Trái phiếu Vietcombank: Trái đắng
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Kết quả đấu giá Vietcombank (VCB) thấp, bình quân 107.860 đồng/CP, làm cho những người mua trái phiếu VCB vào thời điểm giá cao, 280.000 đồng - 300.000 đồng/trái phiếu, đang khóc ròng.
Cuộc đấu giá cổ phần (CP) lần đầu ra công chúng (IPO) của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã khép lại. Kết quả đấu giá thành công bình quân chỉ cao hơn giá khởi điểm chưa được 8.000 đồng/CP đã làm không ít nhà đầu tư thất vọng.
Từ tranh mua trái phiếu VCB
Vào cuối năm 2005, VCB đã thực hiện phát hành trên 1.374 tỉ đồng trái phiếu, với lãi suất cố định 6%/năm, thời hạn 7 năm đáo hạn. Ngay sau khi phát hành, nhiều nhà đầu tư đã tranh nhau mua trái phiếu VCB, trong đó có không ít tổ chức. Đến khi thông tin sẽ IPO VCB râm ran, lập tức trái phiếu VCB được đẩy lên cao vút với mức đỉnh điểm từ 280.000 đồng- 300.000 đồng/trái phiếu. Anh Lê Tâm, cho biết đã mua 400 triệu đồng trái phiếu VCB với giá gần với giá gốc ngay từ đầu nên đã thu được hàng trăm triệu đồng lợi nhuận khi bán ra vào lúc đỉnh cao. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư dù chưa biết rõ về tỉ lệ chuyển đổi trái phiếu VCB cũng như chưa có thông tin chính thức, chưa có kinh nghiệm đã “ôm” vào rất nhiều trái phiếu VCB với giá cao ngất ngưởng nên đã “ôm trái đắng”.
Thất vọng IPO VCB
Là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, nên những thông tin xung quanh việc IPO VCB đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư tài chính trong và ngoài nước. Nhiều người dự đoán, giá đấu bình quân của VCB sẽ đạt rất cao. Tuy nhiên, khi bản cáo bạch được công bố, các chỉ số tài chính đưa ra không đạt kỳ vọng của giới đầu tư. Cụ thể, với vốn điều lệ 15.000 tỉ đồng, nhưng lợi nhuận của VCB ước tính năm 2007 đạt khoảng 1.900 tỉ đồng. So với một số ngân hàng TMCP khác mức lợi nhuận này không hấp dẫn. Chưa kể, việc bán CP cho cổ đông nước ngoài cũng đã có sự thay đổi. Từ nhiều thông tin trên đã khiến các nhà đầu tư từ kỳ vọng đã trở nên thất vọng. Chuyên gia chứng khoán Huy Nam cho biết, kết quả này không mấy ngạc nhiên, bởi những thông tin của việc đăng ký mua của nhà đầu tư chênh lệch không nhiều so với CP đưa ra bán. Và giá xoay nền 100.000 đồng/CP là điều đã được dự đoán.
Đến lỗ nặng
Trước khi diễn ra cuộc đấu giá CP VCB không lâu, nhiều nhà đầu tư lo lắng sẽ khó chen chân nổi vì “ông lớn” VCB sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia đấu giá, có thể giá sẽ đẩy lên rất cao. Nên với mức giá trái phiếu rao bán 150.000 đồng, anh Thanh Tùng đã chấp nhận mua vào hơn 2.000 trái phiếu. So với thời điểm đỉnh cao lên đến 290.000 đồng -300.000 đồng thì nhiều người đã hài lòng với mức giá này. Nhưng nếu tính theo mức giá đấu thành công là 107.860 đồng/CP hiện nay thì anh Tùng phải chịu lỗ mất gần 86 triệu đồng vốn ban đầu. Còn anh Nguyễn Thanh An, đã ôm 5.000 trái phiếu VCB, cho biết anh đã mua vào lúc trái phiếu VCB lên đến đỉnh là 280.000 đồng. Nếu tính theo giá đấu thành công bình quân thì với 1,4 tỉ đồng bỏ ra, anh đã lỗ gần 900 triệu đồng. Đó là chưa tính sự trượt giá, lãi suất ngân hàng...
