Vì sao IFC giảm tỷ lệ sở hữu tại Sacombank?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) chuẩn bị đầu tư vào một số lĩnh vực khác bằng việc giảm bớt tỷ lệ sở hữu tại Sacombank.
Trước đó, ngày 24/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thông báo cổ đông chiến lược IFC của Sacombank đăng ký bán ra gần 9 triệu cổ phiếu của ngân hàng này (mã STB).
Sau thông tin trên, giá STB trên sàn Tp.HCM giảm mạnh (giảm 2.000 đồng), được xem là một phản ứng của thị trường trước một lượng bán ra mạnh từ cổ đông chiến lược. Thị trường cũng xuất hiện những bàn luận liên quan đến giao dịch này.
Một số ý kiến cho rằng, có thể IFC bán ra để cụ thể hóa lợi nhuận sau một chu kỳ và cơ cấu lại danh mục đầu tư. Giao dịch này dự kiến được thực hiện trong thời gian dài (6 tháng) nên tác động không lớn.
Tuy nhiên, điều nhiều nhà đầu tư quan tâm là trong bối cảnh thị trường sụt giảm kéo dài hiện nay, liệu việc bán ra mạnh của IFC có phải là một tín hiệu nào đó của nhà đầu tư nước ngoài?
Sacombank hiện là một trong số ít ngân hàng Việt Nam có các cổ đông chiến lược nước ngoài là những tên tuổi của thị trường tài chính thế giới: Dragon Financial Holdings (có quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam - Dragon Capital), Ngân hàng ANZ và Công ty Tài chính Quốc tế (IFC, trực thuộc Ngân hàng Thế giới- WB).
Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông và nhà đầu tư nước ngoài tại Sacombank luôn chạm mức trần 30% theo quy định hiện hành. Trong sự cố tính nhầm room gần đây, thị trường đã chứng minh, ở một khía cạnh, về tính hấp dẫn của cổ phiếu STB.
Sacombank cho biết, sau gần 4 năm gắn kết, IFC đã hỗ trợ Sacombank trong việc tái cấu trúc bộ máy hoạt động, nâng cao chất lượng quản trị điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế, đào tạo đội ngũ cán bộ cấp cao, tư vấn công nghệ ngân hàng hiện đại…
“Và với vai trò là một tổ chức tài chính quốc tế hoạt động phi lợi nhuận ở tất cả các quốc gia, IFC Việt Nam đang bày tỏ ý muốn sẽ chuẩn bị đầu tư vốn vào lĩnh vực khác (cụ thể là năng lượng và đầu tư tài chính trực tiếp) bằng việc giảm bớt tỷ lệ sở hữu tại Sacombank (giảm khoảng 2% trong tổng số 7,63% số cổ phần đang sở hữu), nhằm đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam và thực hiện tốt vai trò hỗ trợ của một tổ chức phi chính phủ của mình”, thông tin từ Sacombank cho biết.
“Với Sacombank, IFC vẫn tiếp tục là một trong những cổ đông chiến lược và cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ để phát triển Sacombank mạnh mẽ hơn nữa cả về chiều rộng lẫn chiều sâu”.
Về giao dịch bán ra của IFC, Sacombank cho hay, ngay khi có thông báo nhiều tổ chức tài chính quốc tế đã đề nghị được mua lại số cổ phần của IFC (vượt cả tỷ lệ 2% IFC bán ra).
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) đã được Hội đồng Quản trị Sacombank chỉ đạo thực hiện việc chọn lựa đối tác chiến lược sở hữu số vốn cổ phần bán ra nói trên của IFC.
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, giá TSB trên sàn Tp.HCM cũng đã đảo chiều, tăng 1.000 đồng/cổ phiếu, và góp phần hỗ trợ VN-Index tăng điểm trở lại.
(Theo VnEconomy)
Trước đó, ngày 24/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thông báo cổ đông chiến lược IFC của Sacombank đăng ký bán ra gần 9 triệu cổ phiếu của ngân hàng này (mã STB).
Sau thông tin trên, giá STB trên sàn Tp.HCM giảm mạnh (giảm 2.000 đồng), được xem là một phản ứng của thị trường trước một lượng bán ra mạnh từ cổ đông chiến lược. Thị trường cũng xuất hiện những bàn luận liên quan đến giao dịch này.
Một số ý kiến cho rằng, có thể IFC bán ra để cụ thể hóa lợi nhuận sau một chu kỳ và cơ cấu lại danh mục đầu tư. Giao dịch này dự kiến được thực hiện trong thời gian dài (6 tháng) nên tác động không lớn.
Tuy nhiên, điều nhiều nhà đầu tư quan tâm là trong bối cảnh thị trường sụt giảm kéo dài hiện nay, liệu việc bán ra mạnh của IFC có phải là một tín hiệu nào đó của nhà đầu tư nước ngoài?
Sacombank hiện là một trong số ít ngân hàng Việt Nam có các cổ đông chiến lược nước ngoài là những tên tuổi của thị trường tài chính thế giới: Dragon Financial Holdings (có quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam - Dragon Capital), Ngân hàng ANZ và Công ty Tài chính Quốc tế (IFC, trực thuộc Ngân hàng Thế giới- WB).
Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông và nhà đầu tư nước ngoài tại Sacombank luôn chạm mức trần 30% theo quy định hiện hành. Trong sự cố tính nhầm room gần đây, thị trường đã chứng minh, ở một khía cạnh, về tính hấp dẫn của cổ phiếu STB.
Sacombank cho biết, sau gần 4 năm gắn kết, IFC đã hỗ trợ Sacombank trong việc tái cấu trúc bộ máy hoạt động, nâng cao chất lượng quản trị điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế, đào tạo đội ngũ cán bộ cấp cao, tư vấn công nghệ ngân hàng hiện đại…
“Và với vai trò là một tổ chức tài chính quốc tế hoạt động phi lợi nhuận ở tất cả các quốc gia, IFC Việt Nam đang bày tỏ ý muốn sẽ chuẩn bị đầu tư vốn vào lĩnh vực khác (cụ thể là năng lượng và đầu tư tài chính trực tiếp) bằng việc giảm bớt tỷ lệ sở hữu tại Sacombank (giảm khoảng 2% trong tổng số 7,63% số cổ phần đang sở hữu), nhằm đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam và thực hiện tốt vai trò hỗ trợ của một tổ chức phi chính phủ của mình”, thông tin từ Sacombank cho biết.
“Với Sacombank, IFC vẫn tiếp tục là một trong những cổ đông chiến lược và cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ để phát triển Sacombank mạnh mẽ hơn nữa cả về chiều rộng lẫn chiều sâu”.
Về giao dịch bán ra của IFC, Sacombank cho hay, ngay khi có thông báo nhiều tổ chức tài chính quốc tế đã đề nghị được mua lại số cổ phần của IFC (vượt cả tỷ lệ 2% IFC bán ra).
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) đã được Hội đồng Quản trị Sacombank chỉ đạo thực hiện việc chọn lựa đối tác chiến lược sở hữu số vốn cổ phần bán ra nói trên của IFC.
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, giá TSB trên sàn Tp.HCM cũng đã đảo chiều, tăng 1.000 đồng/cổ phiếu, và góp phần hỗ trợ VN-Index tăng điểm trở lại.
(Theo VnEconomy)
0 Responses to Vì sao IFC giảm tỷ lệ sở hữu tại Sacombank?
Something to say?