu hoặc một nhóm cổ phiếu trong một ngày hay một thời điểm cụ thể so với mức giá cả tại thời điểm gốc. Chỉ số giá cổ phiếu tăng có nghĩa là nhiều nhà đầu tư đã đầu tư đúng và có lợi, thị trường và nền kinh tế đang hoạt động tốt, và ngược lại. Có thể nói, không thể có thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh mà không có thông tin về chỉ số giá cổ phiếu.
Ngoài việc nhằm hướng dẫn tổng quát về cách biểu hiện của thị trường cổ phiếu, chỉ số này còn được dùng làm công cụ để đánh giá tình hình đầu tư, cụ thể là so sánh thành quả của danh mục đầu tư với chỉ số để biết được công cuộc đầu tư khả quan hơn hay tồi tệ hơn mức trung bình của thị trường. Bên cạnh đó, nó còn là cơ sở cho sự ra đời của hợp đồng tương lai về chỉ số chứng khoán. Quan trọng hơn, nhà đầu tư lập biểu đồ chỉ số giá cổ phiếu để dự báo giá cổ phiếu trong tương lai và chọn thời điểm giao dịch tối ưu.
Thị trường chứng khoán mỗi nước đều có hệ thống chỉ số giá cổ phiếu riêng. Các thị trường lớn thường có nhiều loại chỉ số, có thể tính cho tất cả cổ phiếu trên thị trường của một quốc gia hoặc có thể dành riêng cho các nhóm quy mô lớn nhỏ khác nhau hoặc có thể tính cho từng ngành, nhóm ngành... Chỉ số có thể được tính toán từng phút một nhưng cũng có thể được đúc kết mỗi ngày một lần. Có nhiều phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu khác nhau, ở Việt Nam, chỉ số giá cổ phiếu trên Sở GDCK TP. HCM (chỉ số VN-Index) và chỉ số giá cổ phiếu trên TTGDCK Hà Nội (chỉ số HASTC-Index) được tính theo phương pháp trọng số giá trị thị trường (phương pháp Passcher - phương pháp thông dụng nhất), cụ thể là chia tổng giá trị thị trường của cổ phiếu hiện tại cho tổng giá trị của các cổ phiếu cơ sở (độc giả có thể xem chi tiết cách tính trên trang web của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước: www.ssc.gov.vn).
HASTC-Index: 2 trong 1
Trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM, VN-Index được tính định kỳ 2 lần trong 1 phiên giao dịch (do có 2 đợt khớp lệnh định kỳ) và tính liên tục trong thời gian khớp lệnh liên tục, trong đó biên độ dao động của giá cổ phiếu là +/-5% so với giá tham chiếu (là giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó). Do đó, sự biến động giá cổ phiếu trong từng thời điểm sẽ phản ánh ngay vào VN-Index, hay nói cách khác, VN-Index tăng hay giảm phản ánh số lượng cổ phiếu (không phải là số mã cổ phiếu) tăng giá hay giảm giá đang chiếm ưu thế. Còn trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, HASTC-Index được tính liên tục trong cả phiên giao dịch và biên độ dao động của giá cổ phiếu được giới hạn trong phạm vi +/-10% so với mức giá bình quân của cổ phiếu trong phiên giao dịch trước đó (chứ không phải là giá đóng cửa).
Điều đáng nói là HASTC-Index được thống kê tại giây phút cuối cùng của phiên giao dịch rồi được so sánh với chỉ số này tại thời điểm đóng cửa thị trường của phiên giao dịch trước đó, và sau đó được truyền thông kèm theo các mức tăng giảm của giá cổ phiếu bình quân trong phiên so với mức giá bình quân của phiên giao dịch trước đó. Như vậy, nhìn một cách trực quan cũng có thể thấy, so sánh như vậy là khập khiễng, HASTC-Index không phản ánh đúng sự biến động giá của cổ phiếu.
Có thể nói, với cách công bố và truyền thông như vậy, vô hình trung chúng ta đặt lên vai HASTC-Index 2 trách nhiệm: phản ánh sự biến động giá cổ phiếu lúc thị trường đóng cửa so với giá cổ phiếu lúc thị trường đóng cửa của phiên giao dịch trước đó (thực chất là như vậy), và phản ánh sự biến động giá cổ phiếu lúc thị trường đóng cửa so với giá cổ phiếu bình quân của phiên giao dịch trước đó (HASTC-Index không phản ánh, nhưng thống kê và truyền thông lại chỉ đề cập đến sự tăng giảm của giá cổ phiếu so với giá bình quân của phiên trước đó).
