Dịch vụ chứng khoán sẽ cạnh tranh khốc liệt
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trên cả nước hiện có 69 công ty chứng khoán đang hoạt động và hàng chục công ty đang và sẽ tiếp tục được thành lập.
So với quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam (chỉ có khoảng 0,4% dân số tham gia) thì số lượng công ty chứng khoán như vậy là quá nhiều. Việc bùng nổ các công ty chứng khoán sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt về dịch vụ ngay trong năm 2008.
Không tránh khỏi sự đào thải
Một công ty chứng khoán đạt chuẩn mực quốc tế cần có mức đầu tư ban đầu lên tới 3-4 triệu USD, tổng chi phí cho hoạt động khoảng 500 triệu đồng/tháng; nguồn thu chính là từ phí môi giới, tư vấn tài chính, tự doanh và bảo lãnh phát hành chứng khoán. Tuy nhiên, phần lớn các công ty chứng khoán mới thành lập lấy lợi nhuận từ mảng đầu tư chứng khoán bù vào chi phí để tồn tại. Phương thức kinh doanh này ngày càng trở nên khó khăn bởi thị trường không còn những đột biến đem lại nhiều lợi nhuận như cuối năm 2006 và đầu năm 2007. Do đó, thu nhập mang tính dài hạn của công ty chứng khoán sẽ là mảng dịch vụ.
Hiện cả nước có 307.000 tài khoản giao dịch chứng khoán, trong đó nhà đầu tư cá nhân chiếm đến 70%, nước ngoài có hơn 7.500 tài khoản. Trong thời gian sắp tới, việc mua, bán chứng khoán sẽ hướng đến giao dịch không sàn. Nghĩa là nhiều nhà đầu tư sẽ mua, bán chứng khoán qua mạng. Do đó, công ty chứng khoán nào chưa đáp ứng được những yêu cầu về giao dịch điện tử sẽ khó tránh khỏi nguy cơ bị đào thải dần.
Cuộc đua công nghệ và nhân lực
Ông Nguyễn Đình Phong, Giám đốc đầu tư Công ty Chứng khoán VN Direct, cho biết các công ty chứng khoán cạnh tranh nhau về giảm phí chưa đủ lực để thu hút nhà đầu tư nên cuộc đua về đầu tư công nghệ sẽ là yếu tố quyết định. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2008 sẽ phát triển mạnh mẽ với hàng loạt đợt IPO của những “đại gia” như: Agribank, Incombank, MobiPhone; đồng thời thị trường OTC cũng sẽ đi vào khuôn khổ, như vậy khối lượng giao dịch sẽ tăng mạnh, số lượng nhà đầu tư cũng tăng lên đáng kể. Khi đó, công ty chứng khoán nào có hạ tầng công nghệ hiện đại, an toàn, đem lại nhiều dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư thì sẽ thành công. Để chạy đua trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, hàng loạt công ty chứng khoán đã và đang đầu tư với số tiền rất lớn cho công nghệ để khẳng định vị thế trên thị trường. Công ty Chứng khoán Thăng Long đã mua phần mềm của Thái Lan trị giá hơn 600.000 USD, Công ty Chứng khoán Sacombank bỏ ra gần 1 triệu USD mua phần mềm của Anh... Một số công ty chứng khoán cũng liên kết với ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ tài chính cho nhà đầu tư.
Ngoài yếu tố công nghệ, nếu nhân sự của các công ty chứng khoán mới thành lập không theo kịp đà phát triển của thị trường, không cung cấp thông tin, tư vấn tốt thì sẽ không giữ được chân nhà đầu tư. Nhiều công ty chứng khoán dùng các chiêu trả lương cao, bán cổ phần với giá ưu đãi, đưa đi nước ngoài đào tạo, tham quan... để thu hút nhân tài chứng khoán.
Sẽ hình thành xu hướng sáp nhập
Theo các chuyên gia, năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có hơn 100 công ty chứng khoán hoạt động. Do cạnh tranh khốc liệt nên sẽ có nhiều công ty thua lỗ. Trên 50% thị phần môi giới và giao dịch hằng ngày hiện thuộc về 3 công ty chứng khoán hàng đầu là Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty Chứng khoán Bảo Việt và Công ty Chứng khoán ACB. Vì vậy, trong tương lai sẽ hình thành xu hướng giải thể và sáp nhập.
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT SSI, đến năm 2010, Việt Nam có thể chỉ còn khoảng 20 công ty chứng khoán tồn tại. Những công ty chứng khoán mạnh về vốn, công nghệ, nhân lực, uy tín hiện nay ngày càng mở rộng hoạt động, chiếm lĩnh phần lớn mảng dịch vụ. Trong khi đó, mảng tự doanh chứng khoán không đem lại lợi nhận cao như trước đây vì thế những công ty chứng khoán mới thành lập khó có thể tồn tại.
