Nhờ anh đầu tư... giúp tôi!
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Không đủ "sức khỏe" để chạy theo những cơn nóng lạnh của thị trường chứng khoán, một số nhà đầu tư đã chuyển sang đưa tiền cho các tổ chức tài chính đi mua cổ phiếu và quản lý chúng thay họ.
Đã mấy tháng nay, khách hàng đến Công ty chứng khoán (CK) Ngân hàng Công thương (ICBS) không còn được mời tham gia sản phẩm Bestfit Investment nữa, riêng những ai muốn đăng ký thì bị... từ chối. Bestfit Investment là tên gọi của dịch vụ quản lý danh mục đầu tư của ICBS, mà theo Luật CK thì các công ty CK không còn được cung cấp dịch vụ này và phải chuyển các hợp đồng sang công ty quản lý quĩ đầu tư.
Lập quĩ để giữ khách hàng
Theo ông Nguyễn Nhật Cường, trưởng phòng quản lý danh mục đầu tư của ICBS, sau hơn hai năm triển khai Bestfit Investment đã thu hút được 85 khách hàng với tổng tài sản ủy thác gần 190 tỉ đồng. Trong số này chỉ có khoảng bốn tổ chức nhưng số vốn ủy thác chiếm phần lớn, còn các khách hàng cá nhân chiếm đa số nhưng góp mỗi người chừng 100-200 triệu đồng. Tính đến nay, tổng giá trị cuối cùng thu được tăng 80-90% so với số tiền gốc của hợp đồng ở thời điểm cuối năm 2006, còn năm 2006 con số này là tăng gấp đôi.
Theo ông Cường, do Ngân hàng Công thương đang trong quá trình thành lập công ty quản lý quĩ nên các hợp đồng còn hiệu lực tạm thời vẫn do ICBS quản lý. "Đến nay chúng tôi đã thanh lý hầu hết các hợp đồng, chỉ còn quản lý chừng 2 tỉ đồng. Cuối năm nay, các hợp đồng còn lại cũng sẽ hết hạn" - ông Cường nói.
Công ty CK Sài Gòn (SSI) cũng được biết đến là một trong những đơn vị nhận ủy thác đầu tư lớn nhất thị trường. Ông Nguyễn Hồng Nam, phó tổng giám đốc SSI, cho biết phần lớn các nhà đầu tư ủy thác tại SSI là các tổ chức, có đơn vị ủy thác đến 100 tỉ đồng. Hầu hết các hợp đồng hiện tại đang được chuyển sang Công ty quản lý quĩ SSI vừa đi vào hoạt động được hơn một tháng nay.
Theo các công ty CK, họ phải tranh thủ lập công ty quản lý quĩ một phần để giữ lại nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư vì đây là một sản phẩm "bán" khá chạy.
Chọn mặt gửi vàng
Các công ty quản lý quĩ đang chạy đua cung cấp dịch vụ này như là một sự chọn lựa trong khi chưa thể thành lập quĩ công chúng. Mới đây nhất, Công ty quản lý quĩ Bản Việt đã được Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp phép thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư. Một số công ty quản lý quĩ trong nước cũng đang trong quá trình xin phép bổ sung nghiệp vụ này vì lợi nhuận kỳ vọng khá cao.
Ông Trần Thanh Tân, tổng giám đốc Công ty Quản lý quĩ đầu tư CK VN (VFM), cho biết hợp đồng ủy thác mới nhất mà VFM vừa ký được trị giá đến 100 tỉ đồng. Theo ông Tân, trên cơ sở kỳ vọng lợi nhuận và khả năng chấp nhận mạo hiểm của khách hàng, VFM sẽ thiết kế và trình cho khách hàng 4-5 danh mục đầu tư để khách chọn. "Họ chọn danh mục nào thì chúng tôi sẽ báo cho họ biết sự lựa chọn này cho ra kết quả như thế nào. Dựa trên danh mục này, chúng tôi sẽ lựa chọn thời điểm hiệu quả nhất để tiến hành mua, bán" - ông Tân nói.
Sản phẩm ủy thác đầu tư cũng đang được các công ty tài chính tham gia cung ứng. Tại Công ty Tài chính dầu khí (PVFC), khách hàng có thể lựa chọn một hoặc một nhóm các cơ hội đầu tư do PVFC giới thiệu với thời hạn ủy thác tối thiểu là 12 tháng. Các nhà đầu tư được chọn hình thức đầu tư "tự chịu hoàn toàn rủi ro" hoặc "cùng PVFC chia sẻ rủi ro", được chuyển nhượng vốn cho bên thứ ba hoặc PVFC, được cầm cố hợp đồng ủy thác để vay vốn tại PVFC, thậm chí còn được phép góp chậm khoản vốn đầu tư với mức lãi suất ưu đãi.
