TTCK ngày 25.1: Tăng nhẹ ở phiên cuối tuần
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Sau khi giảm liên tục ở các ngày giao dịch trước, trong ngày giao dịch hôm nay 25.1, VN-Index “bật dậy” khi tăng được 11,91 điểm, lên 776,04 điểm. Thị trường tuần này diễn biến giống như tuần trước, sau 4 phiên giảm giá, phiên cuối tuần thị trường lại đi lên như “câu” hi vọng của nhà đầu tư.
Ở đợt giao dịch đầu tiên, VN-Index giảm nhẹ 0,47 điểm xuống còn 763,66 điểm. Tuy nhiên, đến đợt giao dịch thứ 2, thị trường đã khởi sắc trở lại khi tăng lên được 13,28 điểm, chốt ở 777,41 điểm với khối lượng giao dịch đạt trên 4,7 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là 357,6 tỉ đồng.
Kết thúc các đợt giao dịch ngày hôm nay, VN-Index tăng được 11,91 điểm, chốt ở mức 776,04 điểm. Khối lượng giao dịch dừng lại ở mức thấp, chỉ có 6,7 triệu đơn vị với giá trị đạt xấp xỉ 511,9 tỉ đồng. Toàn sàn có 42 mã giảm giá (trong đó 7 mã giảm sàn), 19 mã đứng giá và 83 mã tăng giá (7 mã tăng kịch trần).
Tín hiệu khả quan của phiên cuối tuần khiến các nhà đầu tư có mặt tại sàn SSI (TP.HCM) vui ra mặt. Anh Minh Bảo (nhà ở quận 3, TP.HCM) cho biết:"Cả tuần nay, sàn đỏ rực muốn méo mặt! Hôm nay, chứng khoán lên như thế là tạm được. Hi vọng với đà này, đầu tuần sau tiếp tục lên nhẹ để các nhà đầu tư yên tâm trở lại sàn".
Cùng chung quan điểm trên nhưng cảnh giác hơn, anh Thanh Hùng (ngụ quận 1, TP.HCM) dè chừng: "Lên thì vui rồi, mấy mã lớn cũng tăng nhưng rõ ràng tình hình này khó nhận định quá. Tuần trước cũng tăng ngày cuối nhưng đầu tuần xuống thê thảm. Nói chung, tất cả nhà đầu tư vẫn phải bình tĩnh chờ đợi thị trường".
Theo một số nhà đầu tư, trong giai đoạn VN-Index trồi sụt theo hình chữ V như hiện nay, lòng tin vào thị trường đang giảm khá mạnh. Điều đó, khiến cho một số ít nhà đầu tư đã rút khỏi thị trường, hơn nữa, khi lòng tin sụt giảm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đợt IPO sắp tới của Sabeco. Trước đây, CP của công ty này luôn là hàng "nóng" trên thị trường nhưng hiện nay mọi thứ đã hạ nhiệt.
Trong phiên giao dịch hôm nay, mức giảm của các mã chứng khoán trên sàn không còn quá cao như các phiên trước đó. SGT chỉ giảm 4.500 đ/CP xuống còn 90.000 đ/CP; TCT tiếp tục giảm 4.000 đ/CP xuống còn 223.000 đ/CP; BBC giảm 3.500 đ/CP xuống còn 73.500 đ/CP; BTC và BMP đều giảm 3.000 đ/CP xuống còn 65.000 đ/CP và 128.000 đ/CP.
Trong khi đó mức tăng của một số CP lại khá lớn. Cụ thể, NTL phiên này tăng được 11.000 đ/CP lên 273.000 đ/CP; FPT cũng đã lấy lại được 8.000 đ/CP lên mức 178.000 đ/CP; ITA và VNM đều tăng được 6.000 đ/CP lên 128.000 đ/CP và 136.000 đ/CP; SJS tăng được 5.000 đ/CP lên 225.000 đ/CP.
