Cổ tức cao, cổ phiếu ngân hàng có hấp dẫn?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Mặc dù chưa công bố chính thức nhưng nhiều ngân hàng đã hé lộ thông tin về mức chia cổ tức năm 2007. So với 2006, năm nay, một số ngân hàng cho biết sẽ chia lợi nhuận ở tỷ lệ cao hơn hẳn.
Ngân hàng ACB với mức cổ tức dự kiến trong năm nay có thể lên tới 55% và sẽ được chi trả bằng CP. Lợi nhuận trước thuế năm 2007 của ACB có thể đạt xấp xỉ 2.000 tỷ đồng;
Vừa qua, Đại hội đồng cổ đông ACB đã thông qua nghị quyết để lại 100% lợi nhuận cùng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ tương đương 1.450 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ lên 7.684 tỷ đồng trong đầu năm 2008.
Ngoài hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu, một số ngân hàng lại dự kiến trả cổ tức với mức cao bằng tiền mặt - một phương pháp phân chia lợi nhuận khá “vừa mắt” các nhà ĐTNN.
Sacombank cho biết, dự kiến mức cổ tức năm 2007 là 14%, tăng 2% so với năm trước. Đến hết tháng 11, Sacombank đạt 1.370 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cả năm 2007, Ngân hàng này có thể đạt 1.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
VietA Bank cũng cho hay, sẽ chia cổ tức ở mức 18% trong năm nay so với mức 13% của năm 2006. Tính đến cuối tháng 11, VietA Bank đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2007 với thu nhập trước thuế 169 tỷ đồng, vượt 100% kế hoạch cả năm.
Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank cho biết, mức cổ tức DongA Bank chi trả trong năm nay bằng với năm ngoái là 18%, mặc dù lợi nhuận trước thuế Ngân hàng đạt được trong năm nay cao hơn mọi năm.
Dự kiến, mức lợi nhuận DongA Bank thu về cả năm nay là 430 tỷ đồng (trong năm 2006, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng này là 220 tỷ đồng).
Eximbank Việt Nam dự kiến mức cổ tức năm 2007 là 14% (năm 2006 cổ tức Eximbank là 55% được chia bằng CP). Chính nhờ mức cổ tức hấp dẫn này giá CP Eximbank đã được hỗ trợ tích cực trong những tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007.
Trong năm nay, ngoài mức lợi nhuận dự kiến đạt trên 700 tỷ đồng, Eximbank còn thu về một khoản thặng dư lên đến 9.000 tỷ đồng từ việc bán 15% cổ phần cho đối tác chiến lược là một tập đoàn tài chính Nhật Bản và 2 quỹ đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu tăng vốn điều lệ, HĐQT Eximbank đã xây dựng kế hoạch chia cổ tức ở mức khá khiêm tốn.
Có thể nói, so với các ngành nghề khác trong năm nay, kinh doanh ngân hàng vẫn được xem là lĩnh vực mang lại lợi nhuận đầy hấp dẫn. Mức cổ tức của các ngân hàng cũng được xếp ở mức cao so với mặt bằng chung.
Thế nhưng, dù chỉ còn vài tuần nữa là năm 2007 khép lại mà có vẻ như những cơn gió lạnh lẽo của mùa đông vẫn chưa buông tha thị trường, NĐT quay lưng với cả các cổ phiếu từng được coi là “cổ phiếu vua” như ngân hàng.
Và hệ quả tất yếu là tính thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng ngày một suy yếu. Trên thị trường phi tập trung, giá CP một số ngân hàng mất đến trên 50% so với đầu năm.
Trong đó, những nhà băng quy mô nhỏ, chiến lược hoạt động chưa gây được ấn tượng, giá cổ phiếu tiếp tục suy giảm. Cụ thể như OCB, SouthernBank, SHB…
Theo đánh giá của các chuyên gia ngành tài chính - chứng khoán, nhiều khả năng giá CP ngân hàng sẽ nhích lên sau khi Vietcombank hoàn tất IPO. Tuy nhiên, theo quan điểm của Tổng giám đốc một CTCK, giá đấu thầu thành công của Vietcombank sẽ không cách quá xa so với mức giá khởi điểm vốn đã khá cao.
Dự đoán này cũng có vẻ trùng hợp với suy nghĩ của khá nhiều NĐT. Như vậy, sức ảnh hưởng của IPO Vietcombank đến thị trường cổ phiếu ngân hàng sẽ không đáng kể.
Mặc dù vậy, giá cổ phiếu nhà băng sẽ khó có thể trở về “mùa vàng” như hồi đầu năm 2007. Hiện cổ phiếu ngân hàng được xem là có mức giá hấp dẫn, nhưng trên thị trường, lượng tiền của NĐT đang cạn dần, vì nhiều lý do.
Bên cạnh đó, nhiều NĐT vẫn phải chôn vốn vào cổ phiếu ngân hàng, nhưng chưa thể giải ngân trong bối cảnh hiện nay. Có thể nói, so với một năm trước, sức hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng đang mờ nhạt dần trong mắt các NĐT.
Trong khi đó, các ngân hàng vẫn ồ ạt thực hiện kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn. Mặc dù lý do đưa ra là để thực hiện kế hoạch đưa ra từ đầu năm 2007 nhưng trong bối cảnh này thì đúng là “lợi bất cập hại”.
