Thất hứa như... cổ phần hóa
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Cả năm 2007, trên cả nước chỉ sắp xếp, cổ phần hóa được 116 doanh nghiệp nhà nước, đạt 21% so với kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (khoảng 600 doanh nghiệp). Lộ trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước lại thêm một năm chậm trễ.
Việc cổ phần hóa luôn bị chậm thì không bất ngờ, nhưng liệu chúng ta có kịp giải quyết những phát sinh mới của tiến trình này?
Cải thiện rõ rệt ở khung pháp lý...
So với các năm trước, phải khẳng định khung pháp lý cho cổ phần hóa được cải thiện khá rõ rệt trong năm 2007 với cột mốc quan trọng là Nghị định 109 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
Vào một ngày cuối năm, 23/11, Thông tư số 134 do Thứ trưởng Tài chính Trương Chí Trung ký đã quy định doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ ngày 21/3/2007 sẽ không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như cơ sở kinh doanh mới thành lập.
Đây là hai thay đổi lớn trong chính sách cổ phần hóa của Nhà nước trong năm và được dự báo sẽ có tác động đáng kể đến tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Lý do thứ nhất, Nghị định 109 đã khơi thông ách tắc nhiều vấn đề tồn tại của Nghị định 187 về cổ phần hóa.
Thứ hai, việc chấm dứt ưu đãi thuế với doanh nghiệp cổ phần hóa tuy có thể là một cú sốc với các doanh nghiệp vốn đã quen có bà đỡ, nhưng về lâu dài, nó sẽ giúp các doanh nghiệp nhà nước tự chủ hơn trong kinh doanh; đồng thời, tạo tâm lý tốt hơn cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Tuy nhiên, việc ban hành chính sách vẫn cứ trì trệ, văn bản đầu tiên hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 109 (Thông tư số 146 hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 109) đến hôm 6/12/2007 mới được ký ban hành và chỉ có thể có hiệu lực thực tế vào năm 2008.
Nhận định về nguyên nhân tiếp tục gây chậm trễ tiến trình cổ phần hóa với chúng tôi, một thành viên Ban đổi mới doanh nghiệp nhà nước cho rằng cơ chế tài chính đối với công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp khác đã phát sinh những vướng mắc, đặc biệt là các vấn đề về thẩm quyền của đại diện chủ sở hữu trong việc vay nợ, đầu tư, chuyển nhượng vốn, tài sản và chế độ trích lập các quỹ.
Cơ chế tài chính với tập đoàn, công ty mẹ-con còn có những đặc thù cần sửa đổi trong khi việc giám sát tài chính doanh nghiệp trong cổ phần hóa chưa nghiêm. Theo ông này, cổ phần hóa đang cần những giải pháp mạnh mẽ và không lặp lại lối mòn.
... nhưng chưa đủ
Một lý giải khác cho rằng cổ phần hóa chậm là... vì thị trường chứng khoán. Cả hai đang cùng mắc trong cái vòng luẩn quẩn mà ở đó, cổ phần hóa đợi sự thăng hoa của chứng khoán và ngược lại. “Phong trào” cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu ra công chúng đã rất hăm hở trong vòng nửa năm trước tháng 3/2007. Thời điểm đó, người ta còn lo ngại cổ phần hóa quá vội vã và việc phát hành cổ phiếu không được kiểm soát đúng mức.
Nay thì ngược lại, sự trầm lắng của thị trường chứng khoán cùng với kết quả IPO của Bảo Việt khiến Vietcombank, MobiFone, VinaPhone... giảm động lực để cổ phần hóa. Chính sự biến động không mong muốn của thị trường chứng khoán khiến không ít doanh nghiệp nằm trong kế hoạch cổ phần hóa dè chừng.
