Top 100 người nắm giữ nhiều cổ phiếu: Họ có thực sự giàu?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Việc công bố tên tuổi và số lượng cổ phiếu sẽ đe dọa an ninh đối với các thành viên trong gia đình “người giàu”.
Một vài tờ báo vừa công bố bảng xếp hạng 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán năm 2007. Cách xếp hạng này có nhiều bất ổn vì bảng xếp hạng phần lớn dựa trên các bản cáo bạch chỉ mang tính tham khảo. Hơn nữa, tài sản của một số người có tên trong danh sách còn có sự góp vốn của người thân, bạn bè... Đúng ra chỉ nên gọi là 100 người đứng tên nhiều cổ phiếu nhất trên sàn chứng khoán.
Tỷ phú tài sản ảo
Theo ông Bùi Nguyên Hoàn, Vụ trưởng Ủy ban Chứng khoán nhà nước, trong danh sách 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán đa số là cổ đông sáng lập. Theo quy định của Luật Chứng khoán những cổ đông sáng lập của những doanh nghiệp niêm yết phải sau ba năm kể từ ngày niêm yết mới được chuyển nhượng. Tuy nhiên, nếu sau ba năm những vị này vẫn còn nằm trong hội đồng quản trị thì việc chuyển nhượng phải tuân thủ theo quy định của công ty. Còn nếu trong thời gian ba năm, các vị này cho, tặng thì cũng phải được sự chấp thuận của hội đồng quản trị doanh nghiệp. Việc cho tặng sẽ không phải chịu phí chuyển nhượng.
Thực tế thì tài sản là chứng khoán cũng tăng giảm thất thường. Năm trước, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc FPT, đứng đầu với tài sản trị giá 2.300 tỷ đồng do khi đó cổ phiếu FPT có giá 460.000 đồng. Còn hiện nay, giá cổ phiếu của FPT giảm dưới 180.000 đồng, tài sản của ông Bình đã giảm mất 500 tỷ đồng, chỉ còn hơn 1.700 tỷ đồng. Do vậy, vị trí của ông Bình năm nay đã bị “đẩy” xuống thứ tám. Thay vào đó là ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Saigon Investment Group (SIG), từ vị trí thứ 35 nhảy lên đứng đầu danh sách tốp 100. Nếu cộng cả 10 triệu cổ phiếu tại Sài Gòn Telecom mới lên sàn, tài sản của ông trị giá gần 7.300 tỷ đồng. Nếu ông Tâm chuyển nhượng toàn bộ số cổ phiếu trên, công ty chứng khoán sẽ thu về khoản phí chuyển nhượng lên tới 146 tỷ đồng, chưa kể tiền thuế thu nhập từ khoán 20%/năm sẽ bị đánh vào đầu năm 2009.
Tương tự năm 2007, trong danh sách 100 người kể trên cũng còn rất nhiều vị trí bị hoán đổi do giá trị cổ phiếu của họ trên thị trường tăng giảm thất thường.
Góp vốn của nhiều người
Ông Nguyễn Hồng Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), đã không đưa ra một bình luận nào cho vị trí hạng thứ 14 trong danh sách 100 người giàu chứng khoán. Năm 2006, ông Nam đã rất bực bội khi báo chí nêu tên ông vào danh sách những người giàu nhất Việt Nam.
Trong khi đó, người đứng đầu danh sách có nhiều cổ phiếu năm nay, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Saigon Investment Group, đã thừa nhận với một tờ báo rằng số cổ phiếu của ông nắm giữ có rất nhiều vốn của người thân, bạn bè. Ông Tâm cũng cho rằng rất tự hào vì đã được bạn bè, anh em tin tưởng giao vốn để làm ăn. Danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán có thể cổ vũ giới doanh nhân và khuyến khích người dân làm giàu.
Tương tự, năm trước bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Chủ tịch HĐQT Công ty Điện lạnh REE, cũng được xếp vào vị trí 100 người giàu nhất Việt Nam nhưng bà đã phản hồi cho rằng cổ phiếu bà nắm có cả những phần bà chỉ là người đại diện cho một tổ chức, không phải hoàn toàn do cá nhân bà. Còn một vị phó chủ tịch hội đồng quản trị một doanh nghiệp có tên trong doanh sách trên cho biết không có gì bất ngờ với kết quả trên. Tất cả thông tin về cổ phiếu của ông đã được nêu trong bản cáo bạch công ty niêm yết cổ phiếu. Hơn nữa, số lượng cổ phiếu của từng người công bố trong danh sách 100 người cũng chẳng nói lên được giàu, nghèo. Tài sản đó mới chỉ là bề nổi của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, với việc công bố trên, ông này vẫn lo ngại đến an ninh của các thành viên trong gia đình.
Năm nay, tờ báo trên đã bỏ qua các tỷ phú mà năm 2006 được một báo khác xếp vào hạng ẩn danh trong tốp 100 người giàu nhất Việt Nam. Chẳng hạn như ông Võ Quốc Thắng, Gạch Đồng Tâm; ông Đoàn Nguyên Đức, Hoàng Anh Gia Lai; ông Trầm Bê, Ngân hàng Phương Nam; bà Nguyễn Thị Hường, Công ty Hoàn Cầu.