(Theo DTCK)
Ngân hàng ACB với mức cổ tức dự kiến trong năm nay có thể lên tới 55% và sẽ được chi trả bằng CP. Lợi nhuận trước thuế năm 2007 của ACB có thể đạt xấp xỉ 2.000 tỷ đồng;
Vừa qua, Đại hội đồng cổ đông ACB đã thông qua nghị quyết để lại 100% lợi nhuận cùng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ tương đương 1.450 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ lên 7.684 tỷ đồng trong đầu năm 2008.
Ngoài hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu, một số ngân hàng lại dự kiến trả cổ tức với mức cao bằng tiền mặt - một phương pháp phân chia lợi nhuận khá “vừa mắt” các nhà ĐTNN.
Sacombank cho biết, dự kiến mức cổ tức năm 2007 là 14%, tăng 2% so với năm trước. Đến hết tháng 11, Sacombank đạt 1.370 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cả năm 2007, Ngân hàng này có thể đạt 1.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
VietA Bank cũng cho hay, sẽ chia cổ tức ở mức 18% trong năm nay so với mức 13% của năm 2006. Tính đến cuối tháng 11, VietA Bank đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2007 với thu nhập trước thuế 169 tỷ đồng, vượt 100% kế hoạch cả năm.
Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank cho biết, mức cổ tức DongA Bank chi trả trong năm nay bằng với năm ngoái là 18%, mặc dù lợi nhuận trước thuế Ngân hàng đạt được trong năm nay cao hơn mọi năm.
Dự kiến, mức lợi nhuận DongA Bank thu về cả năm nay là 430 tỷ đồng (trong năm 2006, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng này là 220 tỷ đồng).
Eximbank Việt Nam dự kiến mức cổ tức năm 2007 là 14% (năm 2006 cổ tức Eximbank là 55% được chia bằng CP). Chính nhờ mức cổ tức hấp dẫn này giá CP Eximbank đã được hỗ trợ tích cực trong những tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007.
Trong năm nay, ngoài mức lợi nhuận dự kiến đạt trên 700 tỷ đồng, Eximbank còn thu về một khoản thặng dư lên đến 9.000 tỷ đồng từ việc bán 15% cổ phần cho đối tác chiến lược là một tập đoàn tài chính Nhật Bản và 2 quỹ đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu tăng vốn điều lệ, HĐQT Eximbank đã xây dựng kế hoạch chia cổ tức ở mức khá khiêm tốn.
Có thể nói, so với các ngành nghề khác trong năm nay, kinh doanh ngân hàng vẫn được xem là lĩnh vực mang lại lợi nhuận đầy hấp dẫn. Mức cổ tức của các ngân hàng cũng được xếp ở mức cao so với mặt bằng chung.
Thế nhưng, dù chỉ còn vài tuần nữa là năm 2007 khép lại mà có vẻ như những cơn gió lạnh lẽo của mùa đông vẫn chưa buông tha thị trường, NĐT quay lưng với cả các cổ phiếu từng được coi là “cổ phiếu vua” như ngân hàng.
Và hệ quả tất yếu là tính thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng ngày một suy yếu. Trên thị trường phi tập trung, giá CP một số ngân hàng mất đến trên 50% so với đầu năm.
Trong đó, những nhà băng quy mô nhỏ, chiến lược hoạt động chưa gây được ấn tượng, giá cổ phiếu tiếp tục suy giảm. Cụ thể như OCB, SouthernBank, SHB…
Theo đánh giá của các chuyên gia ngành tài chính - chứng khoán, nhiều khả năng giá CP ngân hàng sẽ nhích lên sau khi Vietcombank hoàn tất IPO. Tuy nhiên, theo quan điểm của Tổng giám đốc một CTCK, giá đấu thầu thành công của Vietcombank sẽ không cách quá xa so với mức giá khởi điểm vốn đã khá cao.
Dự đoán này cũng có vẻ trùng hợp với suy nghĩ của khá nhiều NĐT. Như vậy, sức ảnh hưởng của IPO Vietcombank đến thị trường cổ phiếu ngân hàng sẽ không đáng kể.
Mặc dù vậy, giá cổ phiếu nhà băng sẽ khó có thể trở về “mùa vàng” như hồi đầu năm 2007. Hiện cổ phiếu ngân hàng được xem là có mức giá hấp dẫn, nhưng trên thị trường, lượng tiền của NĐT đang cạn dần, vì nhiều lý do.
Bên cạnh đó, nhiều NĐT vẫn phải chôn vốn vào cổ phiếu ngân hàng, nhưng chưa thể giải ngân trong bối cảnh hiện nay. Có thể nói, so với một năm trước, sức hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng đang mờ nhạt dần trong mắt các NĐT.
Trong khi đó, các ngân hàng vẫn ồ ạt thực hiện kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn. Mặc dù lý do đưa ra là để thực hiện kế hoạch đưa ra từ đầu năm 2007 nhưng trong bối cảnh này thì đúng là “lợi bất cập hại”.
(Theo DTCK)
0 Responses to Cổ tức cao, cổ phiếu ngân hàng có hấp dẫn?
Something to say?