(Theo NLD)
So với quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam (chỉ có khoảng 0,4% dân số tham gia) thì số lượng công ty chứng khoán như vậy là quá nhiều. Việc bùng nổ các công ty chứng khoán sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt về dịch vụ ngay trong năm 2008.
Không tránh khỏi sự đào thải
Một công ty chứng khoán đạt chuẩn mực quốc tế cần có mức đầu tư ban đầu lên tới 3-4 triệu USD, tổng chi phí cho hoạt động khoảng 500 triệu đồng/tháng; nguồn thu chính là từ phí môi giới, tư vấn tài chính, tự doanh và bảo lãnh phát hành chứng khoán. Tuy nhiên, phần lớn các công ty chứng khoán mới thành lập lấy lợi nhuận từ mảng đầu tư chứng khoán bù vào chi phí để tồn tại. Phương thức kinh doanh này ngày càng trở nên khó khăn bởi thị trường không còn những đột biến đem lại nhiều lợi nhuận như cuối năm 2006 và đầu năm 2007. Do đó, thu nhập mang tính dài hạn của công ty chứng khoán sẽ là mảng dịch vụ.
Hiện cả nước có 307.000 tài khoản giao dịch chứng khoán, trong đó nhà đầu tư cá nhân chiếm đến 70%, nước ngoài có hơn 7.500 tài khoản. Trong thời gian sắp tới, việc mua, bán chứng khoán sẽ hướng đến giao dịch không sàn. Nghĩa là nhiều nhà đầu tư sẽ mua, bán chứng khoán qua mạng. Do đó, công ty chứng khoán nào chưa đáp ứng được những yêu cầu về giao dịch điện tử sẽ khó tránh khỏi nguy cơ bị đào thải dần.
Cuộc đua công nghệ và nhân lực
Ông Nguyễn Đình Phong, Giám đốc đầu tư Công ty Chứng khoán VN Direct, cho biết các công ty chứng khoán cạnh tranh nhau về giảm phí chưa đủ lực để thu hút nhà đầu tư nên cuộc đua về đầu tư công nghệ sẽ là yếu tố quyết định. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2008 sẽ phát triển mạnh mẽ với hàng loạt đợt IPO của những “đại gia” như: Agribank, Incombank, MobiPhone; đồng thời thị trường OTC cũng sẽ đi vào khuôn khổ, như vậy khối lượng giao dịch sẽ tăng mạnh, số lượng nhà đầu tư cũng tăng lên đáng kể. Khi đó, công ty chứng khoán nào có hạ tầng công nghệ hiện đại, an toàn, đem lại nhiều dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư thì sẽ thành công. Để chạy đua trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, hàng loạt công ty chứng khoán đã và đang đầu tư với số tiền rất lớn cho công nghệ để khẳng định vị thế trên thị trường. Công ty Chứng khoán Thăng Long đã mua phần mềm của Thái Lan trị giá hơn 600.000 USD, Công ty Chứng khoán Sacombank bỏ ra gần 1 triệu USD mua phần mềm của Anh... Một số công ty chứng khoán cũng liên kết với ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ tài chính cho nhà đầu tư.
Ngoài yếu tố công nghệ, nếu nhân sự của các công ty chứng khoán mới thành lập không theo kịp đà phát triển của thị trường, không cung cấp thông tin, tư vấn tốt thì sẽ không giữ được chân nhà đầu tư. Nhiều công ty chứng khoán dùng các chiêu trả lương cao, bán cổ phần với giá ưu đãi, đưa đi nước ngoài đào tạo, tham quan... để thu hút nhân tài chứng khoán.
Sẽ hình thành xu hướng sáp nhập
Theo các chuyên gia, năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có hơn 100 công ty chứng khoán hoạt động. Do cạnh tranh khốc liệt nên sẽ có nhiều công ty thua lỗ. Trên 50% thị phần môi giới và giao dịch hằng ngày hiện thuộc về 3 công ty chứng khoán hàng đầu là Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty Chứng khoán Bảo Việt và Công ty Chứng khoán ACB. Vì vậy, trong tương lai sẽ hình thành xu hướng giải thể và sáp nhập.
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT SSI, đến năm 2010, Việt Nam có thể chỉ còn khoảng 20 công ty chứng khoán tồn tại. Những công ty chứng khoán mạnh về vốn, công nghệ, nhân lực, uy tín hiện nay ngày càng mở rộng hoạt động, chiếm lĩnh phần lớn mảng dịch vụ. Trong khi đó, mảng tự doanh chứng khoán không đem lại lợi nhận cao như trước đây vì thế những công ty chứng khoán mới thành lập khó có thể tồn tại.
(Theo NLD)
0 Responses to Dịch vụ chứng khoán sẽ cạnh tranh khốc liệt
Something to say?