Nhiều cuộc đấu giá cổ phần thất bại, vì sao?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Có những cuộc đấu giá chỉ duy nhất một nhà đầu tư đăng ký tham gia, có trường hợp lượng đặt mua chỉ có vài phần trăm...
Thế nào là đấu giá không thành công? Có những câu trả lời khác nhau, căn cứ theo khối lượng bán được, theo mức giá thu về hoặc thậm chí theo độ “nóng” tương xứng với tầm của doanh nghiệp…
Nhưng với những cuộc đấu giá cổ phần chỉ có một nhà đầu tư đăng ký, chỉ đếm chưa kín 10 đầu ngón tay, hoặc lượng đặt mua không bằng phần lẻ chào bán… thì khẳng định được rằng đó là thất bại.
Trong tháng 12 này, thị trường liên tiếp chứng kiến những cuộc đấu giá có kết quả như thế.
Ngày 19/12 vừa qua, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) ra thông báo hủy phiên đấu giá cổ phần ra công chúng của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn. Lý do là đến phút chót chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký tham gia.
Nhỉnh hơn, kết quả đấu giá cổ phần Công ty Kinh doanh bao bì lương thực ngày 18/12 vừa qua tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) có vẻn vẹn 8 nhà đầu tư tham gia; lượng cổ phần bán được chưa đầy phần lẻ của lượng chào bán (66.500 cổ phần so với 2.078.700 cổ phần).
Tương tự, kết quả đấu giá cổ phần Công ty Cấp nước Ninh Thuận tại HOSE ngày 20/12, số cổ phần bán được chỉ chiếm chưa đầy 7,5% lượng chào bán. “Nhạt” hơn, kết quả đấu giá cổ phần Ngân hàng Gia Định tại HOSE ngày 19/12, lượng bán được chiếm chưa đầy 3% lượng chào bán…
Vì sao ?
Thứ nhất, sự thành công của cuộc đấu giá trước hết phụ thuộc vào chất lượng nguồn hàng. Thứ hai, bối cảnh thị trường và mức giá khởi điểm có ảnh hưởng lớn tới kết quả đấu giá. Thứ ba, nguồn cung thời điểm này tăng cao, trong khi nguồn vốn hạn chế.
Trong những nguyên nhân cơ bản trên, bối cảnh thị trường và việc xác định giá khởi điểm có ảnh hưởng lớn nhất. Ở đây cũng đặt ra một số vấn đề mà cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp phải xem xét lại.
Trả lời VnEconomy về nguyên nhân thất bại của những cuộc đấu giá cổ phần gần đây, ông Trần Văn Dũng, Giám đốc HASTC, cho rằng hiện tượng này tập trung ở những cuộc đấu giá bán bớt phần vốn Nhà nước hoặc phát hành thêm.
“Tại sao không phải xẩy ra đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa phát hành lần đầu mà là doanh nghiệp phát hành thêm hoặc bán bớt phần vốn nhà nước?”, ông Dũng đặt vấn đề.
“Tình hình thị trường thì có lên có xuống, trong khi phương án phát hành, đấu giá được công bố trước đó khá lâu và việc xây dựng giá khởi điểm cũng được tiến hành từ trước. Thế thì trong thời điểm thị trường xuống, đến ngày đấu giá, giá khởi điểm nó đã tương đương với giá thị trường, thậm chí giá thị trường thấp hơn. Rõ ràng trong bối cảnh như thế thì cuộc đấu giá không thành”, ông Dũng giải thích.
Ví dụ, trong trường hợp của Công ty Xi măng Bỉm Sơn (mã BBC, sàn HASTC), giá khởi điểm của đợt phát hành dự kiến vừa qua là 35.000 đồng/cổ phiếu, nhưng khi tiến hành đấu giá, giá khởi điểm trở nên lạc hậu khi giá thực tế thị trường chỉ xoay quanh mức 30.000 đồng/cổ phiếu.
Chuyên gia của một quỹ đầu tư tại Nhật Bản cũng có cùng nhận định trên. Ông cho rằng, trong những trường hợp đó, nhà đầu tư không tin tưởng vào việc định giá của các công ty chứng khoán.
