Thặng dư vốn - Chia hay không?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Hàng chục ngàn tỉ đồng đã và sẽ được đưa vào quỹ thặng dư vốn của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Nguồn vốn này sẽ được chia cho cổ đông hay được giữ lại, đó là vấn đề đang được các doanh nghiệp rất quan tâm.
Đừng hiểu lầm thặng dư vốn
Trừ trường hợp thặng dư vốn cổ phần hóa của các doanh nghiệp (DN) được sử dụng theo Nghị định 109 của Chính phủ, thặng dư vốn của các DN cổ phần hóa phát hành cổ phiếu lần đầu và DN phát hành cổ phiếu lần đầu, từ chênh lệch do mua bán cổ phiếu quỹ, cơ cấu lại tài chính... trước đây thường được chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ phiếu thưởng.
"Hầu hết cổ đông của chúng tôi muốn chia một phần thặng dư vốn", Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom) Đỗ Văn Trắc nói về 1.700 tỉ đồng thặng dư vốn hiện có của DN như vậy.
Một phần trong số tiền này đã được Sacom đầu tư vào các dự án bất động sản lớn tại Đà Lạt, Hải Phòng, Nhơn Trạch... (các dự án này đều còn trong giai đoạn triển khai). Song, phần lớn trong số thặng dư nói trên của Sacom, theo quy định, sau khi các dự án hoàn thành và đi vào hoạt động ba năm mới được sử dụng. Như vậy thời hạn để Sacom có thể sử dụng nguồn vốn này ít nhất cũng phải năm năm hay nhiều hơn nữa.
Không chỉ Sacom, Gemadept hiện cũng có thặng dư vốn cổ phần đến 1.366 tỉ đồng tính đến tháng 6-2007. Tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) đã cổ phần hóa hàng chục đơn vị trong vòng ba năm qua, thu về thặng dư vốn trên 12.000 tỉ. Bảo Việt cũng được hơn 3.000 tỉ. Rồi sắp tới là Vietcombank, BIDV, MobiFone, Vinaphone..., sẽ còn hàng chục ngàn tỉ được đưa vào quỹ thặng dư vốn của các DN sau cổ phần hóa.
Còn nhớ, hồi năm 2000, có những DN chia cổ tức đến 70% và thậm chí trên 100% dựa trên thặng dư vốn từ nhiều nguồn... và do bị cổ đông "ép". Tuy nhiên, gần đây Nhà nước đã có quy định thắt chặt việc sử dụng phần thặng dư vốn này và đã có không ít phản ứng từ cổ đông của các công ty cổ phần.
Theo thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gửi các công ty cổ phần đại chúng ký ngày 11-4-2007 và Thông tư 18/2007 của Bộ Tài chính ngày 13-3-2007, với phần thặng dư vốn do phát hành cổ phiếu để thực hiện dự án đầu tư thì công ty chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau ba năm kể từ khi dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng. Trường hợp thặng dư vốn do chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu phát hành thêm thì công ty chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau một năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành. Quy định nói trên giúp bảo vệ nguồn thặng dư vốn, nhằm vào mục tiêu phát triển dài hạn của DN.
Ông Đỗ Văn Trắc cũng cho rằng các quy định về sử dụng vốn thặng dư như trên nhằm bảo vệ các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ, và hạn chế sự tăng vốn bừa bãi nhằm chia chác lợi nhuận của một số cổ đông lớn trong các công ty cổ phần thời gian qua.
"Nhưng nguồn tiền đó thực tế là của cổ đông, nên chia hay không là thuộc quyền của cổ đông chứ không thuộc quyền của Bộ Tài chính. Nếu thặng dư vốn được chia, thì tiền vốn vẫn ở DN chứ không mất đi. Vấn đề quan trọng hơn là năng lực của ban lãnh đạo DN vì khi chia xong một phần thặng dư nhất định, áp lực điều hành hiệu quả DN sẽ lớn hơn nhiều lần. Nếu ban lãnh đạo chấp nhận được thì nên để DN được chia cho cổ đông.Việc này sẽ khuyến khích người điều hành làm việc có trách nhiệm hơn".
Ở một góc độ khác, thặng dư vốn giúp giảm chi phí huy động vốn của doanh nghiệp, nhưng việc đảm bảo đầu ra của vốn mới là vấn đề Nhà nước cần quan tâm chứ không thể đánh giá sự thành công của một đợt IPO chỉ dựa trên số vốn thặng dư mà Nhà nước thu về như hiện nay. Và sâu xa hơn, nó chính là sức ép lên DN và ban lãnh đạo chứ không phải là món hời dễ kiếm như nhiều người vẫn nghĩ.
Kịch bản cần hoàn thiện
Ông Trương Tấn Nghĩa, Giám đốc tư vấn tài chính doanh nghiệp của Công ty Chứng khoán Tân Việt, lý giải nguyên nhân khiến một số cổ đông muốn chia thặng dư vốn là vì ban lãnh đạo DN chưa đưa ra được những dự án và phương án sử dụng vốn một cách thuyết phục; hoặc do DN mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực mới khiến cổ đông cảm thấy không yên tâm trong khi ban lãnh đạo chưa có những giải thích, cam kết rõ ràng với cổ đông.
Trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Quốc Tín, Trưởng phòng Tư vấn tài chính DN của Công ty Chứng khoán VnDirect, cho rằng Nhà nước có lý với những quy tắc hiện nay về thặng dư vốn bởi thực tế đã có hàng loạt vụ phát hành cổ phiếu quá bừa bãi thời gian qua mà người được lợi nhiều nhất là một số cổ đông chứ không phải tất cả.
Cụ thể hơn, nếu ban lãnh đạo DN thực sự vững vàng với mục tiêu giữ vốn cho công ty phát triển lâu dài, Nhà nước có thể cho chia bớt một phần thặng dư vốn nếu quá nhiều. Nhưng, theo ông Tín, ranh giới giữa một DN vững vàng về tài chính trong dài hạn và một DN cần tích tụ thêm nguồn lực là rất khó phân biệt nếu dựa trên năng lực thẩm định ở Việt Nam hiện nay.
Vì vậy, khâu cốt lõi là công tác thẩm định dự án phát hành cổ phiếu của DN của cơ quan quản lý. Nếu được thẩm định tốt, các dự án phát hành sẽ hạn chế tối đa rủi ro cho nhà đầu tư và DN cũng như đảm bảo khả năng sinh lời của nguồn vốn thặng dư. Thậm chí, nếu cần, nên có cơ quan tư vấn và thẩm định dự án phát hành trung gian giúp việc cho UBCKNN.
Một vướng mắc liên quan đến nguồn vốn thặng dư này là hiện có nhiều DN thừa sức bổ sung thặng dư vào vốn điều lệ để đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội (10 tỉ đồng) hay sàn TPHCM (80 tỉ) nhưng không thể được vì cần có thời gian chờ theo quy định. Điều này đôi khi làm mất cơ hội tốt của DN nếu họ đã có đủ thực lực lên sàn chứng khoán.
Ông Tín góp ý: "Nhà nước nên có những quy định linh hoạt hơn về chuyện này, không để xảy ra tình trạng DN thừa vốn nhưng vẫn phải phát hành thêm cổ phiếu".
Nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước nên có các tiêu chí về việc sử dụng hiệu quả đồng vốn thặng dư theo từng nhóm DN. Ví dụ như, DN đạt được những tiêu chí thế nào thì sẽ được chia một phần vốn thặng dư cho cổ đông mà không phải đợi đến khi dự án đi vào hoạt động.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Đừng hiểu lầm thặng dư vốn
Trừ trường hợp thặng dư vốn cổ phần hóa của các doanh nghiệp (DN) được sử dụng theo Nghị định 109 của Chính phủ, thặng dư vốn của các DN cổ phần hóa phát hành cổ phiếu lần đầu và DN phát hành cổ phiếu lần đầu, từ chênh lệch do mua bán cổ phiếu quỹ, cơ cấu lại tài chính... trước đây thường được chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ phiếu thưởng.
"Hầu hết cổ đông của chúng tôi muốn chia một phần thặng dư vốn", Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom) Đỗ Văn Trắc nói về 1.700 tỉ đồng thặng dư vốn hiện có của DN như vậy.
Một phần trong số tiền này đã được Sacom đầu tư vào các dự án bất động sản lớn tại Đà Lạt, Hải Phòng, Nhơn Trạch... (các dự án này đều còn trong giai đoạn triển khai). Song, phần lớn trong số thặng dư nói trên của Sacom, theo quy định, sau khi các dự án hoàn thành và đi vào hoạt động ba năm mới được sử dụng. Như vậy thời hạn để Sacom có thể sử dụng nguồn vốn này ít nhất cũng phải năm năm hay nhiều hơn nữa.
Không chỉ Sacom, Gemadept hiện cũng có thặng dư vốn cổ phần đến 1.366 tỉ đồng tính đến tháng 6-2007. Tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) đã cổ phần hóa hàng chục đơn vị trong vòng ba năm qua, thu về thặng dư vốn trên 12.000 tỉ. Bảo Việt cũng được hơn 3.000 tỉ. Rồi sắp tới là Vietcombank, BIDV, MobiFone, Vinaphone..., sẽ còn hàng chục ngàn tỉ được đưa vào quỹ thặng dư vốn của các DN sau cổ phần hóa.
Còn nhớ, hồi năm 2000, có những DN chia cổ tức đến 70% và thậm chí trên 100% dựa trên thặng dư vốn từ nhiều nguồn... và do bị cổ đông "ép". Tuy nhiên, gần đây Nhà nước đã có quy định thắt chặt việc sử dụng phần thặng dư vốn này và đã có không ít phản ứng từ cổ đông của các công ty cổ phần.
