10 sự kiện chứng khoán nổi bật của năm 2007
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Ngày 28/12, CLB Nhà báo Chứng khoán chính thức công bố 10 sự kiện chứng khoán tiêu biểu của năm 2007. Đó là những sự kiện được dư luận quan tâm nhiều nhất và có tầm ảnh hưởng nhất định tới TTCK hiện nay.
1/ Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007
Luật ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho TTCK Việt Nam phát triển với nhiều thành viên như: công ty chứng khoán, công ty niêm yết, công ty quản lý quỹ đã được nâng cấp.
Một điểm có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam là quy định về nghĩa vụ công bố thông tin đối với công ty đại chúng.
Ngoài ra hệ thống giao dịch cổ phiếu OTC dự kiến khởi động giao dịch cuối quí I/2008 với 40 cổ phiếu của các công ty chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm, được dự báo sẽ trở thành “chợ giao dịch chứng khoán” có quy mô lớn nhất.
2/ Vụ bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CK Thiên Việt
Lần đầu tiên báo chí phát hiện và công khai một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử hoạt động của TTCK Việt Nam: Công ty CK Thiên Việt bổ nhiệm Tổng giám đốc khi đích danh người được bổ nhiệm không biết và cũng chưa từng ký hợp đồng làm việc với công ty.
Từ vụ việc này, báo chí đề cập đến hàng loạt vấn đề bất cập là hệ quả của trào lưu chạy giấy phép thành lập công ty CK cuối năm 2006. Đó là việc thiếu trầm trọng nhân sự chủ chốt trong ngành chứng khoán, tình trạng mượn, thuê chứng chỉ đào tạo chứng khoán, tình trạng chay đua hợp tác chiến lược để làm thương hiệu…
3/ Quy mô TTCK tăng mạnh
Tính đến hết năm 2007, tổng giá trị vốn hoá TTCK Việt Nam đạt gần 500.000 tỷ đồng, bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007.
Dựa trên những kết quả mà TTCK đạt được trong năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 128/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch định lượng về phát triển TTCK đến năm 2010, hướng đến năm 2020 trong đó có đề ra mục tiêu đến năm 2010, tổng giá trị vốn hoá thị trường đạt 50% GDP, năm 2020, con số này đạt 70% GDP.
4/ Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước khống chế cho vay đầu tư chứng khoán
Một trong những chính sách có tác động đáng kể đến TTCK và được các báo chí đề cập liên tục kể từ giữa năm 2007 đến nay đó là Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước.
Chỉ thị này đã hạn chế luồng vốn tín dụng từ kênh dẫn vốn ngân hàng sang TTCK ở mức 3% khiến nhiều ngân hàng trong suốt nửa cuối của năm 2007 phải lo tìm cách hạ mức cho vay đầu tư chứng khoán xuống đến mức cho phép.
5/ Năm 2007, năm của các đợt IPO lớn
Năm 2007 là năm đầu tiên diễn ra các đợt phải cổ phần hoá DNNN là các tổng công ty lớn trong danh sách hơn 20 DN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cổ phần hoá trong năm này.
Hai đợt IPO của 2 DN lớn là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã hoàn thành trong năm nhưng đằng sau sự kiện IPO của loại DN này còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập.
6/ Vụ tăng vốn của Quỹ VF1
Quỹ đóng đầu tiên được phép tăng vốn đồng thời sự điều chỉnh giá mang tính chủ quan của Công ty quản lý quỹ gây nhiều bất bình cho nhà đầu tư. Điều này cũng bộc lộ hạn chế của thị trường đằng sau thành công về việc huy động vốn diễn ra trong năm 2007 diễn ra một cách mạnh mẽ và dễ dàng.
Sự bùng nổ hiện tượng phát hành trái luật và nhiều DN bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Theo thống kê của UBCKNN, năm 2007 phạt 63 tổ chức và cá nhân trong đó phạt tiền 55 trường hợp.
7/ Trung tâm GDCK TPHCM chính thức thành Sở GDCK TPHCM
Cùng với việc chuyển thành Sở GDCK, cơ quan này chính thức áp dụng khớp lệnh liên tục từ 30/7/2007 để tạo tính thanh khoản cho thị trường và tăng cơ hội cho nhà đầu tư.