Kết quả của những cuộc đấu giá đó là không thành công. Kèm theo đó, ông Dũng cho rằng “nếu như doanh nghiệp đưa ra phương án phát hành không khả thi hoặc không lường hết được tình hình của thị trường và không thành công thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp”.
“Chúng tôi thấy rằng đây là một kinh nghiệm cả ở phía cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp. Tức là khi xây dựng phương án phát hành, thời gian có giấy phép được rút ngắn hơn, ít chịu sự tác động của thị trường hơn. Thứ hai, khi xây dựng giá khởi điểm, phải xem xét thế nào đó cho hợp lý, vừa căn cứ vào tình hình tài chính của doanh nghiệp vừa căn cứ theo tình hình của thị trường và cũng để cho nhà đầu tư cảm thấy hấp dẫn và tham gia”, ông Dũng nói thêm.
Về phía cơ quan quản lý, ông Dũng khẳng định: “Chúng tôi cũng sẽ có tổng kết, nghiên cứu để làm sao rút ngắn thời gian cho phép phương án phát hành, không để kéo dài”.
Ngoài ra, nguyên nhân nguồn vốn cũng được chuyên gia nói trên nhấn mạnh. “Hiện nguồn vốn trên thị trường đang gặp khó khăn do nhà đầu tư không thể bán cổ phiếu trên sàn ra theo giá thấp, trên OTC thì tính thanh khoản đang rất hạn chế. Mặt khác, Chỉ thị 03 vẫn là một chốt chặn lớn, cộng với chính sách thắt chặt tiền tệ làm vốn ngoại khó chuyển đổi sang VND. Đó là chưa kể dòng vốn đã và đang chuyển sang bất động sản, vàng…”, ông phân tích.
Trong thời gian tới, cơ quan quản lý sẽ xem xét để có thể rút ngắn thời gian xét duyệt phát hành, giảm thiểu tác động của thị trường như thông tin từ ông Dũng. Ủy ban Chứng khoán cũng đề cập đến khả năng sẽ dãn nguồn cung, xem đó là biện pháp để góp phần cân đối thị trường.
(Theo VnEconomy)
Thế nào là đấu giá không thành công? Có những câu trả lời khác nhau, căn cứ theo khối lượng bán được, theo mức giá thu về hoặc thậm chí theo độ “nóng” tương xứng với tầm của doanh nghiệp…
Nhưng với những cuộc đấu giá cổ phần chỉ có một nhà đầu tư đăng ký, chỉ đếm chưa kín 10 đầu ngón tay, hoặc lượng đặt mua không bằng phần lẻ chào bán… thì khẳng định được rằng đó là thất bại.
Trong tháng 12 này, thị trường liên tiếp chứng kiến những cuộc đấu giá có kết quả như thế.
Ngày 19/12 vừa qua, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) ra thông báo hủy phiên đấu giá cổ phần ra công chúng của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn. Lý do là đến phút chót chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký tham gia.
Nhỉnh hơn, kết quả đấu giá cổ phần Công ty Kinh doanh bao bì lương thực ngày 18/12 vừa qua tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) có vẻn vẹn 8 nhà đầu tư tham gia; lượng cổ phần bán được chưa đầy phần lẻ của lượng chào bán (66.500 cổ phần so với 2.078.700 cổ phần).
Tương tự, kết quả đấu giá cổ phần Công ty Cấp nước Ninh Thuận tại HOSE ngày 20/12, số cổ phần bán được chỉ chiếm chưa đầy 7,5% lượng chào bán. “Nhạt” hơn, kết quả đấu giá cổ phần Ngân hàng Gia Định tại HOSE ngày 19/12, lượng bán được chiếm chưa đầy 3% lượng chào bán…
Vì sao ?
Thứ nhất, sự thành công của cuộc đấu giá trước hết phụ thuộc vào chất lượng nguồn hàng. Thứ hai, bối cảnh thị trường và mức giá khởi điểm có ảnh hưởng lớn tới kết quả đấu giá. Thứ ba, nguồn cung thời điểm này tăng cao, trong khi nguồn vốn hạn chế.
