Giá đấu IPO Vietcombank không cao
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Phiên đấu giá 97,5 triệu cổ phiếu (CP) Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - đã diễn ra ngày 26.12 tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (Hose). Diễn biến đặt giá đấu của các nhà đầu tư (NĐT) cho thấy không có giá bất ngờ so với các dự đoán trước đó.
Vào 9 giờ sáng, hơn 90 thùng phiếu của gần 60 công ty chứng khoán được mở để các nhân viên chứng khoán kiểm phiếu. Ông Thái Đắc Liệt - Phó giám đốc Hose - cho biết: "Cuộc đấu giá Vietcombank có quy mô lớn với số lượng CP bán ra là 97,5 triệu, số lượng NĐT tham gia xấp xỉ 10.000 người nên Hose đã cho phép 60 đại lý được tham gia thực hiện đấu giá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NĐT ở khắp mọi nơi từ Hà Nội, Hải Phòng đến Vinh, Huế, Đà Nẵng, Bình Dương và cả đồng bằng sông Cửu Long...". Hose đã bố trí 8 bàn đặt các thùng phiếu dưới sảnh để kiểm phiếu, 22 máy nhập lệnh và 22 máy giám sát việc nhập lệnh. Để các NĐT thuận tiện theo dõi việc mở phiếu, 6 đại lý có số lượng NĐT đăng ký đông được thực hiện trực tuyến gồm Công ty chứng khoán Bảo Việt, Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương, Công ty chứng khoán Thăng Long, Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương, Công ty chứng khoán Đông Nam Á.
Trước cửa Hose, ông Được - một NĐT cá nhân - cho biết đang hồi hộp xem mức giá ông đặt là 120.000 đồng/CP với khối lượng 1.000 CP có trúng hay không. Ông Được cho biết: "Từ nhiều tháng nay tôi đã nghiên cứu thông tin Vietcombank và có tham khảo những bảng phân tích của công ty chứng khoán. Tôi biết mức giá mình đặt có cao nhưng tôi muốn sở hữu loại CP này. Theo tôi 2 năm sau, Vietcombank sẽ làm ăn tốt hơn". Vừa dán mắt lên màn hình theo dõi thông tin cập nhập đấu giá Vietcombank, anh Trung - một NĐT tại sàn SSI - nói: "Các NĐT đặt mua xoay quanh mức 104 - 105 (tức 104.000 - 105.000 đồng/CP - PV) khá nhiều. Mức giá đặt mua Vietcombank không có gì quá bất ngờ".
Ông Hồ Hữu Hạnh - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM - nhận định: Việc cổ phần hóa Vietcombank là một bước ngoặt lớn khi Nhà nước quyết định bán một phần vốn để kêu gọi nguồn vốn từ ngoài công chúng. Vietcombank thực hiện đấu giá vào thời điểm này cũng khá thua thiệt so với các doanh nghiệp trước đó do thị trường có nhiều biến động, giá chứng khoán trên thị trường điều chỉnh sâu. Vietcombank là một ngân hàng lớn có nhiều ảnh hưởng trong hoạt động ngân hàng nhưng giá đưa ra gấp 10 lần mệnh giá cũng còn khá rẻ. Theo kế hoạch, CP Vietcombank có thể sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore. Lúc đó mức giá sẽ tích cực hơn. Vietcombank sẽ tạo tiền đề cho các ngân hàng khác như Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) thực hiện IPO. Dự kiến quý 2 năm 2008, BIDV và Incombank sẽ IPO.
Vào khoảng 10 giờ, mức giá 104.000 đồng/CP xuất hiện với khối lượng đặt mua 63.200 CP; giá 105.000 đồng/CP - khối lượng 56.100 CP; 102.000 đồng/CP - 49.500 CP, và cả ở mức giá khởi điểm 100.000 đồng/CP - khối lượng 1.500 CP... Đáng chú ý, có một số lệnh mua giá cao nhưng khối lượng rất thấp chẳng hạn giá 151.000 đồng/CP - khối lượng 100 CP; 131.000 đồng/CP - 100 CP; 130.000 đồng/CP - 300 CP... Theo số liệu hiển thị trên bảng đấu giá trực tuyến Hose, giá đặt cao nhất là 180.000 đồng/CP. Một nhân viên môi giới SSI phân tích, các NĐT nước ngoài đăng ký mua đến 40.667.700 CP, trong khi số lượng được mua là 29,25 triệu CP. Như vậy khối nước ngoài dù bỏ giá cao cũng đã bị loại hơn 11,4 triệu CP. So với số lượng CP chào bán, số lượng CP đăng ký mua cao hơn 10% nên giá đặt mua Vietcombank sẽ không cao.
Một trưởng phòng Hose cho biết với lượng phiếu đấu giá khá lớn nên lúc đầu Hose đưa ra phương án 3 ngày mới kiểm xong phiếu và công bố kết quả. Thế nhưng sau đó đã quyết định rút xuống còn 1 ngày dù có làm đến sáng. "Chúng tôi sẽ cố gắng hoàn tất công việc kiểm phiếu trong ngày 26.12 và công bố kết quả đấu giá vào ngày 27.12. Các đại lý sẽ gửi kết quả cho các NĐT qua đường bưu điện", ông Thái Đắc Liệt cho hay. Ông Liệt cũng cho biết Hose có trách nhiệm chuyển tiền đặt cọc của NĐT tham dự nhưng không trúng giá cho các đại lý đấu giá trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả đấu giá. Các NĐT không trúng đấu giá nhận tiền cọc từ ngày 2.1.2008 đến ngày 7.1.2008 tại các đại lý. Những khoản tiền cọc không phải hoàn lại do NĐT vi phạm quy chế đấu giá sẽ được Hose chuyển về cho tổ chức phát hành để xử lý theo quy định.