Tuy nhiên, nếu tham gia ủy thác vốn tại các công ty tài chính, các nhà đầu tư sẽ không có nhiều sự chọn lựa do đa số các công ty tài chính đều tập trung vào lĩnh vực mà công ty mẹ đang hoạt động. Chẳng hạn ở PVFC, chỉ tập trung nhận ủy thác đầu tư cổ phiếu của một số công ty thủy điện, nhiệt điện, dầu khí. Trong khi đó, nếu ủy thác ở các công ty quản lý quĩ, sự chọn lựa sẽ đa dạng hơn, vì các công ty này có đội ngũ chuyên viên phân tích phụ trách theo ngành nghề và luôn bám sát hoạt động của những công ty hàng đầu trong từng lĩnh vực.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Đã mấy tháng nay, khách hàng đến Công ty chứng khoán (CK) Ngân hàng Công thương (ICBS) không còn được mời tham gia sản phẩm Bestfit Investment nữa, riêng những ai muốn đăng ký thì bị... từ chối. Bestfit Investment là tên gọi của dịch vụ quản lý danh mục đầu tư của ICBS, mà theo Luật CK thì các công ty CK không còn được cung cấp dịch vụ này và phải chuyển các hợp đồng sang công ty quản lý quĩ đầu tư.
Lập quĩ để giữ khách hàng
Theo ông Nguyễn Nhật Cường, trưởng phòng quản lý danh mục đầu tư của ICBS, sau hơn hai năm triển khai Bestfit Investment đã thu hút được 85 khách hàng với tổng tài sản ủy thác gần 190 tỉ đồng. Trong số này chỉ có khoảng bốn tổ chức nhưng số vốn ủy thác chiếm phần lớn, còn các khách hàng cá nhân chiếm đa số nhưng góp mỗi người chừng 100-200 triệu đồng. Tính đến nay, tổng giá trị cuối cùng thu được tăng 80-90% so với số tiền gốc của hợp đồng ở thời điểm cuối năm 2006, còn năm 2006 con số này là tăng gấp đôi.
Theo ông Cường, do Ngân hàng Công thương đang trong quá trình thành lập công ty quản lý quĩ nên các hợp đồng còn hiệu lực tạm thời vẫn do ICBS quản lý. "Đến nay chúng tôi đã thanh lý hầu hết các hợp đồng, chỉ còn quản lý chừng 2 tỉ đồng. Cuối năm nay, các hợp đồng còn lại cũng sẽ hết hạn" - ông Cường nói.
Công ty CK Sài Gòn (SSI) cũng được biết đến là một trong những đơn vị nhận ủy thác đầu tư lớn nhất thị trường. Ông Nguyễn Hồng Nam, phó tổng giám đốc SSI, cho biết phần lớn các nhà đầu tư ủy thác tại SSI là các tổ chức, có đơn vị ủy thác đến 100 tỉ đồng. Hầu hết các hợp đồng hiện tại đang được chuyển sang Công ty quản lý quĩ SSI vừa đi vào hoạt động được hơn một tháng nay.
Theo các công ty CK, họ phải tranh thủ lập công ty quản lý quĩ một phần để giữ lại nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư vì đây là một sản phẩm "bán" khá chạy.
Chọn mặt gửi vàng
Các công ty quản lý quĩ đang chạy đua cung cấp dịch vụ này như là một sự chọn lựa trong khi chưa thể thành lập quĩ công chúng. Mới đây nhất, Công ty quản lý quĩ Bản Việt đã được Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp phép thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư. Một số công ty quản lý quĩ trong nước cũng đang trong quá trình xin phép bổ sung nghiệp vụ này vì lợi nhuận kỳ vọng khá cao.
Ông Trần Thanh Tân, tổng giám đốc Công ty Quản lý quĩ đầu tư CK VN (VFM), cho biết hợp đồng ủy thác mới nhất mà VFM vừa ký được trị giá đến 100 tỉ đồng. Theo ông Tân, trên cơ sở kỳ vọng lợi nhuận và khả năng chấp nhận mạo hiểm của khách hàng, VFM sẽ thiết kế và trình cho khách hàng 4-5 danh mục đầu tư để khách chọn. "Họ chọn danh mục nào thì chúng tôi sẽ báo cho họ biết sự lựa chọn này cho ra kết quả như thế nào. Dựa trên danh mục này, chúng tôi sẽ lựa chọn thời điểm hiệu quả nhất để tiến hành mua, bán" - ông Tân nói.
Sản phẩm ủy thác đầu tư cũng đang được các công ty tài chính tham gia cung ứng. Tại Công ty Tài chính dầu khí (PVFC), khách hàng có thể lựa chọn một hoặc một nhóm các cơ hội đầu tư do PVFC giới thiệu với thời hạn ủy thác tối thiểu là 12 tháng. Các nhà đầu tư được chọn hình thức đầu tư "tự chịu hoàn toàn rủi ro" hoặc "cùng PVFC chia sẻ rủi ro", được chuyển nhượng vốn cho bên thứ ba hoặc PVFC, được cầm cố hợp đồng ủy thác để vay vốn tại PVFC, thậm chí còn được phép góp chậm khoản vốn đầu tư với mức lãi suất ưu đãi.
Tuy nhiên, nếu tham gia ủy thác vốn tại các công ty tài chính, các nhà đầu tư sẽ không có nhiều sự chọn lựa do đa số các công ty tài chính đều tập trung vào lĩnh vực mà công ty mẹ đang hoạt động. Chẳng hạn ở PVFC, chỉ tập trung nhận ủy thác đầu tư cổ phiếu của một số công ty thủy điện, nhiệt điện, dầu khí. Trong khi đó, nếu ủy thác ở các công ty quản lý quĩ, sự chọn lựa sẽ đa dạng hơn, vì các công ty này có đội ngũ chuyên viên phân tích phụ trách theo ngành nghề và luôn bám sát hoạt động của những công ty hàng đầu trong từng lĩnh vực.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Nhờ anh đầu tư... giúp tôi!
Something to say?