Các CP có mức vốn hóa lớn như STB, DPM, VNM, PPC đều tăng nhẹ, tuy nhiên, khối lượng giao dịch giảm. STB phiên này tăng lên được 1.000 đ/CP lên 58.500 đ/CP, khối lượng giao dịch là 873.020 CP; DPM tăng 500 đ/CP lên mức 61.000 đ/CP, khối lượng giao dịch là 742.600 CP; VNM tăng 6.000 đ/CP lên mức 136.000 đ/CP khối lượng giao dịch đạt 95.270 CP; PPC tăng được 1.000 đ/CP lên mức 52.000 đ/CP, khối lượng giao dịch là 225.340 CP…
*** Tại sàn Hà Nội, chỉ số HASTC-Index cũng đã tăng nhẹ lên được 1,4 điểm, chốt ở mức 271,76 điểm. Tổng khối lượng giao dịch cũng giảm nhẹ so với phiên trước, có 2,6 triệu đơn vị được giao dịch với giá trị tương ứng là trên 200,3 tỉ đồng.
Mức độ biến thiên của HASTC-Index quá ít khiến nhiều nhà đầu tư vẫn cảm thấy tiếc. "Tăng như vậy cũng không cải thiện mấy!" - nhà đầu tư tên Hà nhận định. Theo chị Hà, may là bản thân có dư chút đỉnh nên cả tuần nay cũng không lo lắng nhiều khi giá CP cứ xuống liên tục. Hiện nay, mỗi ngày chị Hà vẫn có mặt ở sàn nhưng chủ yếu không phải để bán mà là mua thêm vào các CP có giá "đẹp", hoặc thay đổi danh mục đầu tư.
Tuy chỉ số HASTC-Index tăng nhưng màu đỏ lại chiếm đa số trên bảng điện tử, có tới 71 mã giảm giá, 15 mã đứng giá và không tham gia giao dịch, 39 mã tăng giá. Mã giảm giá nhiều nhất trong phiên là S96 khi mất đi 7.500 đ/CP xuống mức 96.000 đ/CP. Trong khi đó, CMC tiếp tục tăng lên được 2.300 đ/CP lên mức 64.700 đ/CP.
(Theo ThanhNien)
Ở đợt giao dịch đầu tiên, VN-Index giảm nhẹ 0,47 điểm xuống còn 763,66 điểm. Tuy nhiên, đến đợt giao dịch thứ 2, thị trường đã khởi sắc trở lại khi tăng lên được 13,28 điểm, chốt ở 777,41 điểm với khối lượng giao dịch đạt trên 4,7 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là 357,6 tỉ đồng.
Kết thúc các đợt giao dịch ngày hôm nay, VN-Index tăng được 11,91 điểm, chốt ở mức 776,04 điểm. Khối lượng giao dịch dừng lại ở mức thấp, chỉ có 6,7 triệu đơn vị với giá trị đạt xấp xỉ 511,9 tỉ đồng. Toàn sàn có 42 mã giảm giá (trong đó 7 mã giảm sàn), 19 mã đứng giá và 83 mã tăng giá (7 mã tăng kịch trần).
Tín hiệu khả quan của phiên cuối tuần khiến các nhà đầu tư có mặt tại sàn SSI (TP.HCM) vui ra mặt. Anh Minh Bảo (nhà ở quận 3, TP.HCM) cho biết:"Cả tuần nay, sàn đỏ rực muốn méo mặt! Hôm nay, chứng khoán lên như thế là tạm được. Hi vọng với đà này, đầu tuần sau tiếp tục lên nhẹ để các nhà đầu tư yên tâm trở lại sàn".
Cùng chung quan điểm trên nhưng cảnh giác hơn, anh Thanh Hùng (ngụ quận 1, TP.HCM) dè chừng: "Lên thì vui rồi, mấy mã lớn cũng tăng nhưng rõ ràng tình hình này khó nhận định quá. Tuần trước cũng tăng ngày cuối nhưng đầu tuần xuống thê thảm. Nói chung, tất cả nhà đầu tư vẫn phải bình tĩnh chờ đợi thị trường".
