Cổ phần của Vietcombank đạt 73 ngàn hay 151 ngàn đồng?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Diễn tiến phiên đấu giá và giá cả cổ phần Vietcombank (VCB) đang tác động khá lớn đến thị trường. Đây cũng là sự kiện được các chuyên gia, các nhà đầu tư tập trung phân tích, đánh giá về những thuận lợi cũng như hạn chế nhiều nhất.
Mặt mạnh và mặt yếu
Theo ông Võ Quốc Khánh, trưởng nhóm phân tích ngân hàng của Công ty Chứng khoán FPTS, lợi thế đầu tiên của VCB là một ngân hàng kinh doanh ngoại tệ mạnh nhất và lâu nhất của Việt Nam (từ năm 1962 đến nay). Cũng chính vì vậy, VCB là một thương hiệu lớn, uy tín. Không chỉ vậy, VCB hiện đang sở hữu một lực lượng chất xám giỏi trong lĩnh vực ngân hàng, một nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và một mạng lưới rộng khắp cả nước.
Về vốn điều lệ và tổng tài sản (năm 2006), VCB đứng thứ hai trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, chỉ sau Agribank với 166.000 tỷ đồng. Hiện VCB đang dẫn đầu thị trường thẻ thanh toán trong nước.
Song song đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này lại giảm, chỉ còn 2,66% (năm 2006) so với 3,44% của năm 2005. Ngoài ra, tỷ suất sinh lời năm 2006 của VCB đạt 4,94%, một tỷ suất sinh lời được cho là khá cao. Năm 2006, lợi nhuận sau thuế của VCB đạt 2.877 tỷ đồng, tăng 121% so với năm 2005.
Đặc biệt, VCB sở hữu một số lượng lớn các loại “trái phiếu Chính phủ đặc biệt” có lãi suất thấp (3,3%/năm) và trái phiếu này 15 năm nữa mới đáo hạn. Đây là một lợi thế mà không phải ngân hàng nào cũng có nên các nhà đầu tư cần quan tâm khi tham gia đầu tư - ông Võ Quốc Khánh nhấn mạnh.
Một lợi thế nhưng cũng chính là điểm yếu của VCB là việc tăng năng lực tài chính quá nhanh (từ 4.000 tỷ đồng sẽ tăng lên 15.000 tỷ đồng). Từ đó, có khả năng xuất hiện một điểm yếu khác là năng lực quản trị do bị áp lực tăng vốn quá lớn. Một thế mạnh trước đây và sẽ trở thành điểm yếu sau cổ phần hóa của VCB nữa là việc chảy máu chất xám. Ngoài ra, việc phải từ bỏ những thói quen hành chính và con người của một ngân hàng thương mại quốc doanh sang cổ phần hóa là không dễ dàng và nhanh chóng.
VCB cũng sẽ xuất hiện một bất lợi nữa là do từ trước đến nay phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng từ những tập đoàn và doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, ngày càng xuất hiện các ngân hàng thương mại cổ phần trực thuộc các tập đoàn lớn sẽ kéo theo việc “ra đi” của những khách hàng tín dụng thân thiết vốn là của VCB trước đây...
Những con số dự đoán khá chênh lệch
Có lẽ, đây là vấn đề đau đầu nhất, khó dự đoán nhất và cũng có thể xảy ra nhiều bất ngờ trong phiên đấu giá ngày 26-12 tới. Bằng các phương pháp định giá, ông Võ Quốc Khánh cho rằng nếu sử dụng mô hình chiết khấu luồng cổ tức (DDM) để phân tích thì nhà đầu tư cần phải thu thập thông tin thực của VCB nhiều hơn. Mô hình DDM ít chịu ảnh hưởng của tâm lý thị trường, phản ánh giá trị doanh nghiệp một cách rõ nét hơn. Với mô hình này, chính các nhà đầu tư sẽ có khả năng đưa giá cổ phần trở về giá trị thực của nó. Bằng mô hình chiết khấu luồng cổ tức, FPTS dự báo mức giá của VCB là 73.000 đồng/cổ phần.
Còn mô hình định giá hệ số nhân (P/E và P/BV) thường được các nhà đầu tư có tầm nhìn chiến lược ngắn hạn, chấp nhận bị ảnh hưởng do tâm lý thị trường và mức độ yêu cầu cần có thông tin về VCB ít hơn. FPTS dự báo mức giá của mô hình này từ 114.000 đến 151.000 đồng/cổ phần.
Theo dự đoán của ông Võ Quốc Khánh, giả định VCB được giữ lại 30% giá trị thặng dư vốn sau khi tăng vốn điều lệ lên 15.000 tỷ đồng và đấu giá thành công, bình quân rơi vào khoảng 100.000-180.000 đồng/cổ phần thì hệ số P/E sẽ khá cao.
