Chứng khoán năm 2008: Thách thức và cơ hội
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Năm 2007, một năm đầy thăng trầm của TTCK với những biến động vượt ra ngoài những quy luật và đánh giá của nhiều nhà chuyên môn. Một giải pháp thích hợp cho việc điều hành chính sách để TTCK phát triển ổn định, minh bạch hơn là nhiệm vụ khá nặng nề cho năm 2008.
Nguồn cung tăng mạnh
Trong xu hướng đi xuống của thị trường 2007 phải kể đến tác động mạnh bởi Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ thị này khống chế hạn mức tối đa cho vay chứng khoán ở 3% tổng dư nợ, khiến nhiều ngân hàng dừng cho vay để thu hồi nợ. NĐT bị hạn chế nguồn vốn, trong khi cung trên thị trường lại tăng mạnh.
Nguồn cung tăng mạnh chịu ảnh hưởng của tiến trình CPH nhiều DN lớn, lần lượt các đợt IPO của Bảo Việt, PVFC, Đạm Phú Mỹ, và Vietcombank... Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt CP Nhà nước trong các DN đã CPH, chưa kể hàng loạt ngân hàng, Công ty chứng khoán, doanh nghiệp... phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng thị trường CK có nguy cơ thừa "hàng". Tuy nhiên, ở mặt khác, ông Lê Nhi Năng, Phó giám đốc HOSE lại cho rằng: khi hàng hoá tăng lên, đặc biệt là các loại hàng có "chất lượng", NĐT sẽ có cơ hội lựa chọn mua được những loại CP tốt và giá cả hợp lý.
Với cán cân như hiện nay, UBCK đã đề xuất với Chính phủ một số giải pháp tạo cú hích để thúc đẩy thị trường theo hướng có lợi cho cả hai phía cung và cầu. Cung hàng sẽ ngày một tăng, còn sức cầu cũng sẽ được cơ quan quản lý khuyến khích phát triển.
Nóng bỏng quản lý vốn ngoại
Một điểm nổi bật trên thị trường 2007 là luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khiến TTCK được nhận định là điểm trũng đầu tư. Năm 2007 đã có 7,6 tỷ USD đổ vào 2 sàn (gấp 3 lần so với năm 2006). Nếu tính cả vốn đầu tư vào thị trường không chính thức, giá trị danh mục của NĐT NN ước tính đạt gần 20 tỷ USD. Và theo các chuyên gia, đây sẽ là yếu tố thu hút giới đầu tư nước ngoài trong năm 2008. Theo báo cáo tháng 10 của Ngân hàng HSBC, với sự phát triển như hiện nay, có thể tổ chức tài chính nổi tiếng toàn cầu Mogan Stanley Capital Interational (MSCI) sẽ đưa Việt Nam vào một trong các chỉ số các thị trường mới nổi của họ vào năm 2008 và điều này có nghĩa là sẽ có một lượng vốn lớn từ các quỹ chuyên đầu tư theo chỉ số này đổ vào Việt Nam.
Với sự gia tăng đột biến của luồng vốn gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2007, một số hệ quả đã tác động lên thị trường như thiếu tiền đồng, lạm phát, chỉ số giá gia tăng... Tuy nhiên, theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN, vốn gián tiếp vào nhiều là một cơ hội để huy động cho đầu tư phát triển nên cần nắm lấy và tận dụng.
Ngày 19/12 vừa qua, Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ đã họp và thảo luận về các chính sách, trong đó nhấn mạnh tới sự liên thông giữa TTCK và các lĩnh vực khác như tiền tệ, bảo hiểm, đầu tư và việc ban hành các chính sách cần phối hợp chặt chẽ nhằm thúc đẩy thị trường. Các vấn đề liên quan như cung tiền đồng, thực hiện mua ngoại tệ, tình trạng cho vay đầu tư CK cũng được bàn thảo". Theo ông Bằng, quy chế hướng dẫn NĐTNN cũng sẽ được ban hành nhưng sẽ không gây sốc cho thị trường, mà tinh thần là tăng cường báo cáo để công khai, minh bạch hơn.
