TTCK Việt Nam 2007: "Cuộc chơi" bất thường
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Năm 2007 đã khép lại với những cung bậc thăng trầm chưa từng có của TTCKVN. Nếu tính dài hạn, tỉ lệ tăng trưởng trên 24% của VN-Index từ mức 741 điểm ngày 2.1.2007 đến 927 điểm ngày 28.12.2007 cũng không phải là một mức sinh lời quá tệ.
Hàng loạt những sự kiện lớn đã đánh dấu năm 2007 như một mốc phát triển chưa từng có của thị trường suốt 7 năm hoạt động.
Đột biến về quy mô
Báo cáo tổng kết năm 2006 của UBCKNN đã từng đưa ra những con số hết sức lạc quan về tốc độ phát triển của thị trường với mức vốn hoá chiếm 22,7% GDP, tăng 20 lần so với năm 2005 và đặt mục tiêu đến năm 2010, mức vốn hoá sẽ chiếm 30-40% GDP.
Tuy nhiên, những con số mục tiêu đó đã nhanh chóng trở nên lạc hậu khi tính đến hết năm 2007, tổng giá trị vốn hoá thị trường đã đạt gần 500.000 tỉ đồng, bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng vượt bậc này là sự thay đổi về nhận thức của cộng đồng DN đối với TTCK.
Nếu cuối năm 2006, sự thúc ép về miễn thuế thu nhập đã góp phần lớn vào việc "đẩy" các DN lên sàn theo đúng nghĩa đen thì năm 2007, làn sóng lên sàn đã thay đổi về chất với mục tiêu huy động vốn cho sản xuất kinh doanh.
Tính đến ngày 28.12, đã có 138 Cty niêm yết tại Sở GDCK TPHCM (HoSE) và 113 Cty niêm yết tại TTGDCK Hà Nội (HaSTC). Nếu tính cả 3 chứng chỉ quỹ, số lượng CK niêm yết đã lên tới 254.
Giá trị huy động vốn khổng lồ bằng cách phát hành thêm chứng tỏ TTCK đã trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Đã có 179 Cty được cấp phép chào bán 2,46 tỉ CP ra công chúng, tương đương giá trị 48.000 tỉ đồng, gấp 25 lần so với năm 2006.
Nếu tính cả hoạt động chào bán trái phiếu, chứng chỉ quỹ, đấu giá, mức huy động vốn đạt tới 90.000 tỉ đồng, gấp 3 lần năm 2006.
Điều đáng nói là nguồn vốn khổng lồ này được huy động chính từ thị trường - nơi quy tụ nguồn vốn của NĐT - và đưa vào sản xuất dài hạn của nền kinh tế. Điều này chứng tỏ nhu cầu vốn phục vụ tăng trưởng rất lớn và việc huy động cũng bền vững hơn, gánh nặng của hệ thống NH đã được chia sẻ.
Mục tiêu 50-60% GDP quy mô vốn hoá thị trường năm 2008 dường như sẽ đạt được trong tầm tay khi tiến trình CPH đang được gấp rút tiến hành với hàng loạt TCty, tập đoàn lớn.
Một nguyên nhân nữa góp phần gia tăng đột biến quy mô thị trường là nguồn tiền nhàn rỗi được huy động hết sức dồi dào, giá trị của CK được định mức chính xác hơn.
Trải qua một thời gian khá dài, TTCKVN phát triển rất èo uột do không thu hút được nguồn vốn trong dân chúng và giá trị DN không được định giá đúng mức.
Cuối năm 2006 vẫn được coi là thời kỳ hoàng kim của thị trường nhưng số tài khoản cũng chỉ trên dưới 100.000, trong đó NĐTNN khoảng 1.700 tài khoản.
Số liệu của Trung tâm lưu ký năm 2007 đã cho thấy một bức tranh khác: Tổng số tài khoản đã tăng lên gần 308.000, trong đó NĐTNN đạt trên 8.140 tài khoản, với 477 tổ chức đầu tư.