(Theo NLD)
Cuộc đấu giá cổ phần (CP) lần đầu ra công chúng (IPO) của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã khép lại. Kết quả đấu giá thành công bình quân chỉ cao hơn giá khởi điểm chưa được 8.000 đồng/CP đã làm không ít nhà đầu tư thất vọng.
Từ tranh mua trái phiếu VCB
Vào cuối năm 2005, VCB đã thực hiện phát hành trên 1.374 tỉ đồng trái phiếu, với lãi suất cố định 6%/năm, thời hạn 7 năm đáo hạn. Ngay sau khi phát hành, nhiều nhà đầu tư đã tranh nhau mua trái phiếu VCB, trong đó có không ít tổ chức. Đến khi thông tin sẽ IPO VCB râm ran, lập tức trái phiếu VCB được đẩy lên cao vút với mức đỉnh điểm từ 280.000 đồng- 300.000 đồng/trái phiếu. Anh Lê Tâm, cho biết đã mua 400 triệu đồng trái phiếu VCB với giá gần với giá gốc ngay từ đầu nên đã thu được hàng trăm triệu đồng lợi nhuận khi bán ra vào lúc đỉnh cao. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư dù chưa biết rõ về tỉ lệ chuyển đổi trái phiếu VCB cũng như chưa có thông tin chính thức, chưa có kinh nghiệm đã “ôm” vào rất nhiều trái phiếu VCB với giá cao ngất ngưởng nên đã “ôm trái đắng”.
Thất vọng IPO VCB
Là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, nên những thông tin xung quanh việc IPO VCB đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư tài chính trong và ngoài nước. Nhiều người dự đoán, giá đấu bình quân của VCB sẽ đạt rất cao. Tuy nhiên, khi bản cáo bạch được công bố, các chỉ số tài chính đưa ra không đạt kỳ vọng của giới đầu tư. Cụ thể, với vốn điều lệ 15.000 tỉ đồng, nhưng lợi nhuận của VCB ước tính năm 2007 đạt khoảng 1.900 tỉ đồng. So với một số ngân hàng TMCP khác mức lợi nhuận này không hấp dẫn. Chưa kể, việc bán CP cho cổ đông nước ngoài cũng đã có sự thay đổi. Từ nhiều thông tin trên đã khiến các nhà đầu tư từ kỳ vọng đã trở nên thất vọng. Chuyên gia chứng khoán Huy Nam cho biết, kết quả này không mấy ngạc nhiên, bởi những thông tin của việc đăng ký mua của nhà đầu tư chênh lệch không nhiều so với CP đưa ra bán. Và giá xoay nền 100.000 đồng/CP là điều đã được dự đoán.
Đến lỗ nặng
Trước khi diễn ra cuộc đấu giá CP VCB không lâu, nhiều nhà đầu tư lo lắng sẽ khó chen chân nổi vì “ông lớn” VCB sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia đấu giá, có thể giá sẽ đẩy lên rất cao. Nên với mức giá trái phiếu rao bán 150.000 đồng, anh Thanh Tùng đã chấp nhận mua vào hơn 2.000 trái phiếu. So với thời điểm đỉnh cao lên đến 290.000 đồng -300.000 đồng thì nhiều người đã hài lòng với mức giá này. Nhưng nếu tính theo mức giá đấu thành công là 107.860 đồng/CP hiện nay thì anh Tùng phải chịu lỗ mất gần 86 triệu đồng vốn ban đầu. Còn anh Nguyễn Thanh An, đã ôm 5.000 trái phiếu VCB, cho biết anh đã mua vào lúc trái phiếu VCB lên đến đỉnh là 280.000 đồng. Nếu tính theo giá đấu thành công bình quân thì với 1,4 tỉ đồng bỏ ra, anh đã lỗ gần 900 triệu đồng. Đó là chưa tính sự trượt giá, lãi suất ngân hàng...
(Theo NLD)
0 Responses to Trái phiếu Vietcombank: Trái đắng
Something to say?