Theo một số nhà đầu tư, trong giai đoạn VN-Index trồi sụt theo hình chữ V như hiện nay, lòng tin vào thị trường đang giảm khá mạnh. Điều đó, khiến cho một số ít nhà đầu tư đã rút khỏi thị trường, hơn nữa, khi lòng tin sụt giảm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đợt IPO sắp tới của Sabeco. Trước đây, CP của công ty này luôn là hàng "nóng" trên thị trường nhưng hiện nay mọi thứ đã hạ nhiệt.
Trong phiên giao dịch hôm nay, mức giảm của các mã chứng khoán trên sàn không còn quá cao như các phiên trước đó. SGT chỉ giảm 4.500 đ/CP xuống còn 90.000 đ/CP; TCT tiếp tục giảm 4.000 đ/CP xuống còn 223.000 đ/CP; BBC giảm 3.500 đ/CP xuống còn 73.500 đ/CP; BTC và BMP đều giảm 3.000 đ/CP xuống còn 65.000 đ/CP và 128.000 đ/CP.
Trong khi đó mức tăng của một số CP lại khá lớn. Cụ thể, NTL phiên này tăng được 11.000 đ/CP lên 273.000 đ/CP; FPT cũng đã lấy lại được 8.000 đ/CP lên mức 178.000 đ/CP; ITA và VNM đều tăng được 6.000 đ/CP lên 128.000 đ/CP và 136.000 đ/CP; SJS tăng được 5.000 đ/CP lên 225.000 đ/CP.
Các CP có mức vốn hóa lớn như STB, DPM, VNM, PPC đều tăng nhẹ, tuy nhiên, khối lượng giao dịch giảm. STB phiên này tăng lên được 1.000 đ/CP lên 58.500 đ/CP, khối lượng giao dịch là 873.020 CP; DPM tăng 500 đ/CP lên mức 61.000 đ/CP, khối lượng giao dịch là 742.600 CP; VNM tăng 6.000 đ/CP lên mức 136.000 đ/CP khối lượng giao dịch đạt 95.270 CP; PPC tăng được 1.000 đ/CP lên mức 52.000 đ/CP, khối lượng giao dịch là 225.340 CP…
*** Tại sàn Hà Nội, chỉ số HASTC-Index cũng đã tăng nhẹ lên được 1,4 điểm, chốt ở mức 271,76 điểm. Tổng khối lượng giao dịch cũng giảm nhẹ so với phiên trước, có 2,6 triệu đơn vị được giao dịch với giá trị tương ứng là trên 200,3 tỉ đồng.
Mức độ biến thiên của HASTC-Index quá ít khiến nhiều nhà đầu tư vẫn cảm thấy tiếc. "Tăng như vậy cũng không cải thiện mấy!" - nhà đầu tư tên Hà nhận định. Theo chị Hà, may là bản thân có dư chút đỉnh nên cả tuần nay cũng không lo lắng nhiều khi giá CP cứ xuống liên tục. Hiện nay, mỗi ngày chị Hà vẫn có mặt ở sàn nhưng chủ yếu không phải để bán mà là mua thêm vào các CP có giá "đẹp", hoặc thay đổi danh mục đầu tư.
Tuy chỉ số HASTC-Index tăng nhưng màu đỏ lại chiếm đa số trên bảng điện tử, có tới 71 mã giảm giá, 15 mã đứng giá và không tham gia giao dịch, 39 mã tăng giá. Mã giảm giá nhiều nhất trong phiên là S96 khi mất đi 7.500 đ/CP xuống mức 96.000 đ/CP. Trong khi đó, CMC tiếp tục tăng lên được 2.300 đ/CP lên mức 64.700 đ/CP.
(Theo ThanhNien)
0 Responses to TTCK ngày 25.1: Tăng nhẹ ở phiên cuối tuần
Something to say?