Sẽ không khó hiểu nếu tiến trình cổ phần hóa càng về cuối càng chậm lại bởi những doanh nghiệp còn lại chủ yếu là những đơn vị vốn đã khó cổ phần hóa do gặp nhiều trục trặc và những doanh nghiệp lớn
Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 12/2007, cả nước đã sắp xếp, cổ phần hóa được khoảng 3.800 doanh nghiệp, chiếm trên 70% doanh nghiệp cần được sắp xếp lại nhưng chỉ chiếm 25% vốn Nhà nước đang có tại khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Việc vận hành cỗ xe lớn, chắc chắn không đơn giản như cỗ xe nhỏ gọn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp muốn sắp xếp lại theo mô hình tập đoàn hay công ty mẹ-con, kéo theo đó là cả công ty cháu chắt trong khi cơ chế pháp lý cho hình thức này chưa có.
Ngoài ra, nhân sự ở các công ty hậu cổ phần hóa gần như không thay đổi nhưng cũng không dễ gì thay đổi thực tế này, bởi không ít người giữ được ghế lãnh đạo do vẫn duy trì những mối quan hệ với lãnh đạo cơ quan chủ quản cấp trên - đơn vị có tiếng nói biểu quyết trong doanh nghiệp mới cổ phần hóa.
Các chuyên gia cho rằng, việc hạn chế quan hệ cá nhân giữa các công ty và quan chức cần phải là một ưu tiên nếu Nhà nước không muốn doanh nghiệp nhà nước tiếp tục là một gánh nặng không dễ gì cất bỏ.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) ra đời cũng là một điểm nhấn cho tiến trình cổ phần hóa nhằm tăng hiệu quả đồng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hơn một năm qua thực tế cho thấy SCIC chưa tìm cho mình được một hướng đi lâu dài. Vào thời điểm thị trường chứng khoán khởi sắc, SCIC dè dặt thăm dò. Cơ hội trôi qua.
Ngay sau đó, đề án lập công ty chứng khoán liên doanh với Morgan Stanley cũng tạm dừng không thời hạn vì vai trò nhạy cảm của Tổng công ty trên thị trường vốn. Kế hoạch gom vốn nhà nước từ các công ty nhà nước, vì thế, cũng bị sứt mẻ theo sự bấp bênh của các cổ phiếu. SCIC đến hết năm 2007 mới đạt khoảng 80% kế hoạch tiếp nhận vốn nhà nước từ các doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức bộ máy vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Đứng ở góc độ các doanh nghiệp nhà nước, đối tượng trước mắt của SCIC, mặc dù SCIC tạo ra hy vọng đẩy nhanh chương trình cải cách khu vực kinh tế quốc doanh, song nó cũng đồng thời tạo ra khả năng tăng thêm sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. Bên cạnh đó, SCIC dường như chưa có một cơ cấu quản trị công ty rõ ràng, để ngỏ nhiều khả năng cho các cơ quan nhà nước khác nhau có thể can thiệp vào hoạt động của nó.
Một lực cản lớn với tiến trình cổ phần hóa đã tồn tại lâu nay là việc giải quyết nợ đọng của các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa. Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp đã tiếp nhận, xử lý tài sản tồn đọng trong quá trình cổ phần hóa với tổng giá trị khoảng 600 tỉ đồng trong năm 2007 (theo Bộ Tài chính), song cuộc phẫu thuật chưa dừng ở đó.
Theo thống kê sơ bộ của Ngân hàng Nhà nước, số dư nợ của nhóm các công ty thuộc Bộ Giao thông Vận tải ước tính lên tới trên 12.300 tỉ đồng, chủ yếu là nợ xấu, đã được các ngân hàng thương mại xử lý dự phòng rủi ro đưa ra theo dõi ngoại bảng. Bên cạnh đó, các công ty xây dựng cũng có số nợ xấu ước tính trên 2.000 tỉ đồng.
Nhóm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, chế biến nông sản, may mặc, cung ứng vật tư nông nghiệp, in ấn và bao bì, mía đường... thuộc sự quản lý nhà nước của các tỉnh, thành phố ước tính có số nợ xấu là 2.500-3.000 tỉ đồng. Thế mới có chuyện khi bàn đến cổ phần hóa, lãnh đạo và trưởng phòng kế toán của nhiều công ty chỉ lo lẩn trốn ngân hàng.
