Áp lực giải ngân
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Thị trường tuần qua đã chứng kiến diễn biến huy hoàng của thời kỳ tăng trưởng đỉnh cao: Khối lượng khớp lệnh lớn chưa từng có và giá trị giao dịch duy trì mức trên 1.000 tỉ đồng/phiên. Đặc biệt là dòng vốn nước ngoài giải ngân mạnh, luôn chiếm trên 20% toàn thị trường.
Kỷ lục về khối lượng
Kết thúc tuần, có tới 104 CP tăng giá, trong đó đặc biệt là nhóm blue-chips tiếp tục đà bứt phá như FPT (+45.000đ/CP), REE (+12.000đ/CP), SJS (+39.000đ/CP), PVD (+16.000đ/CP), VNM (+16.000đ/CP)... đã tạo sức bật mạnh cho VN-Index.
Xét theo đơn vị tuần, diễn biến của chỉ số giá tiếp tục khả quan với biên độ tăng mạnh nhất trong chu kỳ 5 tuần phục hồi vừa qua: +32,77 điểm. Kết hợp với đà tăng mạnh này, khối lượng khớp lệnh CP tuần qua cũng lập kỷ lục với trên 60 triệu đơn vị. Mức cao nhất của thị trường trước đó là 52,8 triệu đơn vị của tuần từ 2-9.3.2007.
Khối lượng giao dịch tuần qua tập trung chủ yếu vào nhóm blue-chips, trong đó riêng 5 mã là STB, REE, VIC, PET và PVD đã chiếm xấp xỉ 39% tổng khối lượng khớp lệnh thị trường, tương đương 23,25 triệu đơn vị. Ngoài ra, giao dịch tăng cao cũng xuất hiện với rất nhiều CP khác như VNM, FPT, PPC, TRC, SJS...
Điểm đáng chú ý là ngoài những mã đã hết room, NĐTNN rất tích cực thu gom CP. Cụ thể, khối này mua vào rất mạnh và chiếm tỉ trọng lớn với những mã: FPT (924,330 CP, tương đương 39,5% tổng khối lượng giao dịch tuần), PVD (538,840 CP, 27%), TRC (404,440 CP, 40,3%), VIC (902,160 CP, 24,5%, VNE (660,390 CP, 25,2%)...
Không chỉ sôi động trên sàn khớp lệnh, các giao dịch thoả thuận lô lớn cũng được NĐT thực hiện rất mạnh. Tổng khối lượng giao dịch thoả thuận tuần qua lên tới 2,04 triệu đơn vị, tương đương giá trị 191,92 tỉ đồng. Như vậy thị trường thoả thuận đã tăng 3,6 lần về khối lượng và 4,4 lần về giá trị so với tuần trước.
Các giao dịch thoả thuận đặc biệt lớn xuất hiện với PPC (31 tỉ đồng do NĐTNN thực hiện), BBC (42,66 tỉ đồng), FPT (36,48 tỉ đồng), REE (27,83 tỉ đồng). Nếu tính toàn thị trường chuyển nhượng cả khớp lệnh lẫn thoả thuận CP và chứng chỉ quỹ, quy mô giao dịch lên tới 66,91 triệu đơn vị, tăng gần 53% so với quy mô tuần trước.
Thấy gì đằng sau khối lượng?
Nguyên nhân kích thích khối lượng giao dịch đột biến không nằm ngoài giao dịch của NĐTNN. Trong suốt thời kỳ đầu của quá trình phục hồi ngoạn mục này, giao dịch của khối NĐT này luôn là "xương sống" của thị trường, ngoài yếu tố sức cầu thực tế còn là liều thuốc tâm lý cho NĐTTN.
Tuần qua thị trường đã có hai phiên điều chỉnh và tưởng chừng đã đạt đỉnh vào các ngày 26-27.9 khi khá nhiều CP giảm giá. Yếu tố cổ vũ thị trường mạnh nhất vẫn là khối lượng giao dịch khổng lồ và trong đó đặc biệt là lượng vốn ngoại giải ngân.
Thống kê cho thấy tuần qua, đã có xấp xỉ 910 tỉ đồng tính theo giá trị ròng được NĐTNN đổ vào thị trường với khối lượng trên 6,94 triệu đơn vị. Đây là mức giao dịch kỷ lục trong nhiều tháng gần đây và tương đương thời kỳ đỉnh cao của thị trường. Trung bình mỗi phiên, lượng mua ròng của NĐTNN cũng lên tới 1,39 triệu CP và chứng chỉ quỹ, tương đương 182 tỉ đồng.
