"Bùng nổ" quỹ đầu tư
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Sự xuất hiện ngày càng nhiều các quỹ đầu tư khiến thị trường tài chính Việt Nam trở nên sôi động. Nhiều chuyên gia dự báo năm 2008 sẽ "bùng nổ" các quỹ đầu tư.
Thời gian gần đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp phép hoạt động cho hàng loạt các công ty quản lý quỹ như Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí với số vốn 100 tỉ đồng, Công ty cổ phần quản lý quỹ Lộc Việt với số vốn 25 tỉ đồng, Công ty cổ phần quản lý quỹ Sabeco với số vốn 25 tỉ đồng... Tính đến thời điểm hiện nay, đã có khoảng 25 công ty quản lý quỹ hoạt động với số vốn hơn 876 tỉ đồng. Đó là chưa kể các công ty quản lý quỹ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Dragon Capital, VinaCapital, Mekong Capital, IndoCapital, Maxford Investment Management Ltd...
Là công ty quản lý quỹ đầu tư đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, Công ty Liên doanh quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) vừa được cấp giấy phép thành lập thêm Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VF4) với vốn điều lệ 8.000 tỉ đồng, nâng tổng số quỹ mà VFM quản lý lên 4 quỹ. Dự kiến trong năm 2008, VFM sẽ thành lập thêm quỹ đầu tư VF5 kinh doanh bất động sản. Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Phương Đông (OMC) cũng vừa thành lập Quỹ thành viên Phương Đông 1 (OF1) với số vốn 50 tỉ đồng. Trong thời gian tới, OMC dự kiến sẽ thành lập thêm một số quỹ mới khác nhau như quỹ đại chúng, quỹ địa ốc, quỹ tăng trường... Sau khi đưa vào hoạt động Quỹ đầu tư Vietnam Focus Fund SP với số vốn 26 triệu USD chuyên đầu tư các cổ phiếu niêm yết trên sàn, Maxford Investment Management Ltd dự kiến sẽ thành lập thêm Quỹ đầu tư thứ hai với tên gọi Vietnam OTC & IPO Fund. Quỹ này sẽ huy động 40 triệu USD từ các nhà đầu tư Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan. Dự kiến số vốn ban đầu sẽ huy động là 20 triệu USD.
Ông Lawrence Kook - Giám đốc đầu tư Maxford Investment Management Ltd - cho biết: "Các quỹ sẽ đầu tư vào 6 nhóm ngành tại Việt Nam gồm ngân hàng - tài chính, viễn thông, tiêu dùng, bất động sản, năng lượng và hạ tầng. Trong đó lĩnh vực hạ tầng được chúng tôi quan tâm nhiều nhất vì giao thông ở Việt Nam có nhiều thứ cần phải phát triển. Quỹ Vietnam Focus Fund SP đã giải ngân 95% tính đến cuối tháng 11 và chúng tôi đã tiếp tục giải ngân ở thời điểm rất tốt hiện nay, khi thị trường sụt giảm. Hiện chúng tôi đã giải ngân đến 99% vốn. Trong đợt IPO Vietcombank sắp tới quỹ sẽ tham gia dù mức giá khởi điểm đưa ra là cao". "Thị trường vốn Việt Nam hiện rất lớn nên dự kiến quý I/2008 chúng tôi sẽ mở thêm quỹ đầu tư thứ 2 đầu tư vào các cổ phiếu OTC và tham gia các cuộc IPO. Chúng tôi cũng dự kiến sẽ thành lập một số quỹ chuyên biệt đầu tư vào bất động sản hay hạ tầng. Sang năm 2008, thị trường chứng khoán phát triển có thể chúng tôi sẽ đầu tư 100 triệu USD. Các quỹ đầu tư sẽ còn tiếp tục ra đời trong năm này", ông Lawrence Kook cho hay.
Ông Phạm Khánh Lynh - Phó tổng giám đốc VFM - nhận định năm 2008 sẽ là năm của những quỹ đầu tư. Bởi cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2008 - 2010 là cơ hội vàng cuối cùng của các nhà đầu tư. Trong thời gian qua, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đi theo quá trình cổ phần hóa. Gần 90% doanh nghiệp (DN) niêm yết trên sàn từ quá trình CPH mà ra. Kế hoạch CPH đến năm 2010 khoảng 1.500 doanh nghiệp. Số lượng DN nhà nước CPH trong năm 2008 - 2010 hầu hết là những DN lớn, xương sống của nền kinh tế Việt Nam. Những DN này hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, vận tải hàng không, dầu khí... Chính vì vậy VFM quyết định thành lập VF4 để tham gia vào các công ty hàng đầu tại Việt Nam như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư, MobiFone, Vinaphone, SJC...
Để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, ông Lawrence Kook kiến nghị: "Hiện nay tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư trên sàn đã đầy 49%. Chính phủ cần nâng tỷ lệ sở hữu CP tối đa của nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi biết rằng Chính phủ Việt Nam muốn giảm bớt sức nóng của TTCK. Tuy nhiên cần lưu ý là các nước khác khi mở cửa hội nhập như Việt Nam, TTCK của họ có bước nhảy vọt rất lớn chứ không phải như Việt Nam hiện nay".