Năm 2007 có thể nói là năm có nhiều sự cố về giao dịch, trong đó đáng kể là việc trục trặc hệ thống số liệu giá tham chiếu khiến HOSE phải ngừng giao dịch một ngày.
8/ Cải tiến đột phá trong đào tạo chứng khoán
Hệ thống đào tạo chứng khoán cuối 2006, đầu 2007 bị quá tải khi nhu cầu học lên cao. Tuy nhiên, với sự chia sẻ quyền cho 5 trường đại học khác, công tác đào tạo đã có bước phát triển đột biến và lành mạnh.
9/ Thu nhập từ đầu tư chứng khoán phải chịu thuế
Lần đầu tiên thu nhập từ đầu tư chứng khoán được đưa vào diện chịu thuế. Mặc dù mức thuế không quá cao và khá linh hoạt nhưng thị trường cũng đã có một thời gian dài phản ứng tiêu cực.
Theo đó, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được lựa chọn và đăng ký với cơ quan thuế việc áp dụng một trong hai cách tính thuế: theo mỗi lần chuyển nhượng hoặc vào cuối năm.
Thuế suất chuyển nhượng vốn, chứng khoán, đối với chuyển nhượng chứng khoán áp dụng thu thuế theo từng lần mức thuế suất là 0,1%/lần, áp dụng thu theo năm với mức thuế suất 20% sau khi đã trừ các chi phí liên quan.
10/ Bùng nổ truyền thông về TTCK
Chứng khoán và TTCK đã trở thành chuyên mục thường xuyên và không thể thiếu không chỉ đối với nhiều tờ báo kinh tế, truyền hình mà còn cả những tờ báo chuyên về xã hội.
Sự bùng nổ này đã dẫn đến sự ra đời của Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán vào ngày 28/5/2007, với sự quy tụ của gần 40 thành viên là các nhà báo chuyên sâu trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK và là một tổ chức nghề nghiệp có chức năng hỗ trợ về kiến thức, nghiệp vụ cho các thành viên tham gia.
(Theo DanTri)
1/ Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007
Luật ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho TTCK Việt Nam phát triển với nhiều thành viên như: công ty chứng khoán, công ty niêm yết, công ty quản lý quỹ đã được nâng cấp.
Một điểm có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam là quy định về nghĩa vụ công bố thông tin đối với công ty đại chúng.
Ngoài ra hệ thống giao dịch cổ phiếu OTC dự kiến khởi động giao dịch cuối quí I/2008 với 40 cổ phiếu của các công ty chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm, được dự báo sẽ trở thành “chợ giao dịch chứng khoán” có quy mô lớn nhất.
2/ Vụ bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CK Thiên Việt
Lần đầu tiên báo chí phát hiện và công khai một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử hoạt động của TTCK Việt Nam: Công ty CK Thiên Việt bổ nhiệm Tổng giám đốc khi đích danh người được bổ nhiệm không biết và cũng chưa từng ký hợp đồng làm việc với công ty.
Từ vụ việc này, báo chí đề cập đến hàng loạt vấn đề bất cập là hệ quả của trào lưu chạy giấy phép thành lập công ty CK cuối năm 2006. Đó là việc thiếu trầm trọng nhân sự chủ chốt trong ngành chứng khoán, tình trạng mượn, thuê chứng chỉ đào tạo chứng khoán, tình trạng chay đua hợp tác chiến lược để làm thương hiệu…
3/ Quy mô TTCK tăng mạnh
Tính đến hết năm 2007, tổng giá trị vốn hoá TTCK Việt Nam đạt gần 500.000 tỷ đồng, bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007.
Dựa trên những kết quả mà TTCK đạt được trong năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 128/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch định lượng về phát triển TTCK đến năm 2010, hướng đến năm 2020 trong đó có đề ra mục tiêu đến năm 2010, tổng giá trị vốn hoá thị trường đạt 50% GDP, năm 2020, con số này đạt 70% GDP.