(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Việc cổ phần hóa luôn bị chậm thì không bất ngờ, nhưng liệu chúng ta có kịp giải quyết những phát sinh mới của tiến trình này?
Cải thiện rõ rệt ở khung pháp lý...
So với các năm trước, phải khẳng định khung pháp lý cho cổ phần hóa được cải thiện khá rõ rệt trong năm 2007 với cột mốc quan trọng là Nghị định 109 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
Vào một ngày cuối năm, 23/11, Thông tư số 134 do Thứ trưởng Tài chính Trương Chí Trung ký đã quy định doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ ngày 21/3/2007 sẽ không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như cơ sở kinh doanh mới thành lập.
Đây là hai thay đổi lớn trong chính sách cổ phần hóa của Nhà nước trong năm và được dự báo sẽ có tác động đáng kể đến tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Lý do thứ nhất, Nghị định 109 đã khơi thông ách tắc nhiều vấn đề tồn tại của Nghị định 187 về cổ phần hóa.
Thứ hai, việc chấm dứt ưu đãi thuế với doanh nghiệp cổ phần hóa tuy có thể là một cú sốc với các doanh nghiệp vốn đã quen có bà đỡ, nhưng về lâu dài, nó sẽ giúp các doanh nghiệp nhà nước tự chủ hơn trong kinh doanh; đồng thời, tạo tâm lý tốt hơn cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Tuy nhiên, việc ban hành chính sách vẫn cứ trì trệ, văn bản đầu tiên hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 109 (Thông tư số 146 hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 109) đến hôm 6/12/2007 mới được ký ban hành và chỉ có thể có hiệu lực thực tế vào năm 2008.
Nhận định về nguyên nhân tiếp tục gây chậm trễ tiến trình cổ phần hóa với chúng tôi, một thành viên Ban đổi mới doanh nghiệp nhà nước cho rằng cơ chế tài chính đối với công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp khác đã phát sinh những vướng mắc, đặc biệt là các vấn đề về thẩm quyền của đại diện chủ sở hữu trong việc vay nợ, đầu tư, chuyển nhượng vốn, tài sản và chế độ trích lập các quỹ.
Cơ chế tài chính với tập đoàn, công ty mẹ-con còn có những đặc thù cần sửa đổi trong khi việc giám sát tài chính doanh nghiệp trong cổ phần hóa chưa nghiêm. Theo ông này, cổ phần hóa đang cần những giải pháp mạnh mẽ và không lặp lại lối mòn.
... nhưng chưa đủ
Một lý giải khác cho rằng cổ phần hóa chậm là... vì thị trường chứng khoán. Cả hai đang cùng mắc trong cái vòng luẩn quẩn mà ở đó, cổ phần hóa đợi sự thăng hoa của chứng khoán và ngược lại. “Phong trào” cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu ra công chúng đã rất hăm hở trong vòng nửa năm trước tháng 3/2007. Thời điểm đó, người ta còn lo ngại cổ phần hóa quá vội vã và việc phát hành cổ phiếu không được kiểm soát đúng mức.
Nay thì ngược lại, sự trầm lắng của thị trường chứng khoán cùng với kết quả IPO của Bảo Việt khiến Vietcombank, MobiFone, VinaPhone... giảm động lực để cổ phần hóa. Chính sự biến động không mong muốn của thị trường chứng khoán khiến không ít doanh nghiệp nằm trong kế hoạch cổ phần hóa dè chừng.
Sẽ không khó hiểu nếu tiến trình cổ phần hóa càng về cuối càng chậm lại bởi những doanh nghiệp còn lại chủ yếu là những đơn vị vốn đã khó cổ phần hóa do gặp nhiều trục trặc và những doanh nghiệp lớn
Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 12/2007, cả nước đã sắp xếp, cổ phần hóa được khoảng 3.800 doanh nghiệp, chiếm trên 70% doanh nghiệp cần được sắp xếp lại nhưng chỉ chiếm 25% vốn Nhà nước đang có tại khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Việc vận hành cỗ xe lớn, chắc chắn không đơn giản như cỗ xe nhỏ gọn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp muốn sắp xếp lại theo mô hình tập đoàn hay công ty mẹ-con, kéo theo đó là cả công ty cháu chắt trong khi cơ chế pháp lý cho hình thức này chưa có.