Giá trị danh mục đầu tư của nguồn vốn ngoại trên thị trường chính thức vào khoảng 7,6 tỉ USD và nếu tính cả thị trường không chính thức lên tới 20 tỉ USD...
Giới đầu tư quốc tế quan tâm đến các cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam vì một nền kinh tế đang chuyển đổi có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Những cam kết quốc tế khi Việt Nam hội nhập một cách đầy đủ giúp niềm tin của họ tăng lên.
Lần đầu tiên TTCKVN xuất hiện trên hàng loạt các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế. Chỉ số VN-Index, HaSTC-Index được xuất hiện trên hệ thống số liệu thị trường của những kênh thông tin tài chính toàn cầu như Bloomberg.
Các định chế tài chính hàng đầu thế giới như Merry Lynch, HSBC, JP Morgan, Citi Group cũng đều đặn cung cấp các báo cáo nghiên cứu về thị trường Việt Nam, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư quốc tế.
"Cuộc chơi" bất thường
Cùng với những con số khả quan, năm 2007 cũng không phải là năm hoàn toàn suôn sẻ. Từ góc độ thị trường, năm 2007 lại ghi một dấu ấn như một giai đoạn thăng trầm chưa từng có và có lẽ cũng khó lặp lại.
Thị trường đã có những đợt sóng cao với biên độ tăng tối đa tới 56%, gần gấp đôi mức tăng trung bình của năm 2007. Nếu tính một "con sóng" dài hơn từ cuối năm 2006 thì đầu năm 2007 thị trường diễn biến bất thường nhất khi tăng trưởng với tốc độ chưa từng có: 126% chỉ trong vòng 4 tháng.
CK thực sự là mỏ vàng và làn sóng đầu tư dâng cao đến mức số lượng tài khoản mở mới tăng gấp 3 lần số lượng của suốt 6 năm cộng lại. Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng quá nóng đó là tình trạng mất cân đối cung cầu nghiêm trọng trong từng thời điểm.
Nguồn cung trên thị trường tại thời điểm đầu năm 2007 chỉ có trên 100 CK niêm yết tại TPHCM và 80 CK niêm yết tại Hà Nội. Trong khi đó sức hút lợi nhuận chóng mặt đã lôi kéo một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư tham gia.
Chính sự "hiếu chiến" của những dòng tiền khổng lồ này đã biến TTCK - một thị trường tài chính cao cấp, trụ cột của nền kinh tế - thành một trò chơi bất thường mà bất kỳ ai "lỳ đòn" đều có thể chiến thắng.
Tuy nhiên, thị trường đã nhanh chóng trở lại quỹ đạo vốn có của nó sau khi "giữ lại" khoảng vài chục ngàn tỉ đồng của NĐT "say máu" trong 18 phiên giao dịch từ mức 1.100 điểm trở lên.
VN-Index chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng sau đó đã rơi thẳng xuống mức 900 điểm, một mức mà có lẽ là phù hợp hơn với tốc độ tăng trưởng có giới hạn của doanh nghiệp. Những đợt sóng tháng 5 và tháng 10 sau đó cũng là bài học đắt giá.
TTCK là một thị trường cao cấp với những yêu cầu khắt khe. Khi thị trường càng mở rộng, càng thu hút nhiều định chế tài chính tham gia thì sự khốc liệt càng cao và sẽ thực hiện quá trình đào thải những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.
Một bằng chứng rõ ràng nhất là tại các điểm đỉnh cao nhất, giá trị giao dịch lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Quanh điểm đỉnh đó, những ai đủ thông minh, bản lĩnh để rời khỏi thị trường và những ai hăng say nhưng thiếu kiến thức lại hăm hở lao vào.
Trong một thị trường ngày càng chuyên nghiệp, những người đầu tư CK theo phong trào sẽ sớm gánh chịu thua lỗ, thậm chí phá sản. "Cuộc chơi" bất thường khi bà bán rau, anh xe ôm đổi đời nhờ CK sẽ qua mau nhưng đó là sự đào thải cần thiết để thị trường trở nên lành mạnh và bền vững hơn.