Rõ ràng, việc chỉ sử dụng và công bố 1 chỉ số giá cổ phiếu trong khi thống kê và truyền thông 2 mức giá cổ phiếu (là giá đóng cửa và giá bình quân) đang làm cho nhà đầu tư gặp khó khăn trong vấn đề phân tích chỉ số để dự đoán giá cổ phiếu. Hơn nữa, “phong vũ biểu” phản ánh “sức khỏe” của các doanh nghiệp trên sàn Hà Nội là không được thể hiện rõ, cụ thể hơn là phản ánh không chính xác. Bởi thực tế cho thấy, giá cổ phiếu khi mở cửa thị trường là tăng so với giá tham chiếu nhưng HASTC-Index vẫn giảm, bởi so với giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó thì giá cổ phiếu là giảm, và ngược lại.
Hệ quả là, HASTC-Index giảm hoặc tăng không đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu giảm hay tăng so với giá tham chiếu, mà chỉ giảm hoặc tăng so với giá đóng cửa của cổ phiếu trong phiên giao dịch trước đó. Đơn cử, kết thúc phiên giao dịch ngày 22/10 có 66 mã cổ phiếu tăng giá, 20 mã giảm giá, 4 mã đứng giá, 1 mã không có giao dịch. Cụ thể hơn, trong 66 mã tăng giá có 18 mã tăng trên 9%, 18 mã tăng từ 5 - 9%, 30 mã tăng dưới 5%; còn trong 20 mã giảm giá có 10 mã giảm dưới 1%, 7 mã giảm từ 1 - 5%, 3 mã giảm trên 5%. Nhìn một cách trực quan cũng có thể đánh giá là HASTC-Index sẽ tăng điểm mạnh. Thế nhưng, HASTC-Index khi đóng cửa lại giảm 2,55 điểm. Lý do là vì mức giá đóng cửa của hầu hết các mã cổ phiếu trong phiên giao dịch trước đó cao hơn so với giá tham chiếu (là giá bình quân).
Giải pháp
Nhà đầu tư có thể tránh được khó khăn cũng tránh được sự hiểu nhầm nêu trên bằng cách không quan tâm tới giá cổ phiếu bình quân mà chỉ quan tâm tới giá đóng cửa. Tuy nhiên, giá đóng cửa có thể là mức giá không đảm bảo thành công cho việc giao dịch cổ phiếu với khối lượng lớn. Quan trọng hơn, hầu hết nhà đầu tư đã và đang căn cứ vào giá tham chiếu (giá bình quân) và HASTC-Index lúc đóng cửa để phân tích và ra quyết định đầu tư thì việc một số ít nhà đầu tư “chống lại thị trường” có lẽ sẽ không đem lại hiệu quả, trừ khi giá đóng cửa được sử dụng làm giá tham chiếu. Nhưng như trên đã nói, giá đóng cửa thường là mức giá không phản ánh điểm gặp nhau lớn nhất của cung và cầu, do quy mô giao dịch của sàn Hà Nội còn nhỏ.
Còn việc công bố đồng thời 2 chỉ số: HASTC-Index (thời điểm đóng cửa thị trường) và HASTC-Index bình quân (trên cơ sở giá bình quân của cổ phiếu), trong đó HASTC-Index bình quân là chỉ số chính, còn HASTC-Index là chỉ số dùng để tham khảo có lẽ cũng không phù hợp.
Nên chăng, TTGDCK Hà Nội sớm áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ trong thời gian đầu và cuối phiên giao dịch, còn giữa phiên là giao dịch khớp lệnh liên tục. Hoặc có thể vẫn là khớp lệnh liên tục như hiện nay, nhưng cuối phiên sẽ áp dụng khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa. Giá đóng cửa trong cả hai trường hợp này sẽ dùng làm giá tham chiếu trong phiên giao dịch sau đó.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Sơ lược về chỉ số giá cổ phiếu
Trên thực tế, chỉ số của thị trường cổ phiếu lôi cuốn sự quan tâm của hầu hết nhà đầu tư, bởi nó là đại lượng chỉ ra mức giá cả của toàn bộ cổ phiếu hoặc một nhóm cổ phiếu trong một ngày hay một thời điểm cụ thể so với mức giá cả tại thời điểm gốc. Chỉ số giá cổ phiếu tăng có nghĩa là nhiều nhà đầu tư đã đầu tư đúng và có lợi, thị trường và nền kinh tế đang hoạt động tốt, và ngược lại. Có thể nói, không thể có thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh mà không có thông tin về chỉ số giá cổ phiếu.