Trong những nguyên nhân cơ bản trên, bối cảnh thị trường và việc xác định giá khởi điểm có ảnh hưởng lớn nhất. Ở đây cũng đặt ra một số vấn đề mà cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp phải xem xét lại.
Trả lời VnEconomy về nguyên nhân thất bại của những cuộc đấu giá cổ phần gần đây, ông Trần Văn Dũng, Giám đốc HASTC, cho rằng hiện tượng này tập trung ở những cuộc đấu giá bán bớt phần vốn Nhà nước hoặc phát hành thêm.
“Tại sao không phải xẩy ra đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa phát hành lần đầu mà là doanh nghiệp phát hành thêm hoặc bán bớt phần vốn nhà nước?”, ông Dũng đặt vấn đề.
“Tình hình thị trường thì có lên có xuống, trong khi phương án phát hành, đấu giá được công bố trước đó khá lâu và việc xây dựng giá khởi điểm cũng được tiến hành từ trước. Thế thì trong thời điểm thị trường xuống, đến ngày đấu giá, giá khởi điểm nó đã tương đương với giá thị trường, thậm chí giá thị trường thấp hơn. Rõ ràng trong bối cảnh như thế thì cuộc đấu giá không thành”, ông Dũng giải thích.
Ví dụ, trong trường hợp của Công ty Xi măng Bỉm Sơn (mã BBC, sàn HASTC), giá khởi điểm của đợt phát hành dự kiến vừa qua là 35.000 đồng/cổ phiếu, nhưng khi tiến hành đấu giá, giá khởi điểm trở nên lạc hậu khi giá thực tế thị trường chỉ xoay quanh mức 30.000 đồng/cổ phiếu.
Chuyên gia của một quỹ đầu tư tại Nhật Bản cũng có cùng nhận định trên. Ông cho rằng, trong những trường hợp đó, nhà đầu tư không tin tưởng vào việc định giá của các công ty chứng khoán.
Kết quả của những cuộc đấu giá đó là không thành công. Kèm theo đó, ông Dũng cho rằng “nếu như doanh nghiệp đưa ra phương án phát hành không khả thi hoặc không lường hết được tình hình của thị trường và không thành công thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp”.
“Chúng tôi thấy rằng đây là một kinh nghiệm cả ở phía cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp. Tức là khi xây dựng phương án phát hành, thời gian có giấy phép được rút ngắn hơn, ít chịu sự tác động của thị trường hơn. Thứ hai, khi xây dựng giá khởi điểm, phải xem xét thế nào đó cho hợp lý, vừa căn cứ vào tình hình tài chính của doanh nghiệp vừa căn cứ theo tình hình của thị trường và cũng để cho nhà đầu tư cảm thấy hấp dẫn và tham gia”, ông Dũng nói thêm.
Về phía cơ quan quản lý, ông Dũng khẳng định: “Chúng tôi cũng sẽ có tổng kết, nghiên cứu để làm sao rút ngắn thời gian cho phép phương án phát hành, không để kéo dài”.
Ngoài ra, nguyên nhân nguồn vốn cũng được chuyên gia nói trên nhấn mạnh. “Hiện nguồn vốn trên thị trường đang gặp khó khăn do nhà đầu tư không thể bán cổ phiếu trên sàn ra theo giá thấp, trên OTC thì tính thanh khoản đang rất hạn chế. Mặt khác, Chỉ thị 03 vẫn là một chốt chặn lớn, cộng với chính sách thắt chặt tiền tệ làm vốn ngoại khó chuyển đổi sang VND. Đó là chưa kể dòng vốn đã và đang chuyển sang bất động sản, vàng…”, ông phân tích.
Trong thời gian tới, cơ quan quản lý sẽ xem xét để có thể rút ngắn thời gian xét duyệt phát hành, giảm thiểu tác động của thị trường như thông tin từ ông Dũng. Ủy ban Chứng khoán cũng đề cập đến khả năng sẽ dãn nguồn cung, xem đó là biện pháp để góp phần cân đối thị trường.
(Theo VnEconomy)
0 Responses to Nhiều cuộc đấu giá cổ phần thất bại, vì sao?
Something to say?