(Theo LaoDong)
Hàng loạt những sự kiện lớn đã đánh dấu năm 2007 như một mốc phát triển chưa từng có của thị trường suốt 7 năm hoạt động.
Đột biến về quy mô
Báo cáo tổng kết năm 2006 của UBCKNN đã từng đưa ra những con số hết sức lạc quan về tốc độ phát triển của thị trường với mức vốn hoá chiếm 22,7% GDP, tăng 20 lần so với năm 2005 và đặt mục tiêu đến năm 2010, mức vốn hoá sẽ chiếm 30-40% GDP.
Tuy nhiên, những con số mục tiêu đó đã nhanh chóng trở nên lạc hậu khi tính đến hết năm 2007, tổng giá trị vốn hoá thị trường đã đạt gần 500.000 tỉ đồng, bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng vượt bậc này là sự thay đổi về nhận thức của cộng đồng DN đối với TTCK.
Nếu cuối năm 2006, sự thúc ép về miễn thuế thu nhập đã góp phần lớn vào việc "đẩy" các DN lên sàn theo đúng nghĩa đen thì năm 2007, làn sóng lên sàn đã thay đổi về chất với mục tiêu huy động vốn cho sản xuất kinh doanh.
Tính đến ngày 28.12, đã có 138 Cty niêm yết tại Sở GDCK TPHCM (HoSE) và 113 Cty niêm yết tại TTGDCK Hà Nội (HaSTC). Nếu tính cả 3 chứng chỉ quỹ, số lượng CK niêm yết đã lên tới 254.
Giá trị huy động vốn khổng lồ bằng cách phát hành thêm chứng tỏ TTCK đã trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Đã có 179 Cty được cấp phép chào bán 2,46 tỉ CP ra công chúng, tương đương giá trị 48.000 tỉ đồng, gấp 25 lần so với năm 2006.
Nếu tính cả hoạt động chào bán trái phiếu, chứng chỉ quỹ, đấu giá, mức huy động vốn đạt tới 90.000 tỉ đồng, gấp 3 lần năm 2006.
Điều đáng nói là nguồn vốn khổng lồ này được huy động chính từ thị trường - nơi quy tụ nguồn vốn của NĐT - và đưa vào sản xuất dài hạn của nền kinh tế. Điều này chứng tỏ nhu cầu vốn phục vụ tăng trưởng rất lớn và việc huy động cũng bền vững hơn, gánh nặng của hệ thống NH đã được chia sẻ.
Mục tiêu 50-60% GDP quy mô vốn hoá thị trường năm 2008 dường như sẽ đạt được trong tầm tay khi tiến trình CPH đang được gấp rút tiến hành với hàng loạt TCty, tập đoàn lớn.
Một nguyên nhân nữa góp phần gia tăng đột biến quy mô thị trường là nguồn tiền nhàn rỗi được huy động hết sức dồi dào, giá trị của CK được định mức chính xác hơn.
Trải qua một thời gian khá dài, TTCKVN phát triển rất èo uột do không thu hút được nguồn vốn trong dân chúng và giá trị DN không được định giá đúng mức.
Cuối năm 2006 vẫn được coi là thời kỳ hoàng kim của thị trường nhưng số tài khoản cũng chỉ trên dưới 100.000, trong đó NĐTNN khoảng 1.700 tài khoản.
Số liệu của Trung tâm lưu ký năm 2007 đã cho thấy một bức tranh khác: Tổng số tài khoản đã tăng lên gần 308.000, trong đó NĐTNN đạt trên 8.140 tài khoản, với 477 tổ chức đầu tư.
Giá trị danh mục đầu tư của nguồn vốn ngoại trên thị trường chính thức vào khoảng 7,6 tỉ USD và nếu tính cả thị trường không chính thức lên tới 20 tỉ USD...