(Theo Pháp Luật TPHCM)
Mặt mạnh và mặt yếu
Theo ông Võ Quốc Khánh, trưởng nhóm phân tích ngân hàng của Công ty Chứng khoán FPTS, lợi thế đầu tiên của VCB là một ngân hàng kinh doanh ngoại tệ mạnh nhất và lâu nhất của Việt Nam (từ năm 1962 đến nay). Cũng chính vì vậy, VCB là một thương hiệu lớn, uy tín. Không chỉ vậy, VCB hiện đang sở hữu một lực lượng chất xám giỏi trong lĩnh vực ngân hàng, một nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và một mạng lưới rộng khắp cả nước.
Về vốn điều lệ và tổng tài sản (năm 2006), VCB đứng thứ hai trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, chỉ sau Agribank với 166.000 tỷ đồng. Hiện VCB đang dẫn đầu thị trường thẻ thanh toán trong nước.
Song song đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này lại giảm, chỉ còn 2,66% (năm 2006) so với 3,44% của năm 2005. Ngoài ra, tỷ suất sinh lời năm 2006 của VCB đạt 4,94%, một tỷ suất sinh lời được cho là khá cao. Năm 2006, lợi nhuận sau thuế của VCB đạt 2.877 tỷ đồng, tăng 121% so với năm 2005.
Đặc biệt, VCB sở hữu một số lượng lớn các loại “trái phiếu Chính phủ đặc biệt” có lãi suất thấp (3,3%/năm) và trái phiếu này 15 năm nữa mới đáo hạn. Đây là một lợi thế mà không phải ngân hàng nào cũng có nên các nhà đầu tư cần quan tâm khi tham gia đầu tư - ông Võ Quốc Khánh nhấn mạnh.
Một lợi thế nhưng cũng chính là điểm yếu của VCB là việc tăng năng lực tài chính quá nhanh (từ 4.000 tỷ đồng sẽ tăng lên 15.000 tỷ đồng). Từ đó, có khả năng xuất hiện một điểm yếu khác là năng lực quản trị do bị áp lực tăng vốn quá lớn. Một thế mạnh trước đây và sẽ trở thành điểm yếu sau cổ phần hóa của VCB nữa là việc chảy máu chất xám. Ngoài ra, việc phải từ bỏ những thói quen hành chính và con người của một ngân hàng thương mại quốc doanh sang cổ phần hóa là không dễ dàng và nhanh chóng.
VCB cũng sẽ xuất hiện một bất lợi nữa là do từ trước đến nay phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng từ những tập đoàn và doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, ngày càng xuất hiện các ngân hàng thương mại cổ phần trực thuộc các tập đoàn lớn sẽ kéo theo việc “ra đi” của những khách hàng tín dụng thân thiết vốn là của VCB trước đây...
Những con số dự đoán khá chênh lệch
Có lẽ, đây là vấn đề đau đầu nhất, khó dự đoán nhất và cũng có thể xảy ra nhiều bất ngờ trong phiên đấu giá ngày 26-12 tới. Bằng các phương pháp định giá, ông Võ Quốc Khánh cho rằng nếu sử dụng mô hình chiết khấu luồng cổ tức (DDM) để phân tích thì nhà đầu tư cần phải thu thập thông tin thực của VCB nhiều hơn. Mô hình DDM ít chịu ảnh hưởng của tâm lý thị trường, phản ánh giá trị doanh nghiệp một cách rõ nét hơn. Với mô hình này, chính các nhà đầu tư sẽ có khả năng đưa giá cổ phần trở về giá trị thực của nó. Bằng mô hình chiết khấu luồng cổ tức, FPTS dự báo mức giá của VCB là 73.000 đồng/cổ phần.
Còn mô hình định giá hệ số nhân (P/E và P/BV) thường được các nhà đầu tư có tầm nhìn chiến lược ngắn hạn, chấp nhận bị ảnh hưởng do tâm lý thị trường và mức độ yêu cầu cần có thông tin về VCB ít hơn. FPTS dự báo mức giá của mô hình này từ 114.000 đến 151.000 đồng/cổ phần.
Theo dự đoán của ông Võ Quốc Khánh, giả định VCB được giữ lại 30% giá trị thặng dư vốn sau khi tăng vốn điều lệ lên 15.000 tỷ đồng và đấu giá thành công, bình quân rơi vào khoảng 100.000-180.000 đồng/cổ phần thì hệ số P/E sẽ khá cao.
(Theo Pháp Luật TPHCM)
0 Responses to Cổ phần của Vietcombank đạt 73 ngàn hay 151 ngàn đồng?
Something to say?