(Theo PhapLuat)
Một vài tờ báo vừa công bố bảng xếp hạng 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán năm 2007. Cách xếp hạng này có nhiều bất ổn vì bảng xếp hạng phần lớn dựa trên các bản cáo bạch chỉ mang tính tham khảo. Hơn nữa, tài sản của một số người có tên trong danh sách còn có sự góp vốn của người thân, bạn bè... Đúng ra chỉ nên gọi là 100 người đứng tên nhiều cổ phiếu nhất trên sàn chứng khoán.
Tỷ phú tài sản ảo
Theo ông Bùi Nguyên Hoàn, Vụ trưởng Ủy ban Chứng khoán nhà nước, trong danh sách 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán đa số là cổ đông sáng lập. Theo quy định của Luật Chứng khoán những cổ đông sáng lập của những doanh nghiệp niêm yết phải sau ba năm kể từ ngày niêm yết mới được chuyển nhượng. Tuy nhiên, nếu sau ba năm những vị này vẫn còn nằm trong hội đồng quản trị thì việc chuyển nhượng phải tuân thủ theo quy định của công ty. Còn nếu trong thời gian ba năm, các vị này cho, tặng thì cũng phải được sự chấp thuận của hội đồng quản trị doanh nghiệp. Việc cho tặng sẽ không phải chịu phí chuyển nhượng.
Thực tế thì tài sản là chứng khoán cũng tăng giảm thất thường. Năm trước, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc FPT, đứng đầu với tài sản trị giá 2.300 tỷ đồng do khi đó cổ phiếu FPT có giá 460.000 đồng. Còn hiện nay, giá cổ phiếu của FPT giảm dưới 180.000 đồng, tài sản của ông Bình đã giảm mất 500 tỷ đồng, chỉ còn hơn 1.700 tỷ đồng. Do vậy, vị trí của ông Bình năm nay đã bị “đẩy” xuống thứ tám. Thay vào đó là ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Saigon Investment Group (SIG), từ vị trí thứ 35 nhảy lên đứng đầu danh sách tốp 100. Nếu cộng cả 10 triệu cổ phiếu tại Sài Gòn Telecom mới lên sàn, tài sản của ông trị giá gần 7.300 tỷ đồng. Nếu ông Tâm chuyển nhượng toàn bộ số cổ phiếu trên, công ty chứng khoán sẽ thu về khoản phí chuyển nhượng lên tới 146 tỷ đồng, chưa kể tiền thuế thu nhập từ khoán 20%/năm sẽ bị đánh vào đầu năm 2009.
Tương tự năm 2007, trong danh sách 100 người kể trên cũng còn rất nhiều vị trí bị hoán đổi do giá trị cổ phiếu của họ trên thị trường tăng giảm thất thường.
Góp vốn của nhiều người
Ông Nguyễn Hồng Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), đã không đưa ra một bình luận nào cho vị trí hạng thứ 14 trong danh sách 100 người giàu chứng khoán. Năm 2006, ông Nam đã rất bực bội khi báo chí nêu tên ông vào danh sách những người giàu nhất Việt Nam.
Trong khi đó, người đứng đầu danh sách có nhiều cổ phiếu năm nay, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Saigon Investment Group, đã thừa nhận với một tờ báo rằng số cổ phiếu của ông nắm giữ có rất nhiều vốn của người thân, bạn bè. Ông Tâm cũng cho rằng rất tự hào vì đã được bạn bè, anh em tin tưởng giao vốn để làm ăn. Danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán có thể cổ vũ giới doanh nhân và khuyến khích người dân làm giàu.
Tương tự, năm trước bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Chủ tịch HĐQT Công ty Điện lạnh REE, cũng được xếp vào vị trí 100 người giàu nhất Việt Nam nhưng bà đã phản hồi cho rằng cổ phiếu bà nắm có cả những phần bà chỉ là người đại diện cho một tổ chức, không phải hoàn toàn do cá nhân bà. Còn một vị phó chủ tịch hội đồng quản trị một doanh nghiệp có tên trong doanh sách trên cho biết không có gì bất ngờ với kết quả trên. Tất cả thông tin về cổ phiếu của ông đã được nêu trong bản cáo bạch công ty niêm yết cổ phiếu. Hơn nữa, số lượng cổ phiếu của từng người công bố trong danh sách 100 người cũng chẳng nói lên được giàu, nghèo. Tài sản đó mới chỉ là bề nổi của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, với việc công bố trên, ông này vẫn lo ngại đến an ninh của các thành viên trong gia đình.
Năm nay, tờ báo trên đã bỏ qua các tỷ phú mà năm 2006 được một báo khác xếp vào hạng ẩn danh trong tốp 100 người giàu nhất Việt Nam. Chẳng hạn như ông Võ Quốc Thắng, Gạch Đồng Tâm; ông Đoàn Nguyên Đức, Hoàng Anh Gia Lai; ông Trầm Bê, Ngân hàng Phương Nam; bà Nguyễn Thị Hường, Công ty Hoàn Cầu.
(Theo PhapLuat)
0 Responses to Top 100 người nắm giữ nhiều cổ phiếu: Họ có thực sự giàu?
Something to say?