Quy chế hoạt động CTCK: vướng mắc và khó xử
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Luật Chứng khoán ra đời là một bước tiến quan trọng trong việc tạo lập hành lang pháp lý cho các DN, cá nhân tham gia TTCK. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các hoạt động thực tiễn, DN vẫn còn có nhiều vướng mắc, đôi khi dẫn tới sự mâu thuẫn, đẩy nhiều DN vào tình huống khó xử.
Room nào cho CTCK?
Theo Luật Đầu tư, đầu tư được hiểu là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong đó, đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp (là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư) và đầu tư gián tiếp (thông qua hình thức mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, các quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư).
Theo Điều 29, Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính, CTCK không được đầu tư từ 20% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết; đầu tư từ 15% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết; đầu tư hoặc góp vốn từ 15% trở lên tổng số vốn góp của một công ty TNHH. Tuy nhiên, trong trường hợp đầu tư vượt quá hạn mức nêu trên do thực hiện bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn, CTCK phải áp dụng các biện pháp cần thiết để tuân thủ hạn mức đầu tư tối đa trong thời hạn 6 tháng.
Thực tế, trong giai đoạn thị trường suy thoái, việc phát hành mới bị "ế ẩm" đã xảy ra với nhiều doanh nghiệp. Trong tình huống này, đơn vị bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn có trách nhiệm mua toàn bộ số cổ phần không bán hết, kể cả trong tình huống nắm giữ số cổ phần đó sẽ dẫn tới việc vượt quá tỷ lệ cho phép. Vậy nếu sau thời hạn 6 tháng, mặc dù đã có sự "cần mẫn hợp lý", CTCK vẫn không thể đưa mức đầu tư về theo đúng quy định thì sẽ xử lý như thế nào?
Khoản 4 Điều 29 Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK cho phép CTCK thành lập công ty con, như công ty quản lý quỹ, để thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán (nhưng không được thực hiện nghiệp vụ mà công ty mẹ đã thực hiện) được coi là một hướng đi mở cho các CTCK khi luật không cho phép các CTCK thực hiện quản lý danh mục đầu tư. Trong tình huống CTCK thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động của công ty con từ TNHH sang CTCP và bán bớt chứng khoán, giả sử đưa về mức sở hữu 30%, khi đó, CTCK liệu có vi phạm Quy chế?
Một quy định khác cũng làm không ít CTCK cảm thấy e ngại là việc tự doanh liệu có nguy cơ bị "thổi còi"? Theo quy định tại Điều 34, Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK, CTCK phải ưu tiên nhập lệnh của khách hàng trước và khi lệnh mua/bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó thì CTCK không được mua/bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình. Quy định này khiến nhiều CTCK thắc mắc: nếu họ vừa đặt lệnh giao dịch xong mà xuất hiện lệnh như vậy thì phải làm gì? Làm sao chứng minh được trường hợp "tình ngay, lý gian" này. Không lẽ phải chờ đến phút cuối cùng của phiên giao dịch mới bắt đầu nhập lệnh?
Làm những gì pháp luật cho phép hay làm những gì pháp luật không cấm?
Theo Quy chế mẫu về bán đấu giá cổ phần tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán, tổ chức tài chính trung gian thực hiện định giá hoặc đấu giá cổ phần không được phép tham gia đấu giá mua cổ phần của doanh nghiệp đó. Một câu hỏi đặt ra là: tổ chức đấu giá không được trực tiếp tham gia, nhưng công ty con của tổ chức này liệu có được tham gia?
Việc quy định không cho đơn vị tư vấn tham gia đấu giá được coi là một trong những biện pháp nhằm ngăn chặn các đơn vị này lợi dụng vị trí của mình để bưng bít thông tin nhằm trục lợi riêng. Theo quan điểm này, một số ý kiến cho rằng, nếu công ty mẹ đã cấm, thì công ty con cũng cần cấm nốt vì ai có thể kiểm soát để đảm bảo công ty mẹ và công ty con không "thông đồng".
Một luồng quan điểm trái chiều lại cho rằng, công ty mẹ và công ty con là hai pháp nhân độc lập, do vậy không thể lấy điều kiện ràng buộc của công ty này áp lên công ty kia. Điều quan trọng ở đây chính là khâu kiểm soát.