4/ Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước khống chế cho vay đầu tư chứng khoán
Một trong những chính sách có tác động đáng kể đến TTCK và được các báo chí đề cập liên tục kể từ giữa năm 2007 đến nay đó là Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước.
Chỉ thị này đã hạn chế luồng vốn tín dụng từ kênh dẫn vốn ngân hàng sang TTCK ở mức 3% khiến nhiều ngân hàng trong suốt nửa cuối của năm 2007 phải lo tìm cách hạ mức cho vay đầu tư chứng khoán xuống đến mức cho phép.
5/ Năm 2007, năm của các đợt IPO lớn
Năm 2007 là năm đầu tiên diễn ra các đợt phải cổ phần hoá DNNN là các tổng công ty lớn trong danh sách hơn 20 DN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cổ phần hoá trong năm này.
Hai đợt IPO của 2 DN lớn là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã hoàn thành trong năm nhưng đằng sau sự kiện IPO của loại DN này còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập.
6/ Vụ tăng vốn của Quỹ VF1
Quỹ đóng đầu tiên được phép tăng vốn đồng thời sự điều chỉnh giá mang tính chủ quan của Công ty quản lý quỹ gây nhiều bất bình cho nhà đầu tư. Điều này cũng bộc lộ hạn chế của thị trường đằng sau thành công về việc huy động vốn diễn ra trong năm 2007 diễn ra một cách mạnh mẽ và dễ dàng.
Sự bùng nổ hiện tượng phát hành trái luật và nhiều DN bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Theo thống kê của UBCKNN, năm 2007 phạt 63 tổ chức và cá nhân trong đó phạt tiền 55 trường hợp.
7/ Trung tâm GDCK TPHCM chính thức thành Sở GDCK TPHCM
Cùng với việc chuyển thành Sở GDCK, cơ quan này chính thức áp dụng khớp lệnh liên tục từ 30/7/2007 để tạo tính thanh khoản cho thị trường và tăng cơ hội cho nhà đầu tư.
Năm 2007 có thể nói là năm có nhiều sự cố về giao dịch, trong đó đáng kể là việc trục trặc hệ thống số liệu giá tham chiếu khiến HOSE phải ngừng giao dịch một ngày.
8/ Cải tiến đột phá trong đào tạo chứng khoán
Hệ thống đào tạo chứng khoán cuối 2006, đầu 2007 bị quá tải khi nhu cầu học lên cao. Tuy nhiên, với sự chia sẻ quyền cho 5 trường đại học khác, công tác đào tạo đã có bước phát triển đột biến và lành mạnh.
9/ Thu nhập từ đầu tư chứng khoán phải chịu thuế
Lần đầu tiên thu nhập từ đầu tư chứng khoán được đưa vào diện chịu thuế. Mặc dù mức thuế không quá cao và khá linh hoạt nhưng thị trường cũng đã có một thời gian dài phản ứng tiêu cực.
Theo đó, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được lựa chọn và đăng ký với cơ quan thuế việc áp dụng một trong hai cách tính thuế: theo mỗi lần chuyển nhượng hoặc vào cuối năm.
Thuế suất chuyển nhượng vốn, chứng khoán, đối với chuyển nhượng chứng khoán áp dụng thu thuế theo từng lần mức thuế suất là 0,1%/lần, áp dụng thu theo năm với mức thuế suất 20% sau khi đã trừ các chi phí liên quan.
10/ Bùng nổ truyền thông về TTCK
Chứng khoán và TTCK đã trở thành chuyên mục thường xuyên và không thể thiếu không chỉ đối với nhiều tờ báo kinh tế, truyền hình mà còn cả những tờ báo chuyên về xã hội.
Sự bùng nổ này đã dẫn đến sự ra đời của Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán vào ngày 28/5/2007, với sự quy tụ của gần 40 thành viên là các nhà báo chuyên sâu trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK và là một tổ chức nghề nghiệp có chức năng hỗ trợ về kiến thức, nghiệp vụ cho các thành viên tham gia.
(Theo DanTri)
0 Responses to 10 sự kiện chứng khoán nổi bật của năm 2007
Something to say?