An toàn và bền vững là ưu tiên hàng đầu của TTCK Việt Nam
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Thị trường tài chính nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng ngày càng có sự thay đổi tích cực và nhiều chính sách quản lý vĩ mô được ban hành nhằm hợp lý hóa hoạt động của thị trường. Tuy nhiên, do TTCK còn trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển thuộc một thị trường mới nổi, nên việc hoạch định chính sách cho thị trường phát triển an toàn và bền vững là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Tỷ giá ổn định - điểm tựa của vốn FII
Việt Nam đã có nhiều thay đổi thông thoáng hơn đối với giao dịch trên tài khoản vãng lai. Quy định buộc các công ty xuất nhập khẩu phải bán lại lượng USD thu được cho ngân hàng thương mại đã được bãi bỏ. Gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngoài việc cho phép cá nhân được mua ngoại tệ với mục đích chính đáng như mang ra nước ngoài trang trải chi phí chữa bệnh, du học, mua sắm khi du lịch, thậm chí trợ cấp cho người thân ở nước ngoài thì cũng đã cho phép cá nhân được quyền kinh doanh ngoại tệ. Mặc dù chưa cho phép tự do hóa tài khoản vốn, nhưng với tình hình TTCK còn non trẻ, chính sách kiểm soát tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ còn ở biên độ hẹp thì đây là biện pháp tối ưu vì hơn ai hết, các nhà đầu tư nước ngoài hiểu rằng, có 3 điều không thể đồng thời thực hiện được là " tỷ giá cố định - dịch chuyển tự do vốn - chính sách tiền tệ độc lập". Thực tế cho thấy, ngay cả khi ngân hàng trung ương một quốc gia thực thi quản lý tỷ giá với biên độ hẹp trong một thời gian dài thì điều này cũng đồng nghĩa với việc chính sách tỷ giá này là không khả thi nếu như hai yếu tố còn lại được thực hiện song hành. Một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính ở Thái Lan năm 1997 và lan rộng ra các nước châu Á là vì Thái Lan đã kết hợp song song việc kiềm chế tỷ giá trong một biên độ hẹp trong thời gian dài và dịch chuyển tự do vốn. Trong giai đoạn đó, nợ nước ngoài của Chính phủ Thái Lan khá cao, Ngân hàng Trung ương mở rộng tín dụng quá nhanh và quá nhiều mà không có một chính sách bảo đảm an toàn tín dụng đi kèm... Những điều này đã đẩy Thái Lan rơi vào tình trạng bất ổn về tài chính, nợ nước ngoài cao, thâm hụt ngân sách lớn, nguy cơ bất ổn trong hoạt động cho vay… đã gây áp lực lên sự thay đổi tỷ giá đồng bath/USD. Kết quả cuối cùng là Chính phủ Thái Lan đã không thể kiểm soát được tỷ giá và khủng hoảng tài chính bùng nổ.
Rút kinh nghiệm từ khủng hoảng tài chính của Thái Lan, Việt Nam hiện đang theo đuổi chính sách tỷ giá linh hoạt, có sự quản lý của nhà nước, tuy nhiên tỷ giá VND/USD vẫn biến động với biên độ hẹp trong một thời gian dài. NHNN vẫn còn thận trọng chưa cho thực thi chính sách tiền tệ độc lập đúng nghĩa. Mặt khác, dường như chính sách tiền tệ của NHNN ở một góc độ nào đó vẫn còn phụ thuộc vào mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ và quản lý luân chuyển vốn hiện nay cũng không phải hoàn toàn tự do hóa. Nhưng nhờ "không tự do dịch chuyển vốn - tỷ giá ở biên độ hẹp" mà TTCK Việt Nam không rơi vào nguy cơ sụp đổ như Thái Lan trước đây. Các nhà đầu tư nước ngoài song song với việc tối đa hoá lợi nhuận thì việc bảo toàn nguồn vốn trước diễn biến bất lợi của tỷ giá cũng là điều quan trọng không kém. Chính vì thế, tỷ giá ổn định là một trong những lý do khiến "TTCK Việt Nam là điểm đến an toàn của nhà đầu tư nước ngoài".
Không hấp tấp trong kích cầu TTCK
Gần đây, một số ý kiến cho rằng, Chính phủ cần mở "room" để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như kích cầu cho TTCK phát triển. Tuy nhiên, mở "room" ào ạt, nguồn vốn USD đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh sẽ gây sức ép tăng giá VND, ảnh hưởng đến xuất khẩu và là nguyên nhân gây lạm phát. Vì vậy, cần có lộ trình hợp lý cho việc mở "room" và mở "room" ở mức bao nhiêu, mở cho tất cả các ngành hay chỉ chọn lọc một số ngành cho từng giai đoạn… là những vấn đề cần lưu ý.