Một điều nữa cũng khiến không ít CTCK rơi vào tình trạng khó xử khi không biết mình có phải là đang "đầu tư chéo" hay không. Lãnh đạo một CTCK đã từng thắc mắc: chúng tôi là CTCK hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên trực thuộc ngân hàng. Vậy, chúng tôi có được phép đầu tư vào cổ phiếu của chính ngân hàng mẹ hay không? Nếu xét về bản chất, việc công ty mẹ đầu tư vào công ty con, sau đó, công ty con lại lấy tiền đó để đầu tư ngược trở lại công ty mẹ là không làm tăng giá trị thực tế của khoản vốn đầu tư trong xã hội, nhưng lại làm tăng giá trị cộng dồn của tổng vốn đầu tư trong tập đoàn hay tổng công ty. Điều này cũng không khác gì mấy so với việc kết chuyển chênh lệch tiền mua bán cổ phiếu quỹ thành lợi nhuận của DN. Và việc kiểm soát tránh đầu tư theo thông tin nội gián cũng trở nên khó khăn hơn.
Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Ngọc Bích, Công ty Luật DC Lawyers cho biết: "Việc đầu tư như vậy xét về mặt pháp luật thì không sai, nhưng xét về bản chất thì có vẻ không hợp lý. Nếu công ty con lại đầu tư vào chính công ty mẹ thì tính hiệu quả của luồng vốn đầu tư là không có. Tuy nhiên, việc đầu tư này hoàn toàn có thể chấp nhận được nếu nguồn vốn mà công ty con dùng để mua cổ phiếu của công ty mẹ là phần thặng dư vốn (do bán cổ phần) hoặc phần lợi nhuận sau vốn nhưng chưa chia (sau khi có nghị quyết của ĐHCĐ hay của Hội đồng thành viên)".
Đã từ lâu nay, quan điểm làm theo những gì pháp luật cho phép hay làm những gì pháp luật không cấm vẫn còn nhiều tranh cãi. Nếu làm những gì pháp luật không cấm, CTCK hoàn toàn có thể lập công ty đầu tư chứng khoán 100% vốn sở hữu hay một vài công ty con khác; được phép cho công ty con "thừa kế" những danh mục đầu tư tốt đã bị hạn chế do quy định của luật... Và ngay cả việc đầu tư chồng chéo giữa công ty mẹ - công ty con cũng có thể làm được, vì hiện tại vẫn chưa có quy định cấm. Tuy nhiên, nếu lựa chọn làm theo những gì pháp luật cho phép, doanh nghiệp chắc chắn không dám thực hiện các hoạt động này, vì chưa thấy quy định nào cho phép.
Những vấn đề nêu trên đang đòi hỏi phải sớm được quy định một cách rõ ràng, cụ thể, từ phạm vi điều chỉnh đến cách hiểu và cách áp dụng để doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Room nào cho CTCK?
Theo Luật Đầu tư, đầu tư được hiểu là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong đó, đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp (là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư) và đầu tư gián tiếp (thông qua hình thức mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, các quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư).
Theo Điều 29, Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính, CTCK không được đầu tư từ 20% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết; đầu tư từ 15% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết; đầu tư hoặc góp vốn từ 15% trở lên tổng số vốn góp của một công ty TNHH. Tuy nhiên, trong trường hợp đầu tư vượt quá hạn mức nêu trên do thực hiện bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn, CTCK phải áp dụng các biện pháp cần thiết để tuân thủ hạn mức đầu tư tối đa trong thời hạn 6 tháng.
Thực tế, trong giai đoạn thị trường suy thoái, việc phát hành mới bị "ế ẩm" đã xảy ra với nhiều doanh nghiệp. Trong tình huống này, đơn vị bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn có trách nhiệm mua toàn bộ số cổ phần không bán hết, kể cả trong tình huống nắm giữ số cổ phần đó sẽ dẫn tới việc vượt quá tỷ lệ cho phép. Vậy nếu sau thời hạn 6 tháng, mặc dù đã có sự "cần mẫn hợp lý", CTCK vẫn không thể đưa mức đầu tư về theo đúng quy định thì sẽ xử lý như thế nào?
Khoản 4 Điều 29 Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK cho phép CTCK thành lập công ty con, như công ty quản lý quỹ, để thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán (nhưng không được thực hiện nghiệp vụ mà công ty mẹ đã thực hiện) được coi là một hướng đi mở cho các CTCK khi luật không cho phép các CTCK thực hiện quản lý danh mục đầu tư. Trong tình huống CTCK thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động của công ty con từ TNHH sang CTCP và bán bớt chứng khoán, giả sử đưa về mức sở hữu 30%, khi đó, CTCK liệu có vi phạm Quy chế?