(Theo ThanhNien)
Thời gian gần đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp phép hoạt động cho hàng loạt các công ty quản lý quỹ như Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí với số vốn 100 tỉ đồng, Công ty cổ phần quản lý quỹ Lộc Việt với số vốn 25 tỉ đồng, Công ty cổ phần quản lý quỹ Sabeco với số vốn 25 tỉ đồng... Tính đến thời điểm hiện nay, đã có khoảng 25 công ty quản lý quỹ hoạt động với số vốn hơn 876 tỉ đồng. Đó là chưa kể các công ty quản lý quỹ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Dragon Capital, VinaCapital, Mekong Capital, IndoCapital, Maxford Investment Management Ltd...
Là công ty quản lý quỹ đầu tư đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, Công ty Liên doanh quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) vừa được cấp giấy phép thành lập thêm Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VF4) với vốn điều lệ 8.000 tỉ đồng, nâng tổng số quỹ mà VFM quản lý lên 4 quỹ. Dự kiến trong năm 2008, VFM sẽ thành lập thêm quỹ đầu tư VF5 kinh doanh bất động sản. Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Phương Đông (OMC) cũng vừa thành lập Quỹ thành viên Phương Đông 1 (OF1) với số vốn 50 tỉ đồng. Trong thời gian tới, OMC dự kiến sẽ thành lập thêm một số quỹ mới khác nhau như quỹ đại chúng, quỹ địa ốc, quỹ tăng trường... Sau khi đưa vào hoạt động Quỹ đầu tư Vietnam Focus Fund SP với số vốn 26 triệu USD chuyên đầu tư các cổ phiếu niêm yết trên sàn, Maxford Investment Management Ltd dự kiến sẽ thành lập thêm Quỹ đầu tư thứ hai với tên gọi Vietnam OTC & IPO Fund. Quỹ này sẽ huy động 40 triệu USD từ các nhà đầu tư Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan. Dự kiến số vốn ban đầu sẽ huy động là 20 triệu USD.
Ông Lawrence Kook - Giám đốc đầu tư Maxford Investment Management Ltd - cho biết: "Các quỹ sẽ đầu tư vào 6 nhóm ngành tại Việt Nam gồm ngân hàng - tài chính, viễn thông, tiêu dùng, bất động sản, năng lượng và hạ tầng. Trong đó lĩnh vực hạ tầng được chúng tôi quan tâm nhiều nhất vì giao thông ở Việt Nam có nhiều thứ cần phải phát triển. Quỹ Vietnam Focus Fund SP đã giải ngân 95% tính đến cuối tháng 11 và chúng tôi đã tiếp tục giải ngân ở thời điểm rất tốt hiện nay, khi thị trường sụt giảm. Hiện chúng tôi đã giải ngân đến 99% vốn. Trong đợt IPO Vietcombank sắp tới quỹ sẽ tham gia dù mức giá khởi điểm đưa ra là cao". "Thị trường vốn Việt Nam hiện rất lớn nên dự kiến quý I/2008 chúng tôi sẽ mở thêm quỹ đầu tư thứ 2 đầu tư vào các cổ phiếu OTC và tham gia các cuộc IPO. Chúng tôi cũng dự kiến sẽ thành lập một số quỹ chuyên biệt đầu tư vào bất động sản hay hạ tầng. Sang năm 2008, thị trường chứng khoán phát triển có thể chúng tôi sẽ đầu tư 100 triệu USD. Các quỹ đầu tư sẽ còn tiếp tục ra đời trong năm này", ông Lawrence Kook cho hay.
Ông Phạm Khánh Lynh - Phó tổng giám đốc VFM - nhận định năm 2008 sẽ là năm của những quỹ đầu tư. Bởi cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2008 - 2010 là cơ hội vàng cuối cùng của các nhà đầu tư. Trong thời gian qua, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đi theo quá trình cổ phần hóa. Gần 90% doanh nghiệp (DN) niêm yết trên sàn từ quá trình CPH mà ra. Kế hoạch CPH đến năm 2010 khoảng 1.500 doanh nghiệp. Số lượng DN nhà nước CPH trong năm 2008 - 2010 hầu hết là những DN lớn, xương sống của nền kinh tế Việt Nam. Những DN này hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, vận tải hàng không, dầu khí... Chính vì vậy VFM quyết định thành lập VF4 để tham gia vào các công ty hàng đầu tại Việt Nam như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư, MobiFone, Vinaphone, SJC...
Để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, ông Lawrence Kook kiến nghị: "Hiện nay tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư trên sàn đã đầy 49%. Chính phủ cần nâng tỷ lệ sở hữu CP tối đa của nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi biết rằng Chính phủ Việt Nam muốn giảm bớt sức nóng của TTCK. Tuy nhiên cần lưu ý là các nước khác khi mở cửa hội nhập như Việt Nam, TTCK của họ có bước nhảy vọt rất lớn chứ không phải như Việt Nam hiện nay".
(Theo ThanhNien)
0 Responses to "Bùng nổ" quỹ đầu tư
Something to say?