Theo thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gửi các công ty cổ phần đại chúng ký ngày 11-4-2007 và Thông tư 18/2007 của Bộ Tài chính ngày 13-3-2007, với phần thặng dư vốn do phát hành cổ phiếu để thực hiện dự án đầu tư thì công ty chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau ba năm kể từ khi dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng. Trường hợp thặng dư vốn do chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu phát hành thêm thì công ty chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau một năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành. Quy định nói trên giúp bảo vệ nguồn thặng dư vốn, nhằm vào mục tiêu phát triển dài hạn của DN.
Ông Đỗ Văn Trắc cũng cho rằng các quy định về sử dụng vốn thặng dư như trên nhằm bảo vệ các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ, và hạn chế sự tăng vốn bừa bãi nhằm chia chác lợi nhuận của một số cổ đông lớn trong các công ty cổ phần thời gian qua.
"Nhưng nguồn tiền đó thực tế là của cổ đông, nên chia hay không là thuộc quyền của cổ đông chứ không thuộc quyền của Bộ Tài chính. Nếu thặng dư vốn được chia, thì tiền vốn vẫn ở DN chứ không mất đi. Vấn đề quan trọng hơn là năng lực của ban lãnh đạo DN vì khi chia xong một phần thặng dư nhất định, áp lực điều hành hiệu quả DN sẽ lớn hơn nhiều lần. Nếu ban lãnh đạo chấp nhận được thì nên để DN được chia cho cổ đông.Việc này sẽ khuyến khích người điều hành làm việc có trách nhiệm hơn".
Ở một góc độ khác, thặng dư vốn giúp giảm chi phí huy động vốn của doanh nghiệp, nhưng việc đảm bảo đầu ra của vốn mới là vấn đề Nhà nước cần quan tâm chứ không thể đánh giá sự thành công của một đợt IPO chỉ dựa trên số vốn thặng dư mà Nhà nước thu về như hiện nay. Và sâu xa hơn, nó chính là sức ép lên DN và ban lãnh đạo chứ không phải là món hời dễ kiếm như nhiều người vẫn nghĩ.
Kịch bản cần hoàn thiện
Ông Trương Tấn Nghĩa, Giám đốc tư vấn tài chính doanh nghiệp của Công ty Chứng khoán Tân Việt, lý giải nguyên nhân khiến một số cổ đông muốn chia thặng dư vốn là vì ban lãnh đạo DN chưa đưa ra được những dự án và phương án sử dụng vốn một cách thuyết phục; hoặc do DN mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực mới khiến cổ đông cảm thấy không yên tâm trong khi ban lãnh đạo chưa có những giải thích, cam kết rõ ràng với cổ đông.
Trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Quốc Tín, Trưởng phòng Tư vấn tài chính DN của Công ty Chứng khoán VnDirect, cho rằng Nhà nước có lý với những quy tắc hiện nay về thặng dư vốn bởi thực tế đã có hàng loạt vụ phát hành cổ phiếu quá bừa bãi thời gian qua mà người được lợi nhiều nhất là một số cổ đông chứ không phải tất cả.
Cụ thể hơn, nếu ban lãnh đạo DN thực sự vững vàng với mục tiêu giữ vốn cho công ty phát triển lâu dài, Nhà nước có thể cho chia bớt một phần thặng dư vốn nếu quá nhiều. Nhưng, theo ông Tín, ranh giới giữa một DN vững vàng về tài chính trong dài hạn và một DN cần tích tụ thêm nguồn lực là rất khó phân biệt nếu dựa trên năng lực thẩm định ở Việt Nam hiện nay.
Vì vậy, khâu cốt lõi là công tác thẩm định dự án phát hành cổ phiếu của DN của cơ quan quản lý. Nếu được thẩm định tốt, các dự án phát hành sẽ hạn chế tối đa rủi ro cho nhà đầu tư và DN cũng như đảm bảo khả năng sinh lời của nguồn vốn thặng dư. Thậm chí, nếu cần, nên có cơ quan tư vấn và thẩm định dự án phát hành trung gian giúp việc cho UBCKNN.
Một vướng mắc liên quan đến nguồn vốn thặng dư này là hiện có nhiều DN thừa sức bổ sung thặng dư vào vốn điều lệ để đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội (10 tỉ đồng) hay sàn TPHCM (80 tỉ) nhưng không thể được vì cần có thời gian chờ theo quy định. Điều này đôi khi làm mất cơ hội tốt của DN nếu họ đã có đủ thực lực lên sàn chứng khoán.
Ông Tín góp ý: "Nhà nước nên có những quy định linh hoạt hơn về chuyện này, không để xảy ra tình trạng DN thừa vốn nhưng vẫn phải phát hành thêm cổ phiếu".
Nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước nên có các tiêu chí về việc sử dụng hiệu quả đồng vốn thặng dư theo từng nhóm DN. Ví dụ như, DN đạt được những tiêu chí thế nào thì sẽ được chia một phần vốn thặng dư cho cổ đông mà không phải đợi đến khi dự án đi vào hoạt động.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Thặng dư vốn - Chia hay không?
Something to say?