Một quy định khác cũng làm không ít CTCK cảm thấy e ngại là việc tự doanh liệu có nguy cơ bị "thổi còi"? Theo quy định tại Điều 34, Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK, CTCK phải ưu tiên nhập lệnh của khách hàng trước và khi lệnh mua/bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó thì CTCK không được mua/bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình. Quy định này khiến nhiều CTCK thắc mắc: nếu họ vừa đặt lệnh giao dịch xong mà xuất hiện lệnh như vậy thì phải làm gì? Làm sao chứng minh được trường hợp "tình ngay, lý gian" này. Không lẽ phải chờ đến phút cuối cùng của phiên giao dịch mới bắt đầu nhập lệnh?
Làm những gì pháp luật cho phép hay làm những gì pháp luật không cấm?
Theo Quy chế mẫu về bán đấu giá cổ phần tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán, tổ chức tài chính trung gian thực hiện định giá hoặc đấu giá cổ phần không được phép tham gia đấu giá mua cổ phần của doanh nghiệp đó. Một câu hỏi đặt ra là: tổ chức đấu giá không được trực tiếp tham gia, nhưng công ty con của tổ chức này liệu có được tham gia?
Việc quy định không cho đơn vị tư vấn tham gia đấu giá được coi là một trong những biện pháp nhằm ngăn chặn các đơn vị này lợi dụng vị trí của mình để bưng bít thông tin nhằm trục lợi riêng. Theo quan điểm này, một số ý kiến cho rằng, nếu công ty mẹ đã cấm, thì công ty con cũng cần cấm nốt vì ai có thể kiểm soát để đảm bảo công ty mẹ và công ty con không "thông đồng".
Một luồng quan điểm trái chiều lại cho rằng, công ty mẹ và công ty con là hai pháp nhân độc lập, do vậy không thể lấy điều kiện ràng buộc của công ty này áp lên công ty kia. Điều quan trọng ở đây chính là khâu kiểm soát.
Một điều nữa cũng khiến không ít CTCK rơi vào tình trạng khó xử khi không biết mình có phải là đang "đầu tư chéo" hay không. Lãnh đạo một CTCK đã từng thắc mắc: chúng tôi là CTCK hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên trực thuộc ngân hàng. Vậy, chúng tôi có được phép đầu tư vào cổ phiếu của chính ngân hàng mẹ hay không? Nếu xét về bản chất, việc công ty mẹ đầu tư vào công ty con, sau đó, công ty con lại lấy tiền đó để đầu tư ngược trở lại công ty mẹ là không làm tăng giá trị thực tế của khoản vốn đầu tư trong xã hội, nhưng lại làm tăng giá trị cộng dồn của tổng vốn đầu tư trong tập đoàn hay tổng công ty. Điều này cũng không khác gì mấy so với việc kết chuyển chênh lệch tiền mua bán cổ phiếu quỹ thành lợi nhuận của DN. Và việc kiểm soát tránh đầu tư theo thông tin nội gián cũng trở nên khó khăn hơn.
Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Ngọc Bích, Công ty Luật DC Lawyers cho biết: "Việc đầu tư như vậy xét về mặt pháp luật thì không sai, nhưng xét về bản chất thì có vẻ không hợp lý. Nếu công ty con lại đầu tư vào chính công ty mẹ thì tính hiệu quả của luồng vốn đầu tư là không có. Tuy nhiên, việc đầu tư này hoàn toàn có thể chấp nhận được nếu nguồn vốn mà công ty con dùng để mua cổ phiếu của công ty mẹ là phần thặng dư vốn (do bán cổ phần) hoặc phần lợi nhuận sau vốn nhưng chưa chia (sau khi có nghị quyết của ĐHCĐ hay của Hội đồng thành viên)".
Đã từ lâu nay, quan điểm làm theo những gì pháp luật cho phép hay làm những gì pháp luật không cấm vẫn còn nhiều tranh cãi. Nếu làm những gì pháp luật không cấm, CTCK hoàn toàn có thể lập công ty đầu tư chứng khoán 100% vốn sở hữu hay một vài công ty con khác; được phép cho công ty con "thừa kế" những danh mục đầu tư tốt đã bị hạn chế do quy định của luật... Và ngay cả việc đầu tư chồng chéo giữa công ty mẹ - công ty con cũng có thể làm được, vì hiện tại vẫn chưa có quy định cấm. Tuy nhiên, nếu lựa chọn làm theo những gì pháp luật cho phép, doanh nghiệp chắc chắn không dám thực hiện các hoạt động này, vì chưa thấy quy định nào cho phép.
Những vấn đề nêu trên đang đòi hỏi phải sớm được quy định một cách rõ ràng, cụ thể, từ phạm vi điều chỉnh đến cách hiểu và cách áp dụng để doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Quy chế hoạt động CTCK: vướng mắc và khó xử
Something to say?