Việc nguồn tiền ngoại tăng cường giải ngân mạnh mẽ ngoài tác động từ sự ổn định của TTCK quốc tế còn xuất phát từ bản thân nhu cầu của các quỹ. Theo số liệu của một số CTCK, đã có khoảng 10 quỹ mới được thành lập trong vài tháng qua, chưa kể áp lực giải ngân từ những quỹ đang huy động thêm vốn và nguồn tiền giải ngân theo kế hoạch.
Một số liệu nữa cũng minh chứng điều này là sức cầu thuần của NĐTNN đang tăng rất nhanh. Theo số liệu 4 phiên từ 24-27.9, khối lượng dư mua trung bình của khối nước ngoài vào khoảng 2,38 triệu đơn vị, tăng 56% so với tuần trước. Như vậy tổng lượng chào mua của NĐTNN mỗi phiên đạt trên dưới 3,3 triệu CK, tăng 46%.
Với NĐTTN, áp lực giải ngân chủ yếu đến từ những tín hiệu phục hồi rõ nét của thị trường. Thực tế những NĐT dũng cảm mua tại điểm đáy (mặc dù không chắc chắn) đã hiện thực hoá lợi nhuận khá sớm.
Khi thị trường đi lên, dòng vốn được thúc đẩy luân chuyển nhanh hơn qua hoạt động cơ cấu lại danh mục hoặc bán ra với mục tiêu mua vào tại những phiên điều chỉnh. Tuy nhiên, thực tế hai tuần qua, những phiên điều chỉnh lại diễn ra quá ngắn khiến kế hoạch này không phải lúc nào cũng đem lại lợi nhuận.
Thống kê cho thấy sức cầu thuần trong nước tuần qua cũng tăng khoảng 41%, đạt trung bình 20 triệu CK/phiên. Khối lượng giao dịch rất lớn (khoảng 12 triệu CP/phiên) chứng tỏ nhóm NĐT hiện thực hoá lợi nhuận hoặc "lướt sóng" không hề nhỏ.
Tuy nhiên, lượng bán ra mạnh trong tương quan sức mua quá lớn khiến thị trường trong trạng thái gần như tăng liên tục. Điều này tác động không ít tới tâm lý NĐT và nguồn tiền vừa hiện thực hoá lại chịu sức ép quay vòng.
Khối lượng giao dịch lớn cũng cho thấy tâm lý sung mãn của thị trường và NĐT rất coi thường các phiên giảm hoặc dễ nhầm lẫn một tín hiệu đảo chiều thực sự với tín hiệu điều chỉnh.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Kỷ lục về khối lượng
Kết thúc tuần, có tới 104 CP tăng giá, trong đó đặc biệt là nhóm blue-chips tiếp tục đà bứt phá như FPT (+45.000đ/CP), REE (+12.000đ/CP), SJS (+39.000đ/CP), PVD (+16.000đ/CP), VNM (+16.000đ/CP)... đã tạo sức bật mạnh cho VN-Index.
Xét theo đơn vị tuần, diễn biến của chỉ số giá tiếp tục khả quan với biên độ tăng mạnh nhất trong chu kỳ 5 tuần phục hồi vừa qua: +32,77 điểm. Kết hợp với đà tăng mạnh này, khối lượng khớp lệnh CP tuần qua cũng lập kỷ lục với trên 60 triệu đơn vị. Mức cao nhất của thị trường trước đó là 52,8 triệu đơn vị của tuần từ 2-9.3.2007.
Khối lượng giao dịch tuần qua tập trung chủ yếu vào nhóm blue-chips, trong đó riêng 5 mã là STB, REE, VIC, PET và PVD đã chiếm xấp xỉ 39% tổng khối lượng khớp lệnh thị trường, tương đương 23,25 triệu đơn vị. Ngoài ra, giao dịch tăng cao cũng xuất hiện với rất nhiều CP khác như VNM, FPT, PPC, TRC, SJS...
Điểm đáng chú ý là ngoài những mã đã hết room, NĐTNN rất tích cực thu gom CP. Cụ thể, khối này mua vào rất mạnh và chiếm tỉ trọng lớn với những mã: FPT (924,330 CP, tương đương 39,5% tổng khối lượng giao dịch tuần), PVD (538,840 CP, 27%), TRC (404,440 CP, 40,3%), VIC (902,160 CP, 24,5%, VNE (660,390 CP, 25,2%)...
Không chỉ sôi động trên sàn khớp lệnh, các giao dịch thoả thuận lô lớn cũng được NĐT thực hiện rất mạnh. Tổng khối lượng giao dịch thoả thuận tuần qua lên tới 2,04 triệu đơn vị, tương đương giá trị 191,92 tỉ đồng. Như vậy thị trường thoả thuận đã tăng 3,6 lần về khối lượng và 4,4 lần về giá trị so với tuần trước.