Ngoài việc nhằm hướng dẫn tổng quát về cách biểu hiện của thị trường cổ phiếu, chỉ số này còn được dùng làm công cụ để đánh giá tình hình đầu tư, cụ thể là so sánh thành quả của danh mục đầu tư với chỉ số để biết được công cuộc đầu tư khả quan hơn hay tồi tệ hơn mức trung bình của thị trường. Bên cạnh đó, nó còn là cơ sở cho sự ra đời của hợp đồng tương lai về chỉ số chứng khoán. Quan trọng hơn, nhà đầu tư lập biểu đồ chỉ số giá cổ phiếu để dự báo giá cổ phiếu trong tương lai và chọn thời điểm giao dịch tối ưu.
Thị trường chứng khoán mỗi nước đều có hệ thống chỉ số giá cổ phiếu riêng. Các thị trường lớn thường có nhiều loại chỉ số, có thể tính cho tất cả cổ phiếu trên thị trường của một quốc gia hoặc có thể dành riêng cho các nhóm quy mô lớn nhỏ khác nhau hoặc có thể tính cho từng ngành, nhóm ngành... Chỉ số có thể được tính toán từng phút một nhưng cũng có thể được đúc kết mỗi ngày một lần. Có nhiều phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu khác nhau, ở Việt Nam, chỉ số giá cổ phiếu trên Sở GDCK TP. HCM (chỉ số VN-Index) và chỉ số giá cổ phiếu trên TTGDCK Hà Nội (chỉ số HASTC-Index) được tính theo phương pháp trọng số giá trị thị trường (phương pháp Passcher - phương pháp thông dụng nhất), cụ thể là chia tổng giá trị thị trường của cổ phiếu hiện tại cho tổng giá trị của các cổ phiếu cơ sở (độc giả có thể xem chi tiết cách tính trên trang web của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước: www.ssc.gov.vn).
HASTC-Index: 2 trong 1
Trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM, VN-Index được tính định kỳ 2 lần trong 1 phiên giao dịch (do có 2 đợt khớp lệnh định kỳ) và tính liên tục trong thời gian khớp lệnh liên tục, trong đó biên độ dao động của giá cổ phiếu là +/-5% so với giá tham chiếu (là giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó). Do đó, sự biến động giá cổ phiếu trong từng thời điểm sẽ phản ánh ngay vào VN-Index, hay nói cách khác, VN-Index tăng hay giảm phản ánh số lượng cổ phiếu (không phải là số mã cổ phiếu) tăng giá hay giảm giá đang chiếm ưu thế. Còn trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, HASTC-Index được tính liên tục trong cả phiên giao dịch và biên độ dao động của giá cổ phiếu được giới hạn trong phạm vi +/-10% so với mức giá bình quân của cổ phiếu trong phiên giao dịch trước đó (chứ không phải là giá đóng cửa).
Điều đáng nói là HASTC-Index được thống kê tại giây phút cuối cùng của phiên giao dịch rồi được so sánh với chỉ số này tại thời điểm đóng cửa thị trường của phiên giao dịch trước đó, và sau đó được truyền thông kèm theo các mức tăng giảm của giá cổ phiếu bình quân trong phiên so với mức giá bình quân của phiên giao dịch trước đó. Như vậy, nhìn một cách trực quan cũng có thể thấy, so sánh như vậy là khập khiễng, HASTC-Index không phản ánh đúng sự biến động giá của cổ phiếu.