(Theo KT&DT)
Nguồn cung tăng mạnh
Trong xu hướng đi xuống của thị trường 2007 phải kể đến tác động mạnh bởi Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ thị này khống chế hạn mức tối đa cho vay chứng khoán ở 3% tổng dư nợ, khiến nhiều ngân hàng dừng cho vay để thu hồi nợ. NĐT bị hạn chế nguồn vốn, trong khi cung trên thị trường lại tăng mạnh.
Nguồn cung tăng mạnh chịu ảnh hưởng của tiến trình CPH nhiều DN lớn, lần lượt các đợt IPO của Bảo Việt, PVFC, Đạm Phú Mỹ, và Vietcombank... Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt CP Nhà nước trong các DN đã CPH, chưa kể hàng loạt ngân hàng, Công ty chứng khoán, doanh nghiệp... phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng thị trường CK có nguy cơ thừa "hàng". Tuy nhiên, ở mặt khác, ông Lê Nhi Năng, Phó giám đốc HOSE lại cho rằng: khi hàng hoá tăng lên, đặc biệt là các loại hàng có "chất lượng", NĐT sẽ có cơ hội lựa chọn mua được những loại CP tốt và giá cả hợp lý.
Với cán cân như hiện nay, UBCK đã đề xuất với Chính phủ một số giải pháp tạo cú hích để thúc đẩy thị trường theo hướng có lợi cho cả hai phía cung và cầu. Cung hàng sẽ ngày một tăng, còn sức cầu cũng sẽ được cơ quan quản lý khuyến khích phát triển.
Nóng bỏng quản lý vốn ngoại
Một điểm nổi bật trên thị trường 2007 là luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khiến TTCK được nhận định là điểm trũng đầu tư. Năm 2007 đã có 7,6 tỷ USD đổ vào 2 sàn (gấp 3 lần so với năm 2006). Nếu tính cả vốn đầu tư vào thị trường không chính thức, giá trị danh mục của NĐT NN ước tính đạt gần 20 tỷ USD. Và theo các chuyên gia, đây sẽ là yếu tố thu hút giới đầu tư nước ngoài trong năm 2008. Theo báo cáo tháng 10 của Ngân hàng HSBC, với sự phát triển như hiện nay, có thể tổ chức tài chính nổi tiếng toàn cầu Mogan Stanley Capital Interational (MSCI) sẽ đưa Việt Nam vào một trong các chỉ số các thị trường mới nổi của họ vào năm 2008 và điều này có nghĩa là sẽ có một lượng vốn lớn từ các quỹ chuyên đầu tư theo chỉ số này đổ vào Việt Nam.
Với sự gia tăng đột biến của luồng vốn gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2007, một số hệ quả đã tác động lên thị trường như thiếu tiền đồng, lạm phát, chỉ số giá gia tăng... Tuy nhiên, theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN, vốn gián tiếp vào nhiều là một cơ hội để huy động cho đầu tư phát triển nên cần nắm lấy và tận dụng.
Ngày 19/12 vừa qua, Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ đã họp và thảo luận về các chính sách, trong đó nhấn mạnh tới sự liên thông giữa TTCK và các lĩnh vực khác như tiền tệ, bảo hiểm, đầu tư và việc ban hành các chính sách cần phối hợp chặt chẽ nhằm thúc đẩy thị trường. Các vấn đề liên quan như cung tiền đồng, thực hiện mua ngoại tệ, tình trạng cho vay đầu tư CK cũng được bàn thảo". Theo ông Bằng, quy chế hướng dẫn NĐTNN cũng sẽ được ban hành nhưng sẽ không gây sốc cho thị trường, mà tinh thần là tăng cường báo cáo để công khai, minh bạch hơn.
(Theo KT&DT)
0 Responses to Chứng khoán năm 2008: Thách thức và cơ hội
Something to say?