Ngoài ra, nhân sự ở các công ty hậu cổ phần hóa gần như không thay đổi nhưng cũng không dễ gì thay đổi thực tế này, bởi không ít người giữ được ghế lãnh đạo do vẫn duy trì những mối quan hệ với lãnh đạo cơ quan chủ quản cấp trên - đơn vị có tiếng nói biểu quyết trong doanh nghiệp mới cổ phần hóa.
Các chuyên gia cho rằng, việc hạn chế quan hệ cá nhân giữa các công ty và quan chức cần phải là một ưu tiên nếu Nhà nước không muốn doanh nghiệp nhà nước tiếp tục là một gánh nặng không dễ gì cất bỏ.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) ra đời cũng là một điểm nhấn cho tiến trình cổ phần hóa nhằm tăng hiệu quả đồng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hơn một năm qua thực tế cho thấy SCIC chưa tìm cho mình được một hướng đi lâu dài. Vào thời điểm thị trường chứng khoán khởi sắc, SCIC dè dặt thăm dò. Cơ hội trôi qua.
Ngay sau đó, đề án lập công ty chứng khoán liên doanh với Morgan Stanley cũng tạm dừng không thời hạn vì vai trò nhạy cảm của Tổng công ty trên thị trường vốn. Kế hoạch gom vốn nhà nước từ các công ty nhà nước, vì thế, cũng bị sứt mẻ theo sự bấp bênh của các cổ phiếu. SCIC đến hết năm 2007 mới đạt khoảng 80% kế hoạch tiếp nhận vốn nhà nước từ các doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức bộ máy vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Đứng ở góc độ các doanh nghiệp nhà nước, đối tượng trước mắt của SCIC, mặc dù SCIC tạo ra hy vọng đẩy nhanh chương trình cải cách khu vực kinh tế quốc doanh, song nó cũng đồng thời tạo ra khả năng tăng thêm sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. Bên cạnh đó, SCIC dường như chưa có một cơ cấu quản trị công ty rõ ràng, để ngỏ nhiều khả năng cho các cơ quan nhà nước khác nhau có thể can thiệp vào hoạt động của nó.
Một lực cản lớn với tiến trình cổ phần hóa đã tồn tại lâu nay là việc giải quyết nợ đọng của các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa. Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp đã tiếp nhận, xử lý tài sản tồn đọng trong quá trình cổ phần hóa với tổng giá trị khoảng 600 tỉ đồng trong năm 2007 (theo Bộ Tài chính), song cuộc phẫu thuật chưa dừng ở đó.
Theo thống kê sơ bộ của Ngân hàng Nhà nước, số dư nợ của nhóm các công ty thuộc Bộ Giao thông Vận tải ước tính lên tới trên 12.300 tỉ đồng, chủ yếu là nợ xấu, đã được các ngân hàng thương mại xử lý dự phòng rủi ro đưa ra theo dõi ngoại bảng. Bên cạnh đó, các công ty xây dựng cũng có số nợ xấu ước tính trên 2.000 tỉ đồng.
Nhóm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, chế biến nông sản, may mặc, cung ứng vật tư nông nghiệp, in ấn và bao bì, mía đường... thuộc sự quản lý nhà nước của các tỉnh, thành phố ước tính có số nợ xấu là 2.500-3.000 tỉ đồng. Thế mới có chuyện khi bàn đến cổ phần hóa, lãnh đạo và trưởng phòng kế toán của nhiều công ty chỉ lo lẩn trốn ngân hàng.
(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
0 Responses to Thất hứa như... cổ phần hóa
Something to say?