Nhằm tăng tính thanh khoản cũng như kích thích TTCK phát triển, nghiệp vụ "bán khống" cũng được đề xuất thực hiện. Tuy nhiên, nghiệp vụ này có lẽ chưa phù hợp với tình hình TTCK Việt Nam. Thay vào đó, việc thực hiện quyền chọn mua, quyền chọn bán có lẽ nên sớm được triển khai. Trong bối cảnh thị trường có sự điều chỉnh giảm sau đợt tăng giá mạnh hồi tháng 3/2007 vừa qua, thì việc thực hiện quyền chọn bán chứng khoán là hợp lý và có khả năng góp phần ổn định thị trường hơn. Hiện nhà đầu tư chỉ có thể mua chứng khoán và chờ giá lên để bán ra kiếm lời (không tính yếu tố đầu tư nhằm vào mục tiêu tăng trưởng của đơn vị niêm yết). Liệu có nhà đầu tư nào dám mạnh tay bỏ tiền vào một loại chứng khoán mà họ và thị trường cho rằng, nhiều khả năng chứng khoán đó sẽ giảm giá mạnh? Chính vì thế, trong giai đoạn thị trường giảm giá, khi có yếu tố bất lợi là nhà đầu tư sẽ ào ạt bán chứng khoán ra trong khi lượng cầu rất yếu, đẩy thị trường giảm giá mạnh hơn mức cần thiết, gây hoảng loạn và bất ổn tâm lý đầu tư trên thị trường. Tình trạng này đã từng xảy ra tại Việt Nam trong thời gian qua. Nếu có quyền chọn bán, nhà đầu tư sẽ không hoảng loạn mà bán ồ ạt tức thời vì gần như họ đã mua "bảo hiểm" về giá. Nếu giá chứng khoán tăng trở lại, họ có thể không bán mà chỉ chịu mất phí (thường thấp hơn rất nhiều so với việc thực hiện quyền). Trường hợp giá giảm hơn so với giá trong quyền chọn bán, họ sẽ bán với giá đã ghi trong hợp đồng. Thực tế các nước cho thấy, quyền chọn rất được nhà đầu tư ưa chuộng, bởi nhà đầu tư ít vốn cũng có thể mua quyền chọn, thay vì phải bỏ ra khoản tiền lớn để mua chứng khoán giao ngay, sau đó đợi giá chứng khoán tăng lên và bán ra hưởng chênh lệch, nếu không, họ chỉ mất một khoản phí nhỏ.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Tỷ giá ổn định - điểm tựa của vốn FII
Việt Nam đã có nhiều thay đổi thông thoáng hơn đối với giao dịch trên tài khoản vãng lai. Quy định buộc các công ty xuất nhập khẩu phải bán lại lượng USD thu được cho ngân hàng thương mại đã được bãi bỏ. Gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngoài việc cho phép cá nhân được mua ngoại tệ với mục đích chính đáng như mang ra nước ngoài trang trải chi phí chữa bệnh, du học, mua sắm khi du lịch, thậm chí trợ cấp cho người thân ở nước ngoài thì cũng đã cho phép cá nhân được quyền kinh doanh ngoại tệ. Mặc dù chưa cho phép tự do hóa tài khoản vốn, nhưng với tình hình TTCK còn non trẻ, chính sách kiểm soát tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ còn ở biên độ hẹp thì đây là biện pháp tối ưu vì hơn ai hết, các nhà đầu tư nước ngoài hiểu rằng, có 3 điều không thể đồng thời thực hiện được là " tỷ giá cố định - dịch chuyển tự do vốn - chính sách tiền tệ độc lập". Thực tế cho thấy, ngay cả khi ngân hàng trung ương một quốc gia thực thi quản lý tỷ giá với biên độ hẹp trong một thời gian dài thì điều này cũng đồng nghĩa với việc chính sách tỷ giá này là không khả thi nếu như hai yếu tố còn lại được thực hiện song hành. Một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính ở Thái Lan năm 1997 và lan rộng ra các nước châu Á là vì Thái Lan đã kết hợp song song việc kiềm chế tỷ giá trong một biên độ hẹp trong thời gian dài và dịch chuyển tự do vốn. Trong giai đoạn đó, nợ nước ngoài của Chính phủ Thái Lan khá cao, Ngân hàng Trung ương mở rộng tín dụng quá nhanh và quá nhiều mà không có một chính sách bảo đảm an toàn tín dụng đi kèm... Những điều này đã đẩy Thái Lan rơi vào tình trạng bất ổn về tài chính, nợ nước ngoài cao, thâm hụt ngân sách lớn, nguy cơ bất ổn trong hoạt động cho vay… đã gây áp lực lên sự thay đổi tỷ giá đồng bath/USD. Kết quả cuối cùng là Chính phủ Thái Lan đã không thể kiểm soát được tỷ giá và khủng hoảng tài chính bùng nổ.