(Theo ThanhNien)
Vào 9 giờ sáng, hơn 90 thùng phiếu của gần 60 công ty chứng khoán được mở để các nhân viên chứng khoán kiểm phiếu. Ông Thái Đắc Liệt - Phó giám đốc Hose - cho biết: "Cuộc đấu giá Vietcombank có quy mô lớn với số lượng CP bán ra là 97,5 triệu, số lượng NĐT tham gia xấp xỉ 10.000 người nên Hose đã cho phép 60 đại lý được tham gia thực hiện đấu giá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NĐT ở khắp mọi nơi từ Hà Nội, Hải Phòng đến Vinh, Huế, Đà Nẵng, Bình Dương và cả đồng bằng sông Cửu Long...". Hose đã bố trí 8 bàn đặt các thùng phiếu dưới sảnh để kiểm phiếu, 22 máy nhập lệnh và 22 máy giám sát việc nhập lệnh. Để các NĐT thuận tiện theo dõi việc mở phiếu, 6 đại lý có số lượng NĐT đăng ký đông được thực hiện trực tuyến gồm Công ty chứng khoán Bảo Việt, Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương, Công ty chứng khoán Thăng Long, Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương, Công ty chứng khoán Đông Nam Á.
Trước cửa Hose, ông Được - một NĐT cá nhân - cho biết đang hồi hộp xem mức giá ông đặt là 120.000 đồng/CP với khối lượng 1.000 CP có trúng hay không. Ông Được cho biết: "Từ nhiều tháng nay tôi đã nghiên cứu thông tin Vietcombank và có tham khảo những bảng phân tích của công ty chứng khoán. Tôi biết mức giá mình đặt có cao nhưng tôi muốn sở hữu loại CP này. Theo tôi 2 năm sau, Vietcombank sẽ làm ăn tốt hơn". Vừa dán mắt lên màn hình theo dõi thông tin cập nhập đấu giá Vietcombank, anh Trung - một NĐT tại sàn SSI - nói: "Các NĐT đặt mua xoay quanh mức 104 - 105 (tức 104.000 - 105.000 đồng/CP - PV) khá nhiều. Mức giá đặt mua Vietcombank không có gì quá bất ngờ".
Ông Hồ Hữu Hạnh - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM - nhận định: Việc cổ phần hóa Vietcombank là một bước ngoặt lớn khi Nhà nước quyết định bán một phần vốn để kêu gọi nguồn vốn từ ngoài công chúng. Vietcombank thực hiện đấu giá vào thời điểm này cũng khá thua thiệt so với các doanh nghiệp trước đó do thị trường có nhiều biến động, giá chứng khoán trên thị trường điều chỉnh sâu. Vietcombank là một ngân hàng lớn có nhiều ảnh hưởng trong hoạt động ngân hàng nhưng giá đưa ra gấp 10 lần mệnh giá cũng còn khá rẻ. Theo kế hoạch, CP Vietcombank có thể sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore. Lúc đó mức giá sẽ tích cực hơn. Vietcombank sẽ tạo tiền đề cho các ngân hàng khác như Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) thực hiện IPO. Dự kiến quý 2 năm 2008, BIDV và Incombank sẽ IPO.
Vào khoảng 10 giờ, mức giá 104.000 đồng/CP xuất hiện với khối lượng đặt mua 63.200 CP; giá 105.000 đồng/CP - khối lượng 56.100 CP; 102.000 đồng/CP - 49.500 CP, và cả ở mức giá khởi điểm 100.000 đồng/CP - khối lượng 1.500 CP... Đáng chú ý, có một số lệnh mua giá cao nhưng khối lượng rất thấp chẳng hạn giá 151.000 đồng/CP - khối lượng 100 CP; 131.000 đồng/CP - 100 CP; 130.000 đồng/CP - 300 CP... Theo số liệu hiển thị trên bảng đấu giá trực tuyến Hose, giá đặt cao nhất là 180.000 đồng/CP. Một nhân viên môi giới SSI phân tích, các NĐT nước ngoài đăng ký mua đến 40.667.700 CP, trong khi số lượng được mua là 29,25 triệu CP. Như vậy khối nước ngoài dù bỏ giá cao cũng đã bị loại hơn 11,4 triệu CP. So với số lượng CP chào bán, số lượng CP đăng ký mua cao hơn 10% nên giá đặt mua Vietcombank sẽ không cao.
Một trưởng phòng Hose cho biết với lượng phiếu đấu giá khá lớn nên lúc đầu Hose đưa ra phương án 3 ngày mới kiểm xong phiếu và công bố kết quả. Thế nhưng sau đó đã quyết định rút xuống còn 1 ngày dù có làm đến sáng. "Chúng tôi sẽ cố gắng hoàn tất công việc kiểm phiếu trong ngày 26.12 và công bố kết quả đấu giá vào ngày 27.12. Các đại lý sẽ gửi kết quả cho các NĐT qua đường bưu điện", ông Thái Đắc Liệt cho hay. Ông Liệt cũng cho biết Hose có trách nhiệm chuyển tiền đặt cọc của NĐT tham dự nhưng không trúng giá cho các đại lý đấu giá trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả đấu giá. Các NĐT không trúng đấu giá nhận tiền cọc từ ngày 2.1.2008 đến ngày 7.1.2008 tại các đại lý. Những khoản tiền cọc không phải hoàn lại do NĐT vi phạm quy chế đấu giá sẽ được Hose chuyển về cho tổ chức phát hành để xử lý theo quy định.
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Giá đấu IPO Vietcombank không cao
Something to say?