Có thể nói, với cách công bố và truyền thông như vậy, vô hình trung chúng ta đặt lên vai HASTC-Index 2 trách nhiệm: phản ánh sự biến động giá cổ phiếu lúc thị trường đóng cửa so với giá cổ phiếu lúc thị trường đóng cửa của phiên giao dịch trước đó (thực chất là như vậy), và phản ánh sự biến động giá cổ phiếu lúc thị trường đóng cửa so với giá cổ phiếu bình quân của phiên giao dịch trước đó (HASTC-Index không phản ánh, nhưng thống kê và truyền thông lại chỉ đề cập đến sự tăng giảm của giá cổ phiếu so với giá bình quân của phiên trước đó).
Rõ ràng, việc chỉ sử dụng và công bố 1 chỉ số giá cổ phiếu trong khi thống kê và truyền thông 2 mức giá cổ phiếu (là giá đóng cửa và giá bình quân) đang làm cho nhà đầu tư gặp khó khăn trong vấn đề phân tích chỉ số để dự đoán giá cổ phiếu. Hơn nữa, “phong vũ biểu” phản ánh “sức khỏe” của các doanh nghiệp trên sàn Hà Nội là không được thể hiện rõ, cụ thể hơn là phản ánh không chính xác. Bởi thực tế cho thấy, giá cổ phiếu khi mở cửa thị trường là tăng so với giá tham chiếu nhưng HASTC-Index vẫn giảm, bởi so với giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó thì giá cổ phiếu là giảm, và ngược lại.
Hệ quả là, HASTC-Index giảm hoặc tăng không đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu giảm hay tăng so với giá tham chiếu, mà chỉ giảm hoặc tăng so với giá đóng cửa của cổ phiếu trong phiên giao dịch trước đó. Đơn cử, kết thúc phiên giao dịch ngày 22/10 có 66 mã cổ phiếu tăng giá, 20 mã giảm giá, 4 mã đứng giá, 1 mã không có giao dịch. Cụ thể hơn, trong 66 mã tăng giá có 18 mã tăng trên 9%, 18 mã tăng từ 5 - 9%, 30 mã tăng dưới 5%; còn trong 20 mã giảm giá có 10 mã giảm dưới 1%, 7 mã giảm từ 1 - 5%, 3 mã giảm trên 5%. Nhìn một cách trực quan cũng có thể đánh giá là HASTC-Index sẽ tăng điểm mạnh. Thế nhưng, HASTC-Index khi đóng cửa lại giảm 2,55 điểm. Lý do là vì mức giá đóng cửa của hầu hết các mã cổ phiếu trong phiên giao dịch trước đó cao hơn so với giá tham chiếu (là giá bình quân).
Giải pháp
Nhà đầu tư có thể tránh được khó khăn cũng tránh được sự hiểu nhầm nêu trên bằng cách không quan tâm tới giá cổ phiếu bình quân mà chỉ quan tâm tới giá đóng cửa. Tuy nhiên, giá đóng cửa có thể là mức giá không đảm bảo thành công cho việc giao dịch cổ phiếu với khối lượng lớn. Quan trọng hơn, hầu hết nhà đầu tư đã và đang căn cứ vào giá tham chiếu (giá bình quân) và HASTC-Index lúc đóng cửa để phân tích và ra quyết định đầu tư thì việc một số ít nhà đầu tư “chống lại thị trường” có lẽ sẽ không đem lại hiệu quả, trừ khi giá đóng cửa được sử dụng làm giá tham chiếu. Nhưng như trên đã nói, giá đóng cửa thường là mức giá không phản ánh điểm gặp nhau lớn nhất của cung và cầu, do quy mô giao dịch của sàn Hà Nội còn nhỏ.
Còn việc công bố đồng thời 2 chỉ số: HASTC-Index (thời điểm đóng cửa thị trường) và HASTC-Index bình quân (trên cơ sở giá bình quân của cổ phiếu), trong đó HASTC-Index bình quân là chỉ số chính, còn HASTC-Index là chỉ số dùng để tham khảo có lẽ cũng không phù hợp.
Nên chăng, TTGDCK Hà Nội sớm áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ trong thời gian đầu và cuối phiên giao dịch, còn giữa phiên là giao dịch khớp lệnh liên tục. Hoặc có thể vẫn là khớp lệnh liên tục như hiện nay, nhưng cuối phiên sẽ áp dụng khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa. Giá đóng cửa trong cả hai trường hợp này sẽ dùng làm giá tham chiếu trong phiên giao dịch sau đó.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to HASTC-Index: “Kim chỉ nam” chỉ hướng Bắc?
Something to say?