Các giao dịch thoả thuận đặc biệt lớn xuất hiện với PPC (31 tỉ đồng do NĐTNN thực hiện), BBC (42,66 tỉ đồng), FPT (36,48 tỉ đồng), REE (27,83 tỉ đồng). Nếu tính toàn thị trường chuyển nhượng cả khớp lệnh lẫn thoả thuận CP và chứng chỉ quỹ, quy mô giao dịch lên tới 66,91 triệu đơn vị, tăng gần 53% so với quy mô tuần trước.
Thấy gì đằng sau khối lượng?
Nguyên nhân kích thích khối lượng giao dịch đột biến không nằm ngoài giao dịch của NĐTNN. Trong suốt thời kỳ đầu của quá trình phục hồi ngoạn mục này, giao dịch của khối NĐT này luôn là "xương sống" của thị trường, ngoài yếu tố sức cầu thực tế còn là liều thuốc tâm lý cho NĐTTN.
Tuần qua thị trường đã có hai phiên điều chỉnh và tưởng chừng đã đạt đỉnh vào các ngày 26-27.9 khi khá nhiều CP giảm giá. Yếu tố cổ vũ thị trường mạnh nhất vẫn là khối lượng giao dịch khổng lồ và trong đó đặc biệt là lượng vốn ngoại giải ngân.
Thống kê cho thấy tuần qua, đã có xấp xỉ 910 tỉ đồng tính theo giá trị ròng được NĐTNN đổ vào thị trường với khối lượng trên 6,94 triệu đơn vị. Đây là mức giao dịch kỷ lục trong nhiều tháng gần đây và tương đương thời kỳ đỉnh cao của thị trường. Trung bình mỗi phiên, lượng mua ròng của NĐTNN cũng lên tới 1,39 triệu CP và chứng chỉ quỹ, tương đương 182 tỉ đồng.
Việc nguồn tiền ngoại tăng cường giải ngân mạnh mẽ ngoài tác động từ sự ổn định của TTCK quốc tế còn xuất phát từ bản thân nhu cầu của các quỹ. Theo số liệu của một số CTCK, đã có khoảng 10 quỹ mới được thành lập trong vài tháng qua, chưa kể áp lực giải ngân từ những quỹ đang huy động thêm vốn và nguồn tiền giải ngân theo kế hoạch.
Một số liệu nữa cũng minh chứng điều này là sức cầu thuần của NĐTNN đang tăng rất nhanh. Theo số liệu 4 phiên từ 24-27.9, khối lượng dư mua trung bình của khối nước ngoài vào khoảng 2,38 triệu đơn vị, tăng 56% so với tuần trước. Như vậy tổng lượng chào mua của NĐTNN mỗi phiên đạt trên dưới 3,3 triệu CK, tăng 46%.
Với NĐTTN, áp lực giải ngân chủ yếu đến từ những tín hiệu phục hồi rõ nét của thị trường. Thực tế những NĐT dũng cảm mua tại điểm đáy (mặc dù không chắc chắn) đã hiện thực hoá lợi nhuận khá sớm.
Khi thị trường đi lên, dòng vốn được thúc đẩy luân chuyển nhanh hơn qua hoạt động cơ cấu lại danh mục hoặc bán ra với mục tiêu mua vào tại những phiên điều chỉnh. Tuy nhiên, thực tế hai tuần qua, những phiên điều chỉnh lại diễn ra quá ngắn khiến kế hoạch này không phải lúc nào cũng đem lại lợi nhuận.
Thống kê cho thấy sức cầu thuần trong nước tuần qua cũng tăng khoảng 41%, đạt trung bình 20 triệu CK/phiên. Khối lượng giao dịch rất lớn (khoảng 12 triệu CP/phiên) chứng tỏ nhóm NĐT hiện thực hoá lợi nhuận hoặc "lướt sóng" không hề nhỏ.
Tuy nhiên, lượng bán ra mạnh trong tương quan sức mua quá lớn khiến thị trường trong trạng thái gần như tăng liên tục. Điều này tác động không ít tới tâm lý NĐT và nguồn tiền vừa hiện thực hoá lại chịu sức ép quay vòng.
Khối lượng giao dịch lớn cũng cho thấy tâm lý sung mãn của thị trường và NĐT rất coi thường các phiên giảm hoặc dễ nhầm lẫn một tín hiệu đảo chiều thực sự với tín hiệu điều chỉnh.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Áp lực giải ngân
Something to say?