Giới đầu tư quốc tế quan tâm đến các cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam vì một nền kinh tế đang chuyển đổi có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Những cam kết quốc tế khi Việt Nam hội nhập một cách đầy đủ giúp niềm tin của họ tăng lên.
Lần đầu tiên TTCKVN xuất hiện trên hàng loạt các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế. Chỉ số VN-Index, HaSTC-Index được xuất hiện trên hệ thống số liệu thị trường của những kênh thông tin tài chính toàn cầu như Bloomberg.
Các định chế tài chính hàng đầu thế giới như Merry Lynch, HSBC, JP Morgan, Citi Group cũng đều đặn cung cấp các báo cáo nghiên cứu về thị trường Việt Nam, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư quốc tế.
"Cuộc chơi" bất thường
Cùng với những con số khả quan, năm 2007 cũng không phải là năm hoàn toàn suôn sẻ. Từ góc độ thị trường, năm 2007 lại ghi một dấu ấn như một giai đoạn thăng trầm chưa từng có và có lẽ cũng khó lặp lại.
Thị trường đã có những đợt sóng cao với biên độ tăng tối đa tới 56%, gần gấp đôi mức tăng trung bình của năm 2007. Nếu tính một "con sóng" dài hơn từ cuối năm 2006 thì đầu năm 2007 thị trường diễn biến bất thường nhất khi tăng trưởng với tốc độ chưa từng có: 126% chỉ trong vòng 4 tháng.
CK thực sự là mỏ vàng và làn sóng đầu tư dâng cao đến mức số lượng tài khoản mở mới tăng gấp 3 lần số lượng của suốt 6 năm cộng lại. Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng quá nóng đó là tình trạng mất cân đối cung cầu nghiêm trọng trong từng thời điểm.
Nguồn cung trên thị trường tại thời điểm đầu năm 2007 chỉ có trên 100 CK niêm yết tại TPHCM và 80 CK niêm yết tại Hà Nội. Trong khi đó sức hút lợi nhuận chóng mặt đã lôi kéo một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư tham gia.
Chính sự "hiếu chiến" của những dòng tiền khổng lồ này đã biến TTCK - một thị trường tài chính cao cấp, trụ cột của nền kinh tế - thành một trò chơi bất thường mà bất kỳ ai "lỳ đòn" đều có thể chiến thắng.
Tuy nhiên, thị trường đã nhanh chóng trở lại quỹ đạo vốn có của nó sau khi "giữ lại" khoảng vài chục ngàn tỉ đồng của NĐT "say máu" trong 18 phiên giao dịch từ mức 1.100 điểm trở lên.
VN-Index chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng sau đó đã rơi thẳng xuống mức 900 điểm, một mức mà có lẽ là phù hợp hơn với tốc độ tăng trưởng có giới hạn của doanh nghiệp. Những đợt sóng tháng 5 và tháng 10 sau đó cũng là bài học đắt giá.
TTCK là một thị trường cao cấp với những yêu cầu khắt khe. Khi thị trường càng mở rộng, càng thu hút nhiều định chế tài chính tham gia thì sự khốc liệt càng cao và sẽ thực hiện quá trình đào thải những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.
Một bằng chứng rõ ràng nhất là tại các điểm đỉnh cao nhất, giá trị giao dịch lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Quanh điểm đỉnh đó, những ai đủ thông minh, bản lĩnh để rời khỏi thị trường và những ai hăng say nhưng thiếu kiến thức lại hăm hở lao vào.
Trong một thị trường ngày càng chuyên nghiệp, những người đầu tư CK theo phong trào sẽ sớm gánh chịu thua lỗ, thậm chí phá sản. "Cuộc chơi" bất thường khi bà bán rau, anh xe ôm đổi đời nhờ CK sẽ qua mau nhưng đó là sự đào thải cần thiết để thị trường trở nên lành mạnh và bền vững hơn.
(Theo LaoDong)
0 Responses to TTCK Việt Nam 2007: "Cuộc chơi" bất thường
Something to say?