Rút kinh nghiệm từ khủng hoảng tài chính của Thái Lan, Việt Nam hiện đang theo đuổi chính sách tỷ giá linh hoạt, có sự quản lý của nhà nước, tuy nhiên tỷ giá VND/USD vẫn biến động với biên độ hẹp trong một thời gian dài. NHNN vẫn còn thận trọng chưa cho thực thi chính sách tiền tệ độc lập đúng nghĩa. Mặt khác, dường như chính sách tiền tệ của NHNN ở một góc độ nào đó vẫn còn phụ thuộc vào mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ và quản lý luân chuyển vốn hiện nay cũng không phải hoàn toàn tự do hóa. Nhưng nhờ "không tự do dịch chuyển vốn - tỷ giá ở biên độ hẹp" mà TTCK Việt Nam không rơi vào nguy cơ sụp đổ như Thái Lan trước đây. Các nhà đầu tư nước ngoài song song với việc tối đa hoá lợi nhuận thì việc bảo toàn nguồn vốn trước diễn biến bất lợi của tỷ giá cũng là điều quan trọng không kém. Chính vì thế, tỷ giá ổn định là một trong những lý do khiến "TTCK Việt Nam là điểm đến an toàn của nhà đầu tư nước ngoài".
Không hấp tấp trong kích cầu TTCK
Gần đây, một số ý kiến cho rằng, Chính phủ cần mở "room" để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như kích cầu cho TTCK phát triển. Tuy nhiên, mở "room" ào ạt, nguồn vốn USD đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh sẽ gây sức ép tăng giá VND, ảnh hưởng đến xuất khẩu và là nguyên nhân gây lạm phát. Vì vậy, cần có lộ trình hợp lý cho việc mở "room" và mở "room" ở mức bao nhiêu, mở cho tất cả các ngành hay chỉ chọn lọc một số ngành cho từng giai đoạn… là những vấn đề cần lưu ý.
Nhằm tăng tính thanh khoản cũng như kích thích TTCK phát triển, nghiệp vụ "bán khống" cũng được đề xuất thực hiện. Tuy nhiên, nghiệp vụ này có lẽ chưa phù hợp với tình hình TTCK Việt Nam. Thay vào đó, việc thực hiện quyền chọn mua, quyền chọn bán có lẽ nên sớm được triển khai. Trong bối cảnh thị trường có sự điều chỉnh giảm sau đợt tăng giá mạnh hồi tháng 3/2007 vừa qua, thì việc thực hiện quyền chọn bán chứng khoán là hợp lý và có khả năng góp phần ổn định thị trường hơn. Hiện nhà đầu tư chỉ có thể mua chứng khoán và chờ giá lên để bán ra kiếm lời (không tính yếu tố đầu tư nhằm vào mục tiêu tăng trưởng của đơn vị niêm yết). Liệu có nhà đầu tư nào dám mạnh tay bỏ tiền vào một loại chứng khoán mà họ và thị trường cho rằng, nhiều khả năng chứng khoán đó sẽ giảm giá mạnh? Chính vì thế, trong giai đoạn thị trường giảm giá, khi có yếu tố bất lợi là nhà đầu tư sẽ ào ạt bán chứng khoán ra trong khi lượng cầu rất yếu, đẩy thị trường giảm giá mạnh hơn mức cần thiết, gây hoảng loạn và bất ổn tâm lý đầu tư trên thị trường. Tình trạng này đã từng xảy ra tại Việt Nam trong thời gian qua. Nếu có quyền chọn bán, nhà đầu tư sẽ không hoảng loạn mà bán ồ ạt tức thời vì gần như họ đã mua "bảo hiểm" về giá. Nếu giá chứng khoán tăng trở lại, họ có thể không bán mà chỉ chịu mất phí (thường thấp hơn rất nhiều so với việc thực hiện quyền). Trường hợp giá giảm hơn so với giá trong quyền chọn bán, họ sẽ bán với giá đã ghi trong hợp đồng. Thực tế các nước cho thấy, quyền chọn rất được nhà đầu tư ưa chuộng, bởi nhà đầu tư ít vốn cũng có thể mua quyền chọn, thay vì phải bỏ ra khoản tiền lớn để mua chứng khoán giao ngay, sau đó đợi giá chứng khoán tăng lên và bán ra hưởng chênh lệch, nếu không, họ chỉ mất một khoản phí nhỏ.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to An toàn và bền vững là ưu tiên hàng đầu của TTCK Việt Nam
Something to say?